Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ở xã bình trị, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

52 7.1K 33
Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ở xã bình trị, huyện thăng bình, tỉnh quảng nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẦN ĐỀ Suy dinh dưỡng proteinnăng lượng ở trẻ em vẫn còn là một thách thức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng ở nước ta. Suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hậu quả của suy dinh dưỡng cả thể nhẹ và vừa đều nặng nề. Theo Tổ chức Y tế Thế giới qua phân tích 11,6 triệu trường hợp tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trong năm 1995 ở các nước đang phát triển cho thấy có đến 54% (6,3 triệu) tử vong trẻ em dưới 5 tuổi liên quan đến thiếu dinh dưỡng. Tổ chức Y tế thế giới và Unicef đã đưa ra mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em xuống dưới 15% vào năm 2015 18, 20, 54. Việc giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng phổ biến tại các nước đang phát triển đòi hỏi cần xác định tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng hiện tại của cộng đồng 57. Phấn đấu để hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em là một việc làm cần thiết và cấp bách vì con người là động lực của sự phát triển, trẻ em là tài sản quý giá nhất của tương lai 21. Chính vì vậy nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề này bằng các chương trình dinh dưỡng quốc gia. Qua nhiều năm triển khai thực hiện, nước ta đã giảm được số trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống từ 36,7% (năm 1999) còn 19,6% (năm 2008), trung bình mỗi năm giảm 2%, vượt mức đề ra là giảm 1,5% năm 1, 8, 9. Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế Quảng Nam trong đó có cả huyện Thăng Bình, chỉ tiêu phấn đấu giảm trên 1,5% để đạt dưới mức 20% vào năm 2009. Sau 10 năm triển khai hoạt động, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ 39,0% (năm 1999) xuống còn 20,6% (năm 2008) trung bình mỗi năm giảm gần 2% 41, 42. 2 Bình Trị là một xã nghèo của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam với điều kiện kinh tế khó khăn, phong tục tập quán còn lạc hậu và nhiều yếu tố không thuận lợi đặc biệt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, điều đó sẽ là những trở ngại trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại địa phương và thực tế cũng chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ở xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam năm 2009. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ở xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam năm 2009. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp giúp địa phương thực hiện tốt chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em của xã nhà một cách có hiệu quả.

1 ĐẶT VẦN ĐỀ Suy dinh dưỡng protein-năng lượng ở trẻ em vẫn còn là một thách thức quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng ở nước ta. Suy dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Hậu quả của suy dinh dưỡng cả thể nhẹ và vừa đều nặng nề. Theo Tổ chức Y tế Thế giới qua phân tích 11,6 triệu trường hợp tử vong trẻ em dưới 5 tuổi trong năm 1995 ở các nước đang phát triển cho thấy có đến 54% (6,3 triệu) tử vong trẻ em dưới 5 tuổi liên quan đến thiếu dinh dưỡng. Tổ chức Y tế thế giới và Unicef đã đưa ra mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em xuống dưới 15% vào năm 2015 [18], [20], [54]. Việc giải quyết vấn đề suy dinh dưỡng phổ biến tại các nước đang phát triển đòi hỏi cần xác định tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng hiện tại của cộng đồng [57]. Phấn đấu để hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em là một việc làm cần thiết và cấp bách vì con người là động lực của sự phát triển, trẻ em là tài sản quý giá nhất của tương lai [21]. Chính vì vậy nhà nước ta đã rất quan tâm đến vấn đề này bằng các chương trình dinh dưỡng quốc gia. Qua nhiều năm triển khai thực hiện, nước ta đã giảm được số trẻ dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng xuống từ 36,7% (năm 1999) còn 19,6% (năm 2008), trung bình mỗi năm giảm 2%, vượt mức đề ra là giảm 1,5% năm [1], [8], [9]. Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành y tế Quảng Nam trong đó có cả huyện Thăng Bình, chỉ tiêu phấn đấu giảm trên 1,5% để đạt dưới mức 20% vào năm 2009. Sau 10 năm triển khai hoạt động, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi từ 39,0% (năm 1999) xuống còn 20,6% (năm 2008) trung bình mỗi năm giảm gần 2% [41], [42]. 2 Bình Trị là một xã nghèo của huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam với điều kiện kinh tế khó khăn, phong tục tập quán còn lạc hậu và nhiều yếu tố không thuận lợi đặc biệt trong vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, điều đó sẽ là những trở ngại trong việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi tại địa phương và thực tế cũng chưa có một nghiên cứu nào về vấn đề này. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ở xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam năm 2009. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ở xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam năm 2009. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. Từ đó có thể đưa ra những giải pháp giúp địa phương thực hiện tốt chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em của xã nhà một cách có hiệu quả. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. ĐỊNH NGHĨA SUY DINH DƢỠNG Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng bệnh lý do “nhu cầu dinh dưỡng bình thường của cơ thể không được đáp ứng” [51]. Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng, chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển [53]. Một đứa trẻ không được ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu là bị thiếu dinh dưỡng, đứa trẻ thiếu dinh dưỡng sẽ ngừng lớn và phát triển có thể trở thành SDD [45]. SDD là tình trạng bệnh lý xảy ra khi chế độ ăn nghèo protein - năng lượng, thường kèm theo tác động của nhiễm khuẩn và ngược lại [25]. Năm 1959 Jelliffe D.B dùng thuật ngữ “Thiếu dinh dưỡng- protein năng lượng- PEM ” vì mối liên quan giữa thể phù và thể teo đét, từ đó PEM thay thế các thuật ngữ trước [50]. Khi từ “suy dinh dưỡng” được sử dụng nó có nghĩa là PEM [45]. Trong lịch sử y học, có rất nhiều tên được đặt ra để chỉ tình trạng thiếu protein và năng lượng, Autret, nguyên giám đốc Phân ban dinh dưỡng cơ quan lương nông Liên Hiệp Quốc đã ghi đến 38 tên khác nhau, sự kiện này chứng tỏ SDD là bệnh phổ biến tại nhiều nước trên thể giới [12]. Ngày nay người ta cho rằng đây là một tình trạng bệnh lý do thiếu nhiều chất dinh dưỡng hơn là thiếu đơn thuần protein và năng lượng [20],[24],[50]. 4 1.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ Ước tính toàn thế giới hiện nay còn khoảng 150 triệu trẻ em trước tuổi đi học bị SDD. SDD vẫn còn là một vấn đề lớn nhất ở các quốc gia đang phát triển [44] Việt nam sau 20 năm thực hiện chương trình quốc gia phòng chống SDD, tình hình SDD có chiều hướng giảm 51,5% năm 1985 xuống 33,8% năm 2000, tuy nhiên nước ta vẫn thuộc những nước có tỷ lệ SDD ở mức cao trong khu vực [9]. Hậu quả của SDD thể nặng không còn là vấn đề bàn cãi nữa nhưng đối với thể vừa và nhẹ, các hậu quả cũng không kém phần quan trọng. SDD làm cho trẻ em dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn và khi mắc bệnh tiến triển xấu hơn. Do đó SDD là yếu tố làm tăng tỷ lệ tử vong, bệnh tật và ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của giống nòi [9]. SDD làm cho trẻ em kém phát triển về thể chất lẫn tinh thần gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội. SDD sớm ở bào thai và những năm đầu của cuộc đời có ảnh hưởng xấu đến phát triển trí tuệ, ít nhất là suốt cả thời niên thiếu [25]. Việc điều trị các trường hợp SDD nặng khá phức tạp, tốn kém trong khi đó việc phát hiện sớm SDD nhẹ cũng như phòng chống SDD có thể thực hiện được ngay tại cộng đồng nhờ các biện pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu [32]. Tất cả các chiến lược phòng chống SDD nhất thiết phải dựa trên nguyên tắc có sự tham gia của cộng đồng và phải có một hệ thống theo dõi giám sát thích hợp [20]. 1.3. BIẾN ĐỔI CHỨC NĂNG VÀ TỔN THƢƠNG BỆNH LÝ TRONG SUY DINH DƢỠNG 1.3.1. Gan Ở thể phù, gan thường bị mỡ hóa, quá trình này có thể phục hồi nếu được điều trị đúng và kịp thời. 5 1.3.2. Cơ quan tiêu hóa Các tế bào tuyến tụy, niêm mạc ruột bị teo, hàm lượng các men tiêu hóa giảm gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Các biến đổi hình thái và chức phận của ống tiêu hóa kèm theo sự tăng sản các loại vi khuẩn là nguyên nhân của tình trạng ỉa chảy ở trẻ thiếu dinh dưỡng. 1.3.3. Hệ thống tim mạch Cơ tim teo, cung lượng tim giảm. Ở các ca nặng, các đầu chi lạnh và tím tái, mạch nhỏ hoặc không bắt được. Các hiện tượng này thường kèm theo tử vong cao nhưng có thể phục hồi được mà không để lại di chứng. 1.3.4. Não và hệ thống thần kinh Thời kỳ phát triển nhanh của não tương ứng với thời kỳ đe dọa cao của thiếu dinh dưỡng. Các chỉ số về phát triển trí tuệ ở trẻ thiếu dinh dưỡng nặng kém hơn rõ rệt so với lô bình thường. 1.3.5. Hệ thống miễn dịch Ở trẻ thiếu dinh dưỡng, có hiện tượng teo tuyến ức, hạnh nhân, lách và các tổ chức lympho bào khác. Sự suy giảm miễn dịch trung gian tế bào chủ yếu do thiếu protein, thiếu cả kẽm, folat và các chất dinh dưỡng khác. 1.3.6. Rối loạn chuyển hóa - Chuyển hóa glucid: Ở trẻ thiếu dinh dưỡng, có thể xuất hiện tình trạng hạ đường huyết, do đó cần chú ý khi theo dõi điều trị. - Chuyển hóa lipid: hấp thu lipid thường kém gây ảnh hưởng tới sự hấp thu các vitamin tan trong lipid. Người ta thấy ở trẻ thiếu dinh dưỡng, sự hấp thu lipid thực vật tốt hơn lipid động vật. Đó là lý do để dùng dầu thực vật như là nguồn năng lượng trong điều trị thiếu dinh dưỡng. - Chuyển hóa protein: tiêu hóa protein kém do tiết trypsin của tuyến tụy giảm, nhưng không ảnh hưởng nhiều đến khả năng sử dụng và tích chứa protein khi áp dụng chế độ ăn hồi phục. Do tổng hợp protein ở gan bị ảnh 6 hưởng nên lượng protein huyết thanh giảm. Hàm lượng albumin trong huyết thanh ở trẻ thiếu dinh dưỡng nếu dưới 2,5g / 100ml là bệnh lý [22], [42], [50]. - Chuyển hóa nước, điện giải: Thiếu kali xảy ra do ỉa chảy. Phù là hiện tượng thường gặp ở trẻ thiếu dinh dưỡng, cơ chế chưa hoàn toàn sáng tỏ [11]. 1.4. TÌNH HÌNH SDD TRẺ EM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1.4.1. Tình hình SDD trẻ em dƣới 5 tuổi trên thế giới Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về trẻ em vào những năm đầu thập kỷ 90, đã đề ra mục tiêu giảm một nữa tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em vào năm 2000. Chỉ có khu vực Nam Mỹ đạt được mục tiêu này với tỷ lệ suy dinh dưỡng chung giảm được 50% Riêng các nước đang phát triển trong cả thập kỷ qua tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm được 4%- từ 32% xuống còn 28%, trong đó tiến trình giảm SDD mạnh nhất là ở các nước khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Năm 2004 tỷ lệ SDD trẻ em nước ta là 26,6%, tuy còn ở mức cao nhưng theo đánh giá của Unicef thì Việt Nam là một trong số các nước có mức giảm SDD có ấn tượng nhất. Xem xét diễn biến tỷ lệ SDD trên thế giới, người ta thấy có những nước cùng một mức tăng trưởng kinh tế so với các nước khác nhưng tốc độ giảm SDD nhanh hơn do có các can thiệp hiệu quả. Theo dõi ở nhiều nước cũng như ở Việt Nam trong các năm qua cho thấy khi tỷ lệ SDD càng xuống thấp thì tốc độ giảm sẽ còn chậm lại [57]. Tình hình tại Châu Mỹ La tinh là khả quan hơn cả với tỷ lệ SDD ở mức thấp và vừa theo phân loại của TCYTTG. Tại Châu Á hầu hết các nước đều ở mức cao và rất cao. Tại Châu Phi là sự kết hợp của tình trạng một số nước ở mức thấp và vừa, một số nước ở mức cao và rất cao. Có khoảng 43% trẻ em (tương đương với 230 triệu) ở các nước đang phát triển bị còi cọc. Nguy cơ bị SDD thể nhẹ cân ở Châu Á gấp 1,5 lần so với Châu Phi và nguy cơ bị SDD ở Châu Phi cao gấp 2,3 lần so với Châu Mỹ La tinh. 7 Để có thể xác định được các vùng có nguy cơ về SDD trên thế giới, từ đó có sự can thiệp thích hợp, năm 1995 TCYTTG đã đưa ra bảng phân loại sau: Bảng 1.1. Phân loại SDD trẻ dưới 5 tuổi của TCYTTG năm 1995 [4], [7] Chỉ tiêu Mức độ thiếu dinh dưỡng theo tỷ lệ Thấp Trung bình Cao Rất cao Thấp còi (stunting) < 20 20-29 30-39  40 Nhẹ cân (Underweight) < 10 10-19 20-29  30 Gầy còm (wasting) < 5 5-9 10-14  15 1.4.2. Các nghiên cứu trong nƣớc về tỷ lệ SDDTE dƣới 5 tuổi ở Việt Nam Trong những năm qua, công cuộc đổi mới toàn diện Việt nam đã đạt được những thành tựu to lớn. Đồng thời các hoạt động chăm sóc sức khỏe và phòng chống SDD đã và đang được đẩy mạnh, những cải thiện toàn diện đó cũng có tác động mạnh mẽ đến tiến triển của SDD trẻ em. TCYTTG nhận định Việt Nam nằm trong số các nước có tỷ lệ SDD trẻ em đang giảm nhanh nhưng do điểm xuất phát của chúng ta thấp nên hiện nay tỷ lệ SDD TE vẫn còn cao [8]. Bảng 1.2. Tỷ lệ SDD qua 5 cuộc điều tra (1990-2004) [9] Thể SDD 1990 1994 2000 2002 2004 SDD cân nặng/tuổi 45 44,9 33,8 30,1 26,6 SDD chiều cao/tuổi 56,5 46,9 33,8 33,0 30,7 SDD cân nặng/chiều cao 9,4 11,6 8,6 7,9 7,7 Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân hiện vẫn bị xếp vào mức rất cao (trên 30%), SDD thấp còi mức cao (30 - 39%) và SDD gầy còm mức trung bình (5 - 9%) và sự chênh lệch theo địa lý là rất đáng kể. 8 Bảng 1.3. Tỷ lệ SDD qua 5 cuộc điều tra (1990-2004) theo vùng sinh thái [9]. Năm Tỷ lệ SDD(%) Thành thị Nông thôn Miền núi 1990 SDD cân/tuổi SDD cao /tuổi SDD cân/cao 40,6 44,4 9,2 47,5 60,1 14,2 54,7 61,8 16,8 2004 SDD cân/tuổi SDD cao /tuổi SDD cân/cao 21,2 23,4 4,8 30,8 35,7 7,6 39,7 42,3 8,9 Tình hình SDD trẻ em trên toàn quốc, Quảng Nam và Huyện Thăng Bình từ 2000-2008 Bảng 1.4: Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân ở Quảng Nam và Huyện Thăng Bình[42] Năm Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân/tuổi (%) Quốc gia Tỉnh Quảng Nam Huyện Thăng Bình 2000 33,8 35,7 34,5 2001 31,9 34,2 32,2 2002 30,3 32,6 28,7 2003 28,4 30,6 30,1 2004 26,6 27,9 27,1 2005 25,2 25,6 24,9 2006 23,4 23,5 23,2 2007 21,2 22,0 20,2 2008 19,6 20,6 18,8 Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân của trẻ <5 tuổi Toàn quốc và của địa phương từ 2000 -2008 đều giảm dần; năm 2008 tỷ lệ chung toàn quốc 19,6% và Quảng 9 Nam 20,6%; như vậy khả năng đạt được chỉ tiêu của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng vào cuối năm 2010 là hoàn toàn thực hiện được. 1.4.3. Một số đặc điểm của SDD trẻ em Việt Nam Trong những tháng đầu tiên sau khi sinh, cân nặng và chiều cao của trẻ thường ở mức giữa - 2Z- score và giá trị trung vị của quần thể NCHS. Sau 3- 4 tháng, tỷ lệ trẻ có cân nặng theo tuổi và chiều cao theo tuổi thấp tăng lên nhanh chóng, đến khoảng sau một năm tuổi SDD theo cả 2 chỉ tiêu trên đều đạt đến mức cao. Tỷ lệ trẻ em gầy còm tăng nhanh sau 5 - 6 tháng tuổi và cao nhất vào khoảng 13 -17 tháng tuổi. Điều này cho thấy có những vấn đề về nuôi dưỡng trong giai đoạn nuôi trẻ bằng thức ăn bổ sung ngoài sữa mẹ. Sau 2 năm tuổi, tỷ lệ trẻ gầy còm giảm dần, trong khi đó mức SDD cân nặng theo tuổi và cao theo tuổi vẫn duy trì ở mức cao- thực chất đó là SDD tích lũy [40]. 1.5. NGUYÊN NHÂN SDD – PROTEIN NĂNG LƢỢNG Thiếu dinh dưỡng protein năng lượng thường xảy ra do: - Chế độ ăn thiếu về số lượng và kém về chất lượng. - Tình trạng nhiễm khuẩn: bệnh đường ruột, sởi, nhiễm khuẩn hô hấp cấp Các bệnh này làm tăng nhu cầu và giảm sự hấp thu [24], [25], [27]. SDD là hậu quả tác động của nhiều yếu tố. Theo các chuyên gia UNICEF, nguyên nhân SDD được chia 3 nhóm: 1.5.1. Nguyên nhân trực tiếp Khẩu phần thiếu hụt và bệnh tật là những nguyên nhân trực tiếp nỗi trội nhất gây SDD [44]. Tình trạng bệnh lý như nhiễm khuẩn hô hấp cấp, ỉa chảy… gây kém ăn, tăng nhu cầu và giảm khả năng hấp thu. Chức năng miễn dịch của trẻ em chưa được đầy đủ nên các thiếu sót về vệ sinh trong thời kỳ ăn sam, cai sữa đều có thể dẫn đến ỉa chảy. Trong hầu hết các trường hợp, SDD là hậu quả của tác động kết hợp giữa thiếu ăn và nhiễm khuẩn [4], [42], [60]. 10 Mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng - nhiễm khuẩn thể hiện qua vòng xoắn bệnh lý [5], [45]. Sơ đồ 1.1. Nguyên nhân suy dinh dưỡng của UNICEF (1997) [13], [20], [55]. 1.5.2. Nguyên nhân tiềm tàng Sự thiếu hụt khẩu phần có thể xảy ra do thiếu thực phẩm hoặc người mẹ có ít thời gian dành cho chế biến thức ăn hoặc cho trẻ ăn. Nhiễm khuẩn là hậu quả của dịch vụ y tế kém, thiếu nước sạch, vệ sinh kém, trẻ không được chăm sóc đầy đủ, được xếp 3 nhóm: - Thiếu an ninh thực phẩm hộ gia đình Suy dinh dưỡng + tử vong Thiếu ăn Bệnh tật An toàn thực phẩm hộ gia đình không đảm bảo Chăm sóc bà mẹ và trẻ em chưa được quan tâm Dịch vụ y tế chưa đầy đủ, vệ sinh môi trường kém Các tổ chức nhà nước và đoàn thể Cấu trúc chính trị kinh tế - xã hội Biểu hiện Nguyên nhân tiềm tàng Nguyên nhân trực tiếp Nguyên nhân cơ bản Nguồn tiềm năng [...]... 3.2.2.2 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể còi cọc theo nhóm tuổi: Bảng 3 .5 Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể còi cọc theo nhóm tuổi Nhóm tuổi (tháng) Số trẻ cân đo Suy dinh dưỡng n p Tỷ lệ % 0-12 91 14 15, 4 13-24 73 28 38,4 25- 36 89 38 42,7 37-48 83 28 33,7 49-60 81 32 39 ,5 Tổng 417 140 33,6 χ²=18,01 p . tài Nghiên cứu tình hình suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi ở xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam năm 2009. Mục tiêu nghiên cứu: 1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi. tuổi ở xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam năm 2009. 2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi xã Bình Trị, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam. . hiện mắc suy dinh dưỡng và một số yếu tố nguy cơ. 2.2.2. Cỡ mẫu Vì số trẻ dưới 5 tuổi của xã Bình Trị là không lớn nên ở đây chúng tôi nghiên cứu toàn bộ trẻ < ;5 tuổi của xã, tổng số trẻ điều

Ngày đăng: 20/07/2014, 05:30

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan