Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG - 45 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (1963 - 2008)" ppt

8 453 2
Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG - 45 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (1963 - 2008)" ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG - 45 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (1963 - 2008) PGS. TS. CAO DUY TIẾN, PGS. TS. NGUYỄN BÁ KẾ, TS. VŨ THỊ NGỌC VÂN, PGS. TS. ĐOÀN THẾ TƯỜNG, TS. TRỊNH VIỆT CƯỜNG, PGS. TS. NGUYỄN VÕ THÔNG, TS. NGUYỄN ĐỨC THẮNG, TS. PHẠM VĂN KHOAN, TS. NGUYỄN ĐẠI MINH, KS. LÊ NGỌC ANH, KS. TRẦN MẠNH NHẤT Viện KHCN Xây dựng Ngày 18/11/2008, Viện Khoa học công nghệ (KHCN) Xây dựng tổ chức lễ kỷ niệm 45 năm thành lập Viện và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất do Nhà nước trao tặng. 45 năm xây dựng và phát triển của Viện KHCN Xây dựng là chặng đường thấm đượm nhiều mồ hôi, công sức của các thế hệ cán bộ công nhân viên của Viện. Các mốc son và thành tựu quan trọng như sau: 1. Các chặng đường xây dựng và phát triển của Viện - Giai đọan 1963  1974 là thời kỳ "Hình thành và phát triển Viện ": Thành lập năm 1963, Viện mang tên là Viện Thí nghiệm vật liệu xây dựng. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu là thí nghiệm các tính chất cơ - lý - hoá của vật liệu xây dựng và đất nền. Cơ cấu tổ chức của Viện thời kỳ đầu gồm có các tổ, bộ môn với tổng số gần 60 CBCNV, trong đó có 12 người có trình độ đại học; - Giai đoạn 1975  1995 là thời kỳ "Tăng cường chức năng nhiệm vụ": Ngày 16/10/1974 Viện được đổi tên thành Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng. Ngoài thí nghiệm vật liệu xây dựng và đất nền, Viện được bổ sung thêm chức năng nghiên cứu khoa học, biên soạn tiêu chuẩn và đào tạo công nhân kỹ thuật. Cũng trong giai đoạn này, ngày 16/5/1988 đã có sự hợp nhất Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng thuộc Bộ Xây dựng với Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng cơ bản thuộc ủy ban XDCBNN thành Viện chung là Viện Khoa học kỹ thuật xây dựng. Chức năng nhiệm vụ được mở rộng thêm là chuyển giao công nghệ, đào tạo Tiến sỹ kỹ thuật, tư vấn kỹ thuật trong xây dựng và thiết kế thi công thực nghiệm. Cơ cấu tổ chức của Viện bao gồm các phòng nghiệp vụ, các phòng nghiên cứu và thí nghiệm về vật liệu xây dựng, nền móng, kết cấu, môi trường xây dựng và xưởng sản xuất thực nghiệm. Tổng số cán bộ thời kỳ đầu của giai đoạn này là 213 người, với 7 cán bộ có trình độ trên đại học và 82 cán bộ có trình độ đại học; - Giai đoạn từ năm 1996 tới nay là thời kỳ "Đổi mới và phát triển ": Ngày 24/10/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 782/TTg về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu - triển khai Khoa học và Công nghệ, Viện là một trong số 41 Viện có tên thuộc Quyết định này. Ngày 11/12/1996, Viện được đổi tên thành Viện Khoa học công nghệ xây dựng. Chức năng nhiệm vụ của Viện được mở rộng ra hầu hết các lĩnh vực và với diện hoạt động trên cả 3 miền đất nước. Cơ cấu tổ chức của Viện trong thời kỳ này bao gồm các phòng chức năng, các phòng nghiên cứu, các trung tâm nghiên cứu - triển khai, xưởng sản xuất thực nghiệm và hai Phân viện Khoa học xây dựng tại miền Trung và miền Nam. Tổng số cán bộ năm 2003 là 305 người, với 44 cán bộ có trình độ trên đại học và 138 cán bộ có trình độ đại học. Để chuẩn bị bước vào thời kỳ phát triển mới theo hướng tự chủ về tài chính theo Nghị định 115/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã ra quyết định số 789/QĐ-BXD ngày 23/5/2007 phê duyệt Đề án chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Viện Khoa học công nghệ xây dựng thành Tổ chức Khoa học công nghệ tự trang trải kinh phí. Chức năng và nhiệm vụ của Viện gồm tất cả các lĩnh vực Viện có khả năng thực hiện. Cơ cấu tổ chức của Viện được phân thành hai khối: Khối quản lý gồm 03 phòng chức năng; Khối các đơn vị hạch toán phụ thuộc gồm 01 Viện Nghiên cứu cơ bản và Tiêu chuẩn hóa, 03 Viện chuyên ngành về Kết cấu, Bê tông và Địa kỹ thuật, 08 Trung tâm theo lĩnh vực, 02 Phân Viện tại miền Trung và miền Nam và 01 Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng. Tổng số cán bộ của Viện tại thời điểm 1/11/2008 là 456 cán bộ, với 94 cán bộ có trình độ trên đại học và 324 cán bộ có trình độ đại học. Số cán bộ đầu tiên của Viện, những người đã đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng Viện và khởi động hoạt động Viện năm 1963 là 59 người. Viện trưởng đầu tiên của Viện là cụ Trịnh Tam Tỉnh. Kế tục cụ, 7 đồng chí Viện trưởng đã cùng cán bộ, công nhân viên chức các thời kỳ đưa sự nghiệp của Viện tới ngày hôm nay. 2. Cơ sở vật chất của Viện qua các thời kỳ + Trụ sở và nơi làm việc: Ban đầu Viện chỉ có trụ sở chính tại số 81, đường Trần Cung, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Năm 1997  2007 Viện đã xây dựng thêm trụ sở Phân Viện miền Trung tại đường Phan Chu Trinh sau đó chuyển về khu Nam Vĩ Dạ, đường Phạm Văn Đồng, Tp. Huế và Phân Viện miền Nam tại phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh. + Các phòng thí nghiệm: Giai đoạn đầu, Viện được trang bị một số thiết bị thí nghiệm vật liệu thép - hàn, gỗ tre, gạch đá, silicat, bê tông, cơ đất - nền móng. Qua các thời kỳ, Viện được Nhà nước nâng cấp và đầu tư 11 phòng thí nghiệm hiện đại ngang tầm khu vực các nước ASEAN đặt tại 3 miền Bắc, Trung, Nam của đất nước. 5 phòng thí nghiệm trong số đó mang các mã số đầu trong hệ thống các phòng thí nghiệm toàn quốc. Đó là các phòng thí nghiệm: 1. Phòng thí nghiệm Công trình( Las-xd 01); 2. Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật (Las-xd 02); 3. Phòng thí nghiệm Bê tông và Vật liệu xây dựng (Las-xd 03); 4. Phòng thí nghiệm Môi trường (Las-xd 04); 5. Phòng thí nghiệm Ăn mòn và bảo vệ công trình (Las-xd 05); 6. Phòng thí nghiệm Tổng hợp Phân Viện KHCN Xây dựng miền Nam (Las- xd 30); 7. Phòng thí nghiệm Phòng chống cháy (Las-xd 416); 8. Phòng thí nghiệm Tổng hợp Phân Viện KHCN Xây dựng miền Trung (Las-xd 578); 9. Phòng thí nghiệm Hiệu chuẩn thiết bị xây dựng (Vilas 264); 10. Phòng thí nghiệm Gió bão; 11. Phòng thí nghiệm Động đất. 3. Về các lĩnh vực và hoạt động khoa học nổi bật của Viện Viện tập trung nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng công nghệ vào thực tế. Qua thực tế, hoàn thiện các kết quả nghiên cứu, biên soạn thành các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn, Hướng dẫn kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xây dựng và quản lý. Viện có thế mạnh và đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực sau: - Lĩnh vực địa kỹ thuật Những đột phá và kết quả quan trọng trong lĩnh vực địa kỹ thuật là: Bản đồ địa chất công trình được lập lần đầu tiên cho Hà Nội (1980); Áp dụng các phương pháp xuyên tĩnh, xuyên vít, xuyên động trong khảo sát xây dựng; Gia cố nền đất yếu với công nghệ cọc đất-xi măng, bấc thấm cho nhà tới 7 tầng tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương; Công nghệ móng cọc tiết diện nhỏ, móng cọc ép (1985), móng cọc nhồi cho nhà cao tầng (1992), móng nổi (2005); Công nghệ thi công, đánh giá chất lượng cọc nhồi, cọc mở rộng gia cường đáy; Các phương pháp thí nghiệm cọc bằng nén tĩnh, siêu âm, biến dạng nhỏ, biến dạng lớn; Công nghệ thi công công trình ngầm trong nền đất yếu đô thị Việt Nam (1998  2002); Dự báo khả năng lún bề mặt đất khu vực Hà Nội do khai thác tập trung nước dưới đất (1997), Điều kiện địa kỹ thuật môi trường TP. Hà Nội (2005), Điều kiện địa kỹ thuật môi trường khu vực đới động ven sông Hồng địa phận Hà Nội và định hướng quy hoạch sử dụng hợp lý (2007); Hướng dẫn lập hệ thống quan trắc địa kỹ thuật môi trường trong khu vực lưu trữ chất thải rắn và khai thác tập trung nước dưới đất (2007); Cứu chữa các công trình hư hỏng do nguyên nhân nền và ứng dụng các phần mềm Địa kỹ thuật hiện đại như Plaxis, Geoslope, SageScrip. Các chuyên gia lĩnh vực Địa kỹ thuật đã biên soạn được nhiều tiêu chuẩn quan trọng như: Thí nghiệm trong phòng - Các phương pháp xác định các chỉ tiêu cơ lý của đất, Thiết kế nền móng - Nguyên tắc chung, Thiết kế móng cọc; Thiết kế, thi công và nghiệm thu cọc khoan nhồi; Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi; Tiêu chuẩn thí nghiệm nén tĩnh cọc, Hướng dẫn kỹ thuật phòng ngừa sự cố khi thi công các hố đào sâu trong vùng đất yếu. Các nghiên cứu trên đã góp phần phục vụ quản lý nhà nước trên các công trình quan trọng như: nhà máy xi măng Hải Phòng mới; Trung tâm Hội nghị Quốc gia; Bể đúc hầm dìm Thủ Thiêm; Xử lý nền Nhà máy điện Nhơn Trạch; Xác định nguyên nhân và giải pháp thi công đào hố móng nhà máy xi măng Thăng Long; Thiết kế xử lý lún Kho cảng Thị Vải; Giám định kỹ thuật sự cố hầm chui Văn Thánh, cầu đường Nguyễn Hữu Cảnh; Xác định nguyên nhân sập 2 nhịp dẫn cầu Cần Thơ. Các hợp tác quốc tế với Viện Địa kỹ thuật của Thụy Điển và các tổ chức quốc tế khác đã góp phần chuyển giao được nhiều công nghệ trong lĩnh vực nền móng vào Việt Nam. - Lĩnh vực kết cấu Trong lĩnh vực này, Viện tập trung nghiên cứu các giải pháp kết cấu công trình chịu tác động của các điều kiện tự nhiên của Việt Nam, chuyển giao và triển khai các kết cấu tiên tiến vào thực tiễn, thiết lập các phần mềm tự động hoá thiết kế theo các tiêu chuẩn và điều kiện của Việt Nam. Tiêu biểu trong số đó là các kết quả nghiên cứu về: Các giải pháp thiết kế nhà và công trình trong vùng có động đất; Hướng dẫn xây dựng và sửa chữa nhà và công trình trong vùng có động đất tỉnh Lai Châu; Nghiên cứu tăng cường khả năng chịu bão lụt cho nhà ở nông thôn các tỉnh miền Trung; Đánh giá thực trạng về khả năng phòng chống cháy của các siêu thị; Kết cấu dàn lưới trong điều kiện Việt Nam. Về lĩnh vực công nghệ, Viện đã nghiên cứu và chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến vào thực tiễn xây dựng ở Việt Nam như công nghệ xây dựng sàn lắp ghép tấm nhỏ, công nghệ sản xuất tấm lợp xi măng lưới thép, công nghệ xây dựng mái vỏ gạch lá nem, công nghệ dự ứng lực có bám dính, công nghệ dự ứng lực không bám dính, công nghệ nâng các vật siêu trường, siêu trọng, công nghệ gia cường, sửa chữa nhà và công trình, giải pháp kết cấu nhà máy điện nguyên tử. Viện cũng đã thiết lập được nhiều phần mềm phân tích và tự động hoá thiết kế kết cấu có tính năng nổi trội, phù hợp với các điều kiện Việt Nam như phần mềm thiết kế tự động kết cấu khung, khung - vách bê tông cốt thép nhà cao tầng (ASD_IBST), phần mềm tính toán thiết kế kết cấu (khung-khung vách) nhà cao tầng bằng BTCT có tính đến tải trọng động đất ở Hà Nội bằng phương pháp động theo tiêu chuẩn Chống lún kho cảng LPG Thị Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu) Áp dụng công nghệ ƯLT cho các silo Nghiên cứu ứng dụng kết cấu dàn lưới không gian SNIP II 81-96 (Hanoi_Building). Đặc biệt, phần mềm phân tích và thiết kế kết cấu phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (PKPM-VNBC) đã đoạt cúp vàng tại hội chợ khoa học và công nghệ Techmart Việt Nam 2005. Về công tác biên soạn quy chuẩn, một số quy chuẩn, tiêu chuẩn kết cấu tiêu biểu đã được Viện biên soạn là: Quy chuẩn an toàn sinh mạng cho công trình xây dựng; Hướng dẫn xây dựng phòng chống thiên tai của Việt Nam; Tiêu chuẩn Kết cấu xây dựng và nền - Nguyên tắc cơ bản về tính toán; ISO 2394 : 1998 Nguyên tắc chung về độ tin cậy của kết cấu xây dựng; TCVN 2737 : 1995 Tải trọng và tác động - Tiêu chuẩn thiết kế; Chỉ dẫn tính toán tác động nhiệt khí hậu đối với kết cấu công trình; Chỉ dẫn tính toán tải trọng sóng cho các công trình biển; TCXDVN 375 : 2006 Thiết kế nhà và công trình chịu động đất; TCXDVN 356 : 2005 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế; Kết cấu bê tông cốt thép ứng lực trước trong xây dựng dân dụng và công nghiệp - Tiêu chuẩn thiết kế; TCXDVN 338 : 2005 Kết cấu thép - Tiêu chuẩn thiết kế; TCXDVN 373 : 2006 Đánh giá mức độ nguy hiểm của kết cấu nhà; Chỉ thiết kế kết cấu nhà cao tầng; Công nghệ sử dụng lưới thép hàn; Công nghệ nối cốt thép bằng kích ép, bằng ống nối. Viện còn trực tiếp tham gia giải quyết và hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật thuộc lĩnh vực kết cấu tại các công trình quan trọng như: Trung tâm Hội nghị Quốc gia; Nhà Quốc hội; Phủ Chủ tịch; Nhà hát lớn Hà Nội; Cầu Bãi Cháy; Đạm Phú Mỹ; Đường dây 500Kv, Toà án nhân dân Tối cao, Xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch, Bút Sơn, Nghi Sơn, Hải Phòng; Nhà máy phân đạm Hà Bắc, supe Lâm Thao, sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Các cầu lớn Sông Gianh, Bãi Cháy, Rạch Miễu, Thanh Trì, Vĩnh Tuy, Cần Thơ; Đường Hồ Chí Minh, Đường hầm Thủ Thiêm. Viện đã hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực kết cấu với: Viện Hàn lâm Khoa học Xây dựng Trung Quốc (CABR) về chuyển giao công nghệ dự ứng lực và thiết lập phần mềm PKPM-VNBC; Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) về chuyển dịch tiêu chuẩn Eurocode; Viện Nghiên cứu Khoa học Hàn Quốc về kết cấu thép khẩu độ lớn, và các loại kết cấu đặc biệt; Đại học Tổng hợp Menbơn (Australia) và Đại học Bách khoa Tôkyô (Nhật) về lĩnh vực phòng chống cháy, gió và ống thổi khí động; Đại học Xây dựng Xôphia (Bungari) về các giải pháp kháng chấn cho nhà cao tầng. - Lĩnh vực công nghệ bê tông và vật liệu xây dựng Trong lĩnh vực này, nhiều công nghệ tiến bộ gắn với điều kiện khí hậu, nguyên liệu của Việt nam đã được nghiên cứu thành công. Một số kết quả tiêu biểu có thể kể đến là : Công nghệ bê tông trong điều kiện khí hậu nóng ẩm Việt Nam; Công nghệ phun khô bê tông ; Chống thấm, sửa chữa các hư hỏng và gia cố kết cấu bê tông và bê tông cốt thép; Công nghệ các loại bê tông đặc thù: bê tông cát mịn ; bê tông cốt liệu nhẹ, bê tông khí ; bê tông đầm lăn, bê tông tự chảy, bê tông cốt sợi, bê tông polystryol, bê tông bọt, bê tông khối lớn, bê tông chống thấm, bê tông tính năng cao; Công nghệ sản xuất phụ gia bê tông LK1, LK1- RD, ICT – Super N, ICT Plast, vữa tự chảy không co GM- F; Công nghệ sản xuất cột mốc biên giới. Nhiều tiêu chuẩn quan trọng đã được biên soạn như: TCVN 7570 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật, TCVN 7572 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Các phương pháp thử; Phương pháp thiết kế thành phần bê tông; TCXDVN 305 : 2004 Quy phạm thi công bê tông khối lớn; Công nghệ phun khô bê tông Cột mốc biên giới Tiêu chuẩn thí nghiệm hỗn hợp bê tông và bê tông nặng (TCVN 3105  3109; 3111  3120 và 5276 : 2006); TCXDVN 239 : 2006 Bê tông nặng - Chỉ dẫn xác định và đánh giá cường độ bê tông trên kết cấu công trình; TCXDVN 318 : 2004 Bảo trì kết cấu bê tông. Các nghiên cứu trong lĩnh vực này đã được áp dụng thành công tại nhiều công trình: Nhà máy Xi măng Hà Tiên I, Xi măng Hải Phòng mới, Móng ống khói Phả Lại II, Dự án 239/2005, Chống thấm hầm băng tải công trình Apatit Lào Cai, hầm gian máy thủy điện Yaly, chống thấm Phủ Chủ tịch, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hầm thông gió Trung tâm Hội nghị Quốc gia; Các hợp tác hiệu quả trong lĩnh vực này là: Hợp tác nghiên cứu về bê tông đầm lăn với công ty TEPCO – Nhật Bản; Hợp tác nghiên cứu với công ty Elkem AS Materials của Nauy về nghiên cứu sử dụng phụ gia microsilica trong điều kiện Việt Nam; - Lĩnh vực chống ăn mòn và bảo vệ công trình xây dựng Tiền thân là tổ bộ môn hóa phòng thủy, qua quá trình phát triển, Viện đã đạt được nhiều thành tựu. Đó là các kết quả: Nghiên cứu sử dụng cát biển làm cốt liệu bêtông (1983) ; Nghiên cứu lớp phủ vôi trang trí mặt ngoài công trình xây dựng (1992) ; Chống rêu mốc lớp trang trí mặt ngoài các công trình xây dựng (1994) ; Chống ăn mòn và bảo vệ các công trình bê tông và bê tông cốt thép vùng biển (2000); Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng chất ức chế ăn mòn Canxi nitơrit cho sản xuất vữa, bê tông chống ăn mòn dùng trong môi trường xâm thực (2001); Nghiên cứu chế tạo các sản phẩm vật liệu cách âm, cách nhiệt trên cơ sở chế phẩm Polyuretan (2001); Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng chất làm sạch gỉ và bảo quản thép xây dựng (2004); Đánh giá tình trạng ăn mòn công trình xây dựng dưới tác dụng môi trường biển Việt Nam (2007); TCXD 236 : 1999 Lớp phủ mặt kết cấu xây dựng - Phương pháp kéo đứt thử độ bám dính nền (1999); TCXD 238 : 1999 Cốt liệu bê tông - Phương pháp hoá học xác định khả năng phản ứng kiềm – silic (1999); TCXDVN 294 : 2003 Bê tông cốt thép - Phương pháp điện thế kiểm tra khả năng cốt thép bị ăn mòn (2003); TCXDVN 327 : 2004 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – yêu cầu về chống ăn mòn trong môi trường biển; TCXDVN 352 : 2005 Sơn - Phương pháp không phá huỷ xác định chiều dày màng sơn khô (2005); TCXDVN 360 : 2005 Bê tông nặng - xác định độ thấm ion clo bằng phương pháp đo điện lượng (2005). Các kết quả trên đã được ứng dụng hiệu quả tại các công trình : Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt; Lễ đài lăng Hồ Chủ tịch; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Mái chợ Rồng (Nam Định), Đài Phát thanh và truyền hình Hà Nội; Rạp xiếc Hà Nội; Nhà máy Đạm Phú Mỹ; Công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí, Thác Bà, Ninh Bình; Chống thấm mái nhà A - Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2005); Chống ăn mòn hệ thống đường ống, thiết bị và cấu kiện kim loại Nhà máy Đạm Phú Mỹ (2006  2007); Chống thấm mái silô Công ty cổ phần ximăng Cẩm Phả (2008); Giải pháp chống ăn mòn cầu Bãi Cháy. Các hợp tác quốc tế với các Viện nghiên cứu của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc về công nghệ và vật liệu chống ăn mòn đã mang lại nhiều kết quả tốt. - Lĩnh vực Môi trường và hạ tầng Viện đã thực hiện một số nghiên cứu tình trạng và giải pháp khắc phục ô nhiễm cho các đối tượng: Môi trường khu chung cư; Ô nhiễm nước mặt một số hồ của Hà Nội; Ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; Xây dựng Quy trình sản xuất sạch hơn cho sản xuất vật liệu xây dựng; Xử lý các bãi rác thải gây ô nhiễm theo QĐ/64/2003 QĐ-TTg của Chính phủ; Chống nồm cho nhà ở; Khai thác nguồn năng lượng sạch từ dưới lòng đất. Trong lĩnh vực này hợp tác vói Đan Mạch, Úc đã đưa lại nhiều hiệu quả thiết thực. Khảo sát ăn mòn cầu Phan Thiết Ch ống thấm mái nh à A – Ngân hàng Trung ương Giám sát các hệ thống kỹ thuật công trình - Lĩnh vực Trắc địa, Thiết bị xây dựng Viện đã nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ mới như: Công nghệ GPS, GPS kết hợp toàn đạc điện tử trong xây dựng công trình công nghiệp và nhà cao tầng. Đã biên soạn các tiêu chuẩn: TCXDVN 309 : 2004 Công tác Trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung; TC XDVN 271 : 2002 Quy trình kỹ thuật xác định độ lún công trình dân dụng và công nghiệp bằng phương pháp đo cao hình học; TCXDVN 351 : 2005 Quy trình kỹ thuật quan trắc chuyển dịch ngang nhà và công trình; TCXDVN 357 : 2005 Nhà và công trình dạng tháp - Quy trình quan trắc độ nghiêng bằng phương pháp Trắc địa; TCXDVN 364 : 2006 Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong Trắc địa công trình. Sử dụng công nghệ GPS xây dựng lưới trục UV phục vụ thi công xây lắp dây chuyền 3 Nhà máy xi măng Hoàng Thạch Kiểm tra các điểm toạ độ do nhà thầu lập trong mặt bằng Nhà máy lọc dầu Dung Quất – Quảng Ngãi Trong lĩnh vực thiết bị xây dựng, Viện đã thiết kế chế tạo dây chuyền và máy rung gạch không nung thế hệ RG-1 dến RG-1000; thiết kế, chế tạo thiết bị cho dây chuyền sản xuất bê tông khí cách nhiệt, áp dụng công nghệ xây dựng nhà cao tầng bằng phương pháp nâng sàn lần đầu ở Việt Nam; thiết kế chế tạo dây chuyền sản xuất sơn bi tum cao su chống thấm, thiết kế chế tạo nhiều thiết bị, dụng cụ thí nghiệm như: Máy dằn mẫu xi măng chuẩn; Cần BELKENMAM; máy nén uốn xi măng loại không dùng điện và loại hiển thị số; Thiết bị đo modul đàn hồi nền đường; Máy thử mài mòn Los Angeles và nhiều thiết bị, dụng cụ thử cốt liệu, bê tông, xi măng, đất theo tiêu chuẩn ASTM. Lĩnh vực trùng tu di tích Trong lĩnh vực này, các công nghệ trùng tu các di tích kiến trúc gỗ, gạch đá, tháp chăm, chống thấm mái, các lớp phủ sơn, sơn thếp, chế tạo và thay thế các vật liệu lát, gốm, kính đi đôi với việc thực hiện quy trình trùng tu theo chuẩn mực đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, tôn tạo các di tích văn hóa trên cả nước, đặc biệt là các di tích cố đô Huế như: Lăng Khải Định, Chùa Thiên Mụ; Cung Diên Thọ, Thế miếu; Hệ thống hành lang; Các cổng thành và nhiều công trình khác. - Lĩnh vực Đào tạo - Thông tin Máy dằn mẫu xi măng theo TCVN 6017 Cần BELKENMAM Máy nén uốn xi măng không dùng điện Máy nén uốn xi măng hiển thị số Máy trộn bê tông cưỡng bức Máy thử mài mòn Losangeles Một số thiết bị do Viện thiết kế cải tiến và chế tạo Viện đã thực hiện đào tạo được 85 thạc sỹ, 57 tiến sỹ, 3500 thí nghiệm viên và tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật cho trên 6000 cán bộ. Hệ thông thông tin lưu trữ của Viện có trên 30.000 đầu sách và tài liệu, cập nhật hệ thông tiêu chuẩn của các nước Nga, Trung Quốc, Mỹ, Úc, Anh và một số nước tiên tiến trên thế giới. Viện còn có Tạp chí Khoa học công nghệ xây dựng là nơi giới thiệu các kết quả nghiên cứu, triển khai, các đề tài khoa học, phổ biến thông tin về tiến bộ KHKT trong xây dựng. Trang website của Viện được hình thành từ rất sớm, được cập nhật thông tin hàng ngày về hoạt động KHCN và triển khai tiến bộ kỹ thuật của Viện. Một số ấn phẩm của Viện 4. Hoạt động triển khai Viện đã đi tiên phong trong việc gắn nghiên cứu với triển khai từ các năm 1974  1975 thông qua mô hình xí nghiệp xây dựng thực nghiệm. Từ đó tới nay, hoạt động này ngày càng phát triển mạnh mẽ. Thực hiện chỉ đạo của Bộ về lộ trình chuyển đổi hoạt động của Viện theo mô hình tổ chức nghiên cứu khoa học tự trang trải kinh phí, năm 2007 Viện đã phấn đấu đạt doanh thu 134,1 tỷ đồng, tự chủ 20% kinh phí sự nghiệp; năm 2008 Viện đang thực hiện sản lượng ước đạt 150 tỷ đồng và tự chủ 60% kinh phí sự nghiệp. Năm 2010 Viện sẽ tự chủ 100% kinh phí từ nguồn hoạt động này. Các lĩnh vực triển khai Viện có thế mạnh gồm: Khảo sát, thiết kế công trình; Thí nghiệm đất, vật liệu, kết cấu; Quan trắc nghiêng, lún, chuyển vị công trình; Kiểm định chất lượng, xử lý sự cố công trình; Giám sát thi công; Sửa chữa công trình; Trùng tu di tích. Trong 45 năm qua, hiệu quả hoạt động của Viện không tách rời sự chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ Xây dựng, Đảng ủy cơ quan Bộ Xây dựng, các Cục, Vụ, tổ chức Công đoàn và Đoàn thanh niên thuộc Bộ và sự giúp đỡ, hợp tác của các đơn vị bạn - các Tổng Công ty, các Công ty, các Sở Xây dựng địa phương và các ban, ngành, đoàn thể khác. Bằng cố gắng và nỗ lực cao của các thế hệ cán bộ, Viện KHCN Xây dựng đã nhận được nhiều bằng khen, cờ thi đua, huân chương lao động, huân chương độc lập, danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Và ngày 18/11/2008, kỷ niệm 45 năm thành lập, Viện KHCN Xây dựng vinh dự được nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất do Nhà nước trao tặng. Với mỗi cán bộ của Viện, thuộc thế hệ đi trước hay đang công tác, Viện luôn là hình ảnh thiêng liêng tập hợp đoàn kết mọi người, cùng nhau hoàn thành tốt các nhiệm vụ, tự hào về từng bước trưởng thành của Viện. Đây là nét đẹp truyền thống của Viện đã được các thế hệ cán bộ của Viện vun đắp từ lúc thành lập tới nay. Toàn thể cán bộ công nhân viên Viện KHCN Xây dựng có thể tin tưởng rằng, với sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng, với sự động viên của các thế hệ cán bộ đi trước, Viện KHCN Xây dựng hôm nay sẽ tiếp bước vững chắc trên các chặng đường mới. Tập thể cán bộ công nhân viên sẽ đoàn kết, gắn bó hơn, làm việc với chất lượng tốt hơn, hiệu quả hơn vì sự phát triển của Viện KHCN Xây dựng, giữ vững vai trò là một Viện KHCN Xây dựng đầu đàn của Ngành Xây dựng. . VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG - 45 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN (1963 - 2008) PGS. TS. CAO DUY TIẾN, PGS. TS. NGUYỄN BÁ KẾ, TS Nam. Về lĩnh vực công nghệ, Viện đã nghiên cứu và chuyển giao nhiều công nghệ tiên tiến vào thực tiễn xây dựng ở Việt Nam như công nghệ xây dựng sàn lắp ghép tấm nhỏ, công nghệ sản xuất tấm. công trình - Lĩnh vực Trắc địa, Thiết bị xây dựng Viện đã nghiên cứu ứng dụng một số công nghệ mới như: Công nghệ GPS, GPS kết hợp toàn đạc điện tử trong xây dựng công trình công nghiệp và

Ngày đăng: 21/07/2014, 18:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan