Tình hình mắc bệnh ngoài da ở trẻ dưới 6 tuổi và nhận thức, thái độ, thực hành của bà mẹ tại 6 xã huyện điện biên tỉnh điện biên năm 2009

101 745 4
Tình hình mắc bệnh ngoài da ở trẻ dưới 6 tuổi và nhận thức, thái độ, thực hành của bà mẹ tại 6 xã huyện điện biên tỉnh điện biên năm 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh ngoài da phổ biến là một vấn đề y tế cộng đồng nghiêm trọng ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển 13. Tại Việt Nam, năm 1960 Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu mô hình bệnh tật ở lứa tuổi thanh niên tại 16 tỉnh vùng đồng bằng và trung du miến Bắc, kết quả cho thấy bệnh ngoài da đứng hàng thứ 2 và chiếm tỷ lệ 5,68% trong số các bệnh chuyên khoa. Nếu lấy tỷ lệ này ước tính cho tất cả các lứa tuổi thì vào thời điểm đó khoảng 12% dân số Việt Nam mắc bệnh da liễu. Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu kinh tế từ thành thị đến nông thôn. Hàng hoá, sản phẩm, nông sản làm ra từ nông nghiệp ngày càng nhiều và đa dạng. Cuộc sống của người lao động từng bước được thay đổi, kinh tế nông thôn không còn độc canh như trước, người dân tăng cường đầu tư máy móc, phân bón hoá học, trang thiết bị... Để giảm bớt cường độ lao động và tăng năng suất. Phát triển nhiều làng nghề, làm thêm nhiều nghề phụ để giải quyết số lao động dư thừa trong những ngày nông nhàn. Những thay đổi đó làm cho cuộc sống của người dân tốt hơn nhưng cùng với nó là sự ô nhiễm môi trường, sự thay đổi khí hậu làm cho mô hình bệnh tật nói chung, trong đó bệnh ngoài da cũng có nhiều biến đổi. Huyện Điện Biên là một trong 9 huyện, thành phố của tỉnh Điện Biên, một huyện nông nghiệp thuần tuý. Đời sống kinh tế, văn hoá của người dân ở trong huyện còn thấp, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Trong nhân dân còn tồn tại một số tập quán lạc hậu, đặc biệt là tập quán dùng phân tươi để bón ruộng, chăn nuôi gia súc thả rông tùy tiện, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, rác thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt chưa để tập trung đúng 2 nơi quy định. Vì thế môi trường sống ở nông thôn ngày càng bị ô nhiễm, kết hợp với thời tiết, khí hậu nóng ẩm cùng với yếu tố cơ địa của người bệnh là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bệnh ngoài da. Trẻ em dưới 6 tuổi tuy chưa phải là lực lượng lao động nhưng cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường. Bệnh da liễu ở trẻ ngoài bệnh lý tại chỗ còn liên quan đến các bệnh của hệ thống miễn dịch nguy hiểm như bệnh thấp tim, bệnh viêm cầu thận cấp... vì vậy phát hiện bệnh để điều trị kịp thời và giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ là việc làm cần thiết của cán bộ y tế, của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy tỷ lệ bệnh ngoài da chiếm khoảng 16,5% dân số. Nhiều nghiên cứu về mô hình bệnh trẻ em đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh da liễu ở trẻ dưới 6 tuổi khoảng 18,75% 23. Tại Điện Biên chưa có nghiên cứu nào về bệnh da liễu ở trẻ em được tiến hành, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tình hình mắc bệnh ngoài da ở trẻ dưới 6 tuổi và nhận thức, thái độ, thực hành của bà mẹ tại 6 xã huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên năm 2009. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng bệnh ngoài da ở trẻ em dưới 6 tuổi tại 6 xã của huyện Điện Biên năm 2009. 2. Xác định nhận thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 6 tuổi trong địa bàn nghiên cứu về phòng chống bệnh ngoài da.

-1- ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh ngoài da phổ biến là một vấn đề y tế cộng đồng nghiêm trọng ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển [13]. Tại Việt Nam, năm 1960 Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu mô hình bệnh tật ở lứa tuổi thanh niên tại 16 tỉnh vùng đồng bằng và trung du miến Bắc, kết quả cho thấy bệnh ngoài da đứng hàng thứ 2 và chiếm tỷ lệ 5,68% trong số các bệnh chuyên khoa. Nếu lấy tỷ lệ này ước tính cho tất cả các lứa tuổi thì vào thời điểm đó khoảng 12% dân số Việt Nam mắc bệnh da liễu. Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế thị trường đã ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu kinh tế từ thành thị đến nông thôn. Hàng hoá, sản phẩm, nông sản làm ra từ nông nghiệp ngày càng nhiều và đa dạng. Cuộc sống của người lao động từng bước được thay đổi, kinh tế nông thôn không còn độc canh như trước, người dân tăng cường đầu tư máy móc, phân bón hoá học, trang thiết bị Để giảm bớt cường độ lao động và tăng năng suất. Phát triển nhiều làng nghề, làm thêm nhiều nghề phụ để giải quyết số lao động dư thừa trong những ngày nông nhàn. Những thay đổi đó làm cho cuộc sống của người dân tốt hơn nhưng cùng với nó là sự ô nhiễm môi trường, sự thay đổi khí hậu làm cho mô hình bệnh tật nói chung, trong đó bệnh ngoài da cũng có nhiều biến đổi. Huyện Điện Biên là một trong 9 huyện, thành phố của tỉnh Điện Biên, một huyện nông nghiệp thuần tuý. Đời sống kinh tế, văn hoá của người dân ở trong huyện còn thấp, trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế. Trong nhân dân còn tồn tại một số tập quán lạc hậu, đặc biệt là tập quán dùng phân tươi để bón ruộng, chăn nuôi gia súc thả rông tùy tiện, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật, rác thải nông nghiệp, rác thải sinh hoạt chưa để tập trung đúng -2- nơi quy định. Vì thế môi trường sống ở nông thôn ngày càng bị ô nhiễm, kết hợp với thời tiết, khí hậu nóng ẩm cùng với yếu tố cơ địa của người bệnh là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bệnh ngoài da. Trẻ em dưới 6 tuổi tuy chưa phải là lực lượng lao động nhưng cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ môi trường. Bệnh da liễu ở trẻ ngoài bệnh lý tại chỗ còn liên quan đến các bệnh của hệ thống miễn dịch nguy hiểm như bệnh thấp tim, bệnh viêm cầu thận cấp vì vậy phát hiện bệnh để điều trị kịp thời và giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ là việc làm cần thiết của cán bộ y tế, của mỗi gia đình và của toàn xã hội. Nhiều công trình nghiên cứu đã công bố cho thấy tỷ lệ bệnh ngoài da chiếm khoảng 16,5% dân số. Nhiều nghiên cứu về mô hình bệnh trẻ em đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh da liễu ở trẻ dưới 6 tuổi khoảng 18,75% [23]. Tại Điện Biên chưa có nghiên cứu nào về bệnh da liễu ở trẻ em được tiến hành, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Tình hình mắc bệnh ngoài da ở trẻ dưới 6 tuổi và nhận thức, thái độ, thực hành của bà mẹ tại 6 xã huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên năm 2009". Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng bệnh ngoài da ở trẻ em dưới 6 tuổi tại 6 xã của huyện Điện Biên năm 2009. 2. Xác định nhận thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 6 tuổi trong địa bàn nghiên cứu về phòng chống bệnh ngoài da. -3- CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. CẤU TẠO GIẢI PHẪU, SINH LÝ CỦA DA [18], [61] Da được cấu tạo gồm 3 lớp: Thượng bì, trung bì, hạ bì. Thượng bì có 5 lớp kể từ dưới lên trên. Lớp cơ bản, lớp gai, lớp hạt, lớp sáng, lớp sừng. Thượng bì và trung bì được ngăn cách với nhau bởi màng đáy. Trung bì có cấu trúc gồm 3 phần, những sợi chống đỡ chất cơ bản, tế bào. Phần hạ bì nằm giữa trung bì và cân hoặc màng xương. Hạ bì là tổ chức đệm biệt hóa thành tổ chức mỡ có nhiều ụ ngăn cách bởi những vách nối liền với trung bì, trong đó có mạch máu, thần kinh. Cấu tạo của da rất tinh vi, liên kết chặt chẽ, biến hóa không ngừng của các lớp tế bào thượng bì, trung bì, hạ bì làm cho da vững chắc bao bọc cơ thể, chống lại các tác nhân có hại cho cơ thể. Da luôn luôn trải qua quá trình biến hóa các chất thu nhận những chất dinh dưỡng tổng hợp thành các chất của nó. Đồng thời phân hủy các chất để giải phóng ra năng lượng cho các hoạt động sinh lý của da. Các tế bào da sống được là nhờ những phản ứng sinh hóa. Những phản ứng này được tiến hành một cách tuần tự ổn định là nhờ các men như: Men sinh năng lượng, men chuyển hóa Hydratcacbon, mem chuyển hóa hợp chất Nitơ, men chuyển hóa axit béo. - Những chất tích điện ở da gồm những ion Cl - , Na + , K + , Ca ++ , Mg ++ . - Chất lưu huỳnh ở da: Cơ thể không tổng hợp được hỗn hợp axit lưu huỳnh mà phải lấy từ thức ăn. Lưu huỳnh có ở thượng bì, tổ chức đệm, mồ -4- hôi. Vai trò của lưu huỳnh rất quan trọng trong các chất Coenzym có lưu huỳnh, phần đạm các men hoặc sắc tố. Vì thế muốn bảo vệ da tốt, có nước da đẹp để chống lại các tác nhân gây bệnh thì chế độ ăn uống của người dân trong cộng đồng cũng là điều rất cần thiết. - Chất sừng: Là một chất đạm trong đó có axit amin kết hợp với lưu huỳnh. Sừng là một chất kém bền vững, có phần nào dễ co dãn, dựa vào tính chất này người ta có thể dùng các chất hóa học làm thay đổi cấu trúc của nó. Vì thế trong môi trường sống hiện nay đang bị ô nhiễm, các làng nghề, chất hóa học trong công nghiệp chưa xử lý thải ra môi trường ngày càng nhiều. Cường độ lao động của người dân càng cao, làm cho lớp sừng trên da bị thay đổi, kém bền vững, chân tay sây xát là điều kiện thuận lợi cho vi trùng, ký sinh trùng, các bệnh dị ứng phát triển mạnh. - Da có nhiệm vụ che chở cho cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi trùng, ký sinh trùng, các tác nhân cơ giới, lý, hóa học có hại cho da. Do cấu trúc và sự biến hóa không ngừng của các lớp tế bào thượng bì, những vi khuẩn ký sinh trên da luôn luôn bị đẩy lùi, đào thải cùng tế bào sừng. - Một số men tổng hợp ở da cũng có tác dụng ngăn cản vi khuẩn phát triển như: men diệt khuẩn, men kích thích thực bào thay đổi pH da, men tổng hợp, huy động không thể tham gia phản ứng miễn dịch. - Da điều hòa thân nhiệt, để thích nghi với thời tiết bên ngoài, da không ngừng bài tiết mồ hôi làm giảm thân nhiệt. Hiện nay Việt Nam là một nước đang phát triển, nền kinh tế thị trường ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu kinh tế từ thành thị đến nông thôn. Người dân tăng cường đầu tư máy móc, phát triển nhiều làng nghề, làm thêm nhiều nghề phụ. Rác thải công nghiệp, thủ công nghiệp và rác thải trong sinh hoạt chưa được tập trung kết hợp với thời tiết khí hậu nóng ẩm ở nước ta đã làm cho môi trường sống ở nông thôn ngày càng bị -5- ô nhiễm. Tuy vậy đời sống kinh tế, văn hóa nhìn chung cũng thấp, trình độ nhận thức của người dân cũng hạn chế. Các tác nhân trên đã phá vỡ các cấu trúc da, thay đổi pH da, làm da điều hòa thân nhiệt kém, dẫn tới các bệnh ngoài da trong cộng đồng ngày một tăng cao. - Lớp ngoài cùng của da có màng sáp gồm: Ion, Cl - , Na + , axit amin, đường, Ure, Cholin, mỡ, ngăn nước và các chất hóa học thấm qua da, mùa hè mồ hôi tiết nhiều, để lâu biến thành Amoniac, da trở nên kiềm pH, 6,5 - 7 vi khuẩn, nấm có điều kiện phát triển. Vì thế mà bệnh ngoài da hay xuất hiện vào mùa hè, ở nông thôn, công nhân lao động trong hoàn cảnh nóng, ẩm, thường xuyên dầm nước. - Da có màng sáp bảo vệ những thuốc tan trong nước, không bốc hơi sẽ không thấm được qua da. Những kim loại nặng như chì, Asen có thể phá vỡ màng sáp gây nhiễm độc da. Ngoài ra da cũng có chức năng bài tiết chất bã chống thấm nước làm da mềm mại, kháng vi khuẩn và nấm. Qua cấu tạo, đặc điểm sinh hóa, sinh lý da ta thấy tầm quan trọng của da trong việc bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi trùng, ký sinh trùng, hóa chất độc hại đối với cơ thể. Da cũng tham gia phản ứng miễn dịch, điều hoà thân nhiệt giúp cho cơ thể hoạt động tốt. Trong cuộc sống hội nhập hiện nay sự hiểu biết để bảo vệ môi trường sống, không bị ô nhiễm tránh các sang chấn cho da khỏi bị tổn thương, tránh sự xâm nhập của vi trùng, ký sinh trùng và các phản ứng đối với cơ thể, thì sự thông tin tuyên truyền cho người dân hiểu biết được các tác nhân gây bệnh ngoài da trong cộng đồng, cách phòng chống và bảo vệ da trong ăn uống, trong sinh hoạt và khám, điều trị kịp thời là điều rất cần thiết. -6- 1.2. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ BỆNH NGOÀI DA PHỔ BIẾN 1.2.1. Bệnh chàm (Eczema) [54] Bệnh chàm là một bệnh thông thường, chiếm 25% tổng số các bệnh ngoài da, biểu hiện lâm sàng đa dạng, nhưng nói chung có những đặc điểm như sau: Biểu hiện lâm sàng: có ngứa, có mụn nước sắp xếp thành mảng giới hạn thất thường, tiến triển theo từng đợt, hay biến thành bệnh mạn tính để thỉnh thoảng lại vượng lên. Về giải phẫu bệnh lý có thương tổn thuộc loại xốp bào. Tổn thương sinh bệnh học, là một phản ứng viêm đối với những tác nhân hoặc ở trong cơ thể, hoặc ở ngoài cơ thể, thuộc loại cơ giới, vật lý, hoá học, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn, trong điều kiện có một địa tạng đặc biệt là cơ địa dị ứng. Hai yếu tố cơ bản phát sinh ra chàm là cơ địa dị ứng và tác nhân kích thích ở trong hay ngoài vào cơ địa ấy. Cả hai yếu tố đều thay đổi ít nhiều theo từng trường hợp eczema. Giai đoạn điển hình nhất là mụn nước. Mụn nước chính là một thương tổn căn bản của bệnh chàm; nhưng trước khi có mụn nước thì đã có hiện tượng xung huyết và khi đã có mụn nước rồi thì mụn nước chảy nước vàng, nước vàng đọng lại thành vảy tiết; vảy tiết rụng để lại vảy khô, rồi da mới lành, có khi lại còn biến chứng thành bội nhiễm hay lichen hoá. Tiến triển thành từng đợt không đều nhau trên một bệnh nhân, mỗi đợt đều qua giai đoạn đỏ, mụn nước, vảy Nhưng vì các đợt khác nhau, tuỳ từng chỗ giai đoạn tiến triển cũng khác nhau cho nên cùng một mảng chàm có những giai đoạn khác nhau, cũng vì vậy mà các thương tổn trên một mảng -7- chàm rất đa dạng, nhưng qua hình thức thay đổi phải nắm vững là có mụn nước điển hình và những giai đoạn khác nhau của nó. Ngứa nhiều hay ít cũng tuỳ từng giai đoạn cấp tính hay mạn tính. Phân tích căn nguyên đi kèm với việc phát sinh ra bệnh chàm thì thấy ngoài các yếu tố ngoại lai ra, nhiều bệnh nhân có một tình trạng cấp hay mạn tính, xúc cảm mạnh, chấn thương thần kinh, mâu thuẫn trong gia đình hay trong xã hội, gây ra những điều kiện thuận tiện dễ sinh ra bệnh chàm. 1.2.2. Bệnh sẩn ngứa (Prurigo Hebra) Bệnh sẩn ngứa có thương tổn căn bản là những sẩn nhỏ, chắc, màu hồng nhạt, rất ngứa. thỉnh thoảng có trường hợp trước khi phát ra những sẩn chắc thấy xuất hiện những sẩn phù như sẩn mề đay. Vị trí khu trú đầu tiên ở mặt dưới các chi rồi sau mới phát ra các phần khác, thân mình, mông, nhưng hầu như mặt gấp các chi và mặt không bao giờ bị thương tổn. Vì ngứa gãi nên đa số các sẩn đều bị sướt ra, đóng vảy máu.Da dày, lichen hoá, thâm. Thỉnh thoảng có biến chứng nhiễm trùng thứ phát. Thường các hạch bạch huyết sưng to, nhất là hạch bẹn, nách và khuỷu tay. Hạch không đau và không có khuynh hướng hoá mủ. Vì tính chất đặc biệt của hạch nên gọi là hột xoài trong bệnh sẩn ngứa. Về hình thể lâm sàng, có thể nhẹ (prurigo mitis) và thể nặng (pruri- ferox), tuỳ theo thương tổn và tính chất ngứa nhiều hoặc ít. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân rất ngứa, đứng ngồi không yên, ảnh hưởng đến toàn trạng, ăn không ngon, mất ngủ, suy nhược. Bệnh kéo dài hàng chục năm, nhất là đối với đàn ông. Tuổi càng lớn, bệnh có phần giảm bớt. Bệnh thường bắt đầu ở trẻ nhỏ, tỷ lệ nhỏ bệnh xuất hiện muộn hơn ở tuổi trưởng thành. Có 2 giả thuyết về cơ chế bệnh sinh. -8- Thuyết thần kinh dinh dưỡng, do các tác giả Pletinop, Nikolsky, Paplop chủ trương. Trên bệnh nhân thấy xuất hiện dấu hiệu vạch da nổi (dermographisme) trắng, bền vững (xuất hiện lâu mới mất). Rối loạn phản xạ ở da, bài tiết mồ hôi ít, thường về tinh thần không phát triển đầy đủ. Theo Paplốp phản xạ lòng bàn chân và phản xạ thành bụng mất. Thuyết nhiễm độc do các tác giả Jadasson, Tommasoli chủ trương dựa vào đợt phát bệnh đầu tiên, thường xảy ra ở những trẻ có rối loạn về tiêu hoá. Nghiên cứu chuyển hoá các chất thấy có rối loạn về clo, phốt phát và axit lactic. Một số tác giả khác cho rằng có sự phối hợp cả hai yếu tố thần kinh và nhiễm độc trong cơ chế bệnh sinh của bệnh. Ngoài ra, bệnh còn bị ảnh hưởng của điều kiện sinh hoạt. Trong một số trường hợp thay đổi môi trường làm việc, sinh sống, bệnh thay đổi một cách rõ rệt. Bệnh tương đối ít gặp ở trẻ em, thường xuất hiện ở người lớn, nhất là phụ nữ trẻ. Bệnh có liên quan đến thay đổi trạng thái thần kinh, tinh thần và rối loạn về tiêu hoá. Tuy nhiên, trẻ em cũng có thể mắc bệnh và ở trẻ em dưới sáu tuổi, bệnh sẩn ngứa cấp tính người lớn (Prurigo simplex aigude l'adulte) có một số đặc điểm sau đây: Thương tổn trên da căn bản là những sẩn nhỏ, màu sắc giống màu da bình thường hoặc hồng nhạt. Trên chóp các sẩn có một mụn nước rất bé. Vì ngứa nhiều phải gãi nên phần lớn các sẩn đều có vảy máu. Vị trí khu trú ở mặt dưới các chi. Hình ảnh lâm sàng rất giống bệnh sẩn ngứa trẻ con (strophulus). Lúc đầu toàn trạng có thể ít nhiều bị ảnh hưởng: sốt, mệt mỏi, nhức đầu. Bệnh kéo dài khoảng hai tuần đến 4 tháng, thỉnh thoảng có thể lâu hơn. Nói chung, thời gian tiến triển ngắn so với các loại sẩn ngứa khác nên còn gọi là sẩn ngứa tạm thời. Khi bệnh tiến triển quá 4 tháng đã gọi là bệnh sẩn ngứa kinh diễn. -9- Bệnh sẩn ngứa tạm thời có thể tái phát. Phân biệt các hình thể lâm sàng như: sẩn ngứa có bọng nước, có xuất huyết hoặc có hoại tử. Có trường hợp có cơn vượng bệnh phát theo mùa nên gọi là sẩn ngứa mùa đông và sẩn ngứa mùa hạ. Thể mùa hạ là một trong những hình thể lâm sàng của bệnh da do cảm ứng ánh nắng. Có thể lâm sàng xuất hiện ở người có mang. Về tiên lượng: bệnh có tiên lượng tốt. Về điều trị: Cần chú ý đến chế độ ăn, dùng kháng histamin tổng hợp, các loại sát trùng đường ruột (salol, benzo - naptol). 1.2.3. Bệnh mề đay (Urticaire) [47], [49] Ban mề đay là một phản ứng mạch máu của da, đặc điểm là có ngứa, trên mặt da nổi lên những sẩn phù. Biểu hiện lâm sàng: Thường có ngứa dữ dội rồi ban xuất hiện ở bất kỳ chỗ nào trong người. Thương tổn căn bản là một sẩn màu hồng nhợt hay trắng rồi trở nên xám ở giữa, màu hồng ở xung quanh, to bằng hạt đậu hay bằng đồng xu. Hình tròn hoặc bờ không đều, nham nhở. Giới hạn rõ rệt. Cách sắp xếp giữa sẩn phù, ban mề đay có những hình thể rất thay đổi, mỗi sẩn phù tiến triển nhanh chóng độ một vài giờ, cho đến một vài ngày, rồi lặn đi trong khi những sẩn mới lại xuất hiện, càng gãi nhiều lại càng ngứa và càng xuất hiện sẩn mới. Có một đặc điểm là mỗi khi sẩn phù ăn vào các chỗ da lỏng lẻo, mí mắt, âm hộ, bao quy đầu hay các niêm mạc thì lan ra nhanh chóng, ngứa, và rất nguy hiểm. Có những thể rất thay đổi khi thì nhỏ, khi thì to, khi thì khu trú, khi thì toàn thể. Có khi có cả bọng nước, hoặc phối hợp với phù Quincke. -10- Bệnh tiến triển thành từng đợt liên tiếp mỗi đợt độ vài ngày, cũng có khi có thể tái phát dai dẳng hàng năm, do nhiều đợt liên tiếp, lắm khi theo mùa, theo thay đổi với bệnh hen xuyễn và bệnh đau nửa đầu. Về cơ chế bệnh sinh: có nhiều yếu tố liên quan đến bệnh. Yêú tố nhiệt độ như lạnh, nóng: Căn nguyên rất phức tạp, nhiều khi không rõ, thông thường nhất là lạnh. Sau khi ra lạnh, rửa mặt bằng nước lạnh, hay là uống nước lạnh, độ năm mười phút thì bắt đầu ngứa. Duke đã chứng minh vai trò của lạnh, phun tia clorua ethyl vào da, gây ra ban mề đay, dúng tay vào nước lạnh cũng vậy, nhưng có một điều nên chú ý là nếu buộc garo ở cánh tay thì ban mề đay không lan ra toàn thân. Khi nhiệt độ tăng lên hoặc các tia tử ngoại tác động vào, X quang cũng có thể gây ra mề đay. Côn trùng đốt hoặc tiếp xúc với hoá chất: muỗi, rệp, một cây han (rhodendron), một vài thứ quần áo, nước hoa có khi cả đến nước rửa, cũng có thể gây ra mề đay. Thức ăn: như thịt trâu, cá biển, nhộng tằm cũng có thể gây mề đay. Một số loại thuốc: sunfamit, aspirin, antipyrin, huyết thanh, penixilin. Nhiễm liên cầu, nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng có thể gây ra ban mề đay và kèm theo triệu chứng sốt. Ngoài ra một số nguời mắc ban mề đay tái phát không rõ căn nguyên. Cần phải theo dõi loại trừ dần những dị ứng tôm và tìm những triệu trứng thiểu năng gan. 1.2.4. Bệnh tổ đỉa (Dysidrose) Bệnh tổ đỉa đã được Tilburyfox mô tả từ 1873, coi như một bệnh ứ đọng mồ hôi. Về sau, bằng những nhận xét về tế bào học, A.Rpobison đã phủ nhận [...]... tương tự nhau, xã Hoàng Tây (nam 21,9%, nữ 19,3%), xã Nhật Tân (nam 19,8%, nữ 19 ,6% ) Về tuổi: trải đều ở các lứa tuổi Tỷ lệ ở trẻ em mắc bệnh ngoài da của cả 2 xã là 16, 6%, người lớn 22,8% Tỷ lệ mắc bệnh xạm da ở xã Hoàng Tây là 3,8%, xã Nhật Tân là 1,1% Lê Tử Vân nghiên cứu tại Quảng trị cũng cho kết quả tuơng tự: tỷ lệ bệnh ngoài da ở trẻ em là 18,75% và ở người lớn là 22,5% Người lớn tại địa phương... Châu cũ, Điện Biên có diện tích tự nhiên 3 16. 800 ha, dân số 1 36. 000 người, gồm 20 dân tộc trong đó tới 68 % là dân tộc ít người Qua các kỳ chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính để thành lập Thị xã Điện Biên Phủ năm 1992, huyện Điện Biên Đông năm 19 96, thị trấn huyện lỵ huyện Mường Lay năm 1998 và thành phố Điện Biên Phủ năm 2003 Huyện Điện Biên trực thuộc tỉnh Điện Biên, có diện tích tự nhiên 163 .985... trong những bệnh phổ biến nhất ở người và phân bố ở khắp các châu lục Các nghiên cứu trên thế giới chủ yếu nghiên cứu bệnh chứng của từng bệnh, nhóm bệnh mà chưa có nghiên cứu nào về thực trạng bệnh ngoài da và nhận thức, thái độ, thực hành (KAP) ở người trưởng thành Trên thế giới [44], bệnh nấm da theo ước tính có ít nhất 10 - 20% dân số có thể bị mắc bệnh này [41], [42] Tại Pháp bệnh nấm da chiếm tỷ... tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ngoài da, hạn chế những biến chứng do bệnh tật này gây ra và nâng cao sức khoẻ cho trẻ em nói riêng, bà con các dân tộc trong tỉnh nói chung với đặc thù của tỉnh -32- Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỊA BÀN VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1 Địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện tại huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên Điện Biên là một tỉnh mới được tách ra từ tỉnh. .. quốc gia Huổi Puốc và một số đường tiểu ngạch sang Lào Phía Bắc giáp huyện Mường Chà và huyện Mường Ẳng tỉnh Điện Biên Phía Nam giáp huyện Mường Ngòi, huyện Viêng Khăm thuộc tỉnh Luông Pra Băng của Lào -33- Phía Đông giáp huyện Điện Biên Đông của tỉnh Điện Biên, huyện Sốp Cộp của tỉnh Sơn La Phía Tây giáp huyện Mường Mày thuộc tỉnh Phoong Sa Ly của Lào Địa hình của huyện được chia thành hai vùng rõ... công nhân thấy nhận thức, thái độ, thực hành của công nhân tại đây thay đổi rõ rệt Tỷ lệ công nhân có kiến thức vệ sinh cá nhân tốt tăng 25,7% thái độ tốt tăng 14,3% và thực hành tốt tăng 14 ,6% Nghiên cứu của nguyễn Văn Khái tại Thái Bình cho thấy nhận thức, thái độ thực hành của người trưởng thành hiểu biết về nguồn nước sạch là 99,3%, nhận thức đúng về xử lý rác thải sinh hoạt của nhóm xã trồng lúa,... chắc chắn tới bệnh ngoài da của công nhân Tiến hành nghiên cứu tại 5 cơ sở mạ điện với việc khám cho 3 86 công nhân để đánh giá tác hại của nguyên tố Crom và các hợp chất của Crom lên da và niêm mạc của những công nhân này, tác giả Lê Tử Vân, Khúc Xuyền và cộng sự [24] cho thấy tỷ lệ bệnh loét da và di chứng chiếm 45,85%; bệnh chàm và viêm da tiếp xúc 13, 96% ; sẩn ngứa dị ứng 26, 81% và sạm da là 3,93%... dân số Ở Đông Nam Á bệnh nấm da chiếm 40 - 60 % số bệnh da [27] Tuy tỷ lệ mắc bệnh nấm da có khác nhau nhưng ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới vẫn chiếm ưu thế hơn Các hình thái lâm sàng bệnh nấm da thường gặp: bệnh da do nấm sợi (chủ yếu nấm da, bẹn, thân, chân), bệnh lang ben và nấm móng, nấm kẽ Bệnh viêm da cơ địa là bệnh thường gặp, tỷ lệ trong quần thể dân cư dưới 7 tuổi từ 5 - 15%, trên 7 tuổi. .. lệ bệnh xạm da cao ở các khu vực: nhà máy Cao su (7,9%); nhà máy Xà phòng (7,1%) và ngay cả xã chứng Định Công hạ cũng có tới 5,4% người dân mắc bệnh này Nguyễn Thành, Nguyễn Thị Ân và cộng sự [29], [ 36] trong nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường đến mô hình bệnh tật tại 2 xã Hoàng Tây, Nhật Tân huyện Kim Bảng-Nam Hà nhận xét đặc điểm bệnh da như sau: Về giới tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ của 2 xã tương... thấy ở 3 khu vực (tập thể nhà máy cao su, cơ khí và Định Công Hạ) tỷ lệ bệnh ngoài da từ 14,9 - 19,4% Bệnh da chủ yếu gặp ở người lớn: trong số công nhân của nhà máy xà phòng Hà Nội , có tới 40,5% số người mắc bệnh da; Tại nhà máy Cơ khí là 43,8% và nhà máy Cao su là 26, 4% Công nhân tại các nhà máy này hay mắc các bệnh da thông thường như hắc lào, ghẻ, tổ đỉa Tỷ lệ bệnh ngoài da của người dân xã chứng . Tình hình mắc bệnh ngoài da ở trẻ dưới 6 tuổi và nhận thức, thái độ, thực hành của bà mẹ tại 6 xã huyện Điện Biên tỉnh Điện Biên năm 2009& quot;. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mô tả thực trạng bệnh. bệnh ngoài da ở trẻ em dưới 6 tuổi tại 6 xã của huyện Điện Biên năm 2009. 2. Xác định nhận thức, thái độ, thực hành của bà mẹ có con dưới 6 tuổi trong địa bàn nghiên cứu về phòng chống bệnh ngoài. mô hình bệnh trẻ em đã cho thấy tỷ lệ mắc bệnh da liễu ở trẻ dưới 6 tuổi khoảng 18,75% [23]. Tại Điện Biên chưa có nghiên cứu nào về bệnh da liễu ở trẻ em được tiến hành, chúng tôi tiến hành

Ngày đăng: 20/07/2014, 01:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan