Vai Trò của Cấy Ghép Tủy Xương trong Điều Trị doc

34 429 0
Vai Trò của Cấy Ghép Tủy Xương trong Điều Trị doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Vai Trò của Cấy Ghép Tủy Xương trong Điều Trị  Vai Trò của Cấy Ghép Tủy Xương trong Điều Trị I. TỔNG QUAN: Trong vòng 40 năm trở lại đây, ghép tuỷ xương và ghép tế bào gốc tạo máu ngày càng được thực hiện thường xuyên hơn để điều trị nhiều bệnh lý ác tính và không ác tính. Nỗi lo sợ về vũ khí hạt nhân vào thời kỳ “chiến tranh lạnh” sau Chiến Tranh Thế Giới lần II đã thúc đẩy sự quan tâm đến các tác hại của chất phóng xạ trên cơ thể người. Các nghiên cứu rất sớm trên loài vật cho thấy tuỷ xương là cơ quan nhạy cảm nhất đối với những tác hại của tia phóng xạ. Việc truyền lại những tế bào của tuỷ xương đã được thực hiện sau đó để cứu sống những con vật sắp chết vì tác động của phóng xạ. Trong những năm 1950, bệnh nhân đã được cho dùng những liều có khả năng gây tử vong để điều trị bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Mặc dầu nhiều bệnh nhân đã phục hồi về huyết học sau điều trị, tất cả các bệnh nhân sau đó đều tử vong do ung thư tái phát hoặc bệnh nhiễm trùng. Trong những năm 1950 và 1960, hầu hết 200 ca dị ghép tuỷ đều được thực hiện trên người mà không đạt được thành công lâu dài. Tuy nhiên, cũng trong thời gian đó, việc cấy ghép từ người cho là anh chị em sinh đôi một trứng đã đem đến khá nhiều trường hợp thành công và tạo ra nền tảng quan trọng cho những nghiên cứu về sau. Tuỷ xương của người hiến tặng sẽ phục hồi quần thể tế bào trong tuỷ xương ngưòi nhận Trứng thụ thai, tế bào toàn năng (totipotent) sản sinh ra tế bào đa năng (pluripotent). Tế bào đa năng biệt hoá để trở thành những tế bào thần kinh, tế bào cơ tim, tế bào máu A- TUỶ XƯƠNG Năm 1968, điểm mốc quan trọng đầu tiên về ghép tuỷ xương diễn ra với những trường hợp dị ghép thành công được thực hiện trên một trẻ suy giảm miễn dịch thiếu lympho bào liên kết với nhiễm sắc thể X (X-linked lymphopenic immune deficiency) và một trẻ khác bị hội chứng Wiskott-Aldrich. Các thành công này được tiếp nối bởi những báo cáo về cấy ghép hiệu quả đối với thiếu máu bất sản tuỷ (aplastic anemia) và, kế đến là cho bịnh ung thư bạch cầu. Các tiến bộ về kiểm tra tính thuận hợp mô học (histocompatibility testing) và sự phát triển của việc đăng ký hiến tuỷ, như Chương Trình Hiến Tuỷ Quốc Gia Mỹ (National Marrow Donor Program =NMDP) chẳng hạn, đã tạo điều kiện dễ dàng cho việc dùng tuỷ của những người hiến tặng không có quan hệ gia đình với người nhận, do đó, số bịnh nhân được ghép tuỷ ngày càng tăng. Chọc mào xương chậu để hút tuỷ xương của người hiến tặng Các tế bào máu do tuỷ xương tạo ra: Hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu B- DÂY RỐN Hệ tuần hoàn của thai nhi- Thai nhi lấy oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ qua dây rốn Sơ đồ tạo các dòng huyết cầu từ các tế bào gốc tạo máu Cắt dây rốn của thai nhi và lấy máu dây rốn để lưu trữ trong ngân hàng máu dây rốn Năm 1988, ghép tuỷ thành công được thực hiện trên một bé trai bị chứng thiếu máu Fanconi bằng cách dùng máu dây rốn của một người em lấy được ngay sau khi sanh. Bệnh nhân này đến nay vẫn còn sống khoẻ mạnh. Năm 1992, một bịnh nhân được ghép thành công với máu dây rốn thay vì tuỷ xương để điều trị ung thư bạch cầu. Trong thập kỷ vừa qua, việc dùng máu dây rốn đã được sử dụng rộng rãi hơn; hơn 2000 cas cấy ghép đã được thực hiện dùng máu dây rốn là nguồn tế bào gốc. Máu dây rốn đã được dùng để cấy ghép cho bất cứ tình trạng bệnh lý nào cần dùng đến tuỷ xương (xem phần ưu và nhược điểm của máu dây rốn). Thu gom máu dây rốn Phân loại type DNA-HLA của máu dây rốn Tỉ lệ sống sót 5 năm không ung thư bạch cầu ở 503 trẻ em bị ung thư bạch cầu cấp dòng lymphô (acute lymphoblastic leukemia =ALL) được cấy ghép bằng máu dây rốn có một hoặc 2 antigen bạch cầu người (human leukocyte antigens =HLA) không phù hợp (mismatched) tương tự với tỉ lệ sống sót ở 282 trẻ được ghép bằng tuỷ xương. Số lượng tế bào hạn chế trong máu dây rốn đã giới hạn việc sử dụng nó ở trẻ em và thiếu niên. Nghiên cứu để làm tăng lượng máu dây rốn và việc truyền nhiều đơn vị cho một bịnh nhân sẽ khiến nguồn cung cấp tế bào gốc này trở nên thường quy hơn và sẵn sàng để cung ứng cho mọi người bệnh. C- TẾ BÀO GỐC Ở MÁU NGOẠI BIÊN Ngoài tuỷ xương và máu dây rốn, tế bào gốc ở máu ngoại biên (peripheral blood stem cells =PBSC) cũng đã được biết đến như một nguồn cung cấp tế bào gốc từ những năm 1980. Cấy ghép sử dụng PBSC sẽ được bàn luận chi tiết ở phần sau. [...]... Ngoài ra, trong máu dây rốn có nhiều tế bào ở trạng thái sinh sản mạnh Tế bào của tuỷ xương ít hoạt động hơn - Tuy nhiên, việc ghép với một đơn vị máu dây rốn chỉ có thể được thực hiện một lần, trong khi đối với ghép tuỷ xương thì người hiến tặng có thể hiến lại một lần nữa nếu thất bại trong lần ghép đầu tiên - Cấy ghép máu dây rốn thường đi kèm với tỉ lệ thất bại cao hơn Điều này đặc biệt rõ rệt trong. .. mẫu Tuỷ xương hoặc tế bào gốc ở máu ngoại biên (PBSC) của người tặng sẽ được lấy cùng ngày với việc cấy ghép với mục đích truyền ngay cho người nhận trong vòng 24 giờ Thường thì máu dây rốn được chuyển đến trung tâm cấy ghép trước khi bắt đầu giai đoạn chuẩn bị người nhận Người nhận chỉ được biết danh tánh người hiến tặng 1 năm sau khi cấy ghép nếu có sự đồng ý của cả hai bên V- QUY TRÌNH CẤY GHÉP Quy... của việc cấy ghép máu từ 2 dây rốn Tiềm năng tạo hình của tế bào gốc trong máu dây rốn hứa hẹn tái tạo lại nhiều loại tế bào đa dạng như tế bào tim, nội tiết, và thần kinh mà không đi kèm những bất đồng về mặt đạo đức y học như đối với các tế bào gốc từ bào thai - Hiện đang tiếp tục nghiên cứu để mở rộng các chỉ định cấy ghép Các dữ liệu sơ bộ cho cho thấy khả năng của cấy ghép trong việc điều trị các... như điều trị không diệt tuỷ (nonmyeloablative therapy) với tăng cường ức chế miễn dịch quanh giai đoạn cấy ghép (peritransplant immune suppression) và ức chế miễn dịch sau cấy ghép (posttransplant immune suppression) để đạt được cấy ghép cục bộ (partial graft) Sau đó sẽ tiếp tục truyền bạch cầu của người hiến tặng để đạt được sự lai ghép di truyền (chimerism) hoàn toàn Ngoài ra, việc truyền bạch cầu của. .. , việc dùng nhiều đợt điều trị liều cao với tế bào gốc hỗ trợ, và việc truyền tế bào lymphô của người hiến tặng Tương tự, việc điều trị các u não cũng đem đến những kết quả đáng buồn, ngoại trừ đối với u nguyên bào tuỷ (medulloblastoma) Các phác đồ cấy ghép hiện nay để điều trị các u đặc nhấn mạnh đến việc đưa vào các tác nhân mới nhiều hứa hẹn, hoặc việc sử dụng từng đợt điều trị liều cao, sau đó là... rốn Bản tóm tắt như sau: + Nguồn tế bào gốc - Tự ghép - Dị ghép + Đồng ghép (Syngeneic):sinh đôi một trứng + Có quan hệ huyết thống + Không quan hệ huyết thống + Týp tế bào gốc - Tuỷ xương - Máu dây rốn - Tế bào gốc ở máu ngoại biên (PBSC) B- Ưu điểm và nhược điểm của máu dây rốn - Máu dây rốn có thể dùng để cấy ghép trong bất cứ bệnh lý nào cần ghép tuỷ xương Tuy nhiên, những yếu tố sau đây hạn chế hoặc... các bệnh lý suy tuỷ xương, nhất là thiếu máu bất sản tuỷ (aplastic anemia) - Ngoài ra, sự chậm trễ trong việc ghép thành công bạch cầu thường gặp ở ghép bằng máu dây rốn hơn (23 ngày, so với 10-14 ngày khi ghép tuỷ xương và 7-12 ngày khi ghép bằng tế bào gốc ở máu ngoại biên=PBSC) Các ưu điểm của máu dây rốn là nó có thể được thu gom trong một thời gian ngắn, ít gặp biến cố mô ghép tấn công ký chủ... khi cấy ghép Nhìn chung, những người có bệnh ổn định hoặc đang thuyên giảm có tiên lượng tốt hơn so với những bệnh nhân được cấy ghép trong giai đoạn trễ hoặc tái phát Tiên lượng cũng tốt hơn khi cấy ghép ở người trẻ Khi người hiến tặng và người nhận đều không nhiễm virus cự bào (CMV âm tính) thì khả năng sống sót sẽ cao hơn Một liều tế bào tạo máu (hematopoietic cell) cao truyền vào thời điểm cấy ghép. .. để điều trị các bệnh nhân ung thư bạch cầu tái phát sau cấy ghép - Máu dây rốn vẫn là một nguồn tế bào gốc tạo máu đầy hứa hẹn Việc dùng nhiều đơn vị máu dây rốn để ghép cho những bệnh nhân to lớn hơn tiếp tục được nghiên cứu trong các thử nghiệm mang tính toàn quốc ở Mỹ về Ghép Tuỷ Xương- Mạng Lưới Thử Nghiệm Lâm Sàng (Bone Marrow Transplant-Clinical Trials Network=BMT-CTN) tìm hiểu về hiệu quả của. .. hại đến tuỷ xương và tế bào gốc, tiêu diệt các tế bào tuỷ xương và tế bào ung thư bạch cầu còn sót lại trên bịnh nhân, tế bào gốc và tuỷ xương đã xử lý được truyền trở lại cho người bệnh Quy trình dị ghép tuỷ xương Quy Trình dị ghép tuỷ xương: 1- Thu gom tế bào gốc từ người hiến tặng, 2- xử lý, 3- đông lạnh, 4- hoá hoặc xạ trị liều cao người nhận, 5- truyền tế bào gốc đã rã đông A- Chuẩn bị điều kiện . Vai Trò của Cấy Ghép Tủy Xương trong Điều Trị  Vai Trò của Cấy Ghép Tủy Xương trong Điều Trị I. TỔNG QUAN: Trong vòng 40 năm trở lại đây, ghép tuỷ xương và ghép. lần, trong khi đối với ghép tuỷ xương thì người hiến tặng có thể hiến lại một lần nữa nếu thất bại trong lần ghép đầu tiên. - Cấy ghép máu dây rốn thường đi kèm với tỉ lệ thất bại cao hơn. Điều. nhân được ghép thành công với máu dây rốn thay vì tuỷ xương để điều trị ung thư bạch cầu. Trong thập kỷ vừa qua, việc dùng máu dây rốn đã được sử dụng rộng rãi hơn; hơn 2000 cas cấy ghép đã được

Ngày đăng: 22/07/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan