Môi trường trong xây dựng - Chương 2 potx

16 584 1
Môi trường trong xây dựng - Chương 2 potx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 30 - Chương 2 Khái niệm về quản lý Môi trường 2.1. Khái niệm chung: 2.1.1. Khái niệm: Quản lý môi trường (QLMT) là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách kinh tế - xã hội, kỹ thuật thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững KT - XH quốc gia. QLMT là một khoa học mới ở nước ta, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học, kinh tế và xã hội khác nhau. Với các mục tiêu trên, QLMT hướng đến các mục tiêu: - Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh. - Phát triển bền vững kinh tế - xã hội Quốc gia. - Xây dựng các công cụ QLMT hiệu quả cho từng Quốc gia và từng khu vực, phù hợp với từng ngành, từng địa phương và công đồng dân cư. 2.1.2. Nhiệm vụ QLMT - Xây dựng, ban hành, phổ biến và giám sát thực thi các văn bản pháp luật, các quy định, tiêu chuẩn môi trường đối với tất cả các hoạt động KT - XH của tất c ả các tổ chức, cơ sở sản xuất và các nhân trong xã hội. - QL sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, không khí, - Quản lý các nguồn thải gây ô nhiễm - Quản lý về chất lượng môi trường sống - Kiểm soát ONMT, sự cố môi trường - Thanh tra môi trường, xử lý các vi phạm môi trường, tranh chấp môi trường - Quan trắc, phân tích và theo dõi sự diễn biến môi trường - Nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng, 2.1.3. Nội dung và nguyên tắc QLMT a) Nội dung QL nhà nước về môI môI trường Nội dung quản lý Nhà nước về môi trường được thể hiện tại chương XIII, điều 121 và 122 về trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với Chính phủ, các Bộ ban ngành và chính quyền các cấp của Luật Bảo vệ Môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. b) C¸c nguyªn t¾c QLMT: Tiêu chí chung của công tác quản lý môi trường là đảm bảo quyền được sống trong môi trường trong lành, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước, góp phần gìn giữ môi trường chung của loài người trên trái đất. Các nguyên tắc chủ yếu của công quản lý môi trường bao gồm: * Đảm bảo tính hệ thống: Môi trường cần được hiểu như một hệ thống động, phức tạp, bao gồm nhiều phầ n tử hợp thành. Vì thế QLMT cần phải có tính hệ thống chặt chẽ dựa trên cơ sở thu thập, tổng hợp và xử lý thông tin trong hệ thống môi trường nhằm đưa ra các quyết định quản lý phù hợp, đảm bảo mục tiêu, chiến lược phát triển đề ra. * Đảm bảo tính tổng hợp: Nguyên tắc này được xây dựng trên cơ sở tác động tổng hợp của các hoạt động phát triển (sản xuất, tiêu thụ, thương mại, dịch vụ, cộng đồng, xã hội ) lên hệ thống môi trường. * Đảm bảo tính liên tục và nhất quán: Môi trường là một hệ thống liên tục, tồn tại, hoạt động và phát triển thông qua chu trình trao đổi vật chất, năng lượng và thông tin. Do đó các hoạt động của hệ thống môi trường không phân ranh giới theo thời gian và không gian, điều này qui định tính nhất quán và tính liên tục của tác động quản lý lên môi trường. * Đảm bảo tập trung dân chủ: Quản lý môi trường được thực hiện ở nhiều cấp khác nhau, vì thế cần đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý môi trường với sự bình đẳng cho mọi ngành, mọi cấp, mọi địa phương cũng như giáo dục và nâng cao nhận thức môi truờng cho cá nhân và cộng đồng. * Kết hợp quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ: Các thành phần môi trường thường do một ngành nào đó quản lý, nhưng thành phần môi trường này lại được phân bố, khai thác và sử dụng trên một địa bàn cụ thể với sự quản lý của một cấp chính quyền địa phương tương ứng. Do đó, cần Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 31 - kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và vùng lãnh thổ để tăng hiệu quả quản lý môi trường và khai thác tài nguyên thiên nhiên. * Kết hợp hài hoà các lợi ích: Kết hợp hài hoà các lợi ích giữa cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, ngành, Nhà nước và xã hội. Kết hợp hài hoà các lợi ích còn bao hàm kết hợp lợi ích quốc gia, lợi ích khu vực, lợi ích quốc tế nhằm mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường trên toà Thế giới. * Kết hợp hài hoà, chặt chẽ giữa quản lý tài nguyên - môi trường với quản lý kinh tế - xã hội: Để đạt tới mục tiêu phát triển bền vững, cần phải kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa quản lý tài nguyên - môi trường với quản lý kinh tế - xã hội thông qua việc hoạch định chính sách, chiến lược đúng đắn ở mọi cấp quản lý của Nhà nước. 2.2. Các công cụ QLMT: Muốn quản lý môi trường hiệu quả thì phải sử dụng các phương cách quản lý có tính hợp lý và sắc bén. Trong thực tiễn, các nước phải sử dụng một hệ thống tổng thể các chính sách, biện pháp và các công cụ rất đa dạng để thực hiện việc quản lý và bảo vệ môi trường. Có 3 công cụ chính sách môi trường chính, đó là: công cụ pháp lý, công cụ kinh tế và công cụ truyền thông. 2.1.1. Công cụ pháp lý (Các công cụ chính sách và pháp luật) a) Đặc điểm: - Công cụ pháp lý sử dụng luật lệ, quy định, tiêu chuẩn, giấy phép môi trường,…để kiểm soát ô nhiễm. Quan trắc theo dõi và cưỡng chế là hai yếu tố quan trọng đóng góp vào sự hiện hữu của công cụ này. - Trong lịch sử phát triển của các công cụ chính sách môi trường, công cụ pháp lý được sử dụng đầu tiên.Phương pháp này đã được sử dụng rất phổ biến, chiếm ưu thế ngay từ thời gian đầu thực hiện các chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường ở các nước phát triển và hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả ở tất cả các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển trên thế giới. Tuy nhiên sau đó nó bộc lộ những mặt yếu kém khi các vấn đề môi trường trở nên phức tạp và đa dạng. b) ưu điểm:  Đáp ứng được mục tiêu của pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường  dự đoán được mức độ ô nhiễm và chất lượng môi trường  dễ dàng giải quyết được những tranh chấp môi trường  xác định rõ mục tiêu, trách nhiệm và nghĩa vụ của các cơ sở sản xuất, cá nhân, tập thể,… c) Hạn chế  Thiếu tính mềm dẻo và trong m ột số trường hợp quản lý thiếu hiệu quả, đặc biệt đối với những vấn đề môi trường phức tạp và đa dạng;  Thiếu tính kích thích vật chất và đổi mới công nghệ;  Đòi hỏi phải có bộ máy tổ chức quản lý môi trường cồng kềnh;  Chi phí công tác quản lý tương đối lớn;  Các quy định và tiêu chuẩn môi trường. d) Các công cụ chính sách và pháp lu ật chủ yếu: Các quy định và tiêu chuẩn môi trường là các công cụ chính được sử dụng trong quản lý môi trường theo phương cách pháp lý.  Luật quốc tế về môi trường: Là tổng thể các nguyên tắc, qui phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia, giữa quốc gia và tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn suy thoái, ô nhiễm và bảo vệ môi trường ngaòi phạm vi của quốc gia. Các cam kết của các quốc gia trong điều ước quốc tế, các văn kiện pháp lý của các tổ chức quốc tế và Hội nghị quốc tế về môi trường, theo một nghĩa nào đó chính là sự tự giới hạn hành động của các quốc gia.  Luật Môi trường quốc gia: là tổng hợp các qui phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình phát triển nhằm bảo vệ có hiệu quả môi trường sống của con người. Hệ thống luật bảo vệ môi trường quốcc gia bao gồm luật chung và luật sử dụng hợp lý các thành phần môi trường hoặc bảo vệ môi trường cụ thể ở một ngành, một địa phương. Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 32 - Ở nước ta, Luật bảo vệ môi trường 2005 được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 là văn bản quan trọng nhất về bảo vệ môi trường. Chính phủ cũng ban hành Nghị định 80/2006/NĐ-CP về việc quui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường 2005 và Nghị định số 81/2006/NĐ-CP về xử phát vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nhiều văn bản pháp luật khác cũng đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và các thành phần môi trường cụ thể như Luật khoáng sản, Luật Phát triển và bảo vệ rừng, Luật Dầu khí, Luật Hàng hải, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ tài nguyên nước, Pháp lệnh đê điều, Pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản  Qui định: là các văn bản dưới Luật nhằm cụ thể hoá hoặc hướng dẫn thực hiện các nội dung của Luật. Qui định có thể do Chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan hành pháp hay lập pháp ban hành.  Qui chế: là các qui định về chế độ, thể lệ tổ chức quản lý bảo vệ môi trường như qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền các cấp  Tiêu chuẩn môi trường: Tiêu chuẩn môi trường xác định mục tiêu môi trường và đặt ra số lượng hay nồng độ cho phép của các chất được thải vào môi trường hay được phép tồn tại trong các sản phẩm tiêu dùng. Mỗi loại tiêu chuẩn được dùng để làm quy chiếu cho việc đánh giá hoặc mục tiêu hành động và kiểm soát pháp lý. Việc xây dựng tiêu chuẩn dựa trên giả định trước rằng đã có cơ quan giám sát các hoạt động của những người gây ô nhiễm và có quyền ra lệnh phạt những người vi phạm. Một số loại tiêu chuẩn môi trường như: Các tiêu chuẩn chất lượng môi trường xung quanh (Ví dụ: TCVN5937-1995, TCVN 5938-1995); Tiêu chuẩn về nước thải (Ví dụ: TCVN5945-1995); Tiêu chuẩn khí thải (Ví dụ: TCVN5939-1995-giới hạn tối đa cho phép đối với khí thải CN); Tiêu chuẩn đối với chất thải rắn; Tiêu chuẩn tiếng ồn (Ví dụ: TCVN5948-1995, TCVN 5949-1995); Các tiêu chuẩn về sản phẩm; Các tiêu chuẩn về quy trình công nghệ  Các loại giấy phép về môi trường: Các loại giấy phép môi trường đều do các cấp chính quyền hoặc các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp theo sự phân định của pháp luật. Một số giấy phép về môi trường như: Giấy thẩm định môi trường; Giấy thoả thuận môi trường; Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Giấy phép xả thải; Giấy phép xuất nhập khẩu chất thải,… Lợi thế chính của các loại giấy phép là chúng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực thi các chương trình môi trường bằng cách ghi vào văn bản tất cả các nhiệm vụ kiểm soát của cơ sở sản xuất. Lợi thế khác của việc cấp giấy là có thể rút hoặc tạm thời treo các giấy phép, tuỳ theo nhu cầu của nền kinh tế hay các lợi ích xã hội khác và thường xuyên yêu cầu phải trả lệ phí để trang trải chi phí cho chương trình kiểm soát ô nhiễm.  Chính sách bảo vệ môi trường: Giải quyết những vấn đề chung về quan điểm quản lý và mục tiêu bảo v ệ môi trường trong một giai đoạn cụ thể. Chính sách bảo vệ môi trường phải được xây dựng đồng thời với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kịên gắn kết các mục tiêu phát triển bền vững vào hoạt động phát triển và bảo vệ môi trường của từng ngành và từng địa phương cụ thể.  Chiến lược bảo vệ môi trường: là cụ thể hoá chính sách ở một mức độ nhất định. Chiến lược bảo vệ môi trường xem xét chi tiết hơn mối quan hệ giữa các mục tiêu do chính sách xác định và các nguồn lực để thực hiện chiến lược đó trên cơ sở lựa chọn các mục tiêu khả thi và xác định phương hướng, biện pháp thực hiện các mục tiêu đó. Các công cụ pháp lý là các công cụ quản lý trực tiếp (còn gọi là công c ụ mệnh lênh và kiểm soát - CAC). Đây là loại công cụ được sử dụng phổ biến ở nhiều Quốc gia trên thế giới và là công cụ được nhiều nhà quản lý hành chính ủng hộ nhằm thực hiện mục tiêu QLMT một cách hiệu quả.  Các văn bản dưới luật khác: Thủ tướng Chính phủ, Bộ Khoa Học Công Nghệ và Bộ Tài Nguyên Môi Trường cùng một số bộ khác đã ban hành nhiều văn bản pháp quy quan trọng về BVMT mà những người có trách nhiệm phải quan tâm, tìm hiểu và nghiêm chỉnh thực hiện. 2.2.2. C¸c c«ng cô kinh tÕ: a) §Æc ®iÓm: Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 33 - - Công cụ kinh tế hay còn gọi là công cụ dựa vào thị trường là các công cụ được sử dụng nhằm tác động đến chi phí và lợi ích trong hoạt động của các cá nhân và tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường. Một số công cụ kinh tế chủ yếu được đề cập dưới đây: - Từ sau năm 1989, công cụ kinh tế trở nên phổ biến ở các nước OECD. Các nước này đã soạn thảo hưỡng dẫn áp dụng công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường. - Quản lý môi trường bằng các công cụ kinh tế dựa trên các nguyên tắc: + “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, gọi tắt là nguyên tắc 3P (Polluter pays principle) + “Người hưởng lợi trả tiền”, gọi tắt là nguyên tắc BPP (Benefit pays principle) Nói cách khác, công cụ kinh tế dựa trên cơ chế thị trườ ng và mối quan hệ giữa chi phí kinh tế và hành động gây ô nhiễm môi trường. - Nhóm các công cụ kinh tế ngày càng được mở rộng phạm vi áp dụng, bao gồm các công cụ cơ bản sau:phí ô nhiễm, phí sản phẩm, phí sử dụng các dịch vụ môI trường, trợ cấp đầu tư công nghệ môI trường, thuế môI trường, buôn bán giấy phép ô nhiễm, hệ thống kỹ quỹ – hoàn trả, b) ưu điểm:  Khuyến khích sử d ụng các biện pháp phân tích chi phí – hiệu quả để đạt được các mức ô nhiễm có thể chấp nhận được;  Khuyến khích sự phát triển công nghệ và tri thức chuyên sâu về kiểm soát ô nhiễm trong khu vực tư nhân;  Cung cấp cho Chính phủ nguồn thu nhập để hỗ trợ các chương trình kiểm soát ô nhiễm;  Tăng tính mềm dẻo trong công tác bảo vệ môI trường, người gây ô nhiễm có thể có nhiều lựa chọn khác nhau để đáp ứng được với những công cụ kinh tế khác nhau. c) Nhược điểm  Không thể dự đoán trước được chất lượng môI trường;  Nếu mức thu phí không thoả đáng người gây ô nhiễm có thể chịu nộp phí và tiếp tục gây ô nhiễm;  Không thể sử dụng để đối phó với trường hợp phảI xử lý khẩn cấp như các loại chất thảI độc hại;  Đối với một số công cụ kinh tế đòi hỏi phảI có những thể chế phức tạp để thực hiện và buộc thi hành. d) Chỉ tiêu lựa chọn các công cụ: - Hiệu quả kinh tế; - Đòi hỏi thông tin thấp: yêu cầu thông tịn chính xác ở mức tối thiểu và chi phí cập nhật hoá không cao - Chi phí quản lý phức tạ p, các chương trình có kỹ thuật cao đòi hỏi lượng thông tin lớn thường dễ gặp nhiều rủi ro hoặc có hiệu quả hạn chế - Công bằng: tránh sử dụng các chương trình luỹ hoá bất lợi cho người nghèo - Độ tin cậy: hiệu quả môi trường của hệ thống càng đáng tin cậy càng tốt trong điều kiện không thể tánh được những sự bấp bênh không chắc chắn - Tính thích nghi: hệ thống cần phải có khả năng với sự thay đổi của công nghệ và thời tiết - Khuyến khích động học: hệ thống tiếp tục thúc đẩy sự cải thiện môi trường và cải tiến kỹ thuật - Chấp nhận được về mặt chính trị: không khác biệt so với tập quán hiện hành f) Khả năng áp dụng ở Việt Nam Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã sử dụng các công cụ kinh tế nhằm khuyến khích các hành vi tích cực đối với môi trường dưới các hình thức: - Thay đổi trực tiếp mức giá cả hoặc chi phí - Thay đổi trực tiếp mức giá cả hoặc chi phí thông qua các biện pháp tài chính, thuế khóa hay nhân sách - Tạo lập thị trường và hỗ trợ thị trường Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 34 - Có thể áp dụng cách thay đổi trực tiếp mức giá cả hoặc chi phí như phí đươckj đánh trên mỗi sản phẩm (phí đánh vào sản phẩm) hoặc trên quy trình sản xuất (phí phát thải, phí tài nguyên), hoặc khi các hệ thống ký thác, hòan trả được thực hiện Tạo lập thị trường và hỗ trợ thị trường được thực hiện trên cơ sở luật lệ hoặc quy định thay đổi như mua bán giấy phép phát thải, hỗ trợ một số thị trường như giấy tái sinh, nhựa tái sinh… ở nước ta, phương cách quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế đang ở giai đoạn khởi đầu nghiên cứu áp dụng. e) Các công cụ kinh tế:  Thuế tài nguyên: Thuế tài nguyên là một khoản thu của ngân sách nhà nước đối với cá nhân và tổ chức kinh tế về việc sử dụg các dạng tài nguyên thiên nhiên trong quá trình sản xuất. Thuế tài nguyên bao gồm một số sắc thuế như thuế sử dụng đất, thuế sử dụng nước, thuế rừng, thuế tiêu thụ năng lượng, thuế khai thác tài nguyên khoáng sản Mục đích của thuế tài nguyên là: - Hạn chế các nhu cầu không cấp thiết trong sử dụng tài nguyên. - Hạn chế tổn thất tài nguyên trong quá trình khai thác và sử dụng. - Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước và phân phối lại lợi nhuận xã hội. Nguyên tắc xác định thuế tài nguyên: Hoạt động càng gây nhiều tổn thất tài nguyên và suy thoái môi trường thì càng phải chịu thuế cao hơn. Phương pháp xác định thuế: - Đối với tài nguyên đã xác định được trữ lượng: thuế được tính dựa trên trữ lượng tài nguyên; - Đối với tài nguyên chưa xác định được trữ lượng hoặc xác định không chính xác: tính thuế trên cơ sở sản lượng tài nguyên được khai thác. Tóm lại, đánh thuế dựa trên số lượng tài nguyên thiên nhiên mà các doanh nghiệp sử dụng. Thuế tài nguyên khuyến khích các xí nghiệp giảm mức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên ở khâu nguyên, nhiên liệu đầu vào thông qua việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới có khả năng thay thế, áp dụng các biện pháp SXSH, đầu tư công nghệ để tái sử dụng lại nguyên/nhiên liệu….  ThuÕ/ phÝ m«i tr-êng: Thuế/ phí môi trường là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm then nguyên tắc "người gây ô nhiễm phải trả tiền - PPP". Thuế/ phí môi trường nhằm hai mụ đích chủ yếu: - Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường. - Tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Thuế/ phí môi trường được áp dụng dưới nhiều dạng khác nhau tuỳ thuộc mục tiêu và đối tượng ô nhiễm như: 9 Thuế/ phí đánh vào nguồn ô nhiễm (phát thải): Loại thuế/ phí đánh vào các các chất ô nhiễm được thải ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng như các chất gây ô nhiễm nước (BOD, COD, TSS, kim loại nặng ), gây ô nhiễm không khí (CO 2 , CO, SO 2 , NO x , bụi, CFCs, tiếng ồn ). Người xả thải phải trả một khoản tiền nhất định cho mỗi đơn vị chất ô nhiễm (dựa trên số lượng/chất lượng ô nhiễm) xả thải vào nguồn nước hay vào khí quyển. - ưu điểm: + Khuyến khích các cơ sở sản xuất giảm ô nhiễm (đổi mới công nghệ, quản lý nội vi) với chi phí thấp hơn chi phí theo phương cách “Mệnh lệnh và kiểm soát” + Tạo ra thu nhập để tài trợ và nâng cao các hoạt động buộc thực thi + Thực hiện việc giám sát phát thải dễ dàng + Có thể bù đắp một phần cho những chi phí không được thanh toán của các hoạt động bảo vệ môi trường công nghiệp thường do xã hội khởi xướng - Nhược điểm: + Hạn chế về chất thải + Chấp nhận ô nhiễm ở một điểm cố định + Khi nguồn thu tăng lên, cần phải có một hệ thống phân bố chặt chẽ Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 35 - + Xác định mức phí phức tạp Những bất lợi chính liên quan đến những cân nhắc thực tế và chính trị. Trước hết, công nghiệp luôn luôn thích kiểm soát, thông qua các tiêu chuẩn hơn là thông qua một hệ thống lệ phí vì việc trả lệ phí cho sự xả thải sẽ làm cho tổng chi phí đầu vào tăng cao. Một số điểm yếu khác là không có cách nào được chấp nhận về mặt khoa học hay chính trị để quy giá trị bằng tiền cho tổn thất ô nhiễm. Việc định ra các lệ phí lại phức tạp hơn vì địa điểm của các nguồn ô nhiễm riêng lẻ sẽ quyết định mức độ tổn thất đối với chất lượng môi trường xung quanh, do vậy đòi hỏi phải có mức chi phí riêng cho từng cơ sở sản xuất. - Mức độ ứng dụng: Trong thực tế, các chi phí chủ yếu được sử dụng để kiểm soát ô nhiễm nứơc hơn là ô nhiễm không khí. Các phí nói chung được thiết kế để tăng thêm thu nhập vì mục đích cung cấp tài chính cho các hoạt động nâng cao chất lượng môi trường. Do vậy, thu nhập từ các phí này, nói chung được giành cho các mục đích môi trường cụ thể hơn là đóng góp vào tổng thu nhập. 9 Thuế/ phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm: Áp dụng đối với các sản phẩm gây ô nhiễm, tác hại tới môi trường khi sử dụng chúng. Loại thuế/ phí này đánh vào các sản phẩm có tính độc hại như kim loại nặng (As, Hg, Mn ), CFCs, xăng pha chì, các loại ắc quy chứa chì, thuỷ ngân - Ưu điểm: + Giảm việc sử dụng sản phẩm đặc biệt các sản phẩm có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao + Khuyến khích sử dụng sản phẩm ít gây ô nhiễm (sản phẩm thân thiện môi trường) + Tăng nguồn thu cho các hoạt động BVMT -Nhược điểm: + Không áp dụng đối với các chất thải nguy hại + Liên quan đến thị trường và tính cạnh tranh của sản phẩm + Hạn chế về quản lý tài chính + Sản phẩm được sử dụng với khối lượng /số lượng lớn - Mức độ ứng dụng: + Môi trường nước: trung bình, phí phân bón và thuốc sát trùng ở NaUy và Thuỵ Điển, phí dầu nhờn ở Đức + Môi trường không khí: cao, đặc biệt đối với nhiên liệu, phí đối với các hợp chất Sulfua trong xăng ở Pháp, các loại thuế khác nhau đối với xăng có Chì hay không có Pb + Chất thải: cao (ví dụ: phí đối với bao bì thức uống không hoàn trả lại ở Pháp, phí đối với nylon ở ý) Tiếng ồn: trung bình 9 Phí đánh vào người sử dụng: - Là các khoản thu trực tiếp cho các chi phí để xử lý ô nhiễm cho tập thể, cộng đồng. - Loại phí này thường được sử dụng trong thu gom và xử lý rác thải thành thị và trong việc xả, đổ nứơc thải vào cống. Thông qua phí này, các cơ sở tiếp nhận chất thải sẽ được đền bù cho những cố gắng để phân huỷ chất thải ấy. - Có chức năng làm tăng nguồn thu và liên quan đến chi phí xử lý, chi phí thu gom và thải bỏ hoặc việc thu hồi lại chi phí quản lý tuỳ vào từng trường hợp áp dụng. - Phí sử dụng không liên quan trực tiếp đến chi phí tác hại đến môi trường - Phương pháp này không thích hợp khi phải đổ bỏ những chất ô nhiễm độc hại như Hg ,  Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường Giấy phép môi trường thường được áp dụng cho các tài nguyên môi trường khó có thể qui định quyền sở hữu và thường được sử dụng bừa bãi như không khí, đại dương Giấy phép này còn được gọi là Quota gây ô nhiễm: "Quota gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, v.v được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường". Nhà nước xác định tổng lượng chất gây ô nhiễm tối đa có thể cho phép thải vào môi trường, sau đó phân bổ cho các nguồn thải bằ ng cách phát hành những giấy phép thải gọi là côta gây ô nhiễm và chính thức công nhận quyền được thải một lượng chất gây ô nhiễm nhất định vào môi trường trong một giai đoạn xác định cho cỏc nguồn thải. Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 36 - Khi có mức phân bổ côta gây ô nhiễm ban đầu, người gây ô nhiễm có quyền mua và bán côta gây ô nhiễm. Họ có thể linh hoạt chọn lựa giải pháp giảm thiểu mức phát thải chất gây ô nhiễm với chi phí thấp nhất: Mua côta gây ô nhiễm để được phép thải chất gây ô nhiễm vào môi trường hoặc đầu tư xử lý ô nhiễm để đạt tiêu chuẩn cho phép. Nghĩa là những người gây ô nhiễm mà chi phí xử lý ụ nhiễm thấp hơn so với việc mua côta gây ô nhiễm thỡ họ sẽ bỏn lại cụta gõy ụ nhiễm cho những người gây ụ nhiễm cú mức chi phớ cho xử lý ụ nhiễm cao hơn. Công cụ giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng được kết hợp những ưu điểm của hệ thống chuẩn mức thải và phí xả thải. Việc phát hành một số lượng nhất định giấy phép sẽ có tác dụng như chuẩn mức thải, đảm bảo cho các doanh nghiệp không thải nhiều hơn mức cho phép. Mặt khác, giá của giấy phép sẽ có tác dụng như một mức phí thống nhất, là cơ sở để tối thiểu hóa chi phí xã hội của việc giảm thải do đảm bảo nguyên tắc cân bằng chi phí cận biên của việc giảm thải. Quyền được mua bán giấy phép với giá xác định bởi cầu trên thị trường sẽ tạo ra các động cơ khuyến khích các doanh nghiệp giảm thải nhiều hơn để có giấy phép thừa mà bán. Trong một số trường hợp, giảm thải có thể trở thành ngành kinh doanh mới của doanh nghiệp.  Ưu điểm: - tiết kiệm chi phí tuân thủ - tăng cường kinh tế - làm giảm ô nhiễm trên bình diện quốc tế - khuyến khích các phát minh, cải tiến kỹ thuật  Nhược điểm: - ứng dụng hạn chế khi có nhiều hơn một chất ô nhiễm cũng một lúc - Những điểm nóng về ô nhiễm có thể trầm trọng thêm - Sự phân phối ban đầu đòi hỏi phải được xem xét cẩn thận - Chi phí phức tạp - Chi phí giao dịch cao nếu có nhiều người gây ô nhiễm  Mức độ ứng dụng: - Môi trường nước: thấp - Môi trường không khí: cao - Chất thải: thấp - Tiếng ồn: thấp  Hệ thống ký quỹ - hoàn trả (Đặt cọc –hoàn trả) 9 Đặc điểm: Người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền khi mua các sản phẩm có nhiều khả năng gây ô nhiễm. Khi người tiêu dùng, người sử dụng các sản phẩm ấy trả lại bao bì và các phế thải của chúng cho một trung tâm được phép tái chế hoặc thải bỏ thì khoản tiền ký quỹ của họ sẽ được hoàn trả. Cam kết đảm bảo và cam kết thực hiện là những hệ thống tương tự đòi hỏi một nhà máy, một xí nghiệp phải cam kết trước việc thực hiện hay việc ký quỹ để đảm bảo an toàn cho môi trường. Nếu các nhà máy, xí nghiệp đó không tuân theo những quy định chấp nhận được về mặt môi trường thì sẽ không thể nhận lại số tiền kỹ quỹ đó. 9 Ưu điểm: - Sắp xếp việc đổ chất thải an toàn, sử dụng lại hoặc tái sinh sản phẩm - Tạo thị trường cho vật liệu tái sinh - Tạo mối liên hệ giữa người sản xuất, phân phối và tiêu dùng 9 Nhược điểm - Chi phí thiết lập ban đầu, chi phí đóng chai, đóng thùng… - Có khả năng mua bán 9 Mức độ ứng dụng: - Môi trường nước: thấp - Môi trường không khí: trung bình - Chất thải: cao, bao bì thức uống ở nhiều nước - Tiếng ồn: không áp dụng  Ký quỹ bảo vệ môi trường Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 37 - Là công cụ kinh tế áp dụng cho các hoạt động kinh tế có tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất MT. 9 Nội dung: Yêu cầu các doanh nghiệp hoặc các cơ sở sản xuất trước khi tiến hành một hoạt động đầu tư phải tiến hành gửi một khoản tiền tại Ngân hàng hay tổ chức tín dụng nhằm đảm bảo sự cam kết về thực hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm, suy thoái môi trường. Các doanh nghiệp sẽ lấy lại khoản tiền ký quỹ khi không để xảy ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Lĩnh vực thường được ký quỹ là khai thác khóang sản, khai thác rừng hay khai thác một số tài nguyên khác. 9 Mục đích: - Nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường đối với những người có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái. - Khuyến khích việc tìm ra các biện pháp thích hợp để ngăn ngừa ô nhiễm, suy thoái MT 9 Yêu cầu: khoản tiền ký quỹ không được nhỏ hơn kinh phí cần thiết để khắc phục môi trường.  Trợ cấp môi trường Bao gồm: các khoản tiền trợ cấp, các khoản vay với lãi xuất thấp, khuyến khích về thuế,… để khuyến khích người gây ô nhiễm thay đổi hành vi hoặc giảm bớt chi phí trong việc làm giảm ô nhiễm mà những người gây ô nhiễm phải chịu. Ví dụ: Chính phủ trợ cấp cho công nghiệp chủ yếu để giúp tài trợ cho việc mua sắm các thiết bị làm giảm ô nhiễm, hoặc để trợ cấp cho việc đào tạo cán bộ, hoạt động tạo ra ngoại ứng tích cực như trồng rừng, xử lý ô nhiễm, Trợ cấp thường được sử dụng trong những trường hợp và ở những khu vực mà ở đó có khó khăn đáng kể về kinh tế.  Nhãn sinh thái Nhãn sinh thái là một danh hiệu của Nhà nước hoặc một tổ chức có uy tín cấp cho các sản phẩm không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất và tiêu dùng sản phẩm đó. Nhãn sinh thái thường được xem xét và cấp cho các sản phẩm tái chế, các sản phẩm thay thế cho các sản phẩm có khả năng gây tác động xấu đến môi trường hoặc những sản phẩm có tác động tích cực đến môi trường.  Quỹ môi trường Quỹ môi trường là một thể chế hoặc một cơ chế được thiết kế để nhận các nguồn tài trợ khác nhau, từ đó phân phối cho các dự án hoặc các hoạt động cải thiện chất lượng môi trường. Quỹ môi trường được thành lập từ các nguồn kinh phí bao gồm nguồn đóng góp ban đầu của ngân sách nhà nước; nguồn đóng góp của các cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh và nguồn đóng góp tự nguyện của các tổ chức các nhân; nguồn đóng góp từ phí môi trường và các loại lệ phí khác; nguồn hỗ trợ phát triển chính thức nước ngoài (ODA), các nguồn viện trợ của chính phủ nước ngoài, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ. Quỹ được thành lập và do tổ chức môi trường quản lý. Việc chi quỹ môi trường được tiến hành theo trình tự như sau: Địa phương hoặc cơ sở sản xuất viết dự án chi quỹ và đệ trình ban quản lý quỹ. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, tổ chức quản lý quỹ tiến hành thẩm tra dự án và quyết định khoản tiền cho vay không có lãi, lãi xuất thấp hoặc trợ cấp không hoàn lại cho dự án đã được thẩm định trong khoảng thời hạn do hai bên quy định. Hoạt động của quỹ có thể giảm được lượng chất thải ô nhiễm ra môi trường, trong khi không tăng kinh phí cấp từ ngân sách dành cho công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, biện pháp này sẻ khuyến khích các cơ sở sản xuất đầu tư kinh phí để xử lý chất thải gây ô nhiễm. 2.2.3. Công cụ kỹ thuật trong QLMT Công cụ kỹ thuật trong QLMT thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát Nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Công cụ này có thể bao gồm các đánh giá tác động môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường, xử lý và tái chế chất thải. các công cụ này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ tuân thủ các tiêu chuẩn, qui định về bảo vệ môi trường. 2.2.4. Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 38 - a) Giáo dục môi trường Giáo dục môi trường là một quá trình thông qua các hoạt động giáo dục chính qui và không chính qui nhằm giúp con người có những hiểu biết, kỹ năng và tạo điều kiện cho họ tham gia vào phát triển một xã hội bền vững. Mục đích của giáo dục môi trường là vận dụng những kiến thức và kỹ năng gìn giữ, bảo tồn môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên. Giáo dục môi trường gồm các kỹ năng chủ yếu như: đưa giáo dục môi trường vào trường học; cung cấp thông tin về môi trường cho cộng đồng và người ra quyết định; đào tạo chuyên gia môi trường b) Truyền thông môi trường Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp cho những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các yếu tố đó và cách tác động vào các vấn đề liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường. Mục tiêu của truyền thông môi trường nhằm: - Thông tin cho mọi người các vấn đề môi trường và giải pháp khắc phục. - Huy động cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường. - Thương lượng, hoà giải các xung đột, tranh chấp về môi trường. - Thay đổi các hành vi ứng xử với môi trường và xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường. Truyền thông môi trường được thực hiện thông qua các phương thức như chuyển thông tin tới các cá nhân, nhóm các nhân và cộng đồng qua các phương tiện truyền thông như sách, báo, vô tuyến truyền hình, radio và qua các buổi biểu diễn lưu động, các hội diễn, chiến dịch môi trường, ngày môi trường 2.3. Hệ thống QLMT ISO 14000: 2.3.1. Sơ lược sự ra đời ISO 14000 Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) là tổ chức phi chính phủ, được thành lập năm 1946 tại Geneve, Thuỵ Sỹ nhằm thúc đẩy việc thành lập và sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế để tạo điều kiện cho việc trao đổi các tài sản và dịch vụ và để phát triển một phong trào hợp tác trong các lĩnh vực hoạt động tri thức, khoa học, công nghệ và kinh tế. Trụ sở chính của ISO đặt tại Geneve - Thuỵ Sĩ, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha. Các tiêu chuẩn ISO là tiêu chuẩn tự nguyện tham gia không mang tính pháp lý nhưng việc áp dụng nó ngày càng trở thành một “chứng chỉ” quan trọng trong các hoạt động trao đổi và hợp tác quốc tế. Việt Nam là thành viên thức 72 của ISO, gia nhập năm 1977 và được bầu vao ban chấp hành của ISO năm 1996. Trong giai đoạn chuẩn bị cho Công ước Liên hợp quốc về môi trường và phát triển tổ chức tại Rio de Rianeiro, Braxin, Uỷ ban Kinh tế và Phát triển bền vững đã đi tới kết luận rằng giới kinh doanh cần phát triển một hệ thống tiêu chuẩn Quốc tế về mức độ ảnh hưởng lên môi trường nhằm đảm rằng các công ty hoạt động trên thế giới sẽ tuân thủ những quy định về môi trường, qua đó tạo nên một “sân chơi” bình đẳng. Để chuẩn bị cho hội nghị này và để ghi nhận sự thành công của việc phát triển tiêu chuẩn ISO 9000 (hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm), tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO được đề nghị tham dự. Vì lý do đó, năm 1991, ISO đã thành lập nhóm Cố vấn chiến lược về Môi trường (SAGE) với sự tham gia của 25 nước, để điều tra tất cả các lĩnh vực thuộc quản lý môi trường và những tác động lên môi trường tại những nơi mà những tiêu chuẩn Quốc tế đó có lợi cho hoạ t động kinh doanh. SEGA cho rằng việc nhóm ISO xây dựng tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế và các công cụ thực hiện và đánh giá là rất thích hợp. ISO đã cam kết sẽ thiết lập tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế tại hội nghị thượng đỉnh Trái Đất năm 1992, tổ chức tại Rio de Janeiro, Braxin. Năm 1993, ISO đã thành lập một ủy ban kỹ thuật mới có tên là ISO/TC207 “quản lý môi trường”để soạn thảo ra những tiêu chuẩn mà nhóm Cố vấn chiến lược về Môi trường đề nghị đồng thời nghiên cứu khả năng xây dựng những tiêu chuẩn bổ trợ khác. Ban thư ký của uỷ ban kỹ thuật mới này thuộc Hiệp hội tiêu chuẩn Canađa. Tại cuộc họp đầu tiên của ISO/TC207 có 22 quốc gia Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 39 - với tổng số 50 đại biểu tham dự. ISO/TC207 sau đó thành lập thêm 6 tiểu ban,1 nhóm làm việc và phân bổ từng khu vực trong lĩnh vực quản lý môi trường cho các tiểu ban và nhóm này. Như vậy, Tiêu chuẩn hoá quốc tế về việc quản lý môi trường sẽ là một đóng góp tích cực , quan trọng vào mục tiêu ngăn ngừa ô nhiễm và bãi bỏ hàng rào thúê quan trong thương mại. Các tiêu chuẩn đầu tiên của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 được soạn thảo và ban hành cuối năm 1996 nhằm cải thiện hoạt động môi trường của các tổ chức quốc tế và kết hợp hài hoà với các tiêu chuẩn môi trường quốc gia dể tạo điều kiện thương mại quốc tế và BVMT. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 không liên quan đến những quy định luật pháp quốc gia về môi trường. Những hạn chế đối với những yếu tố gây ô nhiễm và những ảnh hưởng, mức độ tác động đến môi trường vẫn là đặc quyền của các nhà chức trách mỗi quốc gia. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 chỉ cung cấp một công cụ quản lý cho các tổ chức muốn kiểm soát lĩnh vực môi trường cũng như những tác động đến môi trường của mình để làm thế nào mà các doanh nghiệp, các chính phủ có thể đựơc lợi thông qua việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này. 2.3.2. Nguyên tắc xây dựng ISO 14000: Các tiêu chuẩn ISO 14000 được xây dựng nguyên t ắc đơn giản: “Việc quản lý môi trường ngày càng hoàn thiện thì hiệu quả càng cao và thu hồi vốn đầu tư càng nhanh.” 2.3.3. Mục đích ISO 14000: Mục đích tổng thể của tiêu chuẩn quốc tế này là hỗ trợ trong việc bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đáp ứng với yêu cầu của kinh tế, xã hội. Mục đích cơ bản của ISO 14000 là hỗ trợ các tổ chứ c trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. Hơn nữa, tổ chức thực hiện ISO 14000 có thể đảm bảo rằng các hoạt động môi trường của mình đáp ứng và sẽ tiếp tục đáp ứng với các yêu cầu luật pháp. ISO 14000 cố gắng đạt được mục đích này bằng cách cung cấp cho các tổ chức "các yếu tố của một HTQLMT có hiệu quả". ISO 14000 không thiết lập hay bắt buộc theo các yêu cầu về hoạt động môi trường một cách cụ thể. Các chức năng này thuộc tổ chức và các đơn vị phụ trách về pháp luật trong phạm vi hoạt động của tổ chức. Mục tiêu đạt đến: - Thúc đẩy việc hình thành một phương pháp chung về quản lý môi trường - Đảm bảo việc quản lý môi trường tốt hơn - Tăng cường trách nhiệm BVMT của các tổ chức và doanh nghiệp - Làm giảm bớt các hàng rào thương mại liên quan đến môi trường Æ làm dễ dàng các hoạt động thương mại quốc tế 2.3.4. Cấu trúc bộ tiêu chẩn ISO 14000 - Hiện nay, hệ thống ISO 14000 có 24 tiêu chuẩn riêng biệt (chia thành 6 tiểu ban: hệ thống quản lý môi trường, kiểm toán môi trường, nhãn môi trường, đánh giá thực hiện môi trường, đánh giá chu trình sống, thuật ngữ) trong đó ISO 14001 được coi là tiêu chuẩn về cụ thể hoá hệ thống quản lý môi trường. - Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 có 5 nội dung chính, phân làm 2 loại như sau: ¾ Loại quản lý: gồm 3 loại tiêu chuẩn 9 Hệ thống quản lý môi trường (EMS): ISO 14001 vµ ISO 14004 9 Kiểm toán môi trường - (EA) 9 Đánh giá thực thi MT - Environmental Preformance Assessment. (EPA) ¾ Loại quá trình/thiết kế: gồm 2 loại tiêu chuẩn 9 Nhãn hiệu sinh thái (nhãn môi trường) - Environmental Label (EL). 9 Phân tích chu trình sống của sản phẩm - Life Cycle Assesment (LCA). Hiện nay, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 có 24 tiêu chuẩn riêng biệt (chia thành 6 tiểu ban: hệ thống quản lý môi trường, kiểm toán môi trường, nhãn môi trường, đánh giá thực hiện môi trường, đánh giá chu trình sống và các khái niệm về phạm trù và định nghĩa) trong đó ISO 14001 được coi là tiêu chuẩn về cụ thể hoá hệ thống quản lý môi trường. a) Hệ thống quản lý môi trường [...]... thiểu các tác động xấu đối với môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 5 Cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình 6 Danh mục công trình, chương trình quản lý và giám sát các vấn đề môi trường trong quá trình triển khai thực hiện dự án 7 Dự toán kinh phí xây dựng các hạng mục công trình bảo vệ môi trường trong tổng dự toán kinh phí của... thực thi hoạt động môi trường, hoặc hệ thống quản lý môi trường của công ty đã được điều chỉnh so với tiêu chuẩn Môn Môi trường trong XD - 40 - Tài liệu tham khảo Hay nói cách khác: Kiểm toán môi trường là việc thống kê, đánh giá có hệ thống và định kỳ các hoạt động liên quan đến môi trường của một tổ chức doanh nghiệp hay dự án Kiểm toán môi trường là quá trình nội bộ về quản lý môi trường nhằm phát... việc phát triển hệ thống quản lý môi trường b) Kiểm toán môi trường (EA- Environmental Auditing) Cần phải có thêm các công cụ để thanh tra xem hệ thống quản lý môi trường đã đạt được các yêu cầu chưa, có được vận hành tốt không và kết quả có như mong đợi không Chính vì vậy, một số tiêu chuẩn về thanh tra môi trường (kiểm toán môi trường) đã được xây dựng Kiểm toán môi trường là một hệ thống hoá các thông... niệm ĐTM: Môn Môi trường trong XD - 42 - Tài liệu tham khảo a) Khái niệm Khái niệm về ĐTM rất rộng và hầu như không có một định nghĩa thống nhất Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về ĐTM được nêu trong các tài liệu chính thức Theo luật BVMT VN 20 05: “Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi... các công ty thiết kế các sản phẩm thân thiện môi trường hơn Các tiêu chuẩn này thể hiện rõ trong ISO 14 020 , ISO 14 021 , ISO 14 022 và ISO 14 024 Các tiêu chuẩn ISO về nhãn môi trường bảo đảm sự đánh giá có tính quốc tế đáng tin cậy về đặc tính môi trường cũng như các thông tin của sản phẩm đối với người tiêu dùng Tiêu chuẩn ISO 14000 quy định 3 dạng nhãn môi trường như sau: Dạng thứ nhất của nhãn: khi... như công ty đã lựa chọn nhãn môi trường và chỉ số môi trường không chính xác 2. 3.4 Lợi ích (ý nghĩa) áp dụng ISO 14000 - Dễ dàng hơn trong kinh doanh đặc biệt là trong các hoạt động thương mại quốc tế do giảm được các hàng rào thương mại liên quan đến môi trường Nếu đạt được chứng nhận ISO 14000 thì sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tể - đây là mục tiêu quan trọng... thống tỏ chức, các văn bản pháp luật về môi trường và BVMT, thiếu các cán bộ có trình độ làm công tác kiểm toán môi trường, thiếu kinh phí để tiến hành kiểm toán môi trường và duy trì hệ thống QLMT 2. 5 Báo cáo ĐTM: 2. 5.1 Sơ lược vể ra đời ĐTM: Năm 1969, thông qua đạo luật chính sách môi trường của Mỹ làm thời điểm ra đời của ĐTM Năm 1973, Hội đồng chất lượng môi trường Mỹ đưa ra hướng dẫn về nội dung... lên môi trường do hoạt động của công ty ĐTM dựa trên việc thu thập và đánh giá thường xuyên những dữ liệu thông tin và mức độ tương xứng của nó với các chỉ số về môi trường nhằm đưa ra những đánh giá hiện tại cũng như xu hướng phát triển trong tương lai của những tác động lên môi trường có liên quan đến các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ d)Nhán hiệu sinh tháii (nhán môi trường) : Nhãn môi trường (EL -. .. từng hạng mục công trình và của cả dự án 2 Đánh giá chung về hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án và vùng kế cận; mức độ nhạy cảm và sức chịu tải của môi trường 3 Đánh giá chi tiết các tác động môi trường có khả năng xảy ra khi dự án được thực hiện và các thành phần môi trường, yếu tố kinh tế - xã hội chịu tác động của dự án; dự báo rủi ro về sự cố môi trường do công trình gây ra 4 Các biện pháp... đánh giá sự thực thi môi trường và các chỉ số nhằm cung cấp công cụ cho các công ty tự đánh giá mức độ thực hiện hệ thống quản lý môi trường của mình Bao gồm: sự thực thi môi trường của công ty, nhà nước và ảnh hưởng tác động của việc thực hiện hệ thống quản lý môi trường đối với môi trường Tiêu chuẩn ISO 14031 hướng dẫn các tổ chức làm thế nào để có thể xác định được các chỉ số môi trường thích hợp để . ONMT, sự cố môi trường - Thanh tra môi trường, xử lý các vi phạm môi trường, tranh chấp môi trường - Quan trắc, phân tích và theo dõi sự diễn biến môi trường - Nâng cao nhận thức môi trường cho. Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 30 - Chương 2 Khái niệm về quản lý Môi trường 2. 1. Khái niệm chung: 2. 1.1. Khái niệm: Quản lý môi trường (QLMT) là tổng hợp các biện. quan trọng trong việc hỗ trợ tuân thủ các tiêu chuẩn, qui định về bảo vệ môi trường. 2. 2.4. Công cụ giáo dục và truyền thông môi trường Tài liệu tham khảo Môn Môi trường trong XD - 38 - a) Giáo

Ngày đăng: 22/07/2014, 00:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan