Chính sách đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản của thái lan

19 1.1K 12
Chính sách đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu nông sản của thái lan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản của Thái Lan Nhóm 6: Trần Đình Kỳ Phạm Duy Khánh Lê Văn Vũ Chu Thanh Huyền Trần Hùng Cường Mẫn Văn Tiến Phụ lục I. Tổng quan về hàng nông sản xuất khẩu của Thái Lan II. Thực trạng xuất khẩu nông sản Thái Lan III. Chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản của chính phủ IV. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 1 I. Tổng quan về hàng nông sản xuất khẩu 1. Khái niệm về hàng nông sản Theo quan điểm của Việt Nam, nông sản (sản phẩm từ nông nghiệp) bao gồm các sản phẩm trong trồng trọt và chăn nuôi. Cụ thể là nhóm mặt hàng rau củ quả; các loại sản phẩm ngũ cốc như gạo, ngô, sắn; các sản phẩm từ thịt, trứng Như vậy, nông sản hàng hóa chỉ bao gồm các sản phẩm thu hoạch trực tiếp từ cây trồng vật nuôi chứ không bao gồm các sản phẩm chế biến từ cây trồng vật nuôi đó như bánh kẹo, rượu bia. Quan điểm trên có khác biệt rất rõ so với quan điểm của tổ chức nông lương thế giới (FAO) và đặc biệt của Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA – United Stated Department of Agriculture). Theo FAO, hàng nông sản là tập hợp nhiều nhóm hàng hóa khác nhau bao gồm: nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới, nhóm hàng ngũ cốc, nhóm hàng thịt và các sản phẩm từ thịt, nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu, nhóm hàng sữa và các sản phầm từ sữa, nhóm hàng nông sản nguyên liệu, nhóm hàng rau quả. • Nhóm các sản phẩm nhiệt đới bao gồm các sản phẩm chủ yếu như cà phê, ca cao, chè đường, chuối, các loại quả có múi, hạt tiêu. • Nhóm hàng ngũ cốc và sắn bao gồm lúa mì, lúa gạo, các loại ngũ cốc hạt thô (kê, ngô ) và sắn. • Nhóm hàng thịt bao gồm các sản phẩm chủ yếu như thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm và các loại thịt khác. • Nhóm hàng dầu mỡ và các sản phẩm từ dầu bao gồm các sản phẩm chủ yếu như các loại hạt có dầu (đậu tương, hạt cải dầu, hạt hướng dương ), các loại dầu thực vật và chất béo (dầu đỗ tương, dầu cọ dầu cải, dầu hướng dương, dầu cọ, dầu dừa, dầu hạt bông, dầu lanh và các loại dầu từ sinh vật biển (bao gồm cả dầu cá), các sản phẩm từ dầu (khô dầu đạu tương, khô dầu hướng dương, khô dầu cải, khô dầu cọ, bột đậu tương, bột cá ) • Nhóm hàng sữa và các sản phẩm sữa bao gồm: bơ, phomat và các sản phẩm làm phomat, sữa đặc, sữa bột và các sản phẩm khác. • Nhóm hàng nông sản nguyên liệu thô bao gồm: bông đay, sợi, cao su thiên nhiên, các loại da thú. • Nhóm hàng rau quả bao gồm: các loại rau, của và quả (không phải là các loại quả nhiệt đới). • Nhóm hàng động vật sống (không tính các loại động vật hoang dã và quý hiếm). 2 2. Các nhân tố tác động đến xuất khẩu nông sản  Các công cụ, chính sách của Nhà nước trong quản lý xuất khẩu Hiện nay, trên thế giới, các nước sử dụng nhiều công cụ để thực hiện chính sách thương mại quốc tế, trong đó công cụ quan trọng nhất là thuế đánh vào hàng nhập khẩu. Đây là nhân tố phức tạp và thường gây bối rối cho các nhà kinh doanh do hệ thống pháp luật, bảo hộ mỗi nước khác nhau như Singapore thì 99% hàng nhập khẩu (NK) là miễn thuế, Thái Lan thì khác vẫn áp dụng mức thuế NK khá cao và gạo thường được bảo hộ về nhập khẩu. Ngoài ra, còn có công cụ hạn ngạch (Quota, cơ chế giấy phép NK và các công cụ phi thuế quan khác). Quota là công cụ chủ yếu của hàng rào phi thuế quan, là những quy định hạn chế số lượng đối với từng thị trường, mặt hàng. Nó là công cụ kinh tế phục vụ cho công tác điều tiết quản lý Nhà nước về xuất nhập khẩu vừa nhằm bảo hộ sản xuất trong nước. Là quy định của nhà nước về số lượng (hay giá trị) của một mặt hàng được phép xuất khẩu trong một thời gian nhất định. Trợ cấp xuất khẩu: Là công cụ mà nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu (XK) nhằm khuyến khích tăng nhanh số lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng các biện pháp trợ cấp trực tiếp hoặc cho vay lãi suất thấp với DN XK. Chính sách tỷ giả hối đoái: Kết quả của hoạt động kinh doanh XK nông sản cũng rất nhạy cảm với tỷ giá hối đoái.  Tác động của nền kinh tế trong nước và thế giới. Nền kinh tế trong nước ảnh hưởng đến lượng cung của hàng XK. Nếu nền sản xuất chế biến trong nước phát triển thì khả năng cung ứng hàng XK cũng như chất lượng hàng XK tăng lên, DN sẽ thuận lợi trong công tác thu mua tại nguồn, cạnh tranh được với SP của các nước và ngược lại thì khó khăn và thất bại. Hơn nữa, nền kinh tế ổn định về chính trị - văn hóa sẽ là nhân tố thuận lợi hơn cho các DN. Ngoài ra, DN còn phải cạnh tranh khốc liệt với các đối thủ trong nước và nước ngoài. Khi môi trường kinh tế của đất nước có bấ kỳ sự thay đổi nào cũng đều ảnh hưởng đến kinh doanh XK. Môi trường chính trị - xã hội phải ổn định nếu không nó đồng nghĩa với những rủi ro mà DN gặp phải.  Quan hệ kinh tế thương mại giữa quốc gia và các nước trên thế giới 3 Ngày nay các xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa, hội nhập kinh tế ngày càng phát triển, các nước trong khu vực đề có sự liên kết kinh tế, mở ra những cơ hội kinh doanh mới nhưng cũng làm gia tăng sự cạnh tranh mua bán giữa DN trong nước và nước ngoài.  Các yếu tố về dân số, văn hóa Đây là yếu tố vô cùng phức tạp. Nó quyết định dung lượng của thị trường và nhu cầu của thị trường. Khi nghiên cứu yếu tố dân số, văn hóa, xã hội các DN cần nắm được quy mô, cơ cấu dân số, thị yếu tiêu dùng, thu nhập, phong tục tập quá, tín ngưỡng của từng nước để từ đó đưa ra Marketing phù hợp.  Các yếu tố về địa lý sinh thái Các yếu tố địa lý, sinh thái phải được nghiên cứu, xem xét để có quyết định đúng đắn về cách thức, phương hướng và nội dung kinh doanh. Bởi vì, trong kinh doanh xuất khẩu nông sản, đây là hàng hóa đặc thù khó bảo quản, thời hạn sử dụng thấp nên nếu không có chiến lược đúng, hàng hóa có thể không đảm bảo hoặc chi phí vận chuyển lớn mà không đúng thời gian quy định để tạo uy tín cho nhau. Khí hậu thời tiết cũng là 1 yếu tố. Khí hậu ảnh hưởng đến chu kỳ sản xuất, khả năng cung ứng, chi phí bảo quản, chế biến hàng hóa ở nước xuất khẩu. Vì vậy, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu phải có kế hoạc thu mua, dự trữ, bảo quản, chế biến để bán hàng phù hợp với nhu cầu thị trường 3. Vai trò của hoạt động xuất khẩu nông sản 3.1. Đối với nền kinh tế - Xuất khẩu hàng nông sản tạo ra nguồn vốn phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nước ta đi lên xây dựng kinh tế từ một nền kinh tế nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu với một xuất phát điểm rất thấp do hậu quả từ các cuộc chiến tranh ác liệt trong thời gian dài để lại. Do đó để có thể tiến nhanh vào quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, Việt Nam cần tiến hành ngay sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong thời gian ngắn chúng ta cần có nguồn vốn lớn để nhập khẩu máy móc, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại… Đây là một thách thức lớn đối với nước ta. Nguồn vốn được hình thành từ nhiều nguồn: vốn vay, đầu tư nước ngoài, viện trợ, xuất khẩu hàng hóa dịch vụ, xuất khẩu lao động…trong đó xuất khẩu nông sản là nguồn thu ngoại tệ khá lớn cho nước ta, hàng năm giá trị xuất khẩu nông sản mang lại nguồn vốn khá lớn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. 4 - Giải quyết công ăn việc làm và góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Đặc trưng của hoạt động sản xuất và xuất khẩu nông sản là cần rất nhiều lao động. Điều này phù hợp với tình hình thực tế của nước ta: lao động nhiều, giá lao động rẻ, lao động chăm chỉ, chịu khó, khéo tay… Phát triển xuất khẩu còn góp phần cải thiện đời sống nhân dân vì tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu hàng hóa tiêu dung thiết yếu, nâng cao đời sống và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân. - Hoạt động xuất khẩu phát triển còn cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, thúc đẩy giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội giữa các quốc gia. Ngược lại, khi các mối quan hệ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội giữa các quốc gia phát triển tốt đẹp sẽ tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu ngày càng phát triển. 3.2. Đối với doanh nghiệp, người nông dân - Hoạt động xuất khẩu nông sản mang lại doanh thu cho doanh nghiệp xuất khẩu (cũng như mang lại thu nhập cho người dân) đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trên thị trường. - Là điều kiện tốt để doanh nghiệp mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ kinh doanh trên trường quốc tế. - Giúp doanh nghiệp học hỏi được nhiều kinh nghiệm đổi mới trong phương thức sản xuất kinh doanh, rút ngắn khoảng cách lạc hậu với đối tác nước ngoài Giúp người nông dân có cơ hội tiếp cận với các điều kiện sản xuất mới, các phương pháp, phương tiện khoa học kỹ thuật, nâng cao và hiện đại hóa kỹ thuật, tay nghề sản xuất, đáp ứng các yêu cầu cao của các nhà nhập khẩu nước ngoài. II. Thực trạng xuất khẩu hàng hóa nông sản của Thailand Thái Lan là quốc gia trong vùng Đông Nam Á, ở giữa Lào, Campuchia và Myanmar. Lãnh thổ gồm vùng đồng bằng trung tâm trải rộng về phía vịnh Thái Lan, chủ yếu do phù sa sông Chao Phraya(Ménam) và các phụ lưu sông này bồi đắp. Vùng này là vựa lúa lớn nhất nước và cũng là nơi tập trung các ngành công nghiệp hiện đại. Miền Bắc và Miền Tây Thái Lan phần lớn là các vùng núi rừng hiểm trở, nhiều gỗ, đặc biệt là gỗ Tếch có giá trị xuất khẩu cao. Vùng đồi và cao nguyên miền Đông Bắc là phần lãnh thổ ít được ưu đãi nhất ở Thái Lan, tương đối ít mưa, cây cối cằn cỗi, kinh tế vùng này chủ yếu dựa vào chăn nuôi và xây dựng các vùng chuyên canh sắn để xuất khẩu. Miền Nam Thái Lan( eo đất Kra có khí hậy và đất đai thích hợp với một số cây công nghiệp( mía, cao su, cà phê, bông, chè, thuốc lá). 5 Nông nghiệp Thái Lan phát triển và đạt hiệu quả cao nhờ biện pháp thâm canh, áp dụng kĩ thuật mới và chọn lựa giống cây trồng một cách khắt khe. Ngành trồng lúa chiếm ưu thế nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp. Sản lượng lúa ngày càng tăng ( 22 triệu tấn/năm). Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. các loại cây trồng khác cũng được chú trọng phát triển : cao su, cà phê, mía, ngô, cây ăn quả. Ngành đánh bắt cá biển, nuôi tôm ven biển và chăn nuôi cũng đem lại nhiều ngoại tệ ( cá hộp, tôm đông lạnh nguồn gộc Thái Lan xuất hiện trong gian hàng của các siêu thị lớn nhiều nước trên thế giới). Với tổng số 3,5 triệu tấn/ năm (1995) quốc gia này đã vươn lên hàng thứ 10 trên thế giới về xuất khẩu hải sản. Ngoài việc xuất khẩu gỗ Tếch, xuất khẩu ngọc trai của Thái Lan đứng hàng thứ 2 trên thế giới. Ngành nông nghiệp Thái Lan vừa đóng góp được nhiều ngoại tệ vừa cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp chế biến. Cơ cấu các ngành kinh tế của Thái Lan đến năm 2012: Đến 2012 cơ cấu các ngành kinh tế của Thái Lan, Nông nghiệp vẫn chiếm một tỉ trọng lớn hơn 44% trong toàn bộ nền kinh tế. Do đó chính phủ dành một sự quan tâm đặc biệt đến việc xây dựng và hỗ trợ sự phát triển của nông nghiệp, đặc biệt sản xuất các mặt hàng xuất khẩu, mang lại nguồn thu nhập lớn cho quốc gia. Bảng: Tỷ trọng xuất khẩu nông sản thô giai đoạn 2005-2012 Year 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Agricultural raw materials exports (% of merchandise exports) 4.502 5.267 4.760 4.798 3.927 5.260 7.101 4.923 Nguồn: Worldbank Bảng: Tỷ trọng xuất khẩu nông sản giai đoạn 2005-2012 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Food exports (% of merchandise exports) 11.637 11.287 11.649 13.499 15.071 13.23 1 14.105 13.7 75 Nguồn: Worldbank 6 Bảng: xuất khẩu rau quả Section 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Vegetable Products $3,677,399, 726 $4,367,687, 261 $5,528,499, 241 $8,307,714, 256 $7,543,494, 608 $8,304,206, 468 $10,342,67 6,116 Nguồn: United Nations Commodity Trade Statistics Database Section 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Prepared Foodstuffs; Beverages, Spirits and Vinegar; Tobacco and Manufactured Tobacco Substitutes(tỷ $) $7,050 $8,062 $9,493 $11,762 $11,800 $13,651 $17,573 Nguồn: United Nations Commodity Trade Statistics Database Bảng: Xuất khẩu gạo Commo dity Attribute 2006/2 007 2007/2 008 2008/2 009 2009/ 2010 2010/2 011 2011/ 2012 2012/ 2013 Rice, Milled MY Exports (1000 MT) 9,557 10,011 8,570 9,047 10,647 6,945 6,700 TY Exports (1000 MT) 9,557 10,011 8,570 9,047 10,647 6,945 6,700 Source: Foreign Agricultural Service, Official USDA Estimates 2. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Thái Lan III. Chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản của chính phủ 1. Chính sách của chính phủ Chính sách trợ giá nông sản. Ở Thái Lan đang thực hiện trợ giá cho nông dân trên các lĩnh vực nông sản chủ yếu như sau: gạo, cao su, trái cây, .v v… Chính phủ Thái Lan đã mua giá gạo thơm 6.500baht/tấn trong khi giá thị trường chỉ 5.000 – 5.200baht/tấn. Việc trợ giá nông sản không chỉ thực hiện ở việc mua giá ưu đãi của nông dân mà nông dân trồng lúa còn được hưởng những ưu đãi khác như mua phân bón với giá thấp, miễn cước vận chuyển phân bón, được cung cấp giống mới có năng suất cao, được vay vốn lãi xuất thấp từ ngân hàng nông nghiệp .v v… Ngoài ra, Thái Lan cũng có hỗ trợ về giá cho nông dân trồng 05 loại cây chủ lực là sầu riêng, nhãn, vải, măng cụt và chôm chôm. Thực hiện tốt chính sách hổ trợ này chính phủ Thái Lan đưa các 7 chuyên viên cao cấp phụ trách chương trình với nhiệm vụ giám sát từ việc sản xuất, phân phối, chế biến, giá cả cho đến tìm thị trường xuất khẩu mới. Chính sách công nghiệp nông thôn. Thái Lan vốn là nước nông nghiệp truyền thống với số dân nông thôn chiếm khoảng 80%. Do vậy, công nghiệp nông thôn được coi là nhân tố quan trọng giúp cho Thái Lan nâng cao chất lượng cuộc sống của nông dân. Để thực hiện nhiệm vụ này, chính phủ Thái Lan đã tập trung vào các công việc sau: cơ cấu lại ngành nghề phục vụ phát triển công nghiệp nông thôn, xem xét đầy đủ các nguồn tài nguyên, xem xét những kỹ năng truyền thống, nội lực tiềm năng trong lĩnh vực sản xuất và tiếp thị,… Cụ thể là Thái Lan đã tập trung phát triển các ngành mũi nhọn như sản xuất hàng nông thủy, hải sản phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Công nghiệp chế biến thực phẩm Thái Lan phát triển mạnh nhờ một số chính sách sau: + Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp với mục đích nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản gạo, dứa, tôm sú, cà phê bằng một chương trình “Mỗi làng một sản phẩm” (One tambon, One product – OTOP) tức là mỗi ngày làm ra một sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng và có chất lượng cao. Trên thực tế chương trình này trung bình 06 tháng đem lại cho nông dân khoảng 84,2 triệu USD lợi nhuận. Bên cạnh chương trình trên chính phủ Thái Lan cũng thực hiện chương trình “Quỹ Làng” (Village Fund Progam) nghĩa là mỗi làng sẽ nhận được một triệu baht từ chính phủ để cho dân làng vay mượn. Trên thực tế đã có trên 75.000 ngôi làng ở Thái Lan được nhận khoản vay này. + Chính sách đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm. Để thực hiện chính sách chính phủ Thái Lan đã phát động chương trình: “Thái Lan là bếp ăn của thế giới” với mục đích khuyến khích các nhà chế biến và nông dân có những hành động thiết thực có hiệu quả để kiểm soát chất lượng vệ sinh thực phẩm đảm bảo cho xuất khẩu và người tiêu dùng. Mở cửa thị trường thích hợp để thu hút đầu tư mạnh mẽ của nước ngoài cho nông nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến thực phẩm. Ở đây chính phủ Thái Lan đã có chính sách trợ cấp ban đầu cho các nhà máy chế biến và đầu tư trực tiếp vào các cơ sở hạ tầng như cảng, kho lạnh, sàn đấu giá và đầu tư vào nghiên cứu và phát triển; xúc tiến công nghiệp và phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Thái Lan xúc tiến tiến công việc này là trách nhiệm của Cục xúc tiến Công nghiệp, Cục xúc tiến Nông nghiệp, Cục Hợp tác xã, Cục thủy sản, cơ quan tiêu chuẩn sản phẩm công nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp và Bộ nông nghiệp. 8 Nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống của Nông dân cũng như phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng bền vững, bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nông dân nâng cao tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường thế giới thì vấn đề liên quan đến tính mềm như “đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức người nông dân được coi trọng hướng đến. có thể nhận thấy trong những năm qua, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học và các khóa học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyển giao công nghệ được mở rộng với nhiều ưu đãi nhằm thu hút và nâng cao trình độ nguồn nhân lực nông nghiệp. Một số trường đại học của thái lan như Chulalongkorn( lọt vào top 200 trường đại học trên thế giới) đã đầu tư thiết bị thí nghiệm, mời chuyên gia từ những nước đi đầu trong nghiên cứu nông nghiệp đồng thời tạo ra cơ chế đãi ngộc cho nhiều nghiên cứu sinh trẻ sang các trường đại học ở Mỹ, Nhật, Châu Âu. Chính những con người này đang tạo nên những biến chuyển mạnh mẽ và sắc thái mới đối với nền nông nghiệp nước này. Mặc dù bình quân diện tích đất canh tác nông nghiệp Thái Lan gấp 4 lần Việt Nam nhưng nhờ những hướng đi đúng đắn trong đào tạo nguồn nhân lực nên những vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và cả những vùng khô cằn không chỉ dành cho cây ngô, lúa nương mà nhiều loại lúa cao sản khác đã được triển khai và cho năng suất cao. Vua Thái Lan rất quan tâm và chủ trọng đến phát triển nông nghiệp và đời sống người nông dân. Nhiều ưu đãi về vốn và tăng cường bảo hiểm cho người nông dân được thực hiện, thuế nông nghiệp được bãi bỏ. bên cạnh đó, chính phủ hỗ trợ các chương trình tiếp thị, tìm kiếm địa chỉ xuất khẩu những sản phẩm sau thu hoạch và chế biến nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho ngạch tiêu thụ nông sản bằng cách đẩy mạnh hình thức hợp đồng “chính phủ với chính phủ”. Đồng bộ hóa các chính sách cũng là một cách để tính liên thông và liên hoàn từ khâu gieo trồng, sản xuất đến bao tiêu xuất khẩu được đảm bảo và cùng với đó là một hành lang pháp lý đảm bảo rủi ro cho người nông dân. Khi giá thị trường thấp, chính phủ đã tự bỏ tiền bao tiêu sản phẩm nông sản cho nông dân. Một động thái mang tính chiến lược được chính phủ triển khai bao gồm điện khí hóa nông thôn, xây dựng các thuyer điện để đảm bảo việc tiếp cận thông tin khoa học nông nghiệp và những kỹ thuật canh tác mới được thông suốt. Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách được cho là có động lực thì người nông dân Thái đang yêu cầu chính phủ cần phải ban hành những chính sách, biện pháp nhằm bảo về việc sử dụng, quản lý đất canh tác một cách hợp lý không để những lớp người giàu có, tham nhũng kiếm lợi tư. 9 Kết hợp kinh nghiệm truyền thống và công nghệ hiện đại. Suy nghĩ của người Thái đã thay đổi, giờ đây họ trông lúa không chỉ để ăn mà còn để xuất khẩu, và người Thái khog chỉ trồng lúa mà họ còn đang chung sức chung lòng phát triển nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao như ngô, khoa, cao su, và cả những loài hoa… Tại hội chợ gạo 2007, thủ tướng Thái Lan Sarayud Chulanont nhấn mạnh, “Thái Lan sẽ đẩy mạnh ứng dụng những công nghệ và kỹ thuật hiện đại đồng thời kết hợp kinh nghiệm truyền thống để ổn định sản lượng theo triết lý kinh tế đầy đủ, có thể nói, chính việc đầu tư áp dụng công nghệ mới đã quyết định tốc độ tăng trưởng của quốc gia Đông Nam Á này trong thời gian qua. Do diện tích đất nông nghiệp có hạn nên Thái Lan không thể mãi tiếp tục theo đuổi phát triển nông nghiệp theo hướng mở rộng đất canh tác, mà thay vào đó, đưa công nghệm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, lai tạo các giống cây trồng mới siêu năng suất có khả năng thích ứng với những vùng đất canh tác bạc màu, khô hạn. Hữu cơ hóa đất nông nghiệp thông qua sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học cải tạo đất thoái hóa, nâng cao độ màu mỡ đã triển khai trong nhiều năm qua, điều này vừa giúp sử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập khẩu phân bón lại nâng cao xuất khẩu nông sản hữu cơ sạch. Bên cạnh đó, Thái Lan khuyến khích các tổ chức tư nhân tham gia vào các chương trình khuyến nông. Những vùng nông thôn cơ giới hóa ngày càng nhiều trên khắp cả nước. ngay cả những khâu sau thu hoạch cũng được cơ giới hóa toàn bộ. Do điều kiện tự nhiên như địa lý, địa chất, tính chất đất trồng trọt nên nhiều vùng cần phải có những công Snghệ và kỹ thuật canh tác đặc thù. Bên trong các viện nghiên cứu, trường đại học trên khắp đất nước Thái Lan, nhà khoa học đang nghiên cứu những thế hệ cây trồng siêu năng suất, cải thiện chất lượng giống thông qua kỹ thuật chuyển Gene, kỹ thuật chọn tạo, công nghệ di truyền và công nghệ nuôi cấy mô. Những “nút thắt cổ chai” trong việc nâng cao chất lượng nông sản theeo hướng phát triển bền vững đã được các nhà khoa học tháo gỡ bằng công nghệ sinh học. chẳng hạn, trung tâm công nghệ Gene quốc gia Thái Lan, từ Ngân hàng Gene sẵn có, đã nghiên cứu ra những giống lúa chịu mặn cao có thể gieo trồng ở vùng đông bắc, nơi đang đối mặt với tình trạng người dân bỏ nghề nông vì đất nhiễm mặn quá nặng. cũng tại miền đông bắc này với đặc sản gọa Horn Mali phát triển được trong điều kiện nắng nóng nên các nhà khoa học Thái đã tạo thêm 3 giống lúa có khả năng kháng bệnh và cho năng suất cao khác. Trong tương lai, Thái Lan được xem là một trong những nước đi đầu sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông sản trong khu vực cũng như trên toàn thế giới. với việc cơ 10 [...]... cả các quốc gia có thế mạnh nông nghiệp trên thế giới hiện nay đều đã và đang thực  thi các chính sách hỗ trợ nông nghiệp nông thôn một cách tích cực Đó là các chính sách trợ giá cho nông dân sản xuất các mặt hàng nông sản chủ yếu; chính sách công nghiệp nông thôn; chính sách mở cửa thị trường để thu hút đầu tư mạnh cùa nước ngoài cho nông nghiệp của Thái Lan Đó cũng là chính sách nhanh chóng giảm... hưởng đến hình ảnh của Thái Lan đối với các đối tác “làm ăn” với nước này và ảnh hưởng một phần đến hoạt động xuất nhập khẩu của Thái Lan Một ví dụ khác cho việc bất cập trong sử dụng các chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản ở thái lan đó là bắt đầu từ năm 2011, chính sách hỗ trợ giá mua gạo cho nông dân được xem là một trong những cương lĩnh chính trị quan trọng nhất của bà Yingluck nhằm...giới hóa nông nghiệp, đẩy mạnh nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học đã đáp ứng được tôn chỉ mà chính phủ Thái đặt ra là sản xuất nông sản sạch, chất lượng bằng công nghệ sinh học thay vì chạy theo số lượng Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ Thái Lan vừa có động thái khuyến khích phát triển các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ và chuẩn bị mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản hữu cơ của Thái tới các... tránh bị trầy xước và bầm giập Không những thế, trong chợ còn có những khu vực riêng biệt cho từng chủng loại trái cây và được làm lạnh liên tục để tránh hư, thối 2 Hạn chế Tuy gặt hái được nhiều thành công trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nông sản, Thái lan vẫn gặp phải những khó khăn và bất cập trong quá trình sử dụng các chính sách của mình để hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản, ví dụ như việc... năm, Thái Lan là một nước nông nghiệp lạc hậu, hiện nay Thái Lan là một nước phát triển trong khu vực Sự phát triển vượt bậc đó nhờ vào chính sách đổi mới của Chính phủ Thái Lan (coi nông nghiệp nông thôn là xương sống của đất nước; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế: sau 25 năm từ 1970 đến 1995 GDP nông nghiệp giảm 50%, công nghiệp chế biến tăng gần gấp đôi; đẩy mạnh công nghiệp chế biến bảo quản nông. .. nghiệp Thái cả cơ hội và thách thức, nhưng triển vọng cho lĩnh vực nông nghiệp tỏ ra không mấy sáng sủa vì người sản xuất lúa gạo Thái Lan phải đối mặt với sự cạnh tranh trực tiếp và quyết liệt của nông dân các nước láng giềng Theo báo này, nếu chính phủ Thái vẫn tiếp tục duy trì các chính sách bất cập đang làm suy yếu khả năng cạnh tranh của lúa gạo Thái Lan thì trong trung hạn và dài hạn, nông dân Thái. .. có thể tiếp xúc được với cầu nông sản trên toàn thế giới… Điểm đáng chú ý là trái cây và nông sản của Thái Lan sản xuất theo quy trình GAP (thực hành nông nghiệp tốt) nên được người tiêu dùng ưa chuộng Ở Thái Lan, đa số nông dân được chính phủ hướng dẫn và hỗ trợ cặn kẽ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP từ khâu chọn cây giống cho đến bón phân, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch Trong... Thái Lan đi theo một hướng thống nhất và bền vững Thái Lan hiện thu được khoảng 6 tỷ Baht hàng năm từ xuất khẩu nông sản hữu cơ Thái Lan đặt ra mục tiêu tăng trưởng giá trị khoảng 10% trong năm 2013 Thị trường thế giới cho sản phẩm hữu cơ ngành một gia tăng, chính vì vậy Thái Lan đang đứng trước cơ hội xuất khẩu nhiều hơn các loại sản phẩm không có dư lượng hóa chất Những thị trường chủ yếu của hàng nông. .. đầu vào của các vật tư sản xuất nông nghiệp cao hơn đầu ra của sản phẩm nông sản từ 20 đần 25% đang đặt ra bài toán cho chính sách hỗ trợ nông dân hiện nay như thế nào?  Chúng tôi xin kiến nghị biện pháp kiện toàn tổ chức và thể chế cơ bản để đẩy mạnh lưu thông • • • • hàng hóa như sau: Nông dân trồng lúa Các kênh đại lý thu mua lúa gạo Hợp tác xã hay hiệp hội nhiều người sản xuất lúa Nhà nước và cơ... dần đi Bản thân sự sản xuất của họ lại luôn hàm chứa rủi ro vì biến động giá cả và thời tiết, việc đầu tư cho nông nghiệp mang lại lợi nhuận thấp ít hấp dẫn các nhà đầu tư nhưng sản xuất nông nghiệp và sản phẩm của nông dân lại là bắt buộc và không thể thiếu đối với xã hội Ở các nước nông nghiệp phát triển người ta rất quan tâm và có điều kiện tài chính để trợ cấp, bảo hộ rất mạnh cho nông nghiệp Sự thật . Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Thái Lan III. Chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản của chính phủ 1. Chính sách của chính phủ Chính sách trợ giá nông sản. Ở Thái Lan đang thực. Tiến Phụ lục I. Tổng quan về hàng nông sản xuất khẩu của Thái Lan II. Thực trạng xuất khẩu nông sản Thái Lan III. Chính sách hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản của chính phủ IV. Bài học kinh nghiệm. trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nông sản, Thái lan vẫn gặp phải những khó khăn và bất cập trong quá trình sử dụng các chính sách của mình để hỗ trợ sản xuất và xuất khẩu nông sản, ví dụ như

Ngày đăng: 19/07/2014, 13:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan