Tự chọn góc nhìn của một trong bốn nhóm làm việc ( chuyên gia kỹ thuật, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý, nhóm phát triển cộng đồng..) để viết về vấn đề môi trường và phát triển bền vững

3 845 8
Tự chọn góc nhìn của một trong bốn nhóm làm việc ( chuyên gia kỹ thuật, lãnh đạo  doanh nghiệp, nhà quản lý, nhóm phát triển cộng đồng..) để viết về vấn đề môi trường và phát triển bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chọn góc nhìn với vai trò là nhà quản lý, đánh giá tác động môi trường với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực cố gắng của đông đảo quần chúng nhân dân, nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển đáng kể. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết, hàng năm, kinh tế nước ta tăng trưởng trung bình 7%, Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các thành phần kinh tế đều phát triển. Tốc độ phát triển kinh tế trong những năm qua đã tạo điều kiện cho Việt Nam dần khắc phục sự thiếu hụt cán cân kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện

Trường Đại học Mỏ-Địa chất Bộ môn Môi trường SV: Nguyễn Văn Lương. MSSV. 0921010307 LỚP: Lọc- Hóa dầu A-K54 BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔI TRƯỜNG SỐ 2 ĐỀ BÀI: Tự chọn góc nhìn của một trong bốn nhóm làm việc ( chuyên gia kỹ thuật, lãnh đạo doanh nghiệp, nhà quản lý, nhóm phát triển cộng đồng ) để viết về vấn đề môi trường và phát triển bền vững. Chọn góc nhìn với vai trò là nhà quản lý, đánh giá tác động môi trường với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực cố gắng của đông đảo quần chúng nhân dân, nền kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển đáng kể. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá 8 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết, hàng năm, kinh tế nước ta tăng trưởng trung bình 7%, Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các thành phần kinh tế đều phát triển. Tốc độ phát triển kinh tế trong những năm qua đã tạo điều kiện cho Việt Nam dần khắc phục sự thiếu hụt cán cân kinh tế, đời sống của nhân dân được cải thiện Tuy nhiên, cũng giống như các nước đang phát triển trên thế giới, do những hiểu biết còn nông cạn, do tiếng gọi của lợi ích kinh tế, chúng ta đã không thực sự chú ý đến sự phát triển bền vững. Biểu hiện của quá trình này là văn hoá bị xuống cấp, các tệ nạn xã hội nảy sinh, đặc biệt là môi trường tự nhiên bị ô nhiễm nghiêm trọng. Con người sống và tồn tại không tách rời hoạt động thực tiễn của mình. Thông qua sản xuất vật chất, cải tạo các quan hệ xã hội và qua nghiên cứu khoa học phục vụ cho thực tiễn sản xuất vật chất, con người đã tác động vào tự nhiên, hình thành lịch sử phát triển của tự nhiên và xã hội loài người. Sự phụ thuộc của con người vào thiên nhiên tới một mức nào đó đã sản sinh ra mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trên lĩnh vực kinh tế và cuối cùng chính nhu cầu cần phát triển kinh tế đã làm cho con người tác động mạnh mẽ tới tự nhiên như một tất yếu khách quan không thể thay đổi khác được. Để sản xuất nông, công nghiệp đạt hiệu quả cao, con người không ngừng cho ra đời các phát minh, sáng chế mới. Các phát minh này tác động tới môi trường tự nhiên theo hai hướng. Có những phát minh ra đời nhằm phục vụ cho công, nông nghiệp nhưng lại thân thiện với môi trường như những chế phẩm sinh học phục vụ trong nông nghiệp. Nhưng cũng có những phát minh ra đời trong quá trình sử dụng, nó đã “chống” lại môi trường như các công nghệ in ấn, các lò phản ứng hạt nhân, nhà máy điện hạt nhân, công cụ đào hầm mỏ, chất đốt, bom mìn dùng trong khai thác khoáng sản Như vậy, chính sự thay đổi của các nền kinh tế đã tạo ra sự “bóc lột” thiên nhiên ngày càng gia tăng. Như vậy, giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên vừa có sự thống nhất, vừa có sự mâu thuẫn. Sự thống nhất và mâu thuẫn đó đều thể hiện ở nền sản xuất xã hội. Con người không ngừng sản xuất ra của cải vật chất. Mọi của cải vật chất mà con người sản xuất ra xét đến cùng bằng cách này hay cách khác đều lấy vật liệu từ tự nhiên Với vai trò là nhà quản lý yêu cầu cấp thiết được đặt ra là kinh tế xã hội phải phát triển, để đảm bảo cuộc sống ấm no cho người dân và cũng như cơ sở vật chất cho các hoạt động an ninh, quốc phòng. Đồng thời việc bảo vệ môi trường cũng được chú trọng đảm bảo sự phát triển bền vững. chính vì vậy phải biết kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường sao cho hài hòa. 1. Nếu Chú trọng phát triển kinh tế, xem nhẹ bảo vệ môi trường. đa số ở các nước kém phát triển và một số nước đang phát triển họ thường giải quyết việc trước mắt đó là tận dụng một cách triệt để tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế thật nhanh, thoát đói, thoát nghèo. Việc này chỉ là vấn đề giải quyết tình thế, còn về lâu dài môi trường lại tác động trực tiếp lại người dân gây thiên tai, bệnh tật tác động ngược lại với mục tiêu phát triển 2. Nếu chú trọng việc bảo vệ môi trường, xem nhẹ việc phát triển kinh tế . cái này chỉ phù hợp với một thời kỳ mà nền kinh tế của loài người đã quá dư thừa của cải. tuy nhiên trên thế giới hiện nay chưa có Quốc gia nào đạt tới ngưỡng này, chính vì vậy khi ta quá quan tâm tới việc bảo vệ môi trường, tất nhiên sẽ không tận dụng được các nguồn tài nguyên, các mỏ khoáng để phục vụ cho việc phát triển, xây dựng cơ sở văn minh của loài người, lúc đấy đời sống con người khó khăn, gây ra các tệ nạn, đời sống người dân sẽ không đảm bảo…. Nghiên cứu về sự kết hợp giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên cho ta thấy việc đánh giá tác động của phát triển kinh tế đến vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên và ngược lại. Từ đó giúp cho các nhà quản lý ra quyết định chủ động lựa chọn những phương án khả thi và tối ưu về kinh tế cũng như kỹ thuật trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mình. Đồng thời sẽ giúp chúng ta kết hợp một cách thông minh giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên để có sự phát triển thực sự bền vững. Việt Nam ta là một nước đang trong thời kỳ mới phát triển, chính vì vậy việc phát triển kinh tế nhanh là vấn đề mấu chốt, nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như sánh kịp với các nước khác, nước ta có nhiều nguồn tài nguyên như Đá vôi (Ninh Bình), Than (Quảng Ninh), Sắt (Thái Nguyên), Dầu khí (thềm lục địa và biển đông), Boxit (Tây Nguyên)…, những nguồn tài nguyên này đã đóng góp tích cực và rất đáng kể đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam trong nhưng năm cuối của thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI với trữ lượng khai thác lên đến hàng triệu tấn, giải quyết công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, đem lại bộ mặt mới cho các vùng kinh tế nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên những năm gần đây chúng ta có xu hướng giảm dần trữ lượng khai thác, quan tâm tới ảnh hưởng của môi trường, do chúng ta ngày càng nhận thức rõ vai trò của môi trường đối với sự phát triển của con người và những tác động từ môi trường, điển hình cho ý thức đó là từ năm 2012 chúng ta đã ngừng cấp phép khai mỏ mới tại Quảng Ninh, Dầu khí có xu hướng vươn ra xa Biển Đông để khai thác Chúng ta tham gia nhiều hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường như nghị định thư kyoto,( Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto ,và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005). Hội nghị Rio + 20 (Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững) hay hội nghị môi trường ASOEM 21 của các Quốc gia Đông Nam Á, nhằm thực hiện một số nguyên tắc, cam kết, cũng như chương trình khung về việc bảo vệ môi trường đi đôi với việc phát triển kinh tế- xã hội. Qua đây có thể thấy giữa môi trường tự nhiên và phát triển kinh tế có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường tự nhiên là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển là cơ sở tạo nên các biến đối đổi của môi trường tự nhiên theo hướng ngày càng tốt hơn. Chính vì vậy muốn phát triển bền vững phải đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa hai yếu tố trên. . Trường Đại học Mỏ-Địa chất Bộ môn Môi trường SV: Nguyễn Văn Lương. MSSV. 0 921 010307 LỚP: Lọc- Hóa dầu A -K54 BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔI TRƯỜNG SỐ 2 ĐỀ BÀI: Tự chọn góc nhìn. hưởng của môi trường, do chúng ta ngày càng nhận thức rõ vai trò của môi trường đối với sự phát triển của con người và những tác động từ môi trường, điển hình cho ý thức đó là từ năm 20 12 chúng. tình thế, còn về lâu dài môi trường lại tác động trực tiếp lại người dân gây thiên tai, bệnh tật tác động ngược lại với mục tiêu phát triển 2. Nếu chú trọng việc bảo vệ môi trường, xem nhẹ việc phát

Ngày đăng: 20/07/2014, 18:40

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Chúng ta tham gia nhiều hội nghị thượng đỉnh thế giới về môi trường như nghị định thư kyoto,( Nghị định thư Kyoto là một nghị định liên quan đến Chương trình khung về biến đổi khí hậu mang tầm quốc tế của Liên hiệp quốc với mục tiêu cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba khi các bên tham gia nhóm họp tại Kyoto ,và chính thức có hiệu lực vào ngày 16 tháng 2 năm 2005). Hội nghị Rio + 20 (Hội nghị Liên hợp quốc về phát triển bền vững) hay hội nghị môi trường ASOEM 21 của các Quốc gia Đông Nam Á, nhằm thực hiện một số nguyên tắc, cam kết, cũng như chương trình khung về việc bảo vệ môi trường đi đôi với việc phát triển kinh tế- xã hội.

  • Qua đây có thể thấy giữa môi trường tự nhiên và phát triển kinh tế có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường tự nhiên là điều kiện cho kinh tế phát triển và kinh tế phát triển là cơ sở tạo nên các biến đối đổi của môi trường tự nhiên theo hướng ngày càng tốt hơn. Chính vì vậy muốn phát triển bền vững phải đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa hai yếu tố trên.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan