skkn một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác xây dựng thư viện ở trường tiểu học thiết ống 1 bá thước

27 1.3K 1
skkn một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo công tác xây dựng thư viện ở trường tiểu học thiết ống 1 bá thước

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Trong lịch sử tồn tại của mình, thư viện trường học từ lâu đã khẳng định được chỗ đứng trong việc giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh các trường phổ thông. Thư viện trường học là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường, khơi nguồn và thỏa mãn những nhu cầu về thông tin, tri thức của thầy cô giáo và học sinh. Các thư viện trường học có nguồn tài liệu và trang thiết bị tốt, đi đôi với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ đắc lực trong việc nâng cao nhận thức về mục tiêu cơ bản của đất nước trong việc xây dựng và phát triển thế hệ công dân tương lai có tri thức, sáng tạo, độc lập và năng động, những người sẽ làm chủ tương lai trong thế kỷ 21. Đồng thời , thư viện trường học còn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, xây dựng thói quen tự học cho học sinh. Mặt khác, thư viện trường học còn tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, xây dựng nếp sống văn hóa cho các thành viên trong nhà trường, giúp học sinh tự bổ sung kiến thức. Cũng chính ở thư viện trường học, các em tự rèn luyện tính độc lập, tư duy và thói quen tự học. Qua các tác phẩm mà các em đã đọc, các em sẽ được tiếp cận với trí tuệ, công sức của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục. Cũng qua đó, hình thành cho các em tình cảm đúng đắn, giúp các em hiểu thêm về con người, về đất nước, về cuộc sống, Đối với các thầy cô giáo thì thư viện trường học càng có vị trí quan trọng. Đây là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật kiến thức để cho những bài giảng thêm phong phú và sinh động, giúp các thầy cô giáo tiếp cận với những phương pháp giảng dạy tiên tiến, tích cực. Đây chính là con đường tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy và học. Các thầy cô giáo sử dụng những tri thức từ sách báo để hướng dẫn học sinh bổ sung kiến thức mà mình chưa có điều kiện để trình bày trên lớp. Đây chính là con đường tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy và học. Qua những buổi sinh hoạt của 1 thư viện, tình cảm giữa thầy và trò thêm gắn bó, không khí trường học trở nên sôi nổi, sống động. Xuất phát từ ý nghĩa đó, trong qua trình triển khai thực hiện công tác xây dựng thư viện chuẩn tôi đã rút ra được “Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng thư viện chuẩn ở trường tiểu học Thiết ống I – huyện Bá Thước” để làm đề tài nghiên cứu của mình. Các biện pháp mà bản thân đưa ra ở đây đã được thực hiện có hiệu quả ở trường trường tiểu học Thiết ống I - Bá Thước, góp phần cho việc nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng tốt hơn. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. I. CƠ SỞ LÝ LUẬN. Nói đến thư viện trường học, từ lâu chúng ta vẫn hiểu đó là nơi mượn sách và nghiên cứu tài liệu của giáo viên và học sinh trong nhà trường. Tuy nhiên, với vị trí quan trọng của thư viện trường học, những năm qua, Đảng và Nhà nước mà đặc biệt là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có sự quan tâm đối với công tác thư viện trường học. Ngày 02/01/2003, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định Số 01 về Tiêu chuẩn Thư viện trường phổ thông đưa ra những quy định, tiêu chuẩn rất cụ thể về cơ sở vật chất, trang thiết bị; về diện tích không gian, tiêu chuẩn tài liệu và các hình thức tổ chức hoạt động , chỉ rõ tầm quan trọng của thư viện trong trường học Bên cạnh đó, trong thực tế, các em học sinh tiểu học có nhu cầu đọc sách rất lớn. Tuy nhiên, do nhận thức của các em còn hạn chế nên khả năng lựa chọn, phân tích chưa tốt. Nếu thư viện tổ chức cho học sinh tiếp xúc với những cuốn sách có tư tưởng tốt thì sẽ để lại những ấn tượng tốt đẹp và lâu dài, có tác dụng tốt trong việc hình thành tư tưởng, tình cảm của các em. Với ý nghĩa là “người thầy thứ hai” của học sinh, là người bạn dẫn đường của các em, thư viện thực sự có tác dụng nối tiếp, hoàn 2 thiện việc lên lớp giảng dạy của giáo viên, là “trường học thứ hai ” của học sinh. Chính điều này sẽ dần hình thành cho các em chí hướng phấn đấu để đạt được ước mơ trong cuộc đời mình. Trong những năm gần đây, phong trào xây dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia, thư viện nhà trường đạt chuẩn trong cả nước nói chung và huyện Bá Thước nói riêng đang được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp ủy đảng, chính quyền và các trường học. Và trường Tiểu học Thiết ống I cũng là một trong những trường đang được quan tâm xây dựng thư viện đạt chuẩn. II. CƠ SỞ THỰC TIỄN. 1. Đặc diểm tình hình nhà trường. * Thuận lợi : Trường tiểu học Thiết ống I – Bá Thước đã được công nhận chuẩn quốc gia mức độ I vào năm 2000 và được công nhận lại vào năm 2010. Trường luôn đón nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành, sự đồng tỉnh ủng hộ của nhân dân địa phương cũng như cha mẹ học sinh (HS). Đội ngũ giáo viên (GV) nhà trường có trình độ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm cao và luôn sẵn sàng đổi mới. Cơ sở vật chất của nhà trường đảm bảo cho dạy học 2 buổi/ ngày và đủ số lượng phòng cũng như diện tích cho xây dựng thư viện tiên tiến. Thư viện nhà trường đã được xây dựng nhiều năm nay và có hoạt động. Các em học sinh của nhà trường chăm ngoan, ham học hỏi, tìm tòi. Đây chính là những điều kiện hết sức thuận lợi để nhà trường xây dựng thư viện đạt chuẩn một cách tốt nhất. * Khó khăn : Nhà trường rất thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng thư viện chuẩn, thư viện tiên tiến, xuất sắc. CSVC cũng như các trang thiết bị của thư viện còn thiếu thốn nhiều ; số lượng tài liệu sách báo trong thư viện còn ít ; nhân viên làm công tác thư viện chỉ kiêm nhiệm nên nghiệp vụ về thư viện rất hạn chế ; tỷ lệ bạn đọc đến với thư viện chưa nhiều ; các hoạt 3 động của thư viện nhà trường đã có, tuy nhiên chưa được thường xuyên và hiệu quả chưa cao. 2. Thực trạng công tác thư viện ở trường Tiểu học Thiết ống I. 2.1. Về cơ sở vật chất. Bảng 1 : Phòng thư viện và các trang thiết bị chuyên dùng: Phòng đọc + kho sách Giá sách (cái) Tủ đựng tài liệu (cái) Chỗ đọc (chỗ) Sổ lục lục, bảng giới thiệu sách Thiết bị nghe nhìn Số lượng Diện tích GV HS 1 phòng 35 m 2 3 2 10 10 0 0 Xét về mặt bằng chung toàn huyện, trong khi rất nhiều trường tiểu học còn chưa có phòng để làm thư viện thì trường Tiểu học Thiết ống I cũng đã tạm đủ điều kiện cho hoạt động của thư viện. Song, đối chiếu với tiêu chuẩn của thư viện chuẩn thì diện tích phòng đọc, kho sách chưa đủ diện tích (tối thiểu phải đạt 50 m 2 ) ; tủ, giá sách chưa đạt yêu cầu. Đặc biệt là số chỗ ngồi đọc trong cho giáo viên và học sinh còn ít, các phương tiện nghe nhìn, trang thiết bị để giới thiệu sách với bạn đọc chưa có. Điều này đòi hỏi nhà trường phải có sự quan tâm đầu tư, đảm bảo các điều kiện thiết yếu thì hoạt động của thư viện mới đạt được hiệu quả cao. 2.2. Về sách, báo, tạp chí, bản đồ tranh ảnh giáo dục. Bảng 2 : Số lượng sách, báo, tạp chí trong thư viện qua một số năm học: Năm học Tổn g số HS HS diện chín h sách Tổng số CBG V SGK Sách nghiệp vụ Sách tham khảo Tên báo, tạp chí (loại) Bản đồ, tranh ảnh (tờ) Số bộ Tên sách Số bản Tên sách Số bản 2009- 2010 343 198 25 127 301 317 102 7 242 5 3 725 2010- 357 172 25 158 368 497 136 263 4 737 4 2011 4 3 Qua số liệu trên ta thấy số lượng tài liệu trong thư viện nhà trường có đầy đủ các chủng loại theo quy định, hàng năm nhà trường đều có nguồn tài liệu bổ sung thêm. Tuy nhiên, qua bảng số liệu cũng cho thấy rằng : Số lượng sách giáo khoa (SGK) chưa đủ để 100% HS thuộc diện chính sách được thuê, mượn sách ; mỗi đầu sách tham khảo (STK) chưa đủ từ 3 – 5 bản ; số đầu báo theo quy định còn thiếu ; bản đồ, tranh ảnh chưa đáp ứng được 2 lớp cùng khối có 1 bộ. 2.3. Về nghiệp vụ công tác thư viện. Mặc dù thư viện nhà trường đã phát huy được vai trò của mình trong việc hỗ trợ cho hoạt động dạy và học của GV và HS, nhưng về nghiệp vụ công tác thư viện còn hạn chế, các loại hồ sơ theo quy định còn chưa đầy đủ, việc cập nhật các số liệu chưa kịp thời, thiếu chặt chẽ. Bên cạnh đó, nhân viên làm công tác thư viện chỉ kiêm nhiệm (vừa làm Tổng phụ trách Đội vừa kiêm nhiệm thư viện). Chính vì vậy việc làm kỹ thuật sách, việc mô tả, đăng ký các loại tài liệu theo quy định thư viện chuẩn còn hết sức lúng túng, thiếu mạng lưới cộng tác viên để hỗ trợ cho việc xây dựng thư viện. Đây thực sự là vấn đề hết sức khó khăn của nhà trường trong công tác xây dựng thư viện chuẩn. Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp cụ thể, tích cực và đồng bộ với sự chỉ đạo sát sao của nhà trường thì công tác xây dựng thư viện Chuẩn mới thành công . 2.4. Hoạt động của thư viện. Hàng năm, thư viện nhà trường đã đi vào hoạt động tương đối có hiệu quả trong việc cho thuê, mượn SGK và các tài liệu tham khảo, đã tổ chức được một số hoạt động nhằm thu hút bạn đọc đến với thư viện cũng như phát động các phong trào tặng sách, góp sách vào thư viện nhà trường. Bảng 3 : Bảng thống kê tình hình bạn đọc qua một số năm học: 5 Năm học Số lượt đọc của CBGV Số lượt đọc của HS SNV STK Báo, tạp chí STN STK Báo 2009-2010 250 108 97 925 482 745 2010-2011 286 256 104 1030 557 810 Tuy nhiên qua bảng số liệu ta cũng thấy rằng tỷ lệ bạn đọc đến với thư viện hạn chế, đặc biệt, tỷ lệ tài liệu tham khảo nhằm mục đích nâng cao, mở rộng kiến thức cho GV và HS còn rất ít. Từ thực tế này đòi hỏi thư viện nhà trường phải có những hoạt động thật sự phong phú, đa dang mang tính chất thi đua mới có tác dụng thu hút bạn đọc đến với thư viện. Nhà trường chúng tôi xác định rằng : thuận lợi là cơ bản nhưng khó khăn không phải là ít. Tuy nhiên, với sự quyết tâm cao của ban giám hiệu, của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường, với sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự đồng tình ủng hộ của các tổ chức đoàn thể, của nhân dân địa phương và phụ huynh HS nhà trường đã tập trung tăng cường cơ sở vật chất cho thư viện, nâng cao chất lượng về nghiệp vụ cũng như hoạt động của công tác thư viện với mục tiêu: Phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành môi trường giáo dục tốt nhất, thư viện có điều kiện tốt nhất nhằm phục vụ cho hoạt động dạy và học của nhà trường, là địa chỉ tin cậy của nhân dân địa phương cũng như phụ huynh HS, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong thời kỳ hội nhập. III. MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG THƯ VIỆN CHUẨN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THIẾT ỐNG I - HUYỆN BÁ THƯỚC. 1. Tổ chức tham quan học tập các thư viện chuẩn của huyện bạn. Vào tháng 10 năm 2011, Phòng Giáo dục & Đào tạo Bá Thước mà trực tiếp là bộ phận Giáo dục Tiểu học đã tổ chức cho các Trường Chuẩn quốc gia và Cận chuẩn trong huyện đi tham quan học tập kinh 6 nghiệm về công tác xây dựng thư viện chuẩn của huyện Thạch Thành – Thanh Hóa. Để các nhà trường tiếp cận cụ thể hơn về các bước tiến hành xây dựng thư viện, bộ phận Giáo dục Tiểu học tiếp tục mời chuyên viên của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Yên Định về tập huấn cách làm cụ thể trong quy trình làm nghiệp vụ thư viện như mô tả phân loại sách báo, cách làm hồ sơ, sổ sách… Đồng thời, Phòng Giáo dục & Đào tạo tiếp tục quan tâm chỉ đạo sát sao, thường xuyên, liên tục đối với các nhà trường về các nội dung như : việc bố trí, sắp xếp lại thư viện, quy trình tiến hành làm kỹ thuật sách, tăng cường công tác kiểm tra tiến độ triển khai công tác thư viện các trường học v.v… Cách làm trên đã hỗ trợ các nhà trường rất lớn trong những bước đi đầu tiên khi mà kinh nghiệm xây dựng thư viện của các nhà trường còn quá ít ỏi. 2. Bám sát các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng thư viện. Các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng thư viện chuẩn là căn cứ pháp lý để các nhà trường thực hiện đúng theo quy định của việc xây dựng thư viện chuẩn. Chính vì vậy đòi hỏi nhà trường phải nắm vững và bám sát các văn bản của các cấp. Cụ thể: - Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT, ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; - Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT, ngày 6 tháng 11 năm 1998 về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động thư viện trường phổ thông; - Công văn số 11185/GDTH, ngày 17 tháng 12 năm 2004 hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; 7 - Các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng thư viện chuẩn của Phòng GD&ĐT Bá Thước. Căn cứ vào nội dung cụ thể của các văn bản, nhà trường đã tiến hành xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường cũng như địa phương. 3. Tăng cường cơ sở vật chất của thư viện: Được sự quan tâm đầu tư của nhà nước cùng với việc làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, sự năng động, sáng tạo trong công tác quản lý nên trong những năm qua, cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang theo hướng chuẩn hóa. Khuôn viên nhà trường luôn xanh – sạch – đẹp – thân thiện có tác dụng nâng cao chất lượng dạy và học. Đây chính là điều kiện quan trọng đầu tiên để xây dựng thư viện chuẩn. Nhà trường chúng tôi đã chỉ đạo công tác xây dựng cơ sở vật chất của thư viện cụ thể như sau: 3.1. Xây dựng phòng đọc: Thư viện được đặt ở nơi thuận tiện, trung tâm của nhà trường để thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động. Nhà trường đã dành 2 phòng với diện tích 90m 2 , bao gồm phòng đọc 60m 2 được chia thành 2 khu vực: khu vực đọc của giáo viên và khu vực đọc của học sinh. Phòng đọc được trang bị đầy đủ ánh sáng, quạt… đảm bảo mát về mùa hè, ấm về mùa đông. Đồng thời tiến hành trang trí phòng đọc theo quy định chung của thư viện chuẩn theo hướng thân thiện, như có bảng giới thiệu sách, nội quy thư viện, biểu đồ phát triển bạn đọc, các câu khẩu hiệu, tranh ảnh… 3.2. Đầu tư trang thiết bị chuyên dùng: Sau khi xây dựng kế hoạch xây dựng thư viện chuẩn, việc quan tâm đầu tiên của nhà trường là mua sắm, bổ sung thêm các trang thiết bị chuyên dùng. Bằng nguồn kinh phí như : tiết kiệm chi thường xuyên hàng tháng của nhà trường, tham mưu cho chính quyền địa phương hỗ trợ thêm 8 trang thiết bị cho Thư viện theo nghiệp vụ quản lý thư viện nhằm phù hợp với xu thế phát triển chung. Cụ thể: - Giá sách: đóng mới, bổ sung thêm 6 giá sách. - Tủ đựng tài liệu: 02 cái. 01 tủ làm việc và thư. 01 tủ đựng sách pháp luật. - Bàn đọc của học sinh: 18 bộ với 36 chỗ ngồi. - Bàn đọc giáo viên: 10 bộ với 20 chỗ ngồi. - Sổ mục lục, bảng giới thiệu sách: nhằm giúp cho cán bộ giáo viên và học sinh trong việc mượn sách một cách nhanh chóng, thuận tiện. - 01 ti vi phục vụ cho việc nghe nhìn của học sinh, 01 máy tính hòa mạng phục vụ cho công tác quản lý của thủ thư , đồng thời giúp cho việc tìm kiếm thông tin của cán bộ giáo viên. 3.3. Xây dựng kho sách đáp ứng yêu cầu: Kho sách của nhà trường là phòng kiên cố, cao ráo với diện tích 30m 2 , các ấn phẩm, tài liệu, sách báo… được sắp xếp một cách khoa học và bảo quản tốt. Sách được chia làm 3 bộ phận: - Sách giáo khoa: bao gồm sách bài học và sách bài tập, nhà trường xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung, đảm bảo 100% học sinh thuộc diện chính sách được mượn. - Sách nghiệp vụ của giáo viên: sách nghiệp vụ của giáo viên bao gồm các văn bản nghị quyết của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, của ngành, các tài liệu hướng dẫn phù hợp với bậc Tiểu học và nghiệp vụ quản lý của nhà trường. Đảm bảo mỗi tên sách nghiệp vụ trong thư viện nhà trường có 1 bản bản/giáo viên và 3 bản lưu tại Thư viện. - Sách tham khảo bao gồm các sách công cụ, tra cứu như từ điển, tác phẩm kinh điển (mố tên sách có từ 3 bản trở lên). Sách tham khảo của các môn học, sách mở rộng kiến thức, sách truyện thiếu nhi… mỗi tên sách có từ 3 – 5 bản. 9 3.4. Báo, tạp chí, bản đồ, tranh ảnh giáo dục, băng đĩa giáo khoa: - Báo, tạp chí: Thư viện nhà trường đã có báo Nhân dân, Giáo dục & thời đại, báo Thanh hóa, Thiếu nhi dân tộc, tạp chí Giáo dục Tiểu học, báo Măng non và được đặt mua định kỳ đáp ứng nhu cầu cập nhật thông tin cho giáo viên và học sinh. - Bản đồ, tranh ảnh, băng đĩa: đảm bảo đủ các loại do nhà xuất bản Giáo dục và đào tạo sản xuất và phát hành. Mỗi loại được tính tối thiểu 2 lớp cùng khối/bản. Hàng năm, nhà trường đã đầu tư khoản kinh phí hơn 9 triệu đồng để bổ sung thêm các tài liệu cũng như sách, báo. 4. Về nghiệp vụ thư viện. Chỉ đạo nghiệp vụ thư viện là một nội dung tương đối phức tạp, đòi hỏi người hiệu trưởng phải hiểu biết về nghiệp vụ thư viện, trên cơ sở đó chỉ đạo cán bộ phụ trách thư viện thực hiện đúng yêu cầu về nghiệp vụ của công tác thư viện. Đồng thời cần có biện pháp kiểm tra việc thực hiện để điều chỉnh kịp thời. Xác định được tầm quan trọng đó, trong thời gian qua nhà trường chúng tôi đã tién hành với các biện pháp sau: 4.1. Mô tả, phân loại, làm kỹ thuật sách. Sách trong thư viện phải được phân loại, mô tả và đánh số cá biệt riêng. Cách đánh số cá biệt thực hiện theo đúng nghiệp vụ thư viện. Thư viện phải có hai loại dấu : Dấu chữ “M” và dấu “Thư viện”. Mỗi bản sách được đóng dấu ở 3 trang. Trang bìa sách đóng dấu “M” và ghi tên loại sách và số cá biệt của cuốn sách. Trang tên sách và trang 17 đóng dấu “Thư viện” đều có cách ghi giống nhau, đó là : ghi năm nhập vào kho thư viện /số đăng ký cá biệt. Mỗi loại sách lại được đánh một số cá biệt riêng theo quy định của nghiệp vụ thư viện. 10 [...]... đang là địa chỉ cho các trường bạn trong huyện nhà đến tham quan, trao đổi kinh nghiệm trong công tác xây dựng thư viện V KẾT LUẬN Qua thời gian gần hai năm tiến hành công tác xây dựng thư viện chuẩn ở trường Tiểu học Thiết ống I, bản thân tôi đã rút ra một số kết luận sau: - Thư viện trường tiểu học có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường Thư viện chỉ có thể... dụng thiết thực, phục vụ đắc lực cho việc dạy và học của nhà trường Cụ thể : Số lượng tài liệu trong thư viện nhà trường (năm học 2 012 2 013 ) Tổng số Trong đó Năm học sách có Tổng SGK Sách Sách trong thư số tiền (bản) nghiệp tham viện (10 00đ) vụ khảo (bản) (bản) 2 011 - 3 242 33.479 11 72 337 2633 2 012 2 012 - 710 5 52.073 2205 884 Tên Băng Tranh báo, đĩa ảnh tạp (cái) (cái) chí (loại ) 7 46 10 25 3 016 11 87 15 40... công tác viên Thực tế, trong quá trình xây dựng thư viện chuẩn vừa qua của nhà trường chúng tôi, đội ngũ cộng tác viên đã có nhiều đóng góp cho sự thành công của thư viện nhà trường 5.2 Hoạt động của thư viện 14 Công tác thư viện trong trường tiểu học phải đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng dạy và học, nhằm đạt được mục tiêu của giáo dục tiểu học, vì thế công tác thư viện không chỉ dừng lại ở. .. 2 013 * Tỷ lệ bạn đọc : Đã được nâng lên một cách rõ rệt : Năm học 2 011 -2 012 2 012 -2 013 Số lượt đọc của CBGV SNV STK Báo, tạp chí 580 456 15 2 865 882 306 Số lượt đọc của HS STN STK Báo 2425 5400 757 889 920 11 20 25 Và đặc biệt phấn khởi cho nhà trường, vào tháng 12 năm 2 012 Thư viện nhà trường đã được Sở GD&ĐT Thanh hóa về kiểm tra công nhận thư viện đạt : Thư viện tiên tiến Hiện nay Thư viện nhà trường. .. mạng lưới công tác viên tham gia công tác thư viện theo kế hoạch ổn định nhằm tạo thêm nguồn nhân lực cho công 23 tác thư viện - Bố trí thời gian hợp lý để cán bộ phụ trách thư viện đi học hỏi, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong công tác quản lý thư viện - Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo các chế độ phụ cấp theo quy định cho cán bộ thư viện - Thư viện trường Tiểu học Thiết ống I đã... thêm nguồn tài liệu cho thư viện hàng năm mà còn có tác dụng quảng bá hình ảnh của thư viện nhà trường đến với cộng đồng xã hội Trên đây là một số kinh nghiệm ban đầu của nhà trường chúng tôi trong quá trình xây dựng thư viện ở trưởng tiểu học Thiết ống I Tôi rất mong đón nhận được những đóng góp quý báu của Hội đồng khoa học Ngành và các thầy cô giáo để công tác thư viện của nhà trường chúng tôi đạt... nào 5 .1 Công tác tổ chức thư viện Vào đầu năm học, nhà trường đã thành lập tổ công tác thư viện, do đồng chí hiệu trưởng làm tổ trưởng trực tiếp chỉ đạo hoạt động của thư viện Cán bộ phụ trách thư viện của nhà trường không có chuyên môn về thư viện, chính vì vậy nhà trường đã hợp đồng một nhân viên có nghiệp vụ về công tác thư viện Đồng thời, các thành viên của tổ công tác thư viện bao gồm: Đại diện... khỏe v.v… trong đó riêng bác sĩ thầy thuốc ưu tú Trương Thị Màu (Giám đốc bệnh viện Bá Thư c) đã tặng thư viện được 10 0 bản sách quý; Hội cha mẹ học sinh nhà trường tặng 400 bản ; đ/c Phạm Xuân Nương - Thư ng trực Đảng uỷ xã Thiết ống tặng 50 bản v.v… 7 Công tác bảo quản thư viện Thư viện là nơi có nhiều sách báo, trong khi đó điều kiện cơ sở vật chất của nhiều nhà trường còn hạn chế làm ảnh hưởng đến... nhau phải báo cáo với phụ trách và lập biên bản giải quyết 4.3 Xây dựng mục lục thư viện Tùy theo quy mô của thư viện từng nhà trường để xây dựng mục lục thư viện Việc xây dựng mục lục có thể chia theo hai loại: mục lục phân loại và mục lục chữ cái Đối với thư viện trường tiểu học Thiết ống I, chúng tôi biên soạn theo mục lục chữ cái Mỗi loại sách đều được sắp xếp theo vần a – b Việc xây dựng mục lục... động của thư viện Xây dựng thư viện chuẩn là việc làm không những đòi hỏi tập trung nhiều công sức mà còn phải tập trung sự đầu tư về kinh phí, về vật chất Như vậy, việc xây dựng thư viện chuẩn, thư viện tiên tiến, xuất sắc không phải là dễ Tuy nhiên để thư viện đi vào hoạt động một cách thư ng xuyên, có hiệu quả, không bị lãng phí công sức, tiền của quả là một vấn đề không dễ chút nào 5 .1 Công tác tổ . triển khai thực hiện công tác xây dựng thư viện chuẩn tôi đã rút ra được Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng thư viện chuẩn ở trường tiểu học Thiết ống I – huyện Bá Thư c” để làm đề tài. TÁC XÂY DỰNG THƯ VIỆN CHUẨN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THIẾT ỐNG I - HUYỆN BÁ THƯỚC. 1. Tổ chức tham quan học tập các thư viện chuẩn của huyện bạn. Vào tháng 10 năm 2 011 , Phòng Giáo dục & Đào tạo Bá. trường rất lớn trong những bước đi đầu tiên khi mà kinh nghiệm xây dựng thư viện của các nhà trường còn quá ít ỏi. 2. Bám sát các văn bản chỉ đạo về công tác xây dựng thư viện. Các văn bản chỉ

Ngày đăng: 19/07/2014, 20:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan