Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành và tỷ lệ rối loạn glucose máu tại hải hậu nam định 2010

83 862 0
Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành và tỷ lệ rối loạn glucose máu tại hải hậu nam định 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), là một trong 3 căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất Thế giới. Theo thông báo của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế hiện nay có 285 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường và dự đoán vào năm 2030 sẽ là 435 triệu người 44. Đặc biệt bệnh Đái tháo đường týp 2 chiếm 1 tỷ lệ lớn vào khoảng 90% ở người lớn 49. Không chỉ vậy, ĐTĐ còn để lại cho bệnh nhân những di chứng nặng nề, giá thành điều trị cao và tỷ lệ tử vong lớn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 30 giây lại có 1 người mắc bệnh ĐTĐ bị cắt cụt chi; mỗi ngày có 5.000 người mất khả năng nhìn do biến chứng về mắt của bệnh ĐTĐ; mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan tới ĐTĐ đặc biệt bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 trong số các bệnh không lây nhiễm và thứ 6 trong tổng số các bệnh gây tử vong trên toàn thế giới. Bệnh đã và đang trở thành mối hiểm hoạ lớn cho cộng đồng 42. Trước đây, bệnh đái tháo đường được coi là không thể phòng ngừa được. Nhưng cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày nay chúng ta càng hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường týp 2. Vai trò của yếu tố gen, yếu tố môi trường và lối sống đã được chứng minh. Từ đó khẳng định rằng đái tháo đường týp 2 có thể phòng chống được với các mức độ khác nhau nếu được can thiệp tích cực vào các yếu tố đó 1. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có những chính sách đổi mới trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội làm cho đời sống kinh tế, xã hội của đất nước thay đổi nhanh chóng, chính sự thay đổi này đã làm cho điều kiện sống, lối sống của người dân nâng cao là nguyên nhân làm cho tốc độ mắc đái tháo đường gia tăng mạnh. Theo điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở đối tượng 30–64 tuổi, năm 2002 trên địa bàn toàn quốc, tỷ lệ chung mắc bệnh đái tháo đường là 2,7% ; tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở khu vực miền núi là 2,1%; ở khu vực thành thị là 4,4% ; khu vực đồng bằng là 2,7% 2. Vì đái tháo đường týp 2 là bệnh khởi phát do sự tác động qua lại giữa yếu tố môi trường và yếu tố gene, có tính cộng đồng, liên quan nhiều đến thói quen sinh hoạt và lối sống. Vì thế bệnh hoàn toàn có thể phòng chống được ở mức cộng đồng, tác động vào thói quen sinh hoạt và lối sống để khống chế sự gia tăng của bệnh. Đối với những người mang yếu tố nguy cơ nếu được giáo dục, tuyên truyền để họ hiểu đúng về nguy cơ mắc bệnh, thay đổi thói quen, tập quán ăn uống, sinh hoạt không có lợi thì hoàn toàn có thể phòng khỏi mắc bệnh đái tháo đường. Hải Hậu là một huyện của tỉnh Nam Định thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, là nơi có sự phát triển nhanh về kinh tế xã hội và lối sống. Các nghiên cứu về bênh đái tháo đường tại khu vực chưa đáp ứng đầy đủ được những hiểu biết về tình hình mắc bệnh và quản lý bệnh đái tháo đường tại đây. Vì vậy, hoạt động phòng chống và quản lý bệnh đái tháo đường vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức và chưa có những giải pháp phòng, điều trị bệnh một cách hiệu quả. Xuất phát từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu Kiến thức, thái độ, thực hành và tỷ lệ rối loạn Glucose máu tại hải Hậu Nam Định 2010” với mục tiêu cụ thể sau: 1. Mô tả kiến thức thái độ thực hành của người dân tại Hải Hậu Nam Định 2010. 2. Xác định tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại địa bàn nghiên cứu.

ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ), là một trong 3 căn bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất Thế giới. Theo thông báo của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế hiện nay có 285 triệu người mắc bệnh Đái tháo đường và dự đoán vào năm 2030 sẽ là 435 triệu người [44]. Đặc biệt bệnh Đái tháo đường týp 2 chiếm 1 tỷ lệ lớn vào khoảng 90% ở người lớn [49]. Không chỉ vậy, ĐTĐ còn để lại cho bệnh nhân những di chứng nặng nề, giá thành điều trị cao và tỷ lệ tử vong lớn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cứ 30 giây lại có 1 người mắc bệnh ĐTĐ bị cắt cụt chi; mỗi ngày có 5.000 người mất khả năng nhìn do biến chứng về mắt của bệnh ĐTĐ; mỗi năm có khoảng 3,2 triệu người chết vì các bệnh liên quan tới ĐTĐ đặc biệt bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 trong số các bệnh không lây nhiễm và thứ 6 trong tổng số các bệnh gây tử vong trên toàn thế giới. Bệnh đã và đang trở thành mối hiểm hoạ lớn cho cộng đồng [42]. Trước đây, bệnh đái tháo đường được coi là không thể phòng ngừa được. Nhưng cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngày nay chúng ta càng hiểu rõ hơn về cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường týp 2. Vai trò của yếu tố gen, yếu tố môi trường và lối sống đã được chứng minh. Từ đó khẳng định rằng đái tháo đường týp 2 có thể phòng chống được với các mức độ khác nhau nếu được can thiệp tích cực vào các yếu tố đó [1]. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có những chính sách đổi mới trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội làm cho đời sống kinh tế, xã hội của đất nước thay đổi nhanh chóng, chính sự thay đổi này đã làm cho điều kiện sống, lối sống của người dân nâng cao là nguyên nhân làm cho tốc độ mắc đái tháo 1 đường gia tăng mạnh. Theo điều tra dịch tễ học bệnh đái tháo đường ở đối tượng 30–64 tuổi, năm 2002 trên địa bàn toàn quốc, tỷ lệ chung mắc bệnh đái tháo đường là 2,7% ; tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở khu vực miền núi là 2,1%; ở khu vực thành thị là 4,4% ; khu vực đồng bằng là 2,7% [2]. Vì đái tháo đường týp 2 là bệnh khởi phát do sự tác động qua lại giữa yếu tố môi trường và yếu tố gene, có tính cộng đồng, liên quan nhiều đến thói quen sinh hoạt và lối sống. Vì thế bệnh hoàn toàn có thể phòng chống được ở mức cộng đồng, tác động vào thói quen sinh hoạt và lối sống để khống chế sự gia tăng của bệnh. Đối với những người mang yếu tố nguy cơ nếu được giáo dục, tuyên truyền để họ hiểu đúng về nguy cơ mắc bệnh, thay đổi thói quen, tập quán ăn uống, sinh hoạt không có lợi thì hoàn toàn có thể phòng khỏi mắc bệnh đái tháo đường. Hải Hậu là một huyện của tỉnh Nam Định thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, là nơi có sự phát triển nhanh về kinh tế xã hội và lối sống. Các nghiên cứu về bênh đái tháo đường tại khu vực chưa đáp ứng đầy đủ được những hiểu biết về tình hình mắc bệnh và quản lý bệnh đái tháo đường tại đây. Vì vậy, hoạt động phòng chống và quản lý bệnh đái tháo đường vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức và chưa có những giải pháp phòng, điều trị bệnh một cách hiệu quả. Xuất phát từ đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu Kiến thức, thái độ, thực hành và tỷ lệ rối loạn Glucose máu tại hải Hậu Nam Định 2010” với mục tiêu cụ thể sau: 1. Mô tả kiến thức thái độ thực hành của người dân tại Hải Hậu Nam Định 2010. 2. Xác định tỷ lệ đái tháo đường và tiền đái tháo đường tại địa bàn nghiên cứu. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Những quan niệm mới về bệnh đái tháo đường 1.1.1. Định nghĩa và phân loại 1.1.1.1. Định nghĩa Bệnh ĐTĐ được định nghĩa là một nhóm các bệnh chuyển hoá được đặc trưng bởi tăng glucose máu mạn tính do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết hợp cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ làm tổn thương, rối loạn và suy chức năng của nhiều cơ quan khác nhau, đặc biệt là các tổn thương ở mắt, thận, thần kinh và tim mạch [56][57]. 1.1.1.2. Phân loại * Phân loại đầu tiên về bệnh đái tháo đường Phân loại đái tháo đường được nhóm nghiên cứu ĐTĐ dữ liệu quốc gia của Mỹ xây dựng và công bố vào năm 1979, được hội đồng chuyên gia về ĐTĐ của tổ chức Y tế thế giới và nhóm nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới chấp thuận vào năm 1980. Chia ĐTĐ thành 5 thể riêng biệt: - Đái tháo đường phụ thuộc insulin (ĐTĐPTI). - Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (ĐTĐKPTI). - Đái tháo đường thai kỳ. - Đái tháo đường liên quan đến dinh dưỡng - Các thể ĐTĐ đặc biệt. Ngoài ra, trong phân loại năm 1979 cũng bao gồm cả thể rối loạn dung nạp glucose, rối loạn glucose máu lúc đói cho những đối tượng có mức glucose máu tương cao hơn bình thường nhưng thấp hơn mức xác định bệnh ĐTĐ khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose hay đường máu lúc đói. 3 Tuy nhiên trong phân loại năm 1979 vào thời điểm đó kiến thức về bệnh ĐTĐ còn hạn chế, nguyên nhân bệnh còn chưa rõ ràng, mới chỉ có một vài gen gây bệnh được phát hiện, nhất là hiểu biết về vai trò của miễn dịch học trong ĐTĐ týp 1 mới chỉ bắt đầu. Chính vì vậy, việc sửa đổi và điều chỉnh lại phân loại bệnh ĐTĐ là cần thiết. Tiêu chuẩn chẩn đoán và phân loại đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, đã được nhóm nghiên cứu ĐTĐ quốc gia của Mỹ xây dựng và công bố vào năm 1997, được hội đồng chuyên gia về ĐTĐ của tổ chức Y tế thế giới và nhóm nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới chấp thuận vào năm 1999 [56][57]. * Những thay đổi chính của phân loại 1999 [56][57]. - Những thay đổi về thuật ngữ, theo đó ĐTĐPTI và ĐTĐKPTI không còn được sử dụng vì những thuật ngữ này có thể dẫn đến một số nhầm lẫn và bệnh nhân thường được phân loại dựa vào biện pháp điều trị hơn là dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Thuật ngữ ĐTĐ týp 1 và týp 2 được sử dụng trở lại thay cho thuật ngữ ĐTĐPTI và ĐTĐKPTI. - Thuật ngữ ĐTĐ týp 1 để chỉ thể ĐTĐ do tế bào bêta bị phá huỷ do nguyên nhân tự miễn (biểu hiện bằng sự có mặt của các kháng thể kháng tế bào tiểu đảo tuỵ, kháng thể kháng enzym khử carboxyl của acid glutamic và kháng thể kháng insulin) chiếm phần lớn các trường hợp ĐTĐ týp 1 (85 - 90%) và một phần nhỏ do các nguyên nhân khác chưa xác định được (vô căn) chiếm khoảng 10 - 15% các trường hợp ĐTĐ týp 1. Những nguyên nhân khác gây phá huỷ tế bào bêta tuỵ như chứng xơ hoá nang, carcinoma tuỵ, nhiễm trùng, không được xếp vào thể ĐTĐ này. - Thuật ngữ ĐTĐ týp 2 là để chỉ thể bệnh chiếm ưu thế trong bệnh ĐTĐ (90-95%) bao gồm các phân nhóm biểu hiện kháng insulin hay thiếu hụt chế tiết insulin là chính. 4 - Thể ĐTĐ liên quan đến suy dinh dưỡng không còn được sử dụng trong phân loại ĐTĐ mới. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến biểu hiện của một số thể bệnh ĐTĐ khác nhau, nhưng bằng chứng suy dinh dưỡng trực tiếp gây ra bệnh ĐTĐ không có sức thuyết phục. - Giai đoạn được gọi là rối loạn dung nạp glucose và một giai đoạn trung gian khác tương tự như vậy nhưng dựa vào glucose máu lúc đói gọi là rối loạn glucose máu lúc đói được tiếp tục và bắt đầu sử dụng. * Phân loại năm 1999 [56][57]. • Bệnh đái tháo đường týp 1: do tế bào bêta bị phá huỷ, thường dẫn đến thiếu hụt insulin tuyệt đối. - Tự miễn dịch. - Vô căn. • Bệnh đái tháo đường týp 2: do kháng insulin ở cơ quan đích kèm theo suy giảm chức năng tế bào bêta hoặc suy giảm chức năng tế bào bêta kèm theo kháng insulin ở cơ quan đích. Tuỳ trường hợp cụ thể, có thể một trong hai yếu tố trên nổi trội hoặc cả hai. • Những thể bệnh đái tháo đường đặc biệt: - Khiếm khuyết gen hoạt động của tế bào bêta: đái tháo đường khởi phát sớm ở người trẻ thường dưới 25 tuổi (Maturity-onset diabetes of young - MODY) do đột biến gen. Gồm các thể MODY 1 (khiếm khuyết nhiễm sắc thể 20, HNF-4 ), MODY 2 (khiếm khuyết nhiễm sắc thể 7, glucokinase), MODY 3 (khiếm khuyết nhiễm sắc thể 12, HNF-1 ), MODY 4 (khiếm khuyết ADN ty lạp thể) và các khiếm khuyết khác. - Khiếm khuyết gen hoạt động của insulin: bất thường hoạt động của insulin do đột biến thụ thể của insulin. Gồm kháng insulin týp A, leprechaunism, hội chứng Rabson -Mendenhall, đái tháo đường teo tổ chức mỡ, dạng khác. 5 - Bệnh tuỵ ngoại tiết: tất cả những tác động gây tổn thương lớn ở tuyến tuỵ có thể gây bệnh ĐTĐ. Những nguyên nhân gây tổn thương như viêm tuỵ, chấn thương, nhiễm trùng, carcinoma tuỵ, cắt bỏ tuỵ, chứng xơ hoá nang, chứng nhiễm sắc tố sắt (đái tháo đường đồng đen), sỏi tuỵ và một số bệnh khác. - Các bệnh nội tiết: một số bệnh nội tiết tiết quá nhiều Hormon đối lập hoạt động của insulin như: Grown hormon (GH), Cortisol, Glucagon, Epinephrin, có thể gây đái tháo đường. - Đái tháo đường do thuốc hoặc hoá chất: hoá chất diệt chuột (varco), pentamidin, nicotinic acid, glucocorticoid - Một số bệnh nhiễm trùng: nhiễm một số loại virus như coxsackie B, cytomegalovirus, adenovirus, virus quai bị có thể gây đái tháo đường. • Đái tháo đường thai kỳ: là dạng bệnh đái tháo đường chỉ khởi phát hoặc được phát hiện lần đầu tiên trong thời kỳ người phụ nữ đang mang thai, và tình trạng đường huyết trở lại bình thường sau khi người phụ nữ đã sinh nở (khoảng sau 6 – 8 tuần). • Ngoài ra, năm 2005, tổ chức Y tế thế giới, Hiệp hội đái tháo đường quốc tế chính thức sử dụng thuật ngữ tiền đái tháo đường (prediabetis) cho những trường hợp có rối loạn glucose máu lúc đói và/hoặc rối loạn dung nạp glucose. 1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh [56], [57]. Trước năm 1985, bệnh ĐTĐ được xác định khi mức glucose huyết tương lúc đói bằng hoặc vượt ngưỡng 7,8 mmol/l (140 mg/dl) hoặc glucose trong máu toàn phần lúc đói = 6,7 mmol/l (120 mg/dl). Năm 1985, nhóm nghiên cứu ĐTĐ của tổ chức Y tế thế giới đề nghị tiêu chuẩn xác định bệnh ĐTĐ mới và đã được phê chuẩn. Tiêu chuẩn chẩn đoán mới xác định bệnh ĐTĐ khi nồng độ glucose huyết tương lúc đói bằng hoặc vượt ngưỡng 7,0 mmol/l (126 mg/dl) hoặc nồng độ glucose trong máu toàn phần lúc đói bằng hoặc vượt ngưỡng 6,1 mmol/l (110 mg/dl). 6 Cơ sở để đưa ra tiêu chuẩn chẩn đoán mới là để làm phù hợp giữa glucose máu lúc đói và glucose máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp glucose (tiêu chuẩn dựa vào glucose máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp glucose không đổi) sau khi đã tiến hành nhiều nghiên cứu trên cộng đồng. Hơn nữa, một số nghiên cứu cũng chứng minh mức glucose huyết tương lúc đói ở ngưỡng 7,0 mmol/l thì nguy cơ mắc bệnh lý mạch máu nhỏ và mạch máu lớn tăng lên, thậm trí cả ở những người có nồng độ glucose máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp tăng đường huyết dưới 7,8 mmol/l. Tuy nhiên, ở một số đối tượng tăng cân, ở những người già hoặc một số nhóm chủng tộc người ta cũng thấy hiện tượng đường huyết lúc đói thấp hơn ngưỡng chẩn đoán trong khi đường huyết 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp glucose lại ở ngưỡng xác định bệnh đái tháo đường. Bảng 1.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường của tổ chức Y tế thế giới (WHO 1999 - WHO/NCD/NCS/99.2)[56] Chẩn đoán Nồng độ glucose máu TM toàn phần mmol /l (mg/dl) MM toàn phần mmol /l (mg/dl) Huyết tương TM mmol/l (mg/dl) ĐTĐ ĐM lúc đói hoặc 2 giờ sau NPDNG = 6,1 (= 110) = 10,0 (= 180) = 6,1 (= 110) = 11,1 (= 200) = 7,0 (= 126) = 11,1 (= 200) RLDNG GM lúc đói và 2 giờ sau NPDNG < 6,1 (< 110) và = 6,7 (= 120) < 6,1 (< 110) và = 7,8 (= 140) < 7,0 (< 126) và = 7,8 (= 140) RLGMLĐ GM lúc đói và NPDNG nếu đo = 5,6 (= 100) và < 6,1 (< 110) = 6,7 (< 120) = 5,6 (= 100) và < 6,1 (< 110) < 7,8 (< 140) = 6,1 = 100) và < 7,0 (< 126) < 7,8 (< 140) 7 1.1.3. Các yếu tố nguy cơ Các yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐTĐ týp 2 được nhóm vào trong 4 nhóm có nguy cơ lớn như: nhóm di truyền, nhân chủng, hành vi lối sống và nhóm nguy cơ chuyển tiếp (nguy cơ trung gian) [55], [56]. 1.1.3.1. Các yếu tố gen Yếu tố di truyền đóng vai trò rất quan trọng trong bệnh ĐTĐ týp 2. Những đối tượng có mối liên quan huyết thống với người bị bệnh ĐTĐ như có bố, mẹ hoặc anh chị em ruột bị bệnh ĐTĐ thường có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ cao gấp 4 - 6 lần người bình thường (trong gia đình không có ai mắc bệnh ĐTĐ). Đặc biệt là những người mà cả bên nội và bên ngoại đều có người mắc bệnh ĐTĐ. Khi cha hoặc mẹ bị bệnh ĐTĐ thì nguy cơ bị bệnh ĐTĐ của con là 30%, khi cả hai cha mẹ đều bị bệnh thì nguy cơ bị bệnh này tăng tới 50% [32], [58]. Hai trẻ sinh đôi cùng trứng, một người bị mắc bệnh ĐTĐ thì người kia bị xếp vào nhóm đe doạ thực sự bị bệnh ĐTĐ [26]. 1.1.3.2. Các nguyên nhân về nhân chủng học (giới, tuổi, chủng tộc) Tỷ lệ mắc bệnh và tuổi mắc bệnh ĐTĐ thay đổi theo sắc tộc, ở Tây Âu tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 ở người da vàng cao hơn ở người da trắng từ 2 - 4 lần, tuổi mắc ở dân da vàng trẻ hơn thường trên 30 tuổi, ở người da trắng thường trên 50 tuổi [18]. Yếu tố tuổi (đặc biệt là độ tuổi từ 50 tuổi trở lên) được xếp lên vị trí đầu tiên trong số các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ týp 2 [56]. Khi cơ thể già đi, chức năng của tuỵ nội tiết cũng giảm theo và khả năng tiết insulin của tuỵ cũng bị giảm. Khả năng tiết insulin của tuỵ giảm làm nồng độ glucose máu có xu hướng tăng lên, đồng thời giảm nhạy cảm của tế bào đích với các kích thích của insulin. Khi tế bào tuỵ không còn khả năng tiết insulin đủ với nhu cầu cần thiết của cơ thể, glucose máu khi đói tăng và bệnh ĐTĐ thực sự xuất 8 hiện [31]. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tuổi có liên quan đến sự xuất hiện bệnh ĐTĐ týp 2, tuổi càng tăng tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ và RLDNG càng cao. Châu Á, bệnh ĐTĐ có tỷ lệ cao ở những người trên 30 tuổi, ở châu Âu bệnh thường xảy ra sau tuổi 50. Từ tuổi 65 trở lên tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ lên đến 16%[58]. 1.1.3.3. Các yếu tố nguy cơ liên quan đến hành vi và lối sống * Béo phì (phân bố và các yếu tố liên quan) Ở người béo phì, mỡ phân phối ở bụng nhiều dẫn đến tỷ lệ vòng bụng /vòng mông tăng hơn bình thường. Béo bụng có liên quan chặt chẽ với hiện tượng kháng insulin do thiếu hụt sau thụ thể, dẫn đến sự thiếu insulin tương đối do giảm số lượng thụ thể ở các mô ngoại vi (chủ yếu là mô cơ, mô mỡ). Do tính kháng insulin cộng với sự giảm tiết insulin dẫn tới sự giảm tính thấm của màng tế bào với glucose ở tổ chức cơ và mỡ, ức chế quá trình phosphoryl hoá và oxy hoá glucose, làm chậm quá trình chuyển carbohydrate thành mỡ, giảm tổng hợp glycogen ở gan, tăng tân tạo đường mới và bệnh ĐTĐ xuất hiện [26]. Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu của Trần Đức Thọ và cộng sự [29] cho thấy những người có BMI > 25 có nguy cơ bị bệnh ĐTĐ týp 2 nhiều hơn gấp 3, 74 lần so với người bình thường. Theo nghiên cứu của Thái Hồng Quang [26] ở những người béo phì độ 1 tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ tăng lên 4 lần, béo phì độ 2 tỷ lệ bệnh tăng lên gấp 30 lần so với người bình thường. Béo phì là một trong những nguy cơ có thể phòng tránh được của bệnh ĐTĐ týp 2 và 70 - 80% người bệnh ĐTĐ týp 2 bị béo phì [59]. Nghiên cứu của Frank và cộng sự từ năm 1980 - 1986 được thực hiện trên 84941 phụ nữ không bị bệnh ĐTĐ tại thời điểm bắt đầu nghiên cứu, kết quả cho thấy thừa cân và béo phì là nguy cơ số 1 của bệnh ĐTĐ týp 2,[42]. 9 * Ít hoạt động thể lực Nhiều nghiên cứu khác nhau trên thế giới đã cho thấy việc tập luyện thể lực thường xuyên có tác dụng giảm nhanh chóng nồng độ glucose huyết tương bệnh nhân ĐTĐ týp 2, đồng thời giúp duy trì sự bình ổn của lipid máu, huyết áp, cải thiện tình trạng kháng insulin và giúp cải thiện tâm lý. Sự phối hợp hoạt động thường xuyên và điều chỉnh chế độ ăn có thể giúp làm giảm 58% tỷ lệ mới mắc ĐTĐ týp 2[56]. * Chế độ ăn [50]. Nhiều nghiên cứu đã nhận thấy tỷ lệ bệnh ĐTĐ tăng cao ở những người có chế độ ăn nhiều chất béo bão hoà, nhiều carbohydrate tinh chế. Ngoài ra thiếu hụt các yếu tố vi lượng hoặc vitamin góp phần làm thúc đẩy sự tiến triển bệnh ở người trẻ tuổi cũng như người cao tuổi.? người già mắc bệnh ĐTĐ có sự tăng sản xuất gốc tự do, nếu bổ sung các chất chống oxy hoá như vitamin C, vitamin E thì phần nào cải thiện được hoạt động của insulin và quá trình chuyển hoá. Một số người cao tuổi mắc ĐTĐ bị thiếu magie và kẽm, khi được bổ sung những chất này đã cải thiện đã cải thiện tốt chuyển hoá glucose. Chế độ ăn nhiều xơ, ăn ngũ cốc ở dạng chưa tinh chế (khoai, củ), ăn nhiều rau làm giảm nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ. * Các yếu tố khác - Stress - Lối sống phương Tây hoá, thành thị hoá, hiện đại hoá. Các nghiên cứu khác nhau trên thế giới [58], đã cho thấy bệnh ĐTĐ tăng nhanh ở những nước đang phát triển, đang có tốc độ đô thị hoá nhanh; đó cũng là những nơi đang có sự chuyển tiếp về dinh dưỡng, lối sống. Ví dụ: tỷ lệ bệnh ĐTĐ ở Trung Quốc là 2% trong khi đó người Trung Quốc sống ở Mauritius có tỷ lệ mắc bệnh là 13% [19]. 1.1.3.4. Các yếu tố chuyển hoá và các loại nguy cơ trung gian - Rối loạn đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp glucose. - Kháng insulin. 10 [...]... tham khảo trong nghiên cứu khoa học 17 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Địa điểm nghiên cứu Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu tại huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định 2.1.2 Thời gian nghiên cứu Thời gian tiến hành nghiên cứu từ tháng 01 năm 2010 đến 03 năm 2010 2.1.3 Đối tượng nghiên cứu 2.1.3.1 Tiêu chuẩn lựa chọn Đối tượng nghiên cứu là người trưởng thành tuổi từ... chiếm tỷ lệ 4,6% Trong đó, nơi có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất là khu vực Bắc Mỹ, khu vực Địa Trung Hải và Trung Đông với tỷ lệ tương ứng là 7,8% và 7,7%; tiếp đến là khu vực Đông Nam Á với tỷ lệ 5,3%; châu Âu 4,9%; Trung Mỹ 3,7%; khu vực Tây Thái Bình Dương 3,6% và châu Phi 1,2% Hiện nay khu vực Tây Thái Bình Dương và khu vực Đông Nam Á là 2 khu vực có số người mắc ĐTĐ cao nhất tương ứng là 44 triệu người và 35... loạt các nghiên cứu đã được tiến hành Những nghiên cứu kinh điển nhất về lĩnh vực này là "Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ ăn uống và luyện tập trong việc phòng bệnh đái tháo đường 13 týp 2 ở những đối tượng có rối loạn dung nạp đường" tại Da Quing, Trung Quốc, "Nghiên cứu phòng bệnh đái tháo đường" tại Phần Lan, nghiên cứu "ngăn chặn đái tháo đường không phụ thuộc insulin" Tất cả các nghiên cứu trên... của 4 thành phố lớn là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1% [2] Theo tác giả Tạ Văn Bình năm 2003 ở những đối tượng có nguy cơ cao tại Tỉnh Nam Định có 12,3 % mắc bệnh ĐTĐ và 23,9% có rối loạn đường máu[ 5] Tình hình quản lý bệnh ĐTĐ ở Việt Nam còn có những hạn chế Mạng lưới y tế quản lý bệnh ĐTĐ mới chỉ tập trung ở một vài trung tâm y tế lớn của quốc gia; số cán bộ y tế có khả năng khám và điều... cung) Những người có tiền sử RLDNG, khả năng tiến triển thành bệnh ĐTĐ thực sự là rất cao Theo Harris và cộng sự [42] nghiên cứu năm 1989 ở Mỹ cho thấy, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose gặp khá nhiều và tăng dần theo tuổi, từ 6,4% ở lứa tuổi 20 - 44 tăng lên 41% ở lứa tuổi 65 - 74 Theo Saad và cộng sự rối loạn dung nạp glucose có nguy cơ phát triển thành bệnh ĐTĐ týp 2 cao gấp 6, 3 lần so với người bình... em và tuổi dậy thì, đặc biệt ở khu vực các nước đang phát triển như khu vực Tây Thái Bình Dương[46] Tại Việt Nam, tình hình mắc bệnh ĐTĐ đang có chiều hướng gia tăng đặc biệt là các thành phố lớn Theo kết quả của một số cuộc điều tra đầu những năm 1990, tỷ lệ mắc ĐTĐ tại Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là 1,2%; 0,96% và 2,52% [15],[32],[16]; đến 2001 tỷ lệ mắc ĐTĐ tại khu vực nội thành... tra (KAP) kiến thức thái độ thực hành và xác định tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ và YTNC 2.2.1 Cỡ mẫu Công thức sử dụng để tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả Z21 n= /2 x p(1 - p) = 1,962x0,03x0,97 = d2 = 1746 (0,008)2 Trong đó: - n là cỡ mẫu - Z1- /2 là giá trị tới hạn phụ thuộc vào độ tin cậy xác định - p là tỷ lệ bệnh ĐTĐ ước đoán - d là độ chính xác tuyệt đối Độ tin cậy 95%; tỷ lệ bệnh ĐTĐ ước đoán của quần thể... tượng nam trong từng nhóm tuổi và 30 đối tuợng nam trong lứa tuổi 30 - 64 cho một thôn được chọn để điều tra Tương tự cách chọn trên chọn ra 30 đối tượng nữ trong lứa tuổi 30 - 64 cho một thôn được chọn để điều tra Viết “Giấy mời” hẹn các đối tượng nghiên cứu đến Trạm Y tế xã để tiến hành khám bệnh, phỏng vấn và làm xét nghiệm đường máu 21 Thết kế nghiên cứu: QUẦN THỂ NGHIÊN CỨU ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU... 2.2.4.1 Tiêu chuẩn xác định mắc bệnh ĐTĐ, rối loạn dung nạp glucose, rối loạn đường huyết lúc đói (tiền ĐTĐ) Đối tượng được xác định mắc bệnh ĐTĐ, rối loạn dung nạp glucose, rối loạn đường huyết lúc đói dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ của tổ chức Y tế thế giới [49] Những đối tượng hiện có giá trị đường huyết bình thường nhưng trước đó đã được chẩn đoán ĐTĐ (theo tiêu chuẩn trên) và được điều trị bằng... lúc đói nằm trong khoảng 5,6 mmol/L đến 6,9 mmol/L 28 Một đối tượng được xác định rối loạn dung nạp glucose khi đối tượng đã được xác định không bị mắc bệnh ĐTĐ và đường máu 2 giờ sau làm nghiệm pháp dung nạp glucose từ 7,8 mmol/L đến 11 mmol/L Bảng 2.2 Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn đường huyết lúc đói và rối loạn rung nạp Glucose [56] Đường huyết Đường huyết mao mạch huyết tương ≥ 5,6 mmol/l ≥ 5,6 . tôi tiến hành nghiên cứu Nghiên cứu Kiến thức, thái độ, thực hành và tỷ lệ rối loạn Glucose máu tại hải Hậu Nam Định 2010 với mục tiêu cụ thể sau: 1. Mô tả kiến thức thái độ thực hành của. trong nghiên cứu khoa học. 16 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu Chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu tại huyện Hải Hậu – tỉnh Nam Định. . ĐTĐ tại Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh tương ứng là 1,2%; 0,96% và 2,52% [15],[32],[16]; đến 2001 tỷ lệ mắc ĐTĐ tại khu vực nội thành của 4 thành phố lớn là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose

Ngày đăng: 23/07/2014, 00:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 1

    • 1.1. Những quan niệm mới về bệnh đái tháo đường

      • 1.1.1. Định nghĩa và phân loại

      • 1.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh [56], [57].

      • 1.1.3. Các yếu tố nguy cơ

      • 1.1.4. Cơ chế bệnh sinh

      • 1.2. Các nghiên cứu phòng bệnh đái tháo đường ban đầu

      • 1.3. Tình hình mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam

      • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

        • 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu

        • 2.1.2 Thời gian nghiên cứu

        • 2.1.3. Đối tượng nghiên cứu

        • 2.2. Phương pháp nghiên cứu

          • 2.2.1. Cỡ mẫu

          • 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu.

          • 2.2.3. Các kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu.

          • 2.2.4. Các tiêu chuẩn để đánh giá bệnh

          • 2.2.4.3. Phân độ chỉ số khối cơ thể và nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ [56]

          • 2.2.5. Phương pháp thu thập số liệu

          • 2.2.6. Phân tích và xử lý số liệu

          • 3.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

            • 3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới

            • 3.1.2. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi

            • 3.1.3 Phân bố đối tượng theo trình độ giáo dục

            • 3.1.4. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo nghề nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan