Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ

123 810 2
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chương I: MỞ ĐẦU 1 Chương I – MỞ ĐẦU I.1 Lý do chọn đề tài Tính đến 31/6/2006, cả nước có 134 KCN, KCX với tổng diện tích đất tự nhiên là 27.745 ha, tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 18.561 ha. . KCN trên cả nước bao gồm 19 dự án có vốn ĐTNN và 112 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1 tỷ USD và 33 nghìn tỷ đồng. Trong đó, các KCN do doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm chủ đầu tư chiếm số lượng lớn nhất: 45 KCN với tổng vốn đầu tư 15.673 tỷ đồng; 33 KCN được đầu tư theo cơ chế đơn vò sự nghiệp có thu với tổng vốn đầu tư hạ tầng đạt trên 7.424 tỷ đồng, các KCN còn lại do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 9.835 tỷ đồng (34 KCN). Đến cuối năm 2005, có 79 KCN, đã hoàn thành xây dựng cơ bản và đi vào vận hành; 51 KCN còn lại đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện tập trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý, tránh tình trạng khó kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về đòa điểm sản xuất. KCN góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất từ nội đô; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong việc kiểm soát ô nhiễm và có biện pháp xử lý kòp thời đối với hành vi gây ô nhiễm của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp ngoài KCN. Thực tế cho thấy một số KCN thực hiện rất tốt và hài hoà mục tiêu thu hút đầu tư với giải quyết vấn đề về môi trường, thực sự là những "công viên công nghiệp", là mẫu hình để các KCN khác tiếp tục triển khai áp dụng, điển hình là KCN Biên Hoà II, KCN Thăng Long. Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trong KCN mặc dù đã được chú trọng hơn nhưng đa số các KCN trên phạm vi cả nước còn chưa được cải thiện nhiều và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường theo quy đònh. Chương I: MỞ ĐẦU 2 Nhiều KCN chưa xây dựng nơi tập trung và xử lý rác thải. Việc thu gom và vận chuyển rác thải chỉ thực hiện trong phạm vi từng nhà máy. Những nhà máy sản xuất bao bì, hoá chất, nhựa,… thường có những chất khó phân huỷ, gây độc hại cho môi trường nước mặt, nước ngầm và đất. Ô nhiễm về nước thải công nghiệp càng trở nên nghiêm trọng. Hiện chỉ có 33 KCN đã có công trình xử lý nước thải tập trung, 10 KCN đang xây dựng, còn lại các KCN khác đều trực tiếp thải ra sông, biển, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường xung quanh, nhất là những KCN tập trung các ngành công nghiệp dệt, thuộc da, hoá chất…có lượng nước thải thải ra với khối lượng lớn và có tính độc hại cao. Phú Thọ là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam.Thành phố Việt Trì là trung tâm hành chính của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 80 km vàsân bay Nội Bài 50 km về phía tây bắc. Đến 30/9/2006, các Khu công nghiệp (KCN) trên đòa bàn tỉnh do Ban quản lý các KCN Phú Thọ quản lý có 46 dự án đầu tư còn hiệu lực (KCN Th Vân: 44 dự án; KCN Trung Hà: 01 dự án; CCN Bạch Hạc: 01 dự án) với tổng số vốn đăng ký là 126,878 triệu USD và 1.180,9 tỷ đồng. Có 30 dự án đã đi vào sản xuất kinh doanh, 04 dự án tạm dừng hoạt động, các dự án khác đang trong quá trình xây dựng nhà xưởng và lắp đặt máy móc thiết bò sẽ đi vào sản xuất trong năm 2006; 02 dự án mới được cấp phép đầu tư. Khu công nghiệp Thụy Vân là nơi thu hút rất mạnh mẽ sự đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đống thời là nơi tập trung nhiều ngành nghề sản xuất, do đó nước thải rất đa dạng. Nước thải tại các khu công nghiệp nếu không được xử lý trước khi xả thải ra môi trường thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước và đời sống của các khu dân cư lân cận. Do đó, thiết kế một hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp phù hợp với quy mô tính chất nước thải để đảm bảo chất lượng nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép và là một Chương I: MỞ ĐẦU 3 yêu cầu cần thiết. Vì vậy, đề tài“tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Thụy Vân tỉnh Phú Thọ” đã được được lựa chọn để thực hiện đồ án tốt nghiệp. I.2 Mục tiêu nghiên cứu Khảo sát và nghiên cứu thực trạng nước thải phát sinh tại KCN Thụy Vân để tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung phù hợp. I.3 Phương pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây - Khảo sát thực đòa KCN Thụy Vân - Thu thập, phân tích tổng hợp dữ liệu để tính toán và thiết kế - Nghiên cứu tư liệu: đọc và thu thập số liệu về tình hình nước thải của KCN và các hệ thống xử lý nước thải tại các KCN khác - Phương pháp so sánh: phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả xử lý nước thải đầu vào và ra theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5945 – 1995, TCVN 6980-2001). - Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế trong quá trình xử lý nước thải của các phương pháp xử lý. I.4 Nội dung đề tài Đồ án tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau: - Nghiên cứu tổng quan các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp - Tìm hiểu những vấn đề kinh tế và môi trường tại khu công nghiệp Thụy Vân. - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Thụy Vân. - Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng công trình cho hệ thống xử lý nước thải KCN Thụy Vân. Chương I: MỞ ĐẦU 4 I.5 Giới hạn đề tài Với mục tiêu nghiên cứu được xác đònh, đề tài này chỉ thực hiện trong giới hạn tìm hiểu về tính chất và lưu lượng nước thải phát sinh từ các nhà máy trong KCN, từ đó, tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải phù hợp. I.6 Ý nghóa của đề tài Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu về thành phần tính chất nước thải phát sinh tại KCN Thụy Vân cùng các phương pháp xử lý để thiết kế HTXLNT tập trung phù hợp cho KCN, mang tính khả thi cao. Kết quả tính toán thiết kế của đề tài có thể làm cơ sở cho công ty đầu tư hạ tầng KCN Thụy Vân tham khảo để đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo KCN luôn xanh sạch đẹp, hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của nước thải chưa xử lý đến môi trường xung quanh. Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI 5 Chương II - TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP Các loại nước thải đều chứa các tạp chất gây nhiễm bẩn có tính chất rất khác nhau: từ các loại chất rắn không tan đến các chất khó tan và những hợp chất tan trong nước. Xử lý nước thải là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch lại và có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc tái sử dụng. Để đạt được những mục đích đó, chúng ta thường dựa vào đặc điểm của từng loại tạp chất để lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. Thông thường có các phương pháp xử lý nước thải như sau: II.1 Phương pháp cơ học Trong nước thải thường chứa các loại tạp chất rắn có kích cỡ khác nhau bò cuốn theo như bao bì chất dẻo, giấy, giẻ, dầu mỡ nổi, cát sỏi,…Ngoài ra, còn có các loại hạt lơ lửng. II.1.1 Song chắn rác Song chắn rác là công trình xử lý sơ bộ để chuẩn bò điều kiện cho việc xử lý nước thải sau đó. Nhằm giữ lại các vật thô như rác, giẻ, giấy, mẫu đất đá, gỗ,…ở trước song chắn rác. Song làm bằng sắt tròn hoặc vuông. Hiệu quả thao tác ít hay nhiều, đều phụ thuộc vào kích thước khe song, ta có thể chia thành: - Song chắn rác tinh, khoảng cách nhỏ hơn 10mm. - Song chắn rác trung bình, khoảng cách từ 10 đến 40mm. - Song chắn rác sơ bộ, khoảng cách lớn hơn 40mm. Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI 6 Hình 2.1: Song chắn rác tinh Hình 2.2: Song chắn rác thô II.1.2 Lưới lọc Sau chắn rác, để loại bỏ tạp chất rắn có kích cỡ nhỏ hơn, mòn hơn ta có thể đặt thêm lưới lọc. Ngoài ra, lưới lọc còn giữ nhiệm vụ loại bỏ một phần đáng kể ô nhiễm dưới dạng huyền phù và có thể khôi phục lại giá trò của nó. Lưới lọc gồm các loại: - Lưới lọc lõm tự động rửa sạch. - Các tang quay có lưu lượng tới 1.500m 3 /h. II.1.3 Lắng cát Dựa vào nguyên lý trọng lực, dòng thải được cho chảy qua “bẫy cát”. Bẫy cát là các loại bể, hố, giếng…cho nước thải chảy vào theo nhiều cách khác nhau: theo tiếp tuyến, theo dòng ngang, theo dòng từ trên xuống và tỏa ra xung quanh…nước qua bể lắng, dưới tác dụng của trọng lực, cát nặng sẽ lắng xuống đáy và kéo theo một phần chất đông tụ. Cát lắng ở bẫy cát thường ít chất hữu cơ. Sau khi được lấy ra khỏi bể lắng cát, sỏi được loại bỏ. Các loại bể lắng cát thông dụng là bể lắng ngang. Thường thiết kế 2 ngăn: một ngăn cho nước qua, một ngăn cào cát sỏi lắng. Hai ngăn này làm việc luân phiên. Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI 7 Ngoài lắng cát, sỏi, trong quá trình xử lý cặn phải lắng các hạt lơ lửng, các loại bùn (kể cà bùn hoạt tính)… nhằm làm cho nước trong. Nguyên lý làm việc của các loại bể lắng là đều dựa trên cơ sở trọng lực. Bể lắng thường được bố trí theo dòng chảy, có kiểu hình nằm ngang hoặc thẳng đứng. Bể lắng ngang trong xử lý nước thải công nghiệp có thể là một bậc hoặc nhiều bậc. Hình 2.3: Sơ đồ bể lắng cát có sục khí và dòng chảy trong bể II.1.4 Bể tách dầu mỡ Nước thải một số ngành công nghiệp ăn uống, chế biến bơ sữa, các lò mổ, xí nghiệp ép dầu…thường có lẫn dầu mỡ. Các chất này thường nhẹ hơn nước và nổi lên trên mặt nước. Nước thải sau xử lý không có lẫn dầu mỡ được phép cho vào các thủy lực. Hơn nữa, nước thải có lẫn dầu mỡ khi vào xử lý sinh học sẽ làm bòt các lỗ hổng ở các vật liệu lọc, ở phin lọc sinh học và còn làm hỏng các cấu trúc bùn hoạt tính trong Aerotank… Ngoài cách làm các gạt đơn giản, bằng các tấm sợi trên mặt nước, còn có thiết bò tách dầu, mỡ đặt trước dây chuyền công nghệ xử lý nước thải. Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI 8 Hình 2.4: Bể tách dầu mỡ II.1.5 Lọc cơ học Lọc trong xử lý nước thải để tách các tạp chất phân tán nhỏ khỏi nước mà bể lắng không làm được. Trong các loại phin lọc thường có loại phin lọc dạng tấm và loại hạt. Vật liệu dạng tấm có thể làm bằng tấm thép có đục lỗ hoặc lưới bằng thép, không gỉ, nhóm, niken, đồng thau…và các loại vải khác nhau (thủy tinh, amiăng, bông, len, sợi tổng hợp). Tấm lọc cần có trở lực nhỏ, đủ bền và dẻo cơ học, không bò trương nở và bò phá hủy trong điều kiện lọc. Các phin lọc làm việc sẽ tách các phần tử tạp chất phân tán hoặc lơ lửng khó lắng nước. Các phin lọc làm việc không hoàn toàn dựa vào nguyên lý cơ học. Do vậy, ngoài tác dụng tách các phần tử tạp chất phân tán ra khỏi nước, các màng sinh học cũng đã biến đổi các chất hòa tan trong nước thải nhờ quần thể vi sinh vật có trong màng sinh học. Chất bẩn và màng sinh học sẽ bám vào bề mặt vật liệu lọc, dần dần bít các khe hở của lớp lọc làm cho dòng chảy bò chậm lại hoặc ngừng chảy. Trong quá trình làm việc, người ta phải rửa phin lọc, lấy bớt màng bẩn phía trên và cho nước rửa đi từ dưới lên trên để tách màng bẩn ra khỏi vật liệu lọc. Trong xử lý nước thải thường dùng thiết bò lọc chậm, lọc nhanh, lọc kín, lọc hở. Ngoài ra, còn dùng loại lọc ép khung bản, lọc quay chân không, các máy vi Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI 9 lọc hiện đại. Đặc biệt là đã cải tiến các thiết bò trước đây thuần túy là lọc cơ học thành lọc sinh học, trong đó vai trò của màng sinh học được phát huy nhiều hơn. II.2 Phương pháp hóa học và hóa lý Cơ sở của phương pháp hóa học là các phản ứng hóa học, các quá trình hóa lí diễn ra giữa các chất bẩn với hóa chất cho thêm vào. Các phương pháp hóa học là oxi hóa, trung hòa, đông keo tụ. Thông thường các quá trình keo tụ thường đi kèm với quá trình trung hòa hoặc các hiện tượng vật lý khác. Những phản ứng xảy ra là thường phản ứng trung hòa, phản ứng oxi hóa – khử, phản ứng tạo chất kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các chất độc hại. II.2.1 Trung hòa Nước thải thường có những giá trò pH khác nhau. Muốn nước thải được xử lý tốt bằng phương pháp sinh học phải tiến hành trung hòa và điều chỉnh pH về 6.6 – 7.6. Trung hòa bằng cách dùng các dung dòch axit hoặc muối axit, các dung dòch kiềm hoặc oxit để trung hòa dung dòch nước thải. Một số hóa chất dùng để trung hòa: CaCO 3 , CaO, Ca(OH) 2 , MgO, Mg(OH) 2 , NaOH, Na 2 CO 3 ,H 2 SO 4 , HCl, HNO 3 … II.2.2 Keo tụ Trong quá trình lắng cơ học chỉ tách được các hạt chất rắn huyền phù có kích thước lớn hơn 10-20nm, còn các hạt nhỏ hơn ở dạng keo không thể lắng được. Ta có thể làm tăng kích thước các hạt nhờ tác dụng tương hỗ giữa các hạt phân tán liên kết vào các tập hợp hạt để có thể lắng được. Muốn vậy, trước hết cần trung hòa điện tích của chúng, kế tiếp là liên kết chúng với nhau. Quá trình trung hòa điện tích các hạt được gọi là quá trình đông tụ, còn quá trình tạo thành các bông lớn từ các hạt nhỏ gọi là quá trình keo tụ. Các chất đông tụ thường dùng trong mục đích này là các muối sắt hoặc muối nhôm hoặc hỗn hợp của chúng. Các muối nhôm gồm có: Al 2 (SO 4 ) 3 .18H 2 O, Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI 10 FeCL 3 , FeSO 4 , …trong đó phổ biến nhất là Al 2 (SO 4 ) 3 .18H2O vì chất này hòa tan tốt trong nước, giá rẽ và hiệu quả đông tụ cao ở pH = 5.0 – 7.5. Trong quá trình tạo thành bông keo của hidroxit nhôm hoặc sắt người ta thường dùng thêm chất phụ trợ đông tụ. Các chất trợ đông tụ này là tinh bột, dextrin, các ete, xenluluzo, hidroxit silic hoạt tính…với liều lượng 1 – 5 mg/l. II.2.3 Hấp phụ Phương pháp hấp phụ dùng để loại hết các chất bẩn hòa tan vào nước mà phương pháp xử lý sinh học cùng các phương pháp khác không thể loại bỏ được với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hòa tan có độc tính cao hoặc các chất có mùi, vò và màu rất khó chòu. Các chất hấp thụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo nhôm, một số chất tổng hợp khác và một số chất thải trong sản xuất như xỉ tro, xỉ mạ sắt…Trong số này than hoạt tính được dùng phổ biến nhất. Các chất hữu cơ, kim loại nặng và các chất màu dễ bò than hấp phụ. Lượng chất hấp phụ tùy thuộc vào khả năng của từng loại chất hấp phụ và hàm lượng chất bẩn có trong nước. Phương pháp này có thể hấp phụ 58-95% các chất hữu cơ và màu. Các chất hữu cơ có thể bò hấp phụ được là phenol, alkylbenzen, sunforic axit, thuốc nhuộm và các hợp chất thơm. II.2.4 Tuyển nổi Phương pháp tuyển nổi này dựa trên nguyên tắc: các phần tử phân tán trong nước có khả năng tự lắng kém, nhưng có khả năng kết dính vào các bọt khí nổi lên trên bề mặt nước. Sau đó người ta tách các bọt khí đó ra khỏi nước. Thực chất quá trình này là tách bọt hoặc làm đặc bọt. Trong một số trường hợp, quá trình này cũng được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt. Quá trình này được thực hiện nhờ thổi không khí thành bọt nhỏ vào trong nước thải. Các bọt khí dính các hạt lơ lửng và nổi lên trên mặt nước. Khi nổi lên các bọt khí tập hợp thành một lớp bọt chứa nhiều chất bẩn. [...]... doanh nghiệp khu công nghiệp Thụy Vân, cụm công nghiệp Đồng Dạng (nơi nước thải sẽ được thu gom và dẫn về Nhà máy xử lý nước thải KCN Thụy Vân) đang hoạt động và ngày càng mở rộng, ngoài ra còn có bao gồm khu vực dân cư thuộc đòa bàn thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao Nhưng đến nay chưa xây dựng được hệ thống xử lý nước thải tập trung kể cả xử lý nước thải cho khu công nghiệp Thụy Vân Nước thải công nghiệp, ... nguồn Nước vào NaOClo Nước ra Hình 2.12: Bể khử trùng 24 Chương III: TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP CHƯƠNG III - TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN III.1 Tổng quan về khu công nghiệp III.1.1 Tình hình phát triển đầu tư tại các khu công nghiệp Trước năm 1991: Đã có khái niệm khu công nghiệp, sự hình thành khu công nghiệp hoàn toàn dưới hình thức tự phát, chưa có quy hoạch nhất đònh nào, các khu công nghiệp. .. Chủ tòch y ban nhân dân hạ tầng kỹ thuật tỉnh Phú Thọ về việc phê duyệt dự án khả thi đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Thụy Vân giai đoạn II, giai đoạn III III.2.2 Điều kiện tự nhiên 30 Chương III: TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP Hình 3.1: Bản đồ Khu công nghiệp Thụy Vân Khu công nghiệp Thụy Vân nằm ở phía Bắc thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ, cách ga Phủ Đức - tuyến đường sắt... dân cư lân cận Hầu hết các KCN chưa có trung tâm lưu trữ và xử lý chất thải rắn độc hại Nhiều nhà máy trong KCN thải ra khói độc chưa được xử lý rốt ráo Không hệ thống xử lý nước thải, không hệ thống xử lý chất thải rắn, không hệ thống xử lý khói độc Các KCN “3 không” đang trở thành ổ phát tán ô nhiễm Mặc khác trong các loại ô nhiễm khu công nghiệp, ô nhiễm môi trường đất cần chú ý hơn vì nguồn ô nhiễm... xuất công nghiệp do Pháp để lại hoặc do Đông u tài trợ và không hề có sự quản lý về các hoạt động của các cụm khu công nghiệp này Tất cả các khu công nghiệo lúc đó nằm xen kẽ với khu dân cư Sau năm 1991: Đất nước bắt đầu mở cửa, giao lưu kinh tế với các nước khác trên thế giới, thu hút được sự đầu tư của nước ngoài Từ đây các khu công nghiệp đã được lập các kế hoạch quản lý khu công nghiệp – khu chế... Chương III: TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP nay, theo thống kê sơ bộ mới chỉ có khoảng 20 KCX, KCN hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung Doanh nghiệp trong các KCN sản xuất hàng trăm ngành hàng khác nhau, nước thải xử lý chưa đạt tiêu chuẩn đổ thẳng ra các sông suối, kênh mương Đặc biệt, đối với những ngành xi mạ, dệt nhuộm, giấy, da, chế biến thực phẩm, hoá chất nguồn nước thải rất độc hại đã được... - Hệ thống giao thông: hệ thống giao thông nội bộ Khu công nghiệp đã được xây dựng hoàn chỉnh và được đấu nối đồng bộ vào mạng lưới giao thông của Thành phố Việt Trì - Hệ thống cấp điện: hệ thống điện lưới sử dụng của KCN Thụy Vân được cung cấp từ mạng lưới điện quốc gia được đấu nối bằng hệ thống đường dây 35 KV và 22 KV qua trạm biến áp 2 x 40 MAV – 110/35/22 - Hệ thống cấp nước: mạng lưới cấp nước. .. dòch vụ mới 33 Chương III: TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP Hình 3.3: Hình ảnh Khu công nghiệp Thụy Vân III.2.5 Vấn đề môi trường tại KCN Thụy Vân KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện tập trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý, tránh tình trạng khó kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về đòa điểm sản xuất KCN góp phần thực hiện mục tiêu di... trường sinh thái do khu công nghiệp gây ra Hiện nay, vấn đề đang được quan tâm hàng đầu của hầu hết các khu công nghiệp là làm sao kêu gọi đầu tư để lấp đầy diện tích đất cho thuê, vấn đề môi trường nhiều lúc được coi là cản trở công tác kêu gọi đầu tư III.1.2 Tình hình xử lý nước thải tại các KCN Theo quy đònh, các KCN bắt đầu xây dựng và hoạt động thì phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, nhưng trên... chấp nhận khi phải thêm gánh nặng đầu tư trạm xử lý nước thải Gánh nặng thứ hai đối với họ là ở một số KCN, doanh nghiệp phải trả phí xử lý nước thải tại HTXLNTTT với giá ngang bằng giá mua nước sạch được cung cấp điển hình Các khu công nghiệp – khu chế xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với mật độ cao, tập trung nhiều khối lượng chất thải công nghiệp phức tạp với nhiều thành phần độc hại cần sớm . tại khu công nghiệp Thụy Vân. - Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Thụy Vân. - Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng công trình cho hệ thống xử lý nước thải KCN Thụy Vân. . ĐẦU 3 yêu cầu cần thiết. Vì vậy, đề tài tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Thụy Vân tỉnh Phú Thọ đã được được lựa chọn để thực hiện đồ án tốt nghiệp. I.2 Mục tiêu. nguồn nước và đời sống của các khu dân cư lân cận. Do đó, thiết kế một hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp phù hợp với quy mô tính chất nước thải để đảm bảo chất lượng nước thải ra

Ngày đăng: 18/07/2014, 18:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan