Điếc và cách phát hiện – Phần 2 doc

12 307 0
Điếc và cách phát hiện – Phần 2 doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điếc và cách phát hiện – Phần 2 2. ĐÁNH GIÁ THÍNH LỰC BẰNG GIỌNG NÓI Tại gia đình và ở hầu hết các cơ sở y tế tuyến dưới không có dụng cụ để kiểm tra thính lực vì thế có thể dùng giọng nói để phát hiện điếc. Các bước tiến hành: Đứng cách bệnh nhân 1 cánh tay ra phía sau, chếch về 1 bên ¯ Yêu cầu bệnh nhân đè lên nắp tai bên kia ¯ Lần lượt nói thầm nhiều từ ¯ Nếu bệnh nhân nhắc lại đúng, tai đang thử Þ nghe bình thường ¯ Đổi tai thử ¯ Nếu bệnh nhân không nhắc lại được, tiếp tục thử bằng cách phát ra nhiều từ ở giọng bình thường ¯ Nếu bệnh nhân nhắc lại đúng, tai đang thử Þ điếc nhẹ ¯ Đổi tai thử ¯ Nếu bệnh nhân không nhắc lại được, tiếp tục thử bằng cách phát ra nhiều từ ở giọng nói lớn ¯ Nếu bệnh nhân nhắc lại đúng, tai đang thử Þ điếc trung bình ¯ Đổi tai thử ¯ Nếu bệnh nhân không nhắc lại được tiếp tục thử bằng cách hét ra nhiều từ ở sát tai ¯ Nếu bệnh nhân nhắc lại đúng, tai đang thửÞ điếc nặng ¯ Đổi tai thử Bệnh nhân thậm chí tiếng hét lớn cũng không nghe thì bị điếc sâu hay còn gọi là điếc 3. ĐÁNH GIÁ THÍNH LỰC TRẺ EM NHỎ Đối với trẻ em nhất là trẻ nhỏ, mẹ hoặc người trực tiếp chăm sóc là người có thể biết tốt nhất trẻ có nghe được hay không. Trẻ phát triển bình thường, ở mỗi độ tuổi khác nhau có thể có những biểu hiện khác nhau với âm thanh. Vì vậy, chúng ta cần phải nắm được quá trình này. Tuổi (tháng) Đáp ứng với âm thanh <> Một vài dấu hiệu như mở mắt, chớp mắt 6 Quay đầu hoặc mắt nhìn theo hướng phát âm thanh 9 Lắng nghe và tự phát ra các loại âm từ lớn đến nhỏ 12 Biết tên mình và một số từ, bắt đầu bập bẹ nói 18 Biết chỉ một số đồ vật quen thuộc khi được yêu cầu, biết nói một số từ đơn giản 24 Có thể nghe những từ rất nhỏ và hướng của nó, có khả năng nói những câu đơn giản BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ SỨC NGHE CỦA TRẺ Từ đáp ứng của trẻ nghe bình thường đối với âm thanh chúng ta có bảng câu hỏi để đánh giá sức nghe của trẻ như sau: Tuổi (tháng) Câu hỏi có không <> Con của bạn có mở mắt, nhắm mắt khi nghe tiếng động? Bé có vẻ như lắng nghe khi bạn nói hoặc hát không? 6 Con của bạn có nhìn theo hoặc quay đầu theo hướng phát âm thanh không? Bé có vui khi bạn nói chuyện với nó không? 9 Con của bạn có nghe được âm rất nhỏ không? Có thích bập bẹ hay tạo ra các âm khác không? 12 Khi bạn gọi tên, con của bạn có biết không? khi bạn nói tên một số đồ chơi bé có biết không? Có bắt đầu bập bẹ vài từ không? 18 Khi bạn yêu cầu con của bạn cầm lên hay chỉ một đồ vật gì bé có làm theo không? Có biết sử dụng một số từ đơn giản không? 24 Con bạn có nghe được ngay cả khi bạn nói nhỏ không? Có biết nói những câu đơn giản với bạn không? Nếu có câu hỏi nào trả lời không, có thể đứa trẻ này bị nghe kém. Cần giải thích với bố mẹ và giới thiệu trẻ đến nơi có máy móc đặc hiệu để chuẩn đoán xác định. 4. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THÍNH LỰC TRẺ SƠ SINH Phương tiện: - Phòng yên tĩnh - Dụng cụ: Gịong nói - 01 người, tốt nhất là nữ, nếu là mẹ thì tốt nhất Các bước tiến hành: - Bé vừa mới ngủ không quá 5 phút - Người thử: nói lần lượt năm chữ cái: A, I, M, X, S cách tai thử của bé 50 cm - Đánh gíá bé nghe được hay không bằng cách quan sát phản ứng của bé với tiếng động: chớp mắt, mở mắt, vặn mình, cử động chân tay. - Bé có phản ứng với âm thử có nghĩa bé nghe bình thường. 5. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THÍNH LỰC TRẺ 1-3 TUỔI Phương tiện: - Phòng yên tĩnh - Dụng cụ: lục lạc, ly, thìa, trống, chuông Các bước tiến hành: - Điều quan trọng là người thử phải đứng cách 1mét phía sau lưng bé không được để bé biết và tạo ra tiếng động từ các dụng cụ thử. - Đánh gíá bé nghe được hay không bằng cách quan sát phản ứng của bé với tiếng động: chớp mắt, lắng nghe, quay đầu về nơi phát ra tiếng động. - Bé có phản ứng với những tiếng động nhỏ của lục lạc hay tiếng cà ly có nghĩa bé nghe bình thường. 6. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THÍNH LỰC TRẺ 3-7 TUỔI Phương tiện: - Phòng yên tĩnh - Dụng cụ: một số tranh hình dơn giản Các bước tiến hành: - Người thử ngồi đối diện với bé, nói ra tên các hình để bé nghe và chỉ vào thực hiện cho đến lúc bé hiểu cách thử. - Sau đó người thử đứng phía sau nói thì thầm tên các hình, mỗi hình nói từ 2-3 lần cho đến lúc chắc chắn bé nghe được . - Đánh gíá bé nghe được hay không bằng cách quan sát bé có chỉ đúng hình được nói ra hay không. - Nếu không có tranh, có thể yêu cầu bé chỉ đồ vật quen thuôc trong phòng thử như bàn, ghế, bút, cửa v.v…hay chỉ các bộ phận cơ thể như tóc, tai, tay, mũi, miệng v.v… - Nếu nói thầm bé chỉ không đúng thì dùng giọng nói thường, nếu không đúng nữa thì dùng giọng nói lớn, rồi đến hét lớn gần tai. Từ đó, ta có thể đánh giá sơ bộ bé điếc nhẹ, trung bình, hay nặng V. PHÁT HIỆH SỚM VÀ CAN THIỆP SỚM Khi bị điếc, cần phải được can thiệp sớm. Muốn can thiệp sớm thì phải phát hiện được sớm. Can thiệp càng sớm bao nhiêu thì tác hại của điếc giảm đi bấy nhiêu. Tùy theo từng loại điếc và nguyên nhân gây ra mà chúng ta can thiệp. 1. Điều trị bằng thuốc hoặc thủ thuật, phẫu thuật - Tai ngoài: Có nhiều bệnh nhân sau khi đi tắm biển về hoặc sau khi tắm gội bị điếc luôn một hoặc hai tai, đó là do ráy tai bị nở ra bít kín đường truyền âm thanh đến màng nhĩ. Đối với những trường hợp này chỉ cần lấy ráy tai ra bệnh nhân sẽ nghe lại bình thường. - Tai giữa: tắc vòi nhĩ hoặc viêm tai giữa thanh dịch nếu không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm tai giữa thủng nhĩ. Lúc này muốn tăng sức nghe lên không chỉ điều trị bằng thuốc mà còn phải thực hiện phẫu thuật vá nhĩ. - Tai trong: Điếc đột ngột, bệnh nhân thường bị điếc sau một đêm ngủ dậy. Đây là bệnh không gây tử vong ngay như các bệnh cấp cứu khác nhưng cũng là một trong các bệnh cấp cứu tai mũi họng, vì kết quả điều trị rất khác nhau nếu ngay 1 ngày sau điếc hay một tuần sau mới điều trị. Sau điều trị thuốc và phẫu thuật mà sức nghe đã cải thiện vẫn không đáp ứng được giao tiếp bình thường thì phải có thêm trợ thính bằng máy nghe hay cấy điện ốc tai 2. Cho bệnh nhân mang máy nghe. [...]...Tất cả các trường hợp điếc nhẹ và điếc trung bình, thậm chí điếc nặng và điếc sâu mà không có đủ khả năng kinh tế để cấy điện ốc tai đều nên mang máy nghe càng sớm càng tốt Những người điếc nhẹ và điếc vừa nếu không can thiệp sớm sẽ ảnh hương đến sinh hoạt và công tác hàng ngày vì không giao tiếp tốt Nếu để lâu không can thiệp, tiếng nói có thể bị méo Không nghe được tốt và hiểu người khác cũng không... cô lập, tâm sinh lý thay đổi và sức khỏe cũng ảnh hưởng 3 Cấy điện ốc tai: Bệnh nhân điếc nặng và sâu, máy nghe cũng không giúp được cho họ nữa thì có chỉ định cấy điện ốc tai Đối với trẻ điếc bẩm sinh và điếc trước ngôn ngữ, thời gian bắt đầu mang máy nghe hoặc cấy điện ốc tai rất quan trọng, muốn đạt kết quả tốt nhất phải thực hiện trước 5 tuổi, tuổi thích hợp nhất là từ 2 đến 3 tuổi vì đây là giai... học nói của trẻ Đối với người điếc nặng và sâu, sau khi có ngôn ngữ nếu không được can thiệp sớm dây thần kinh thính giác 15-10 năm không hoạt động khi có âm thanh trở lại nó cũng không truyền tải thông tin tốt đến vỏ não vì vậy dù có được cấy điện ốc tai kết quả cũng kém xa những người được cấy ốc tai sau 1 ,2 năm điếc Tại bệnh viện Tai mũi họng, trong 3 năm qua có thực hiện 9 trường hợp cấy điện ốc... cấy điện ốc tai kết quả cũng kém xa những người được cấy ốc tai sau 1 ,2 năm điếc Tại bệnh viện Tai mũi họng, trong 3 năm qua có thực hiện 9 trường hợp cấy điện ốc tai, kết quả khả quan Trẻ nghe được tốt và đang trong thời gian tập nói . Điếc và cách phát hiện – Phần 2 2. ĐÁNH GIÁ THÍNH LỰC BẰNG GIỌNG NÓI Tại gia đình và ở hầu hết các cơ sở y tế tuyến dưới không có dụng. thính bằng máy nghe hay cấy điện ốc tai 2. Cho bệnh nhân mang máy nghe. Tất cả các trường hợp điếc nhẹ và điếc trung bình, thậm chí điếc nặng và điếc sâu mà không có đủ khả năng kinh tế để. có thể đánh giá sơ bộ bé điếc nhẹ, trung bình, hay nặng V. PHÁT HIỆH SỚM VÀ CAN THIỆP SỚM Khi bị điếc, cần phải được can thiệp sớm. Muốn can thiệp sớm thì phải phát hiện được sớm. Can thiệp

Ngày đăng: 22/07/2014, 07:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan