chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

77 1.2K 8
chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đảng, Nhà nước ta đặt mục tiêu “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI” [1]. Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 cũng khẳng định vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ đối với lực lượng sản xuất “khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo được bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [18]. Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV trong đó có các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV trong các lĩnh vực: tài chính, tín dụng; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; phát triển nguồn lực; mặt bằng sản xuất kinh doanh; xúc tiến mở rộng thị trường. Đặc biệt, ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 677/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình ĐMCN quốc gia đến năm 2020, trong đó mục tiêu của chương trình đến năm 2015 là số lượng doanh nghiệp thực hiện ĐMCN tăng trung bình 10% và đến năm 2020 số lượng doanh nghiệp thực hiện ĐMCN tăng trung bình 15%, trong đó có 5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các bộ, ngành, địa phương, tổ chức hiệp hội cũng như cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cũng đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình, dự án trợ giúp phát triển DNNVV trong các lĩnh vực tài chính, xúc tiến mở rộng thị trường, phát triển nguồn nhân lực. Điều đó chứng tỏ ĐMCN đang là vấn đề được thực tiễn quan tâm. Vì những lý do trên, luận văn đã lựa chọn nghiên cứu về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với DNNVV ở Việt Nam, phù hợp với chương trình đào tạo thạc sỹ về quản lý kinh tế, qua đó đóng góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu; đề xuất, kiến nghị, giải pháp chính sách về đổi mới công nghệ cho DNNVV.

MỤC LỤC M C L CỤ Ụ 1 DANH M C CÁC T VI T T TỤ Ừ Ế Ắ 3 DANH M C B NGỤ Ả 4 L I NÓI UỜ ĐẦ 5 CH NG 1ƯƠ 11 C S LÝ LU N V CH NH SÁCH H TR I M I CÔNG NGH CHO DOANH Ơ Ở Ậ Ề Í Ỗ ỢĐỔ Ớ Ệ NGHI P NH VÀ V AỆ Ỏ Ừ 11 1.1 Công ngh v i m i công nghệ à đổ ớ ệ 11 1.1.1 Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ 11 1.1.2 Vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và doanh nghiệp nhỏ và vừa 14 1.1.3 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa 20 1.2 Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ 21 1.2.1 Khái niệm và vai trò của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ 21 1.2.2 Mục tiêu chính sách hỗ trợ ĐMCN 22 1.2.3 Nội dung chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ 23 1.2 Các tiêu chí ánh giá chính sách h tr i m i công nghđ ỗ ợ đổ ớ ệ 28 1.3 M t s kinh nghi m qu c t v h tr DNNVV i m i công nghộ ố ệ ố ế ề ỗ ợ đổ ớ ệ 30 1.3.1 Nhật Bản 30 1.3.2 Hàn Quốc 31 1.3.3 Mỹ 32 1.2.4 Trung Quốc 32 1.2.5 Philippines, Indonexia và Thái Lan 33 1.2.6 Một số bài học kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ 33 CH NG 2ƯƠ 37 TH C TR NG CH NH SÁCH H TR I M I CÔNG NGH CHO DNNVV VI T Ự Ạ Í Ỗ ỢĐỔ Ớ Ệ Ở Ệ NAM 37 2.1 S hình th nh chính sách h tr i m i công ngh ự à ỗ ợ đổ ớ ệ 37 2.1.1 Chủ trương, đường lối của Đảng về hỗ trợ đổi mới công nghệ 37 2.1.2 Thể chế hóa đường lối chính sách thành pháp luật về đổi mới công nghệ 40 2.2 Th c tr ng chính sách h tr MCN cho DNNVVự ạ ỗ ợ Đ 42 2.2.1 Thực trạng ĐMCN của các doanh nghiệp Việt Nam 42 2.2.2 Thực trạng chính sách phát triển thị trường công nghệ 44 2.3 ánh giá chính sách h tr DNNVV i m i công nghĐ ỗ ợ đổ ớ ệ 47 2.3.1 Những ưu điểm của chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ 47 2.3.2 Những hạn chế, bất cập trong quá trình đổi mới công nghệ 50 2.3.3 Nguyên nhân những hạn chế của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ52 CH NG 3ƯƠ 61 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 CGCN Chuyển giao công nghệ 2 CIEM Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương 3 CN Công nghệ 4 ĐMCN Đổi mới công nghệ 5 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa 6 ESCAP Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực Châu á Thái Bình Dương 7 FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài 8 GSO Tổng cục thống kê 9 KH&CN Khoa học và công nghệ 10 NISTPASS Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ 11 OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 12 R&D Nghiên cứu và triển khai 13 QLNN Quản lý nhà nước 14 TFP Năng suất yếu tố tổng hợp 15 VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 16 WEF Diễn đàn kinh tế thế giới 3 DANH MỤC BẢNG STT Số hiệu Nội dung Trang 1 1.1 Đóng góp của khoa học và công nghệ vào tăng TFP của Việt Nam giai đoạn 2006 – 2008 15 2 1.2 Phân loại các hình thức lan tỏa công nghệ 16 3 1.3 Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa 18 4 2.1 Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia, nhà khoa học về đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. 50 DANH MỤC HÌNH VẼ STT Số hiệu Nội dung Trang 1 1.1 Tốc độ tăng GDP, vốn, lao động và TFP giai đoạn 2001-2000 14 2 2.1 Những chủ thể tham gia xây dựng, thực hiện chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ 39 3 2.2 Các bước cơ bản để điều chỉnh chính sách từ sáng kiến của đối tượng chính sách 40 4 2.3 Các bước cơ bản để điều chỉnh chính sách từ sáng kiến của đối tượng ban hành, thực hiện chính sách 40 5 2.4 Chiến lược nâng cấp của các doanh nghiệp 42 6 2.5 R&D và cải tiến công nghệ 52 7 2.6 Huy động vốn cho cải tiến công nghệ 53 4 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảng, Nhà nước ta đặt mục tiêu “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công nghệ thực sự là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XXI” [1]. Quan điểm phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020 cũng khẳng định vai trò quan trọng của khoa học và công nghệ đối với lực lượng sản xuất “khoa học và công nghệ phải đóng vai trò chủ đạo để tạo được bước phát triển đột phá về lực lượng sản xuất, đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [18]. Chính phủ ban hành Nghị định số 56/2009/NĐ-CP của ngày 30/6/2009 về trợ giúp phát triển DNNVV trong đó có các cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ phát triển DNNVV trong các lĩnh vực: tài chính, tín dụng; đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; phát triển nguồn lực; mặt bằng sản xuất kinh doanh; xúc tiến mở rộng thị trường. Đặc biệt, ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 677/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình ĐMCN quốc gia đến năm 2020, trong đó mục tiêu của chương trình đến năm 2015 là số lượng doanh nghiệp thực hiện ĐMCN tăng trung bình 10% và đến năm 2020 số lượng doanh nghiệp thực hiện ĐMCN tăng trung bình 15%, trong đó có 5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Các bộ, ngành, địa phương, tổ chức hiệp hội cũng như cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế cũng đã xây dựng và thực hiện nhiều chương trình, dự án trợ giúp phát triển DNNVV trong các lĩnh vực tài chính, xúc tiến mở rộng 5 thị trường, phát triển nguồn nhân lực. Điều đó chứng tỏ ĐMCN đang là vấn đề được thực tiễn quan tâm. Vì những lý do trên, luận văn đã lựa chọn nghiên cứu về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ đối với DNNVV ở Việt Nam, phù hợp với chương trình đào tạo thạc sỹ về quản lý kinh tế, qua đó đóng góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu; đề xuất, kiến nghị, giải pháp chính sách về đổi mới công nghệ cho DNNVV. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có một số bài báo, chuyên đề, đề tài nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam như: - Bài báo “Về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ” [17] của TS Nguyễn Văn Thu đăng trên Tạp chí hoạt động khoa học và công nghệ năm 2007. Trong bài này, tác giả đã nêu khái quát những yếu tố cản trở đối với quá trình đổi mới công nghệ, các hình thức hỗ trợ DNNVV, một số lưu ý trong việc hỗ trợ thực hiện quá trình đổi mới công nghệ. - Đề tài cấp bộ: “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và định hướng hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp trong một số ngành kinh tế” [11] của Phạm Thế Dũng. Bộ Khoa học và Công nghệ, 2009. Trong đề tài này, tác giả đã đánh giá về thực trạng yếu kém của công tác đổi mới công nghệ trong các ngành cơ điện tử, sinh học, thực phẩm; chỉ ra một số nguyên nhân cơ bản của các yếu kém. Nhiều nguyên nhân có liên quan tới quá trình ban hành và thực hiện các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam. Trong đó: về phía chủ quan, các doanh nghiệp Việt Nam với đa số là các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có đủ năng lực và nguồn lực để đổi mới công nghệ một cách bài bản và liên tục; về phía Chính phủ, các bộ ngành và địa phương, các chính sách vĩ mô như chính sách ưu đãi thuế nhập khẩu, chính sách hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ chưa hướng tới 6 các doanh nghiệp cụ thể mà chủ yếu tập trung cho các viện nghiên cứu và các trường đại học. - Chuyên đề nghiên cứu “Tổng quan các chính sách của Nhà nước khuyến khích hoạt động đổi mới công nghệ trong sản xuất giai đoạn 1995- 2005” của tác giả Nghiêm Công, Viện Chiến lược và Chính sách Khoa học và Công nghệ, 2006 [8]. Chuyên đề đã tập hợp chính sách trong giai đoạn 1995-2005, đưa ra một số đánh giá, phân tích và kiến nghị điều chỉnh chính sách. Chuyên đề đã góp phần làm rõ các vấn đề cơ bản về chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ, có giá trị tham khảo. - Sách tham khảo “Quản lý đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa” của TS. Trần Ngọc Ca, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000 [3]. Nội dung sách có giá trị tham khảo các vấn đề lý luận về quản lý doanh nghiệp, đổi mới doanh nghiệp. - “Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội” luận văn thạc sỹ kinh tế chính trị của tác giả Nguyễn Thị Minh Thùy, 2012. Trong luận văn này, tác giả đã trình bày một số lý luận cơ bản, khái niệm về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ; đánh giá tình hình ban hành và thực hiện chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà Nội và đề xuất một số giải pháp. Tuy nhiên, các kiến nghị chính sách mới chỉ dừng ở nhóm chính sách thông tin, tuyên truyền… luận văn chưa tập trung đánh giá nhóm chính sách cơ bản như vốn, tín dụng, bảo hộ sở hữu công nghiệp, phát triển thị trường khoa học và công nghệ. Các nghiên cứu trên mới chỉ xem xét, đặt vấn đề về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ với tư cách là một đối tượng chính sách nghiên cứu riêng rẽ, bộ phận, có nghiên cứu chưa đề xuất được các biện pháp cụ thể; hoặc các chính sách được nghiên cứu chưa được cập nhật; đặc biệt chưa có công trình nghiên cứu cụ thể nào xem xét chính sách này trong mối quan hệ tổng thể với các chính sách khác theo góc độ của chuyên ngành quản lý kinh tế. 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn có những mục đích nghiên cứu sau đây: (i) tập hợp và xem xét nhóm chính sách hỗ trợ ĐMCN theo những tiêu chí được xây dựng; (ii) phân tích thực trạng ĐMCN cho DNNVV, đánh giá những hạn chế, bất cập của chính sách hỗ trợ ĐMCN; (iii) kiến nghị điều chỉnh, hoàn thiện chính sách ĐMCN cho DNNVV. Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Thứ nhất, tìm hiểu, nghiên cứu các đề tài công trình nghiên cứu liên quan tới chính sách hỗ trợ ĐMCN cho doanh nghiệp. - Thứ hai, hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ ĐMCN cho DNNVV. Rút ra những bài học từ kinh nghiệm quốc tế cho Việt Nam. - Thứ ba, phân tích thực trạng ĐMCN của các DNNVV, từ đó chỉ ra những thành tựu, những nhược điểm và nguyên nhân hạn chế hoạt động ĐMCN của DNNVV. Đánh giá các chính sách hỗ trợ ĐMCN. - Thứ tư, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách hỗ trợ ĐMCN cho DNNVV. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Về đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các chính sách hỗ trợ ĐMCN và hoạt động ĐMCN của DNNVV. 4.2 Về phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các DNNVV trên lãnh thổ Việt Nam và những chính sách có hiệu lực thi hành. 5. Phương pháp nghiên cứu Tập hợp các chính sách hỗ trợ hỗ trợ DNNVV nói riêng đang có hiệu lực thi hành; xem xét, đánh giá các chính sách theo phạm vi riêng lẻ và tổng thể, áp dụng các phương pháp so sánh và đối chiếu, kết hợp nghiên cứu lý luận với thực tiễn; phân tích chính sách. Kết hợp phương pháp nghiên cứu 8 định tính và các số liệu thu thập thứ cấp. Nguồn thông tin, dữ liệu được lấy từ nhiều nguồn như từ các khảo sát, báo cáo về doanh nghiệp nhỏ và vừa, bài nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế, thông tin trên Internet, số liệu của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê và Cục Phát triển doanh nghiệp. 6. Những đóng góp của luận văn: Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống, làm rõ khái niệm đổi mới công nghệ và chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ. Thứ hai, luận văn đã đánh giá tổng hợp các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ kết quả đạt được, ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân và tác động của chính sách đến hoạt động đổi mới công nghệ của DNNVV. Thứ ba, luận văn đã đề xuất 4 giải pháp: (i) tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ ĐMCN; (ii) Giải pháp kinh tế; (iii) Giải pháp truyền thông, nâng cao nhận thức; (iv) Giải pháp về phía DNNVV. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm 3 Chương, kết cấu tuần tự từ cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và trình bày giải pháp. Chương 1 trình bày cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ cho DNNVV, trong đó làm rõ các khái niệm về công nghệ, đổi mới công nghệ, vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội cũng như tìm hiểu các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quá trình đổi mới công nghệ của các DNNVV. Chương 1 cũng nêu các khái niệm về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, nội dung và mục tiêu của chính sách hỗ trợ ĐMCN. Trong Chương 1, một số tiêu chí cơ bản khi xem xét đánh giá chính sách và kinh nghiệm quốc tế cũng đã được trình bày khái quát. Chương 2, cơ bản trình bày về thực trạng và đánh giá thực trạng của chính sách hỗ trợ ĐMCN đối với DNNVV ở Việt Nam. Trong đó điểm lại những kết quả của chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ, đánh giá những hạn chế, bất cập trong quá trình đổi mới công nghệ và chỉ ra nguyên 9 nhân của những hạn chế. Chương 3 trình bày khái quát về bối cảnh, cơ hội và thách thức đối với DNNVV đổi mới công nghệ trong giai đoạn hiện nay, đồng thời với kinh nghiệm quốc tế và nguyên nhân đã được nêu trong Chương 1 và Chương 2, một số giải pháp đã được xác định bao gồm (i) tạo động lực về kinh tế đối với DNNVV; (ii) phát triển thị trường khoa học và công nghệ; (iii) tăng cường hiệu quả phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ ĐMCN; (iv) đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức; và (v) những nhiệm vụ đề xuất với hiệp hội DNNVV. 10 [...]... lợi để doanh nghiệp đầu tư cho hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ (Khoản 6 Điều 6 Luật Khoa học và công nghệ 2000) Từ những quan điểm về chính sách nói chung và chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ nói riêng, ta có thể rút ra khái niệm về chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ ở Việt Nam như sau: Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ là tổng thể các quan điểm, tư tưởng,... + Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa mới thành lập có áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý và phân tích kinh tế + Hỗ trợ tài chính cho DNNVV mới thành lập ứng dụng công nghệ mới + Hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển mạng lưới thông tin tiếp thị - Về các quỹ của Chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới công nghệ: + Quỹ bảo lãnh tín dụng công nghiệp. .. SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 Công nghệ và đổi mới công nghệ 1.1.1 Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ 1.1.1.1 Khái niệm về công nghệ Thuật ngữ công nghệ hiện đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên việc đưa ra định nghĩa công nghệ lại chưa có sự thống nhất Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, có sáu khái niệm về công nghệ: (i) công nghệ. .. đầu tư cho cho khoa học và công nghệ với tỷ lệ trên 2% Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư cho đổi mới công nghệ sẽ đóng vai trò chính, quan trọng trong việc phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Sau đây là nội dung cơ bản về chính sách hỗ trợ đối với các DNNVV đổi mới công nghệ đã được áp dụng với các nước trên trong thời gian qua: - Về pháp lý đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa: Một số nước đã ban... công nghệ, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.3 Nội dung chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ Các chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ không tồn tại một cách riêng lẻ mà là một hệ thống các chính sách được quy định từ Luật cho đến văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, cơ quan ngang bộ Để hệ thống hóa, luận văn phân loại thành hai (02) nhóm: nhóm chính sách hỗ trợ gián tiếp và nhóm chính sách hỗ. .. xuôi doanh nghiệp quốc tế hay doanh nghiệp FDI cho các Lan doanh nghiệp tại Việt Nam Doanh nghiệp tại Việt Nam là nhà cung cấp Công tỏa theo chiều nghệ được chuyển giao từ những khách hàng là các dọc: liên kết doanh nghiệp quốc tế hay doanh nghiệp FDI cho các ngược Lan tỏa doanh nghiệp tại Việt Nam Doanh nghiệp tại Việt Nam là một đối thủ cạnh tranh theo chiều Công nghệ được chuyển giao từ doanh. .. về mặt hợp tác, ở Indonexia đã thành lập Bộ hợp tác xã và doanh nghiệp nhỏ 1.2.6 Một số bài học kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ Chính sách hỗ trợ DNNVV đổi mới công nghệ ở các nước không phải là mục đích để doanh nghiệp tự thân vận động, mà là một chiến lược tăng trưởng hiệu quả trên cơ sở kết hợp hài hòa chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu với chiến lược tạo... triển của DNNVV và hoạt động đổi mới công nghệ ở DNNVV không thực hiện một cách tự phát mà thiếu tác động của chính sách hỗ trợ Chính phủ các nước không chỉ đối xử với DNNVV bình đẳng như với doanh nghiệp lớn, mà còn dành ưu đãi rõ rệt cho DNNVV 1.1.3 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa ĐMCN của DNNVV chịu nhiều yếu tố ảnh hưởng như năng lực tài chính, năng lực... Luật Công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật Công nghệ cao (Khoản 7 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp) Theo Luật công nghệ cao thì doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ. .. DNNVV trở thành vệ tinh, tham gia chế tạo các phụ tùng, phụ kiện cho doanh nghiệp lớn Ở Indonexia còn quy định mỗi doanh nghiệp lớn có trách nhiệm hỗ trợ một số doanh nghiệp vừa và một số doanh nghiệp vừa có trách nhiệm hỗ trợ một số doanh nghiệp nhỏ Các nước rất coi trọng các hình thức tổ chức hợp tác của các doanh nghiệp nhỏ và vừa do yêu cầu của sản xuất kinh doanh, giúp nhau giải quyết đầu vào và đầu . sách hỗ trợ đổi mới công nghệ 21 1.2.1 Khái niệm và vai trò của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ 21 1.2.2 Mục tiêu chính sách hỗ trợ ĐMCN 22 1.2.3 Nội dung chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ. xuất với hiệp hội DNNVV. 10 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 1.1 Công nghệ và đổi mới công nghệ 1.1.1 Khái niệm công nghệ và đổi mới công. của công nghệ và đổi mới công nghệ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và doanh nghiệp nhỏ và vừa 14 1.1.3 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa 20 1.2 Chính

Ngày đăng: 20/07/2014, 17:03

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC BẢNG

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • CHƯƠNG 1

  • CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

    • 1.1 Công nghệ và đổi mới công nghệ

      • 1.1.1 Khái niệm công nghệ và đổi mới công nghệ

        • 1.1.1.1 Khái niệm về công nghệ

        • 1.1.1.2 Khái niệm về đổi mới công nghệ

        • 1.1.2 Vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và doanh nghiệp nhỏ và vừa

          • 1.1.2.1 Vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ đên sự phát triển kinh tế xã hội

          • 1.1.2.2 Vai trò của công nghệ và đổi mới công nghệ đối với sự phát triển của doanh nghiệp

          • 1.1.2.3 Doanh nghiệp nhỏ và vừa với đổi mới công nghệ

          • 1.1.3 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới đổi mới công nghệ của doanh nghiệp nhỏ và vừa

            • 1.1.3.1 Nhóm các yếu tố chủ quan

            • 1.1.3.2 Nhóm các yếu tố khách quan

            • 1.2 Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ

            • 1.2.1 Khái niệm và vai trò của chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ

            • 1.2.2 Mục tiêu chính sách hỗ trợ ĐMCN

            • 1.2.3 Nội dung chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ

              • 1.2.3.1 Chính sách thuế

              • 1.1.6.3 Chính sách tín dụng khuyến khích ĐMCN

              • 1.1.6.4 Chính sách phát triển thị trường công nghệ

              • 1.1.6.5 Các chính sách hỗ trợ trực tiếp

              • 1.1.6.5 Chính sách đào tạo, truyền thông nâng cao nhận thức về đổi mới công nghệ

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan