khủng hoảng kinh tế châu á 1997

36 621 2
khủng hoảng kinh tế châu á 1997

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là những con Hổ Đông Á. Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ châu Á. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình. Còn Đại lục Trung Hoa, Đài Loan, Singapore và Việt Nam không bị ảnh hưởng. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình. Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng Đông Á bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ. Khủng hoảng tài chính Đông Á làm người ta nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải có một hệ thống tài chính ngân hàng vững mạnh, minh bạch. Điều này thôi thúc Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đổi mới các quy chế về ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói chung. Chính phủ nhiều nước đang phát triển cho rằng các dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài và vốn vay ngân hàng nước ngoài có thể đem lại những tác động bất lợi với nền kinh tế của họ. Do đó, nhiều chính phủ đã ban hành những quy chế nhằm điều tiết các dòng vốn này.9 Bên cạnh đó, những thỏa thuận ở cấp khu vực nhằm phát triển một hệ thống phòng ngừa khủng hoảng tái diễn đã được thúc đẩy ở châu Á, ví dụ như Sáng kiến Chiang Mai, Tiến trình Đánh giá và Đối thoại Kinh tế ASEAN+3, Sáng kiến Thị trường Trái phiếu Châu Á,... Về mặt học thuật, các nhà nghiên cứu kinh tế đã nhận thấy sự hạn chế của các mô hình lý luận về khủng hoảng tiền tệ trước đây trong việc giải thích nguồn gốc và sự lây lan của khủng hoảng tài chính Đông Á. Đã có nhiều nỗ lực nhằm đưa ra một mô hình mới về khủng hoảng tiền tệ, chẳng hạn như mô hình phương pháp tiếp cận bảng cân đối tài sản, lý thuyết bong bóng, lý thuyết về nguồn gốc khủng hoảng từ chính sách tài chính và chính sách tiền tệ

Mục lục Đề tài môn Tài chính quốc tế: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ - TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997 – 1998. LIÊN HỆ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP Giáo viên hướng dẫn: Nhóm 1. Võ Thị Mỹ Vương 1254030535 2. Huỳnh Thị Quế Châu 1254030028 3. Lưu Thị Thu HIền 1254030111 4. Nguyễn Thị Kim Ngân 1254030248 Nhóm 5_ TC12DBO1 MỤC LỤC Nhóm 5_ TC12DBO1 Phần mở đầu PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: Trước năm 1997, kinh tế ở các nước Đông Á vẫn tiếp tục phát triển sau một thời gian dài tăng trưởng ngoạn mục.Nhưng nền kinh tế đột nhiên có những biến đổi nghiêm trọng dẫn tới khủng hoảng tiền tệ. Trước hết, đồng Baht mất giá thê thảm ở Thái Lan, sau đó nhanh chóng lan tỏa sang Hàn Quốc, Indonesia, rồi tới Hồng Kông, Malaysia, Philippines. Không dừng lại, chỉ mấy tháng sau, cuộc khủng hoảng đã mang tính toàn cầu khi lôi kéo Nga, Brasil vào vòng xoáy. Rất may, cùng với Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Việt Nam nằm trong nhóm các các nước ở Châu Á ít bị ảnh hưởng nhất. Dù đã hơn 10 năm trôi qua, đã có hàng nghìn trang sách về sự kiện này, tốn rất nhiều giấy bút của các chuyên gia. Chính vì thế với vai trò là sinh viên năm 3 của khối ngành kinh tế, chúng tôi muốn tìm hiểu một cách chi tiết hơn về nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á 1997 -1998. “Khủng hoảng như vậy do những nguy cơ nào? Việt Nam có hay không sự tồn tại những nguy cơ ấy? Nếu có, thì nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ rơi vào khủng hoảng trong một tương lai gần hay chăng?”. Đó là những câu hỏi cứ xuất hiện mãi trong đầu chúng tôi. Nhằm giải quyết những câu hỏi gây tò mò này, nhóm nghiên cứu sẽ đi tìm bản chất của cuộc khủng hoảng qua nhiều khía cạnh khác nhau để liên hệ cụ thể với Việt Nam, từ khi nước ta tham gia vào quá trình hôi nhập. Đó cũng chính là những lí do đề tài mang tên: “Nhìn nhận khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á 1997 – 1998. Liên hệ Việt Nam trong quá trình hội nhập” 2. Mục tiêu nghiên cứu - Làm rõ bản chất của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á 1997 -1998 thông qua nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trong đó bao gồm: nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng. - Từ cuộc khủng hoảng này, rút ra những bài học cho nền kinh tế trên thế giới và những bài học cụ thể cho nền kinh tế Việt Nam. - Phân tích nền kinh tế Việt Nam từ sau khi hội nhập WTO, để đánh giá nước ta có tồn tại những nguy cơ gây ra khủng hoảng châu Á hay không. Nếu có sẽ dự đoán khủng hoảng xảy ra như thế nào và tìm ra hướng giải quyết. 3. Câu hỏi nghiên cứu: Để mục tiêu nghiên cứu được rõ ràng và cụ thể hơn. Nhóm thực hiện đề tài đặt ra những để giải quyết: - Tồn tại những nguy cơ nào để dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng năm 1997? - Cuộc khủng hoảng diễn ra như thế nào? Và hậu quả nó để lại là những gì? - Bài học nào cho các nước trên Thế giới và Việt Nam sau cuộc khủng hoảng châu Á 1997? Phần mở đầu - Nền kinh tế Việt Nam từ khi hội nhập có tồn tại những nguy cơ gây ra khủng hoảng đó hay không? Nếu đúng là có sự tồn tại, thì dự đoán cuộc khủng hoảng tại Việt nam sẽ hình thành như thế nào? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính Châu Á 1997 – 1998 - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi lý thuyết: Đề tài tập trung vào các lý thuyết liên quan đến khủng hoảng kinh tế. Những tài liệu về liên quan đến khủng hoảng dưới nhiều góc độ khác nhau. + Phạm vi thời gian: Tập trung vào thời trước 1997 – 1998 đối với các nước bị ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng để phục vụ cho việc phân tích khủng hoảng. Đồng thời, tập trung vào thời gian sau khi Việt Nam hội nhập để phân tích nền kinh tế Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp luận: sử dụng phương pháp so sánh - đối chiếu - Phương pháp thu thập thông tin: tìm kiếm nguồn thông tin phục vụ đề tài thông qua dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu - Là nguồn tài kiệu quan trọng trong việc cung cấp khá nhiều thông tin về cuộc khủng hoảng châu Á 1997 – 1998 dưới nhiều cách nhìn nhận khác nhau. - Cung cấp các bài học cho nền kinh tế Việt Nam và các nước trên thế giới theo quan điểm của tác giả. - Dựa trên phân tích kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập và so sánh đối chiếu với những nguy cơ của khủng hoảng châu Á 1997, giúp có cái nhìn rõ hơn về nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là góp phần nào để Việt Nam tránh được khủng hoảng trong tương lai. 7. Tổng quan đề tài: Về khủng hoảng kinh tế - tài chính 1997 – 1998, đây không là vấn đề khá xa lạ nựa nên đã có rất nhiều tài liệu nói đến vấn đề này dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Do đó, đề tài này cũng tham khảo nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau dưới nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Chằng hạn như có khía cạnh của GS.Nguyễn Thiện Nhân khi nói về khủng hoảng 1997. Tuy nhiên, ngoài mục đích là tìm hiểu cuộc khủng hoảng cuộc khủng hoảng dưới nhiều cách nhìn khác nhau, mà còn là liên hệ với Việt Nam từ khi tham gia quá trình hội nhập. Để dự đoán trong tương lai dựa trên cơ sở khoa học và quan điểm của tác giả nên đây vẫn là một vấn đề khá mới và mang tính thực tiễn hiện nay. Để giải quyết tất cả những vấn đề nêu ra,đề tài gồm 3 chương: + Chương 1: Nêu ra một số cơ sở lí thuyết liên quan đến khủng hoảng châu Á 1997-1998. + Chương 2: Tìm hiểu rõ nguyên nhân, diễn biến và hậu quả của cuộc khủng hoảng dưới góc nhìn cổ điển và hiện đại. Phần mở đầu + Chương 3: Những bài học rút ra được sau cuộc khủng hoảng cho các nước trên thế giới và Việt Nam. Đồng thời, phân tích kinh tế Việt Nam sau khi hội nhập để so sánh với những nguy cơ gây ra khủng hoảng và xem xét nền kinh tế Việt Nam có thể bị lâm vào khủng hoảng như vậy hay không. Chương 1. Cơ sở lý thuyết Chương 1. Cơ sở lý thuyết CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Khủng hoảng tài chính Khủng hoảng tài chính (Financial Crisis) là tình trạng tài chính mất cân đối nghiêm trọng có thể dẫn đến sụp đổ quỹ. Đặc trưng của mỗi quỹ cấu thành nên hệ thống tài chính là các dòng tiền vào/ra, nhận/ thanh toán, hình thành tài sản có /tài sản nợ. Khi xảy ra hiện tượng mất cân đối nghiêm trọng giữa tài sản có và nghĩa vụ phải thanh toán về số lượng, thời hạn, chủng loại tiền thì có thể xảy ra khủng hoảng tài chính. Như vậy, khủng hoảng tài chính là khái niệm bao trùm được sử dụng chung cho mọi loại khủng hoảng gắn với mất cân đối về tài chính và thường là gắn với nghĩa vụ phải thanh toán lớn hơn nhiều phương tiện dùng để thanh toán tại một thời điểm nào đó. Chính vì vậy, khủng hoảng tài chính có đặc điểm của khủng hoảng “thiếu” chứ không giống khủng hoảng “thừa” diễn ra trong nền kinh tế thị trường từ nhiều năm nay. 1.2 Một số loại khủng hoảng tài chính - Khủng hoảng ngân hàng: Ngân hàng là trung gian tài chính nhận tiền gửi, huy động vốn để cho vay lại nên rủi ro rất lớn cả về mặt số lượng, thời hạn và chủng loại tiền. Ngân hàng có thể lâm vào khủng hoảng do cho vay quá mức và không thu hồi lại được dẫn đến nợ quá hạn cao làm cho ngân hàng không thể thanh toán các nghĩa vụ đến hạn. - Khủng hoảng nợ quốc gia: Trường hợp một quốc gia vay nợ nước ngoài quá nhiều và sử dụng không hiệu quả nên không trả được nợ đúng hạn, lâm vào khủng hoảng nợ buộc phải xin hoãn nợ, xóa nợ hoặc xin tuyên bố vỡ nợ. - Khủng hoảng tiền tệ: Hiện tượng không đủ ngoại tệ để thanh toán các nghĩa vụ đến hạn hay đáp ứng nhu cầu (cả thực tế và giả tạo do đầu cơ) buộc chính phủ phải dùng quỹ dự trữ ngoại tệ để duy trì tỷ giá hối đoái hoặc phá giá nội tệ làm cho nội tệ mất uy tín nhanh chóng. - Khủng hoảng thị trường tài chính: Sự rối loạn nặng nề trên thị trường vốn. Ồ ạt rút tiền gửi từ các ngân hàng thương mại, thu hẹp đáng kể quy mô tín dụng, tăng số vụ phá sản. Giá chứng khoán biến động mạnh ngoài tầm kiểm soát hay do hiệu ứng “bầy đàn” làm cho chứng khoán bị bán đổ bán tháo; thu hẹp phát hành. Xảy ra khi thị trường bị “đông cứng’ vì không có giao dịch, tạo ra sự mất cân đối giữa tiền (chứng khoán) vào, ra thị trường chứng khoán. - Khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế: (Cán cân thanh toán vãng lai, cán cân vốn) Khủng hoảng xảy ra khi các cán cân này thâm hụt quá nặng trong thời gian dài và không có nguồn bù đắp. Khủng hoảng cán cân thanh toán vãng lai thường xảy ra khi cán cân thương mại bị thâm hụt. Khủng hoảng cán cân thanh toán khi tổng các luồng Chương 1. Cơ sở lý thuyết ngoại tệ ra lớn hơn luồng ngoại tệ vào (tổng cán cân vãng lai và tài khoản vốn) gây nên thâm hụt nặng nề. - Khủng hoảng khả năng thanh khoản: Phản ánh sự mất cân đối chủ yếu liên quan tới thời hạn và chủng loại của các giấy tờ có giá và một số loại tài sản tài chính đặc thù. - Khủng hoảng ngân sách nhà nước: Ngân sách nhà nước thâm hụt kéo dài trong khi các nguồn bù đắp bị hạn chế hoặc không thể lạm dụng hơn nữa nếu muốn tránh hậu quả vỡ nợ hay bùng nổ lạm phát. 1.3 Đầu cơ Trong lĩnh vực tài chính, đầu cơ là việc mua, bán, nắm giữ, bán khống các loại tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu,hàng hoá, tiền tệ, bất động sản, chứng khoán phái sinh nhằm thu lợi từ sự biến động giá mạnh của chúng. Vì hoạt động đầu cơ áp dụng với các loại tài sản tài chính biến động như vậy cho nên đầu cơ là một kiểu kinh doanh có rủi ro rất cao. Ngược lại với đầu cơ là việc mua và nắm giữ các tài sản tài chính để tăng thu nhập thông qua cổ tức hoặc lãi suất, hay còn gọi là đầu tư. Lợi ích của hoạt động đầu cơ là nó cung cấp cho thị trường một lượng vốn lớn, làm tăng tính thanh khoản cho thị trường và làm cho cho các nhà đầu tư khác dễ dàng sử dung các nghiệp vụ như phòng vệ hay kinh doanh chênh lệch giá để loại trừ rủi ro. Tuy nhiên đầu cơ cũng gây ra những tác động tiêu cực. Khi có hoạt động đầu cơ giá lên diễn ra, giá của một loại hàng hoá nhất định có thể tăng đột ngột vượt quá giá trị thực của nó, đơn giản vì việc đầu cơ đã làm gia tăng cái gọi là "cầu ảo". Giá tăng lại tiếp tục làm các nhà kinh doanh khác nhảy vào thị trường này với hi vọng giá sẽ còn lên nữa. Hiệu ứng tâm lý này tiếp tục đẩy giá lên, làm cho thị trường này trở nên rất nóng và ẩn chứa rủi ro cao. Toàn bộ quá trình này được gọi là "bong bóng kinh tế", một khi trái bong bóng này bị chọc thủng thì các nhà đầu cơ trên thị trường này có thể gặp những tổn thất vô cùng nặng nề. 1.4 Bất động sản Bất động sản (BĐS) theo nghĩa thông thường nhất được hiểu là đất đai và các công trình xây dựng cố định trên đất đai. Theo điều 181 bộ Luật dân sự Việt Nam thì BĐS là các tài sản không di dời được, bao gồm: đất đai, nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất đai, các tài sản do luật định. Thị trường bất động sản là địa điểm, là nơi mà tại đó người bán và người mua tài sản BĐS tác động qua lại lẫn nhau để xây dựng giá cả và số lượng hàng hóa BĐS được thực hiện. Bất động sản có vai trò khá quan trọng đối với thị trường tài chính. Đó là nguồn vốn để phát triển thông qua hoạt động thế chấp. Thị trường bất động sản phát triển thì một nguồn vốn lớn tại chỗ được huy động. Theo thống kê, ở các nước phát triển lượng tiền ngân hàng cho vay qua thế chấp BĐSchiếm đến 80% tổng lượng vốn cho vay. Chương 1. Cơ sở lý thuyết 1.5 Tăng trưởng nóng Tăng trưởng nóng là hiện tượng nền kinh tế tăng trưởng vượt bậc, vượt mức sản lượng tiềm năng. Tại mức sản lượng tiềm năng các tiềm lực kinh tế được sử dụng một cách hiệu quả nhất, tỷ lệ lạm phát vừa phải, thất nghiệp thấp nhất, tức là vẫn còn một tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên cho phép để ổn định nền kinh tế. Tăng trưởng nóng tạo nên một số chỉ tiêu vượt bậc về kinh tế từ đó gây ra một số hệ quả không tốt cho nền kinh tế. Có 4 dấu hiệu chính để nhận biết một nền kinh tế tăng trưởng nóng là lạm phát và giá chứng khoán tăng nhanh, đầu tư trong nước và nhập khẩu hàng tiêu dùng gia tăng mạnh. Tóm tắt chương 1. Qua chương đầu tiên chúng ta đã biết được thế nào là khủng hoảng tài chính, các loại khủng hoảng tài chính, bất động sản, đầu cơ và tăng trưởng nóng. Nguyên nhân, diễn biến và hậu quả sẽ được trình bày trong chương 2. Chương 2. Khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998 [...]... tế- tài chính châu Á 1997- 1998 Tóm lại, theo mô hình chúng ta nhận ra khủng hoảng kinh tế - châu Á 1997 – 1998 đã nổ ra với các điều kiện bên trong là tích lũy 4 nguy cơ khủng hoảng và dưới tác động lẫn nhau của 4 vòng xoáy khủng hoảng và dưới tác động dây chuyền của phá giá nội tệ 2.2.2 Phát triển mô hình “các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh tế - tài chính” ở nước Thái Lan Nếu... một số tác động bên ngoài Tất cả cách nhìn này dựa trên mô hình “Các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh tế - tài chính” của GS Nguyễn Thiện Nhân 2.2.1 Mô hình “Các nguy cơ khủng hoảng và cơ chế phát sinh khủng hoảng kinh tế - tài chính” Chương 2 Khủng hoảng kinh tế- tài chính châu Á 1997- 1998 + + + + Qua biểu đồ ta thấy, khủng hoảng chỉ có thể nổ ra khi bên trong nền kinh tế quốc...Chương 2 Khủng hoảng kinh tế- tài chính châu Á 1997- 1998 CHƯƠNG 2 KHỦNG HOẢNG KINH TẾ-TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997- 1998 2.1 Tiếp cận dưới góc nhìn cổ điển Đây là cách tiếp cận một cuộc khủng hoảng theo kiểu logic “nếu A thì B” hay nói cách khác đi từ nguyên nhân A, B, C để dẫn đến kết cục D (khủng hoảng) 2.1.1 Nguyên nhân khủng hoảng Theo các chuyên gia thì đây là một cuộc khủng hoảng kép: Khủng hoảng tài... Chương 2 Khủng hoảng kinh tế- tài chính châu Á 1997- 1998 40%) Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu - Diễn biến khủng hoảng ở Thái Lan Việc đầu tư ồ ạt vào BĐS dẫn tới hậu quả tỷ lệ phòng trống của các nhà cao ốc văn phòng và khu nhà ở lên tới 20% Điều này đã gây khó khăn lớn cho các nhà đầu... cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính Thì tiếp theo đề tài sẽ phát triển mô hình cho một nước cụ thể đó là Thái Lan – nơi bắt nguồn cuộc khủng hoảng châu Á 1997- 1998 Với các số liệu về tình hình Thái Lan trước khi bị khủng hoảng, thì ta có thể thấy rằng: Thực tế ở Thái Lan từ cuối năm 1996 và đầu năm 1997, ở Thái Lan đã xuất hiện đầy đủ 4 nguy cơ khủng hoảng ở mức cao Đó là: + Các doanh nghiệp kinh. .. của tỉ giá làm cho các doanh nghiệp vốn đã kém hiệu quả bị thua lộ và phá sản Và trong năm 1998, gần 4000 doanh nghiệp ở Thái Lan bị phá sản, tạo nên vòng xoáy khủng hoảng số 4 Sự phá sản của các doanh nghiệp, tuy tác động chậm hơn, song sẽ lại thúc đẩy quá trình phá sản các ngân hàng,công ty tài chính, còng xoáy khủng hoảng 4 Như vậy, tiến trình bùng nổ khủng hoảng kinh tế- tài chính ở Thái Lan có... kinh tế nhà nước nhiều hơn từ các khu vực kinh tế khác Đây là điểm khác biệt so với đặc điểm của khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á 1997- 1998 xuất phát từ khu vực tư nhân.Sở dĩ như vậy là vì, khác với đại đa số các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò rất quan trọng ở Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, tín dụng và thu NSNN Tuy nhiên nếu khủng hoảng. .. hiện 4 nguy cơ khủng hoảng, những người có đủ thông tin về các nguy cơ này tất sẽ lo lắng Lo sợ các ngân hàng và tổ chức tài chính phá sản sẽ thúc đẩy họ rút tiền ra khỏi Chương 2 Khủng hoảng kinh tế- tài chính châu Á 1997- 1998 tổ chức này Lo sợ tỉ giá hối đoái tăng, đồng Baht mất giá sẽ khiến họ đổ xô đi mua USD, làm cầu USD tăng Thực tế ở Thái Lan, từ đầu năm 1997 đến 3 .1997, người dân và các nhà đầu... mất giá và tỷ lệ lạm phát tăng vọt Lạm phát tăng tốc cùng với chính sách tài chính khắc khổ theo yêu cầu của IMF khiến chính phủ phải bỏ trợ giá lương thực và xăng đã khiến giá hai mặt hàng này tăng lên Tình Chương 2 Khủng hoảng kinh tế- tài chính châu Á 1997- 1998 trạng bạo động để tranh giành mua hàng đã bùng phát Riêng ở Jakarta đã có tới 500 người bị chết do bạo động Khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng. .. các nhà đầu tư chứng khoán thì bán chứng khoán, đổi ra ngoại tệ và chuyển ra ngoài 2.1.2 Diễn biến: Cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính ở châu Á nổ ra năm 1997 trước hết xuất phát từ Thái Lan, rồi sau đó lan sang các nước khác như Philippines, Malaysia, Indonesia, HongKong, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật bản, Mỹ… 2.1.2.1 Thái Lan - Tình hình Thái Lan trước khủng hoảng: Trước khi bắt đầu phân tích diễn biến khủng

Ngày đăng: 20/07/2014, 22:44

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chương 2. Khủng hoảng kinh tế-tài chính châu Á 1997-1998

  • Chương 3: Bài học rút ra và tầm nhìn Việt Nam trong giai đoạn hội nhập

  • Kết luận

  • Tài liệu tham khảo

    • 1. Lí do chọn đề tài:

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 3. Câu hỏi nghiên cứu:

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu:

    • 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu

    • 7. Tổng quan đề tài:

    • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT

      • 1.1 Khủng hoảng tài chính

      • 1.2 Một số loại khủng hoảng tài chính

      • 1.3 Đầu cơ

      • 1.4 Bất động sản

      • 1.5 Tăng trưởng nóng

      • Tóm tắt chương 1.

      • CHƯƠNG 2. KHỦNG HOẢNG KINH TẾ-TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997-1998

        • 2.1 Tiếp cận dưới góc nhìn cổ điển

          • 2.1.1 Nguyên nhân khủng hoảng.

          • 2.1.2 Diễn biến:

            • 2.1.2.1 Thái Lan

            • 2.1.2.2 Philippines

            • 2.1.2.3 Hong kong

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan