Đề cương môn học Triết học Mac Lenin

17 400 0
Đề cương môn học Triết học Mac Lenin

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu 1: VK ĐH VIII nêu rõ : “Sau những biến cố chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Âu, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại, loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung vào hình thức biểu hiện có nhiều nét mới” . (VKĐH VIII, trang 16) Đồng chí hãy phân tích luận điểm trên

Câu 1: VK ĐH VIII nêu rõ : “Sau những biến cố chính trị ở Liên Xô và các nước Đông Aâu, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thoái trào, nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại, loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển, có mặt sâu sắc hơn, nội dung vào hình thức biểu hiện có nhiều nét mới” . (VKĐH VIII, trang 16) Đồng chí hãy phân tích luận điểm trên BÀI LÀM Những tư tưởng lớn của nhân loại sớm muộn sẽ trở thành hiện thực và quá trình thực hiện những tư tưởng xã hội thường bắt đầu bằng một cuộc cách mạng. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa đã hình thành từ thờ cổ đại Hy Lạp trải qua nhiều giản đơn đến đầu thế kỷ 20, tư tưởng ấy được thực hiện ở nước Nga (1917) bằng cuộc cách mạng Tháng Mười vĩ đại. 80 năm đã trôi qua, sau nhiều cuộc biến động xã hội, nhân loại đã chứng kiến biết bao sự kiện thăng trầm của lịch sử. Từ sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới đến sự kiện tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu và Liên xô. Những biến động chính trị diễn ra trong vài thập kỷ gần đây, những thất bại của chủ nghĩa xã hội hiện nay không thể là căn cứ để chúng ta đi đến những kết luận vội vàng mà phải căn cứ vào giá trị tư tưởng xã hội chủ nghĩa đối với vận mệnh của toàn nhân loại cả trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai để xem xét. Trong văn kiện Đại hội VIII, Đảng ta đã khẳng định: “ sau những biến cố chính trị ở Liên xô …biểu hiện có nhiều nét mới”. Trước hết sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là một tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người, sau cách mạng Tháng Mười Nga (1917) Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nhân loại, một nhà nước thể hiện ý chí của loài người: xóa bỏ bất công, bóc lột, chủ nghĩa xã hội là mục đích, lý tưởng của giai cấp vô sản, là ước mơ, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, và thực tế lịch sử đã chứng minh khi hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời thì chế độ chủ nghĩa xã hội là một xã hội thực sự tốt đẹp, có điều kiện phát triển từ đó cho tất cả con người, lao động trở thành lẽ sống để họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Theo quan điểm của Đảng ta: chủ nghĩa xã hội là một xã hội trong đó nhân dân lao động làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, các dân tộc bình đẳng giúp đỡ lẫn nhau, có quan hệ hữu nghị với nhân dân các nước trên thế giới. Thực tế cho ta thấy, trong quá trình hình thành và phát triển của mình, chủ nghĩa xã hội đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Riêng ở Liên xô “Từ sau cách mạng Tháng mười năm 1987 (cách mạng tháng Mười tròn 70 năm), nếu so với trước năm 1917 thì tổng thu nhập quốc dân Liên xô đã tăng 4 lần, sản lượng công nghiệp tăng 5 lần, nông nghiệp tăng 1,7 lần, quỹ tiêu dùng xã hội tăng 5 lần, thu nhập bình quân đầu người tăng 2,6 lần. Tốc độ tăng trưởng sản xuất và phát triển khoa học kỹ thuật trong cùng một thời gian Liên xô đã tăng nhanh hơn Mỹ 10 lần” (theo Nguyễn Đức Bình- Đảng của V.I. Lênin – Đảng của những công cuộc đổi mới xã hội vĩ đại nhất . Tạp chí cộng sản số 11/1987) . Vậy chủ nghĩa xã hội đã có những thành tựu thật đáng tự hào trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, văn hóa, kinh tế –xã hội, khoa học xã hội đã xây dựng được một chế độ cho người lao động, họ đã thật sự là người làm chủ. Chẳng hạn về kinh tế 1985 các nước xã hội chủ nghĩa chiếm 43% kinh tế toàn thế giới, năng suất lao động dần dần cân bằng với các nước công nghiệp, quân sự tạo được thế cân bằng, mức sống của nhân dân được nâng lên. Thế nhưng, chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở các nước Đông Aâu và Liên xô. Nguyên nhân là bắt nguồn từ những sai lầm về chính trị: trong một thời gian dài nền dân chủ xã hội chủ nghĩa chỉ là hình thức, dân chủ bị cắt xén, thậm chí có lúc giả dối, đảng chưa làm tròn vai trò của người chiến sĩ tiên phong, tư duy giáo điều, lý luận yếu kém, lạc hậu, bộ máy nhà nước cồng kềnh, lẫn lộn chức năng lãnh đạo đảng và sự quản lý của nhà nước , chức năng kiểm tra đảng không rõ ràng. Về nhà nước: chưa thể hiện đúng là một nhà nước của dân, do dân, vì dân. Về kinh tế: các nước xã hội chủ nghĩa không thực hiện đúng, đầy đủ bản chất những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin mà thực hiện một cách giáo điều, máy móc. Khi tiến hành tập thể hóa, quốc hữu hóa về tư liệu sản xuất lại đưa tất cả tư liệu sản xuất tập thể hóa vào quốc hữu hóa với biện pháp thực hiện thì ép buộc, cưỡng bức thực hiện theo chỉ tiêu. Sản xuất hàng hóa không được nhận thức đầy đủ mà lại cho rằng chủ nghĩa xã hội phải được xây dựng trên cơ sở một nền kinh tế phi sản xuất hàng hóa, làm kìm hãm trong sản xuất làm đời sống nhân dân thấp, niềm tin về chủ nghĩa xã hội của nhân dân giảm sút. Phân phối không theo lao động mà theo cấp bậc và chủ nghĩa bình quân… Trong quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước xã hội chủ nghĩa với nhau là quan hệ một chiều, tâm lý dựa dẫm, ỷ lại .Trong một thời gian dài chủ nghĩa xã hội tự thỏa mãn với chính mình, không quan hệ kinh tế với các nước khác. Chính những nguyên nhân trên đây mà chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở các nước Đông Aâu và Liên xô. Nhưng khi hệ thống xã hội chủ nghĩa đó sụp đổ đã tạo nên làn sóng chống chủ nghĩa xã hội và xét lại các giá trị của cuộc cách mạng Tháng Mười Nga và các học thuyết Mác-Lênin. Xét cả tiến trình phát triển của xã hội loài người, từ lý luận của Mác-Lênin và tình hình cách mạng thế giới, Đảng ta vẫn khẳng định: “Sau những biến cố… nét mới”. Nghiên cứu thực tiễn của cách mạng thế giới hiện nay một cách khoa học và biện chứng chúng ta thấy rằng quan điểm của Đảng ta hoàn toàn đúng đắn. Trước hết chúng ta thấy rằng thời đại ngày nay là thời đại bắt đầu từ sau cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười, loài người bắt đầu bước vào hình thái kinh tế xã hội thứ 5: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, thiết lập xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Quan điểm của Đảng ta về thời đại, ngoài sự thống nhất những quan điểm trên của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời đại, Đảng ta còn bổ sung thêm: Đảng ta nêu rõ: hiện nay trong nội bộ của chủ nghĩa tư bản đã xuất hiện một mâu thuẫn mới đó là mâu thuẫn giữa các nước tư bản chủ nghĩa phátơc1 tư bản chủ nghĩa chậm phát triển. Từ đó Đảng ta đã kết luận: thời đại hiện nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, mở đầu bằng cuộc cách mạng vĩ đại ở nước Nga 1917 là thời đại đấu tranh cho thắng lợi của hòa bình –độc lập dân tộc –dân chủ và chủ nghĩa xã hội, gắn liền với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, tạo ra những tiền đề vật chất –kỹ thuật, xã hội ngày càng đầy đủ cho việc chuyển lên chủ nghĩa xã hội. Đảng ta nêu ra đặc điểm và xu thế của thời đại: Thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời đại đan xen giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa xã hội sẽ ngày càng mạnh hơn và mở rộng từ một ra nhiều nước, còn chủ nghĩa tư bản thì ngày càng suy yếu và thu hẹp . Đó là xu thế chung có tính quy luật xuyên suốt thời đại. Tại Đại hội lần thứ VIII (tháng 6/1996) Đảng ta lại tiếp tục bổ sung: “Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên xô và Đông Aâu sụp đổ khiến chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm với thế thoái trào nhưng điều đó không làm thay đổi tinh chất thời đại, loài người vẫn đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, những mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới”. Như vậy, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Aâu và Liên xô: thành quả sự lựa chọn của tương lai và trí tuệ của nhân loại là một bước lùi đầy bi kịch của lịch sử, nhưng lịch sử được tính bằng trăm năm chứ không phải bằng chục năm. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa trong thời đại ngày nay không hề chết. Một xã hội bình đẳng, không có áp bức, một con đường phát triển không bằng cách tước đoạt vẫn là sự lựa chọn của phần đông nhân loại. Dĩ nhiên mục tiêu vĩ đại ấy không thể dễ dàng và nhanh chóng được thực hiện, xây dựng xã hội mới phải trải qua quá trình khó khăn phức tạp, nên việc mắc những sai lầm là tất yếu. Sự thay đổi chế độ chính trị nước này hay nước khác không đồng nghĩa với sự thất bại của tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Lịch sử không bao giờ dừng lại, nghĩa là nó sẽ tiếp tục phát triển để đạt đến tư tưởng của loài người về xây dựng một xã hội công bằng, văn minh vẫn là tư tưởng dẫn đường cho thời đại. Tuy vậy, phải giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới, cụ thể đó là: Mâu thuẫn cơ bản nhất đó là mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội, mâu thuẫn này xuyên suốt thời đại. Trước đây giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản là đối đầu nhưng nay có những nét mới về nội dung và hình thức, sự chuyển hóa ấy thành ba dạng cụ thể: Tiến hành diễn biến hòa bình và đấu tranh chống diễn biến hòa bình. Hiện nay Mỹ đang thực hiện chiến lược toàn cầu “Vượt trên ngăn chặn ” để thay thế cho chiến lược ngăn chặn trước đây, thực chất là chiến lược mạnh bạo hơn tất cả các chiến lược trước đây của Mỹ, nhưng biện pháp sử dụng một cách toàn diện hơn, sâu sắc hơn và tế nhị hơn. Trong giản đơn hiện nay Mỹ đang thực hiện đối với khu vực châu Á- Thái bình dương: cụ thể: trong quan hệ với TQ một mặt Mỹ ủng hộ và quan hệ hợp tác với TQ, mặt khác Mỹ tìm cách kiềm chế, không muốn TQ mạnh lên. Trong quan hệ với Việt Nam: Mỹ tìm cách để xóa bỏ chế độ chính trị ở Việt Nam, nhưng mặt khác vì lợi ích chiến lược lâu dài Mỹ phải quan hệ với Việt Nam. Đầu tư vào Việt Nam từ 1,2 tỷ đến 1,3 tỷ USD nhưng Mỹ lại gây sức ép với ta nhiều vấn đề vô lý: vấn đề nhân quyền, vấn đề bình thường hóa quan hệ thương mại… Mỹ cho rằng với chính sách đầu tư kinh tế dần dần sẽ làm thay đổi được tư tưởng chính trị của tầng lớp thanh niên thích cuộc sống vật chất và khi đó mới tiến hành âm mưu lật đổ của mình. Thứ hai: hành động lật đổ và đấu tranh chống hành động lật đổ: Thứ ba : áp đặt can thiệp và đấu tranh chống áp đặt và can thiệp từ bên ngoài. Ví dụ: dự luật H.R2431 của Mỹ (hạ nghị viện) đưa ra 36 nước cần trừng phạt, trong đó có Việt Nam (dựa trên vấn đề về tôn giáo, nhân quyền). Ta đã kịch liệt phản đối buộc Mỹ không tiến hành thực hiện dự luật này. Các nước phương tây (nhất là Mỹ) lợi dụng những người Việt phản động ở nước ngoài để lập các tổ chức phản động nhiều lần xâm phạm, gây rối nước ta. Mỹ trong điều kiện để bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, có ép ta thả những tên phản động đội lốt thầy chùa ở Huế, sự kiện Tây Nguyên… Mâu thuẫn thứ hai: đó là mâu thuẫn giữa công nhân và chủ nghĩa tư bản. Trước đây là bóc lột sức lao động, hiện nay vẫn bóc lột nhưng tinh vi hơn, bằng cách điều chỉnh các chính sách xã hội, chính sách bán chịu trả dần. Lợi dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ để bóc lột cao hơn, tinh vi hơn. Mâu thuẫn thứ ba: đó là mâu thuẫn giữa các nước đế quốc và các nước độc lập dân tộc chuyển thành mâu thuẫn giữa các nước tư bản phát triển và các nước tư bản đang phát triển. Chúng bóc lột tinh vi hơn, đó là chính sách siêu công nghiệp thực dân kiêu mới, thông qua hợp tác, đầu tư, hợp tác dây chuyền sản xuất. Có độc lập chủ quyền nhưng vẫn bị bóc lột. Ví dụ ở Việt Nam trong các khu chế xuất sự bóc lột êm dịu tinh vi, giá nhân công rẻ mạt, nhưng so với mức sống ở Việt Nam thì ban đầu có thể chấp nhận được. Hiện nay Đảng và Nhà nước ta có qui định mới về tiền lương để đảm bảo quyền lợi cho người lao động Việt Nam. Mâu thuẫn thứ tư: đó là mâu thuẫn giữa các nước tư bản là lợi ích và tranh giành, ảnh hưởng ví dụ giữa Mỹ và Nhật Bản tranh về thương mại, ô tô. Mỹ và các nước Tây Aâu về nông sản, hải sản. Chủ nghĩa tư bản chông chủ nghĩa tư bản, mặc dù chúng thống nhất với nhau về việc mâu thuẫn với chủ nghĩa cộng sản. Chính những mâu thuẫn cơ bản trên, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra những đường lối và chủ trương đổi mới kịp thời, đáp ứng được sự phát triển của đất nước trong tình hình mới, chống những âm mưu diễn biến hòa bình của Mỹ, đẩy lùi từng bước và thắng lợi những âm mưu lật đổ, âm mưu can thiệp vào công việc nội bộ để đất nước ta ổn định về chính trị, phát triển về kinh tế, đạt được nhiều thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trên cơ sở Đảng ta đã nêu lên được những đặc điểm của tình hình thế giới: - Sau những biến cố chính trị ở Liên xô và Đông Aâu, chủ nghĩa xã hội tạm thời lâm vào thế thoái trào nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại, loài người đang trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. - Nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột sắc tộc, tôn giáo vẫn đang diễn ra nhiều nơi. Ví dụ xung đột giữa Palestin và Ixraen. - Cách mạng khoa học công nghệ tiếp tục phát triển ở trình độ ngày càng cao vừa tạo thời cơ vừa tạo ra những thách thức đối với các nước nghèo, các nước chậm phát triển trên thế giới. - Hiện nay có nhiều vấn đề có tính chất toàn cầu đang đặt ra, đòi hỏi nhân loại phải giải quyết như đói nghèo, bệnh tật, môi trường… - Khu vực châu Á-TBD-ĐNA đang phát triển năng động và tiếp tục phát triển với tốc độ cao, đồng thời cũng tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây mất ổn định (trong đó có Việt Nam). Chính những đặc điểm về thời đại, những mâu thuẫn cơ bản trên mà chúng ta thấy hiện nay: các nước tư bản, đứng đầu là Mỹ đã thi hành hàng loạt chính sách để hòng làm bá chủ thế giới: Đối với các nước đồng minh: vừa liên hiệp, vừa hạn chế, đối với các nước cộng hòa (Liên xô cũ) tìm mọi cách biến hóa, lôi kéo các nhà lãnh đạo thành người bạn chân thành của Mỹ. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại: thừa thắng lấn tới, tiếp cận chuyển hóa (Việt Nam, TQ, Cuba…). Tóm lại, qua phân tích trên chúng ta thấy rằng những đặc điểm, tính chất và mâu thuẫn của thời đại là những nhân tố tạo điều kiện, thời cơ và thách thức để cho tư tưởng xã hội chủ nghĩa, các nước xã hội chủ nghĩa phát triển theo đúng quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người CÂU 2: Đồng chí hãy làm rõ nội dung, đặc điểm xu thế và những mâu thuẫn của thời đại trong giai đoạn hiện nay BÀI LÀM Sau những biến cố CT ở LX và Đông Âu CNXH tạm thời lâm vào thoái trào. Đây là một biến cố to lớn tác động sâu sắc đến tình hình thế giới hiện nay và nhiều năm tới, đồng thời cũng tác động đến nhận thức của nhân loại về thời đại ngày nay. Để hiểu đúng hơn về thời đại ngày nay cần làm rõ đặc điểm, nội dung, xu thế và những mâu thuẫn của thời đại trong giai đoạn hiện nay Đánh giá tình hình thế giới ĐH khẳng định: tình hình thế giới diễn biến nhanh chóng phức tạp và chứa đựng những nhân tố khó lường, cụ thể nổi lên 5 điểm về tình hình thế giới như sau: -“Chế độ XHCN ở LX và các nước đông âu sụp đổ khiến CNXH lâm vào thoái trào nhưng điều đó không làm thay đổi tính chất của thời đại, loài người vẫn trong thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới vẫn tồn tại và phát triển có mặt sâu sắc hơn, nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới đấu tranh dân tộc và đấu tranh GC tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức” - Nguy cơ chiến tranh thế giới hủy diệt bị đẩy lùi, nhưng xung đột vũ trang, chiến tranh cục bộ, xung đột về dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố vẫn xảy ra ở nhiều nơi. - CM khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ ngày càng cao, LLSX tăng nhanh đồng thời thúc đẩy quá trình chuẩn dịch cơ cấu KT thế giới, quốc tế hóa nền SX và đời sống xã hội. Các nước đều đứng trước cơ hội để phát triển nhưng do ưu thế về vốn, công nghệ… thuộc về các nước TB phát triển và các công ty đa quốc gia, cho nên các nước chậm phát triển và đang phát triển đứng trước những thách thức to lớn. Chênh lệch giàu nghèo giữa các nước ngày càng mở rộng. Cuộc cạnh tranh KT, thương mại, KHCN diễn ra gay gắt - Cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề có tính toàn cầu (bảo vệ môi trường, hạn chế bùng nổ dân số, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân…), không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết mà không cần phải có sự có sự hợp tác của đa phương. Nguyên nhân và trách nhiệm thuộc về các nước phát triển còn hậu quả thuộc về các nước nghèo. - Khu vực châu Á- TBD đang phát triển năng động và tiếp tục phát triển với tốc độ cao. Đồng thời khu vực này cũng tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây ra mất ổn định. Đánh giá triển vọng tình hình thế giới trong thế kỷ 21 đảng ta nêu rõ: thế kỷ 21 sẽ tiếp tục có nhiều biến đổi, KHCN có bước nhảy vọt, kinh tế trí thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển LLSX, toàn cầu hóa KT là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau, tồn tại và phát triển có mặt sâu sắc hơn, đấu tranh dân tộc và đấu tranh GC vẫn tiếp tục diễn ra gay gắt. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu mà không một quốc gia riêng lẻ nào có thể tự giải quyết nếu không có sự hợp tác đa phương. CNTB hiện đại đang nắm ưu thế về vốn, KHCN, song không thể khắc phục được những mâu thuẫn vốn có, đặc biệt là mâu thuẫn giữa tính chất XH hóa ngày càng cao của LLSX với chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; mâu thuẫn giữa các nước TB phát triển và các nước đang phát triển, các dân tộc ngày càng tăng cường các cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển của mình, CNXH trên từ những bài học thành công và thất bại cũng như từ khát vọng và sự thức tỉnh của các dân tộc có điều kiện và khả năng tạo ra những bước phát triển mới, theo quy luật tiến hóa của lịch sử loài người nhất định sẽ tiến tới CNXH. Trong một vài thập kỷ tới, ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới, nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi và tính chất phức tạp ngày càng tăng. Hòa bình hợp tác phát triển là xu thế lớn, phản ảnh đòi hỡi bức xúc của các quốc gia dân tộc, cuộc đấu tranh vì hòa bình, được lập dân tộc, dân chủ, dân sinh, tiến bộ và công bằng XHcó những bước tiến mới ở khu vực Đông nam á-châu á-TBD sau khủng hoảng tài chính tiền tệ có khả năng phát triển năng động nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định Từ đặc điểm của tình hình thế giới nêu trên, VK ĐH lần thứ 8 của ĐCSVN chỉ rõ, 5 xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế hiện nay: Hòa bình ổn định hợp tác để phát triển ngày càng trở thành đòi hỏi bức xúc của các dân tộc và quốc gia trên thế giới. Các nước dành ưu tiên cho phát triển KT, coi phát triển kinh tế có ý nghĩa đối với việc tăng cường sức mạnh tổng hợp của quốc gia. Đây là xu thế lớn nhất, chủ đạo nhất đối với quan hệ quốc tế hiện nay. Nó tác động mạnh đến mọi quan hệ quốc tế hiện nay dù ý thức quan hệ có đối đầu với nhau, nhưng khi mở rộng quan hệ KT sẵn sàng xếp sự đối đầu vào thứ yếu (QH Việt-Mỹ) Các quốc gia lớn nhỏ tham gia ngày càng nhiều vào quá trình hợp tác, liên kết khu vực và quan hệ hợp tác ngày càng tăng, nhưng cạnh tranh cũng rất gay gắt: EU, ASEAN, APEC, NAFTA Các dân tộc nâng cao ý thức độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, đấu tranh chống lại sự áp đặt can thiệp từ bên ngoài bảo vệ độc lập chủ quyền và nền văn hóa dân tộc. Các nước XHCN, các Đảng cộng sản, GC công nhân và các lực lượng tiến bộ trên thế giới vẫn kiên trì đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ XH Các nước có chế độ chính trị XH khác nhau vừa hợp tác, vừa đấu tranh cùng tồn tại hòa bình, đây là một xu thế rất lớn và rất mới thể hiện rõ tính chất gay go phức tạp của cuộc đấu tranh GC không phân tuyến, trong giai đoạn hiện nay. ĐH IX của đảng khẳng định hòa bình, hợp tác và phát triển là xu thế lớn phản ánh đòi hỡi bức xúc của tất cả các quốc gia dân tộc. Những chuyển biến của tình hình thế giới đã có những ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức về thời đại ngày nay, đòi hỏi chúng ta phải có nhận thức đúng đắn và khoa học về vấn đề thời đại, có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng tương đối thống nhất cho rằng: thời đại là khái niệm để phân kỳ lịch sử xã hội, để phân biệt những nấc thang phát triển khác nhau của XH loài người theo những tiêu chuẩn nhất định được đánh dấu bằng những mốc lịch sử, nó làm thay đổi nhịp điệu và phương thức sống của XH loài người. Theo đó thời đại thực tế là thời kỳ lịch sử tương đối dài với những đặc trưng riêng biệt được hình thành bởi những yếu tố khách quan nhất định. Những người theo CN Mác - Lenin lấy học thuyết về hình thái KT- XH làm cơ sở để phân chia thời đại. Từ đó khẳng định, loài người đã trải qua 4 hình thái KTXH: CSNT, nô lệ, PK, TBCN và loài người đang đi tới hình thái KTXH CSCN. Đồng thời khẳng định thời đại ngày nay, thời đại chúng ta sống là thời đại mới được bắt đầu từ sau CM tháng mười Nga. Theo lê-nin nội dung của thời đại mới là xóa bỏ chủ nghĩa TB đồng thời phải thiết lập những cơ sở của xã hội-XHCN và CSCN thời đại ngày nay là thời đại quá độ loài người đang loại bỏ CNTB để tiến lên chế độ XH tốt đẹp hơn, giải phóng lao động, tránh khởi những cuộc chiến tranh đế quốc, mọi người sống trong hòa bình, là thời đại giai cấp VS trở thành GC thống trị, đứng ở vị tr1 trung tâm của thời đại, quyết định sự vận độâng của lịch sử Hội nghị của ĐCS và GC công nhân 1957-1958 ờ mátxcơva nhận định: thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXHtrên phạm vi toàn thế giới, là thời đại đấu tranh giữa 2 hệ thống XH đối lập, là thời đại giải phóng dân tộc và CM XHCN, là thời đại chủ nghĩa đế quốc bị sụp đổ, bị thủ tiêu, là thời đại nhiều nước đi lên CNXH, là thời đại của CNXH, CNCS trên phạm vi toàn thế giới Đảng ta đã đồng nhất và thống nhất với quan điểm của CN Mác-Lênin về thời đại và thời đại ngày nay. Sau 1991 trước sự thay đổi to lớn của tình hình thế giới Đảng ta đã đánh giá và bổ sung về sự thay đổi đó như sau: thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới mở đầu bằng cuộc CM tháng 10 Nga vĩ đại, là thời đấu tranh cho thắng lợi, cho hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH gắn liền với cuộc CM khoa học và CN hiện đại tạo ra những tiền đề cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng đầy đủ cho việc tiến lên CNXH Thời đại quá độ lên CNXH là thời đại đan xen giữa CNXH và CNTB. CNXh sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn và mở rộng từ một nước ra nhiều nước, còn CNTB ngày suy yếu và thu hẹp. Đó là xu thế chung có tính chất quy luật xuyên suốt thời đại. VK ĐH 9 khẳng định: CNXH trên thế giới từ những bài học thành công và thất bại, cũng như từ sự khát vọng và thúc tỉnh của các dân tộc có điều kiện và khả năng tạo ra những bước phát triển mới, theo quy luật tiến hóa của lịch sử loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa XH Trong thời đại ngày nay, Đảng ta khẳng định vẫn còn tồn tại phát triển và có mặt sâu sắc hơn nội dung hình thức có nhiều nét mới với 4 mâu thuẫn cơ bản sau: - Mâu thuẫn giữa CNTB và CNXH đây là mâu thuẫn cơ bản nhất bao trùm nhất và xuyên suốt nhất trong thời đại ngày nay, dù hệ thống XHCN ở LX và Đông âu đã bị sụp đổ nhưng mâu thuẫn này vẫn còn, Cuba bị bao vây cấm vận; Việt Nam, Trung Quốc các thế lực thù địch không muốn ĐCS lãnh đạo, không muốn ta xây dựng thành công CNXH, cuộc đấu tranh ý thức hệ tư tưởng XHCN-TBCN vẫn sôi động trước sự mất uy tín của CNTB và trước mưa đồ của CN đế quốc không để CNXH ở LX và đông âu phục hồi và ngăn các nước khác đi vào CNXH trước hết là các nước XHCN đang tồn tại. Tuy nhiên mâu thuẫn này về nội dung và hình thức biểu hiện có nhiều nét mới. Thể hiện trước đây từ đầu nay chuyển sang đối thoại, vừa hợp tác, vừa đấu tranh cùng tồn tại hòa bình, sẵn sàng chuyển đối đầu, bất đồng sang thứ yếu để cùng hợp tác phát triển - Mâu thuẫn giữa các nước tư bản đế quốc với độc lập dân tộc vẫn đang phát triển sâu sắc (mâu thuẫn giữa CN đế quốc với các nước đang phát triển), thế giới lên án gay gắt các nước TB bóc lột các nước nghèo, đòi phải xóa nợ cho các nước nghèo. Việc cấm vận Irắc, nam tư gây thiệt hại lớn. Các dân tộc hiện nay tập hợp lại đấu tranh chống cường quyền áp đặt, đây là cuộc đấu tranh rất quyết liệt - Mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau thể hiện 2 mặt: thống nhất với nhau về chống CNXH-CNCS, mặt khác mâu thuẫn với nhau về quyền lợi, ảnh hưởng, thị trường. Mâu thuẫn này còn hết sức phức tạp thể hiện ở chiến tranh thương mại, chống sự áp đặt của Mỹ… Vedrin bộ trưởng ngoại giao Pháp: là bạn đồng minh, nhưng Pháp không chấp nhận phải đứng sau Mỹ - Mâu thuẫn giữa CNTB với nhân dân lao động ở các nước TB vẫn tồn tại và phát triển, mặc dù GC TS tìm mọi cách để xoa dịu cuộc đấu tranh của GC công nhân: mua chuộc một bộ phận công nhân, trí thức, bán cổ phần, tuyên truyền tính ưu việt của CNTB… nhưng về căn bản GC TS không thể giải quyết được mâu thuẫn vốn có của nó giữa TB và lao động, giữa tính chất XH hóa rất cao của LLSX và chế độ sở hữu tư nhân TBCN Chính sự vận động của các mâu thuẫn đó cùng với sự đấu tranh không mệt mỏi của GC công nhân và nhân dân lao động trên thế giới sẽ quyết định số phận của GC tư sản. Vì thế, trong hoàn cảnh phức tạp của tình hình thế giới hiện nay việc nhận thức đúng đắn về vấn đề thời đại là rất quan trọng và cần thiết, nó giúp cho GC công nhân và nhân dân lao động, các Đảng cộng sản và phong trào CM trên thế giới thoát ra khỏi tình trạng hoang mang dao động, mất phương hướng. Từ đó có thể đề ra đường lối chiến lược sách lược, phương pháp đấu tranh CM nhằm đem lại hòa bình dân tộc, dân chủ và tiến bộ XH trên phạm vi toàn thế giới./. CÂU 3 : Trong cương lĩnh xây dựng XHCN trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH ở nước ta có nêu: “CNXH hiện đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co, song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH vì đó là qui luật tiến hoá của lịch sử”. Hãy làm rõ luận điểm trên. BÀI LÀM CNXH hiện thực ra đời là một tất yếu trong quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người. Đây là sự biểu hiện, sự vận động không ngừng tiến lên của lịch sử, đó là sự phát triển kế tiếp nhau của các PTSX, các chế độ xã hội và chế độ xã hội ra đời sau bao giờ cũng tiến bộ hơn xã hội trước đó. Chính các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã nghiên cứu những ĐK tiền đề cho sự ra đời một xã hội mới – XHCN và sứ mệnh đó phải do giai cấp vô sản thực hiện trên cơ sở phát động phong trào cách mạng nhằm lật đổ CNTB. Điều đó đã trở thành hiện thực bằng cuộc CMT.10 Nga, 1917 xây dựng nên CNXH đầu tiên trong lịch sử. Nhà nước đó không những là mục đích, lý tưởng của giai cấp vô sản mà còn là ước mơ nguyện vọng của đông đảo nhân dân lao động, vì đó là chế độ không có áp bức, bóc lột, con người được tự do, bình đẳng có cuộc sống ấm no hạnh phúc và có nền dân chủ gấp triệu lần dân chủ tư sản trước đó. Các nhà kinh điển còn dự đoán thiên tài về một xã hội tương lai, xã hội CSCN. Đó là một xã hội mà trong đó mọi sự áp, bóc lột, bất công đều bị xoá bỏ. Con người được hoàn toàn tự do và bình đẳng, có cuộc sống văn minh và hạnh phúc. Trên thực tế của lịch sử ngay từ khi mới ra đời, giai cấp vô sản đã bắt đầu thể hiện lý tưởng đó bằng những cuộc đấu tranh tự phát đầu tiên của giai cấp mình. Trãi qua những bước thăng trầm, thành công và thất bại, giai cấp vô sản không ngừng trưởng thành về số lượng và chất lượng. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đã lãnh đạo phong trào đấu tranh của giai cấp tiến tới lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản giành lấy chính quyền, xây dựng xã hội mới, mở đầu bằng sự thắng lợi của cuộc CMT.10 Nga, 1917 đưa đến việc thiết lập một nhà nước XHCN đầu tiên trong lịch sử loài người. Thắng lợi đó đã thúc đẩy lịch sử phát triển lên một bước mới, mở ra thời đại mới trong lịch sử toàn thế giới. Đó cũng là thành quả vĩ đại, là sản phẩm trực tiếp của phong trào cộng sản và CN quốc tế. CMVN là một bộ phận không thể tách rời phong trào CM thế giới. Đảng CSVN là một bộ phận của phong trào cộng sản và CN quốc tế, là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và chủ nghĩa yêu nước ở một số nước thuộc địa nửa phong kiến đã nắm được qui luật phát triển tất yếu của lịch sử đưa đất nước vào quĩ đạo phát triển chung của lịch sử nhân loại. Ngay từ khi mới ra đời đã xác định con đường đi lên của CMVN là tiến tới CNXH. Vì đây là con đường duy nhất đúng đắn và phù hợp với qui luật phát triển tất yếu của xã hội loài người. Từ nước Nga XHCN đầu tiên đã trở thành một hệ thống XHCN trên thế giới phải trải qua một quá trình phát triển như sau: Từ tháng 10/ 1917 – 1960, đây là giai đoạn tạo tiền đề và đưa đến sự hình thành hệ thống XHCN thế giới, bằng việc Liên Xô đánh tan chủ nghĩa Phát xít trong chiến tranh thế giới lần 2 để giúp cho hàng loạt nước tiến lên CNXH. Các nước CNXH đã thiết lập hai tổ chức: HĐTTKT (1949) và khối quân sự Vacsava (1955), điều đó XHCN trở thành một hệ thống thế giới nói lên sức mạnh vật chất của CNXH đủ sức đương đầu với CNTB. Tuy nhiên, giai đoạn này CNXH cũng gặp một số khó khăn: CNĐQ gây ra chiến tranh lạnh, bao vây kinh tế, cấm vận đối với các nước XHCN. Đồng thời, CN Cơ Hội phá hoại gây bạo loạn ở Hungari, 1956 và Nam Tư bị khai trừ ra khỏi hệ thống XHCN, 1948. Giai đoạn những năm 1960: Là giai đoạn phát triển mới của CNXH, thể hiện sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước XHCN nhằm đẩy nhanh việc xây dựng cơ sở vật chất kinh tế cho CNXH. Tuy nhiên, việc giúp đỡ ở đây do Liên Xô hoàn toàn gánh vác, gây tâm lý dựa dẫm, giáo điều, phụ thuộc vào Liên Xô. Giai đoạn này, Mỹ ra sức chống phá Cuba bằng việc đổ quân lên đảo Hêrôn (Tháng 4/ 1961), Liên Xô đưa tên lửa vào Cuba gây sự khủng hoảng tên lửa 1962 giữa Mỹ – Xô và Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc Việt Nam. Mặt khác CN Cơ Hội phá hoại với việc xuất hiện chủ nghĩa xét lại hiện đại: Khơrôxếp làm phân hoá Đảng CS Liên Xô và phong trào cộng sản và CN quốc tế. CN Mao ảnh hưởng nghiêm trọng trong giai đoạn này, Đảng CS Trung Quốc công khai chống “đế quốc xã hội Liên Xô” và CN Cơ Hội gây bạo loạn ở Tiệp Khắc, 1968. Giai đoạn những năm 1970: Là giai đoạn củng cố sức mạnh của CNXH với tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật quốc phòng lớn mạnh tạo sự cân bằng chắc chắn về vũ khí chiến lược và cùng chạy đua vũ trang với CNTB thế giới. Tuy nhiên, trong giai đoạn này CNXH cũng gặp khó khăn do sự cấu kết Trung – Mỹ thể hiện ở thông cáo Thượng Hải, 1972. Trung Quốc bán đứng CMVN cho Mỹ, Mỹ đánh phá miền Bắc VN, 1972. Năm 1978, Trung Quốc xâm lược VN, ủng hộ Polpot chống VN. Từ những năm 1980 đến nay: Sau giai đoạn phát triển mạnh mẽ, kinh tế các nước XHCN bắt đầu chựng lại, trì trệ cần phải cải tộ cải cách đổi mới, nhưng khi đổi mới, cải cách mỗi nước làm một kiểu và có nhiều biến động, có nước đạt kết quả, có nước bị thất bại. Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, Trung Quốc, Việt Nam đứng vững và tiếp tục phát triển. Tuy vậy, trong suốt thời gian qua, CNXH đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội đã xác lập được một chế độ xã hội của người lao động, nâng người lao động từ địa vị nô lệ lên làm chủ xã hội, họ là người trực tiếp tham gia sản xuất và quản lý xã hội. Họ được tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao trình độ, phát huy tài năng. Mặt khác, dù gặp muôn vàn khó khăn nhưng CNXH đã đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật và quân sự đã trở thành thành trì của hoà bình, là chỗ dựa tinh thần của giai cấp công nhân ở các nước TBCN trong cuộc đấu tranh vì dân sinh, dân chủ và tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những tựu cơ bản mà CNXH đã đạt được trong quá trình phát triển của mình, các nước XHCN đã phạm những sai lầm nghiêm trọng đã đẩy CNXH thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc và toàn diện. Đó là duy trì quá lâu mô hình cũ làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, sản xuất bị trì trệ, nền dân chủ bị vi phạm, những vấn đề xã hội trở nên căng thẳng, các giá trị xã hội bị xáo trộn, kỷ cương pháp luật không nghiêm. Về chính trị: Trong thời gian dài không thực hiện đúng, đầy đủ bản chất của nền dân chủ XHCH theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin mà thực hiện nền dân chủ hình thức, cắt xén, thậm chí giả dối. Tổ chức Đảng chưa làm tròn vai trò của người chiến sĩ tiên phong, tư duy giáo điều lạc hậu, yếu kém về lý luận. Một đố đảng cầm quyền đã biến bộ máy của đảng thành một bộ máy quan liêu, cồng kềnh kém hiệu quả. Đội ngũ cán bộ được đào tạo phiến diện, chắp vá, và một bộ phận thiếu gương mẫu, năng lực yếu. Mặt [...]... tích cực sáng tạo trong công cuộc xây dựng CNXH Muốn vậy, phải cương quyết khắc phục những quan hệ giá trị đã kiềm hãm sự phát triển kinh tế xã hội, xây dựng mối quan hệ mới trong hệ thống chính trị Tăng cường giáo dục lối sống theo phương châm: Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật, giữ gìn kỷ cương và trật tự xã hội Về kinh tế: Vấn đề hàng đầu của công cuộc đổi mới là sự thay đổi cơ chế quản... của mình bằng đường lối chiến lược của Đảng đề ra Đường lối đó phù hợp với nguyện vọng của QCND nên nó có ý nghĩa thực tiễn to lớn, sự ra đời của CNXH hiện thực là tất yếu lịch sử mà không sức mạnh nào có thể ngăn cản được Trong tác phẩm tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản, Mác chỉ rõ : “ Sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa Cộng Sản đều là tất yếu như nhau” Các nhà kinh điển còn... Nam thống nhất tổ quốc cả nước bước vào thế kỷ quyết định lên CNXH Vì sao đi lên CNXH là một tất yếu khách qua Như mọi người đều biết, việc lực chọn con đường Cách Mạng Vô Sản, từ cách mạng giải phóng dân tộc tiến tới mục tiêu chủ nghĩa Xã hội, đã được Bác Hồ nêu trong chánh cương vắn tắt của Đảng: “ làm tư sản dân quyền CM và thổ địa CM để đi tới xã hội Cộng Sản” Sự lựa chọn ấy dựa trên hai căn cứ... vào công cuộc xây dựng và bảo vệ chế độ XHCN Bên cạnh những thành tựu đạt được, CNXH vẫn mắc phải sai lầm thiếu sót làm biến dạng: Về chính trị: Vấn đề dân chủ trong thời gian dài, CNXH không thực hiện đúng, đầy đủ bản chất và nền dân chủ theo chủ nghĩa Mac – Lênin mà thực hiện nền dân chủ hình thức, cắt xén thậm chí giả dối Đảng trong thời gian vừa qua cũng mắc phải sai lầm trên, thực tế ở nhiều nước... thành tựu mới nhất của cuộc cách mạng khoa học công nghiệp hiện đại Mặt khác, các nước XHCN đóng khung các quan hệ kinh tế giữa các nước XHCN với nhau đi ngược lại xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá của nền kinh tế thế giới, làm cho nền kinh tế của các nước XHCN không thể phát triển được CNXH, trong thời gian dài đã không chú trọng đúng mức tới các ngành khoa học ứng dụng, chưa sử dụng đúng mức đội ngũ... CNXH và ngày càng tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh mới, nhiều Đảng CS trở lại vai trò lãnh đạo: Bungari, Mông Cổ, Ba Lan … Cả một số quan chức lãnh đạo ở Mỹ cũng đã thừa nhận hiện nay có gần 20 quốc gia theo xu hướng XHCN và chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn còn sức sống cao ở nhiều trường đại học Mỹ Hơn nữa, ý thức đông đảo nhân dân các nước kể cả các nước tư bản phát triển cũng ngày càng không thể chấp... tựu bước đầu quan trọng như: Trung Quốc, Việt Nam … Qua những thành công và thất bại trong cải tổ, đổi mới CNXH đã giúp cho các Đảng CS rút ra được những bài học kinh nghiệm để tiếp tục quá trình cải tố, đổi mới CNXH giành thắng lợi Thứ nhất là bài học về giữ vững mục tiêu dân tộc và CNXH trong quá trình đổi mới, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin... lập pháp, lẫn lộn chức năng quản lý nhà nước với quản lý sản xuất kinh doanh, chưa phát huy hết quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tệ tham nhũng, nạn mất dân chủ còn diễn ra ở nhiều nơi, nhiều vấn đề gây phiền hà cho nhân dân Về kinh tế: Sai lầm trong chế độ sở hữu, thời gian không thực hiện đúng và đầy đủ những bản chất, những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về chế độ sở hữu mà dùng biện pháp... với nhân dân lao động Về kinh tế: Duy trì quá lâu mô hình XHCN theo kiểu Liên Xô, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã bộc lộ tính lỗi thời, trong thời gian đầu chưa chú trọng đúng mức, các ngành khoa học ứng dụng và đội ngũ trí thức không thực hiện đúng và đủ bản chất nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin về chế độ sở hữu với hình thức CNXH, không nhận thức đầy đủ về sản xuất hàng hoá, phân phối theo kiểu... dựng chủ nghĩa xã hội, công cuộc đổi mới ở nước ta, chứng tỏ sự định hướng mục tiêu chủ nghĩa xã hội do Đảng ta từ đầu là đúng đắn Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1954, vấn đề bước vào con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trở thành lẽ đương nhiên Xét cả về lý luận lẫn thực tiễn, cả về tình hình trong nước và hoàn cảnh quốc tế, không những cho phép mà còn đòi hỏi

Ngày đăng: 20/07/2014, 08:14

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan