Sự lành mạnh tinh thần của nhân dân và văn học pdf

11 237 0
Sự lành mạnh tinh thần của nhân dân và văn học pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sự lành mạnh tinh thần của nhân dân và văn học Khi thế giới đón chào thiên niên kỉ thứ III và tổng kết sự phát triển của nền văn minh thế giới, có một điều được mọi người thừa nhận - đó là văn học Nga là thành tựu chủ yếu, cống hiến chủ yếu của nhân dân Nga vào sự phát triển của nền văn hóa thế giới. Những đỉnh cao của nó là Puskin, Tjutchev, Lermontov, Nekrasov, Blok, nếu muốn nói về thơ ca; Gogol, Dostoevski, Tolstoi, Turgenev, Chekhov, Gorki nếu muốn nói về văn xuôi, là chỗ dựa tinh thần chủ yếu của sự giác ngộ dân tộc của chúng ta. Thời buổi ngày nay cho thấy rõ rằng không thể nào nhận thức được những đỉnh cao tinh thần ấy chỉ bằng mĩ học, xã hội học hoặc kí hiệu học. Cách tiếp cận mới đối với việc lí giải di sản nghệ thuật của các thiên tài của văn học Nga được hình thành hiện nay - đó trước hết là cách tiếp cận giá trị, cách tiếp cận sinh tồn, cách tiếp cận bản thể luận. Quan điểm lịch sử cụ thể vẫn là nguyên tắc nghiên cứu chỉ đạo của chúng ta, nhưng nó còn chưa đủ. Giá trị học với tư cách là lí thuyết về giá trị, trước hết là các giá trị tinh thần - đó chính là cái mới trong việc nhận thức khoa học hiện nay về di sản vĩ đại của văn học Nga, di sản này đã bộc lộ đặc biệt rõ nét vào thời gian gần đây. Có thể nảy ra một câu hỏi: thế nào là giá trị tinh thần? Nội dung nào được đưa vào khái niệm đó? Để trả lời, tôi xin dẫn ra một con tính sơ đẳng được nêu lên trong một cuốn sách: chúng ta đem nhân tuổi thọ trung bình của đời người với số ngày trong một năm. Tỉ như 70 nhân với 365. Chúng ta sẽ có 25.500 ngày. Hai mươi nhăm nghìn ngày, tính trung bình, được ban cho mỗi người trong chúng ta để sống trên trái đất này! Còn nếu từ đó trừ đi thời thơ ấu và thời già cỗi, và cả những năm anh đã sống qua - thì còn lại những gì? Một số ngày không đáng kể mà anh nhấm như hạt hướng dương. Vậy anh sống để làm gì? ý nghĩa sự tồn tại của anh là ở đâu? Vấn đề ý nghĩa của cuộc sống, vấn đề lí giải sự tồn tại - đó là vấn đề chủ yếu trong hệ thống giá trị tinh thần của con người và xã hội. Cũng như vấn đề lương tâm là vấn đề chủ yếu trong hệ thống giá trị đạo đức. Và cái nọ xác định cái kia: cái mà vì nó con người sống để làm gì trên trái đất này cũng xác định nó sống như thế nào. Không một nền văn học nào trên thế giới lại đặt một cách gay gắt đến thế những vấn đề ý nghĩa của cuộc sống con người và lương tâm, những vấn đề tồn tại nói chung, như văn học Nga. Đã thế, thế kỉ XIX trước hết là một thế kỉ chính trị, thế kỉ xã hội, thế kỉ thực chứng. Là thế kỉ khi mà tư tưởng tôn giáo ở một mức độ đáng kể nhường chỗ trong tâm trí con người cho tư tưởng xã hội, tư tưởng xã hội chủ nghĩa mà Dostoevski gọi là “tư tưởng vĩ đại” nhưng chưa đầy đủ vì sự tiến bộ về vật chất và khoa học lẫn sự ê hề về vật chất và sự bình đẳng xã hội chưa dẫn con người tới hạnh phúc. Trong tiểu thuyết Đầu xanh tuổi trẻ (Podrostor) của Dostoevski, nhân vật Versilov nói với một thiếu niên: “Tôi sẽ biết tất cả những khám phá của các khoa học chính xác và qua đó tôi sẽ có được vô số những đồ dùng tiện nghi. Bây giờ tôi ngồi trên nỉ, còn khi ấy tất cả chúng ta sẽ ngồi trên nhung, nhưng điều đó có nghĩa lí gì? Sẽ vẫn cứ còn lại câu hỏi: thế lúc ấy làm gì? Với tất cả tiện nghi và nhung lụa ấy, của đáng tội, sống để làm gì? ”. Vả lại, như các bạn đã hiểu, cuộc tranh cãi trong trường hợp này không phải chỉ với chủ nghĩa xã hội, mà còn với cả chủ nghĩa thực chứng, với chủ nghĩa tiêu dùng, với nguy cơ nghèo nàn về mặt tinh thần. Theo sự nhận thức sâu sắc của F.M. Dostoevski, nếu không thấu hiểu được Chúa thì nhân loại không thể trả lời được những câu hỏi cơ bản của sinh tồn, trước hết là câu hỏi về ý nghĩa cuộc sống và do đó sẽ bị suy vong về mặt đạo đức. Xin hãy nhớ cho: nếu không có Chúa, như thế nghĩa là không có thiên đường, nghĩa là cũng không có địa ngục, nghĩa là mọi cái đều được tháo khoán! Ranh giới giữa cái thiện và cái ác bị thủ tiêu, và hậu quả cuối cùng là con người bị mất tính người - đó là lời cảnh báo nghiêm khắc và cay đắng của Dostoevski cho tương lai. Tư tưởng nghiên cứu văn học hiện đại ở một quy mô đầy đủ đang suy nghĩ về một điều cơ bản, thiết yếu sau đây mà trong nhiều năm chưa được đánh giá đúng mức và đôi khi bị khoa nghiên cứu văn học của chúng ta xem thường: ba nhân vật vĩ đại nhất của văn học Nga thế kỉ XIX từng định đoạt sự phát triển tinh thần của nhân dân ta trong thế kỉ XIX và XX. Gogol, Dostoevski, Tolstoi - không chỉ là những nhà văn cực lớn của nước Nga, chưa biết chừng cả nhân loại, mà còn là những nhà tư tưởng lớn nhất của nước Nga thế kỉ XIX, hơn nữa, những nhà tư tưởng tôn giáo, như không một ai trên đời này, bị dằn vặt bởi những vấn đề tâm linh con người, những vấn đề sinh tồn, mang tính chất bản thể luận. Bởi thế cho nên nếu thiếu những cách tiếp cận mang tính chất sinh tồn và tính chất giá trị, nếu thiếu sự nhận thức không chỉ về di sản nghệ thuật mà còn về di sản tinh thần, di sản triết học, không những thế, trong mối qua lại hữu cơ và toàn vẹn, thì không thể lí giải được một cách thỏa đáng sáng tác của họ cũng như toàn bộ lịch sử văn học Nga thế kỉ XIX. Tư tưởng triết học hiện đại càng ngày càng nhận thức rõ điều này. “Chúng ta mệt mỏi bởi sự khao khát của tinh thần” - câu thơ này của Pushkin có thể là đề từ không chỉ cho sáng tác của nhà thơ mà còn cho cả toàn bộ văn học Nga thế kỉ XIX và XX. Để làm minh chứng cho tư tưởng đó, tôi xin lưu ý tới cuốn Pushkin. Một bức tranh Nga về thế giới của V. Nepomnjashchi (Nxb. “Di sản”, 1999). Tác giả của công trình mang nhiều tính chất cách tân này đã xác nhận: “Tất cả những cuộc tranh luận có phần quan trọng về những vấn đề Pushkin xét cho cùng là những cuộc tranh luận mang tính chất giá trị luận, là sự đối lập của những hình tượng khác nhau về thế giới, của những quan điểm sống và đức tin”. Trong công trình này Nepomnjashchi nghiên cứu những cội nguồn sâu sắc của thế giới quan Pushkin với tư cách là thế giới quan chính thống - cơ đốc giáo, sự khác biệt trong sự tiếp nhận ý thức “phương Đông” mang tính chất chính thống giáo và ý thức “phương Tây” mang tính chất thiên chúa giáo hoặc cơ đốc tân giáo, mối tương quan giữa những định hướng giá trị của chúng, thứ bậc các giá trị của chúng. Tiếp theo sau Pushkin, thực ra là đồng thời với Pushkin, từ nơi sâu thẳm của cuộc sống nhân dân xuất hiện thêm một hiện tượng nữa của nền văn hóa Nga - đó là Nicolai Vasilevich Gogol. Hiện nay chúng ta đang đi tới cách hiểu thỏa đáng về nhà văn này. Quan điểm mới đối với Gogol được hình thành trong quá trình biên soạn bộ Gogol toàn tập mang tính chất Hàn lâm do Ju. Mann đứng đầu, trong những công trình đi kèm theo bộ sách đó, trong những cuốn sách của I. Zolotusski, V. Voropaev v.v , trong những cuộc tranh luận gay gắt, trong cuộc luận chiến, trong đấu tranh. Do không có điều kiện miêu tả tỉ mỉ cuộc đấu tranh giữa các ý kiến đó, tôi chỉ xin nêu lên một công trình chuyên khảo không phải là không mang tính chất tranh cãi của I.A. Vinogradov - cuốn Gogol - nghệ sĩ và nhà tư tưởng những cơ sở cơ đốc giáo của thế giới quan (nxb. “Di sản”, năm 2000). Trong một thời gian dài người ta cho rằng, Vinogradov viết, “mục đích chủ yếu của nhà văn là tố cáo nước Nga “dưới chế độ nông nô”, hơn nữa, người ta đề nghị nhìn nhận chân dung thực sự của nó qua “hình tượng những địa chủ dị dạng”. Song việc lí giải thiên trường ca của Gogol theo tinh thần châm biếm chính trị không phải là ý đồ của tác giả. Nhà nghiên cứu văn học xác lập mối liên hệ mật thiết giữa tư tưởng nghệ thuật và tư tưởng chính luận của Gogol, vạch rõ cơ sở cơ đốc giáo của thế giới quan Gogol trong sự thống nhất hữu cơ với sáng tác của nhà văn. Điều đó không có nghĩa là nhà nghiên cứu bỏ qua cảm hứng xã hội của sáng tác Gogol, - ông lí giải sáng tác đó theo cách mới bằng cách gắn quan điểm xã hội của người nghệ sĩ với cơ sở tôn giáo trong thế giới quan của Gogol. Và trong mối liên hệ đó, đối với nhà nghiên cứu, nổi bật trên bình diện đầu tiên là tinh thần chống chủ nghĩa tiêu dùng, chống tư sản và tinh thần cơ đốc giáo trong sáng tác của nhà văn. Chính từ những cơ sở sâu sắc trong thế giới quan tôn giáo và đạo đức đã nảy sinh đặc điểm dân tộc cơ bản đó của văn học Nga: bắt đầu từ Pushkin và Gogol và kết thúc bằng Chekhov, Gorki và thời đại ngày nay, nét nổi bật của nó là tính bài tư sản triệt để. Sự khác biệt trong số phận lịch sử của các dân tộc cũng như sự khác biệt trong định hướng tinh thần, định hướng tôn giáo, không thể không ảnh hưởng đến bản sắc dân tộc, đến vẻ đặc thù của mã văn minh, đến thứ bậc giá trị của một dân tộc này hay một dân tộc khác, những giá trị này tạo ra sự kính trọng ngang nhau. Chúng ta không có cuộc cải cách tôn giáo, không có đạo Tin lành, nói như Marx, không có “biến dạng tư sản của đạo Cơ đốc”, không có chủ nghĩa thực chứng, mặc dầu người ta đã và đang kiên trì định du nhập nó. Đối với sự thách thức của thời đại mới, thời đại tư sản, ý thức xã hội Nga đã đáp lại theo cách riêng của mình bằng những tìm tòi mang tính chất bản thể luận của Pushkin, Gogol, Dostoevski, Tolstoi, xét về một phía, bằng việc khai hóa và bằng cuộc vận động giải phóng Nga, xét về một phía khác. Và bằng sự kết hợp độc đáo giữa hai nhân tố đối cực đó vốn đã tạo ra một hiện tượng đạo đức độc nhất vô nhị và lạ lùng được gọi là giới trí thức Nga. Như mọi người đều biết, bản thân khái niệm “giới trí thức” được lưu hành trên thế giới như một sự mô phỏng từ tiếng Nga. Trong các ngôn ngữ Âu châu, yếu tố tương đương với nó là từ “intellektual”, nhưng đó không phải là yếu tố tương đương ngang giá bởi lẽ nó không có nội dung đạo đức. Trong khi đó khái niệm “intelligent” là một khái niệm đạo đức và không chỉ được xác định bằng trình độ học vấn của con người, bằng qui mô phát triển trí lực của người đó; ở Nga một người trở thành trí thức khi anh ta cảm thấy mình có lỗi và ý thức được nghĩa vụ trước nhân dân, khi nhìn thấy ý nghĩa cuộc sống của mình ở việc phụng sự nhân dân. Bản thể luận (ontologic), tức là triết học sinh tồn của giới trí thức Nga hiểu theo ý nghĩa ban đầu, ý nghĩa thực thụ của từ này, và nói rộng hơn - bản thể luận của phong trào giải phóng Nga cũng như của một khuynh hướng trong văn học Nga thế kỉ XIX vốn được hình thành dưới ảnh hưởng của tư tưởng giải phóng, vẫn đang là một vấn đề chưa được nhận thức và chưa được nghiên cứu mấy, nó đòi hỏi những cách tiếp cận mới. Không thể loại trừ khỏi lịch sử văn học một sự thật là tính đa cực về quan điểm của các nhà tư tưởng Nga thế kỉ XIX - các nhà dân chủ, những người theo chủ nghĩa Slavơ, những người theo chủ nghĩa tự do - tất cả những người này cùng có ảnh hưởng to lớn đối với đời sống tinh thần và đạo đức của xã hội Nga và làm hình thành nên văn học Nga. Định hướng giá trị của họ rất cao và có nhiều điểm giống nhau bên cạnh tất cả những khác biệt về mặt chính trị và triết học. Cần phải hiểu thấu và lí giải cái nghịch lí lịch sử đó. Tôi nghĩ rằng cần phải tìm sự giải thích cho hiện tượng này ở chỗ là bên cạnh tất cả chủ nghĩa vô thần đầy tính chiến đấu của các nhà dân chủ nông dân - Belinski, Chernyshevski, Dobroljubov - những người bình giải có uy tín nhất đối với thời đại mình về nền văn học cổ điển Nga - hệ thống tọa độ giá trị của họ về cơ bản đồng nhất với bản thể luận của các bậc kinh điển của văn học Nga và rộng hơn nữa - với hệ thống tọa độ giá trị sâu sắc của cuộc sống nhân dân. Thật ra, có một sự khác biệt không nhỏ: các nhà dân chủ không phụng sự Chúa mà phụng sự nhân dân bị chà đạp và bị xúc phạm, nhưng họ phụng sự theo cách hiểu của mình về cái bản thể với lòng nhiệt thành mang mầu sắc tôn giáo, có lẽ còn là bởi vì họ là những trí thức bình dân, những con đẻ của giáo hội chính thống. Hơn nữa, toàn bộ nền văn học Nga cũng hết lòng phụng sự nhân dân như thế mà nhân dân, theo cách hiểu của họ, trước hết là giai cấp nông nô. Họ mong muốn giải phóng nông nô và đấu tranh chống lại sự nô lệ hóa nó theo kiểu mới, kiểu tư sản. Tôi xin nhắc lại suy nghĩ của tôi: tính chất bài tư sản trong văn học Nga, sự nhận thức được toàn bộ mức độ nguy cơ đối với sự lành mạnh tinh thần của nhân dân do quyền lực có sức mạnh nô lệ hóa của đồng tiền đem theo đến đã thể hiện rõ ngay từ buổi mở đầu của nó - từ Pushkin và Gogol. Hơn nữa, đặc điểm này không chỉ là của riêng văn học Nga mà còn của toàn bộ văn học thế giới, trong đó có văn học châu Âu, của bất cứ một nền văn học lớn nào hướng tới các giá trị vĩnh cửu. Các kiều dân Nga cũng cảm nhận một cách sâu sắc và cũng muốn lí giải tính chất bài tư sản của văn học Nga. Giáo sư V.V. Zenkovski trong cuốn Gogol (Paris, 1961) đã viết: “Trong sự khái quát thiên tài mà Gogol đã đưa ra qua hình tượng Chichikov đã thể hiện hết sức rõ sự hủy hoại đời sống tâm hồn vốn gắn liền với việc chuyển tất cả các động thái tâm hồn thành tiền bạc. Và sự quan sát này của Gogol đã được biện giải một cách tuyệt vời trong đời sống tinh thần của châu Âu: ở đây cần phải tìm ra chìa khóa cho sự nhận thức vẻ đặc thù trong tâm lí kinh tế của con người hiện đại mà Gersen đã từng chế giễu một cách cay độc: “thói phàm tục tinh thần” (“dukhovnoe meshchanstvo”). Ngày nay, chúng ta càng ngày càng tiến gần đến chỗ nhận thức được rằng nền văn học Nga vĩ đại không chỉ của thế kỉ XVIII, XIX mà còn của cả thế kỉ XX với tất cả những xung đột xã hội gay gắt vốn gắn liền với bi kịch lịch sử của công cuộc hiện đại hóa đất nước không tránh khỏi, với sự phá vỡ về mặt kiến tạo vào tháng Mười năm 1917, trong tất cả những thành tựu tốt đẹp nhất, là chiếc thân cây cổ thụ và mang một mã văn minh duy nhất, một hệ thống giá trị duy nhất. Trong sự khẳng định khá táo bạo này theo quan điểm hôm nay, tôi dựa vào ý kiến của một trong số những bậc trưởng lão có trình độ học vấn cao siêu nhất của giáo hội chính thống là đức đại giáo chủ Kirill ở địa phận Smolensk và Koliningrad. Ông đã phát biểu: “ Thật đáng ngạc nhiên, nhưng hệ thống giá trị đó nhân dân ta vẫn gìn giữ mặc dầu sống dưới những chế độ chính trị khác nhau. Thực chất sâu xa của hiện tượng ấy là ở chỗ tất cả chúng ta đều bắt nguồn từ một bản chất duy nhất của chúng ta được tạo ra bởi tinh thần và sức mạnh của đạo chính thống Nga Tức là trong nước ta, trong nhân dân ta vẫn lưu giữ được tính kế thừa chân lí, tính kế thừa hệ thống giá trị. Và về phương diện này, đức đại giáo chủ tối linh thiêng đã từng phán rằng: “Văn học Nga dưới thời Xô Viết vẫn giữ được hệ thống giá trị của đạo chính thống mặc dầu về mặt hình thức nền văn học ấy không đồng nhất mình với đạo chính thống ”. Và tiếp theo: “ Trong tính kế thừa các thế hệ đó, trong mối liên hệ di truyền học đó có một cái gì đó vô cùng quan trọng. Nước Nga thay đổi, những điều kiện chính trị của cuộc sống thay đổi, nền kinh tế thay đổi. Nhưng hệ thống giá trị vẫn được giữ nguyên. Nếu chúng ta nhớ lại S. Esenin và A. Akhmatova, M. Sholokhov và M. Bulgakov, A. Platonov và L. Leonov, A. Solzhenicyn và văn xuôi của các nhà văn nông thôn chúng ta như V. Shukshin, V. Belov, V. Rasputin , tất nhiên văn xuôi của họ không mang tính chất “nông thôn” mà mang tính chất sinh tồn thì chúng ta sẽ hiểu được những lời lẽ sâu xa này. Bảo vệ hệ thống giá trị vĩnh hằng đó của dân tộc là hết sức quan trọng trong điều kiện của cái gọi là chủ nghĩa toàn cầu hóa, khi mà sự thống nhất của dân tộc ta bị nghi ngờ, khi mà “sự phàm tục tinh thần” mà Gersen đã từng nói, đang tiến hành cuộc tấn công hủy diệt vào những cơ sở tinh thần của cuộc sống chúng ta. Và tiến hành cuộc tấn công đó ở cấp độ phân tử để tước đoạt của con người những giá trị vĩnh cửu, để giết chết lương tâm, sự xấu hổ, sự trong trắng của tâm hồn nhân dân, đánh tráo cái hèn trên bằng cái dưới, xóa bỏ sự khác biệt giữa cái thiện và cái ác, tức là khẳng định sự thả cửa, sự bạt mạng, khẳng định chủ nghĩa tương đối về đạo đức với tư cách là chuẩn mực của mối quan hệ qua lại giữa người với người. Thói phàm tục tinh thần do chủ nghĩa tư bản ăn cướp đẻ ra đã đánh hơi thấy ở văn học Nga kẻ thù không đội trời chung của nó nên đã làm tất cả để bứt nền văn học cổ điển Nga cũng như bất kì một nền văn học nghiêm túc nào ra khỏi đời sống tinh thần của nhân dân, buộc mọi người phải quên nó đi. Nền văn học chân chính bị chặn đứng khả năng đưa lên màn ảnh vô tuyến mặc dầu nó có ảnh hưởng vô cùng to lớn về mặt đạo đức, nhưng thường là vô đạo đức. Sự hiện diện của văn học chân chính trong nhà trường bị cắt giảm, mặc dầu chính việc giảng dạy văn học ở Nga, xét về mặt truyền thống, bao giờ cũng là cơ sở của việc giáo dục đạo đức đối với thế hệ trẻ. Thói phàm tục tinh thần có tham vọng trở thành “tinh hoa” nên đã cố đánh tráo nền văn hóa trong ý thức của nhân dân bằng cái gọi là “văn hóa đại chúng” nhưng trên thực tế là phản văn hóa, còn văn học chân chính - bằng thứ văn chương hậu hiện đại. Các nhà lí luận của nó thì đưa ra những định nghĩa khác nhau cho cái hiện tượng thời thượng đó nhưng gặp nhau ở một điểm: đặc điểm tiêu biểu chủ yếu của chủ nghĩa hậu hiện đại là chủ nghĩa tương đối về đạo đức, là sự khước từ thẳng thừng đối với sự khác biệt giữa cái thiện và cái ác, tức là sự tháo khoán thả cửa mà Dostoevski đã nói đến. “Chúng ta không phải là thày thuốc, chúng ta là nỗi đau” - A.I. Gersen đã từng nói như vậy về các nhà văn Nga. Sự đoạn tuyệt với truyền thống ấy của giới trí thức Nga, việc hầu hạ bọn trùm tài phiệt, việc mất khả năng đồng cảm với những đau khổ của nhân dân, lo lắng về số phận đất nước - tất cả những thái độ bàng quan và vô cảm đó đã gây tổn thất nghiêm trọng không chỉ cho độc giả mà còn cho chính bản thân văn học. Chưa bao giờ trong lịch sử nước Nga những thành tựu của văn học lại nhỏ nhoi đến thế như trong thập kỷ “những cải cách của Yeltsin”. Chúng ta đã quen đo lịch sử văn học Nga bằng những thập kỉ - trên thực tế mỗi một thập kỷ trong lịch sử đất nước, như ở thế kỉ XIX cũng như ở thế kỉ XX, đều có bộ mặt văn học vô cùng rạng rỡ và đã tạo ra một lớp tên tuổi kiệt xuất của mình. Vậy thì thập kỉ vừa qua đã đem lại cho chúng ta những gì? Mấy cây bút viết truyện trinh thám - Marinina, Donsova, Akunin? Mấy tay ngổ ngáo mặt trơ trán bóng kiểu Viktor Erofeev hoặc Sorokin? Mười năm cải cách của Yeltsin đã lặng lẽ đi vào quên lãng. Những kết quả của nó trong lĩnh vực tinh thần và đạo đức không kém phần tàn phá, thậm chí còn hơn thế, so với sự tàn phá trong lĩnh vực xã hội và kinh tế. Nhưng chúng ta sẽ hi vọng: những giá trị sâu xa mà bao giờ cũng tạo ra cơ sở vững chắc của cuộc sống chúng ta và của văn học chúng ta, tiếp tục bồi dưỡng tinh thần của nhân dân và tâm hồn của con người. Nhiệm vụ của [...]...các nhà khoa học nhân văn là theo khả năng khiêm tốn của mình góp phần vào việc đó, làm những người giữ gìn ngọn lửa của nền văn hóa nước nhà . chắc của cuộc sống chúng ta và của văn học chúng ta, tiếp tục bồi dưỡng tinh thần của nhân dân và tâm hồn của con người. Nhiệm vụ của các nhà khoa học nhân văn là theo khả năng khiêm tốn của mình. Sự lành mạnh tinh thần của nhân dân và văn học Khi thế giới đón chào thiên niên kỉ thứ III và tổng kết sự phát triển của nền văn minh thế giới, có một điều được mọi người thừa nhận - đó là văn học. mức và đôi khi bị khoa nghiên cứu văn học của chúng ta xem thường: ba nhân vật vĩ đại nhất của văn học Nga thế kỉ XIX từng định đoạt sự phát triển tinh thần của nhân dân ta trong thế kỉ XIX và

Ngày đăng: 23/07/2014, 05:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan