TÍNH độc lập của NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRONG mối QUAN hệ với lạm PHÁT NGHIÊN cứu THỰC tế tại VIỆT NAM

85 1.2K 5
TÍNH độc lập của NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG TRONG mối QUAN hệ với lạm PHÁT   NGHIÊN cứu THỰC tế tại VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lạm phát luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia bởi những ảnh hưởng sâu rộng của nó đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn xã hội. Cùng với xu hướng hội nhập toàn cầu là việc nền kinh tế Việt Nam phải chịu tác động nhiều hơn từ diễn biến nền kinh tế thế giới, nguy cơ bất ổn gia tăng, từ đó dẫn đến diễn biến lạm phát phức tạp hơn. Chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam lúc này dần bộc lộ một số hạn chế mà xuất phát điểm là do những mâu thuẫn mục tiêu, độ trễ, cũng như sự không nhất quán trong thực hiện chính sách. Từ đó hiệu quả thực thi chính sách sụt giảm, trong đó có bình ổn mức giá (lạm phát). Bởi vậy, sự độc lập của NHNN Việt Nam trong việc thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề cần được quan tâm. Bài nghiên cứu trình bày tổng quan về tính độc lập của NHTW trong mối quan hệ với lạm phát, nêu lên thực trạng cũng như chỉ số độc lập của NHNN Việt Nam. Kết quả từ phương pháp định lượng sử dụng chỉ số độc lập NHTW pháp định (tính dựa trên luật định), động (theo thời gian), trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ lệ lạm phát động hàng quý của Việt Nam, đã xác nhận rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa tính độc lập của NHNN VN với tỷ lệ lạm phát. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực trạng về tính độc lập của NHNN VN cùng với việc tham khảo mô hình tổ chức các NHTW trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã rút ra được bài học kinh nghiệm để từ đó đề xuất những ý kiến về mức độc lập của NHNN Việt Nam thích hợp trong thời điểm hiện tại, nhằm hướng đến bình ổn mức giá và phát triển kinh tế, bao gồm: độc lập trong ngân sách, đi đôi với trách nhiệm giải trình và tách bạch chức năng điều hành và quản trị.

1 C LP C TRONG MI QUAN H VI LM PHÁT - NGHIÊN CU THC T TI VIT NAM Mã s i TÓM TT  TÀI Lạm phát luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia bởi những ảnh hưởng sâu rộng của nó đến sự tăng trưởng của nền kinh tế, gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn xã hội. Cùng với xu hướng hội nhập toàn cầu là việc nền kinh tế Việt Nam phải chịu tác động nhiều hơn từ diễn biến nền kinh tế thế giới, nguy cơ bất ổn gia tăng, từ đó dẫn đến diễn biến lạm phát phức tạp hơn. Chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam lúc này dần bộc lộ một số hạn chế mà xuất phát điểm là do những mâu thuẫn mục tiêu, độ trễ, cũng như sự không nhất quán trong thực hiện chính sách. Từ đó hiệu quả thực thi chính sách sụt giảm, trong đó có bình ổn mức giá (lạm phát). Bởi vậy, sự độc lập của NHNN Việt Nam trong việc thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề cần được quan tâm. Bài nghiên cứu trình bày tổng quan về tính độc lập của NHTW trong mối quan hệ với lạm phát, nêu lên thực trạng cũng như chỉ số độc lập của NHNN Việt Nam. Kết quả từ phương pháp định lượng sử dụng chỉ số độc lập NHTW pháp định (tính dựa trên luật định), động (theo thời gian), trong mô hình hồi quy với biến phụ thuộc là tỷ lệ lạm phát động hàng quý của Việt Nam, đã xác nhận rằng tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa tính độc lập của NHNN VN với tỷ lệ lạm phát. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực trạng về tính độc lập của NHNN VN cùng với việc tham khảo mô hình tổ chức các NHTW trên thế giới, nhóm nghiên cứu đã rút ra được bài học kinh nghiệm để từ đó đề xuất những ý kiến về mức độc lập của NHNN Việt Nam thích hợp trong thời điểm hiện tại, nhằm hướng đến bình ổn mức giá và phát triển kinh tế, bao gồm: độc lập trong ngân sách, đi đôi với trách nhiệm giải trình và tách bạch chức năng điều hành và quản trị. ii MC LC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH SÁCH BẢNG, ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ vii LỜI MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 Mục tiêu nghiên cứu 1 Phương pháp nghiên cứu 2 Nội dung nghiên cứu 2 Đóng góp của đề tài 2 Hướng phát triển của đề tài 3 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VỚI LẠM PHÁT 4 1.1. Tổng quan về ngân hàng Trung ương 4 1.1.1. Lịch sử hình thành & khái niệm, bản chất của NHTW 4 1.1.2. Khái niệm, bản chất của NHTW 5 1.1.3. Mục tiêu, chức năng và công cụ của NHTW 6 1.1.4. Mô hình tổ chức 7 1.2. Tính độc lập của NHTW 9 1.2.1. Cơ sở lý thuyết về tính độc lập của NHTW 9 1.2.2. Đo lường tính độc lập của NHTW 12 1.3. Lạm phát 15 1.3.1. Khái niệm về lạm phát 15 1.3.2. Phân loại lạm phát 15 1.3.3. Nguyên nhân của lạm phát 16 1.3.4. Đo lường lạm phát 16 1.4. Tổng quan các nghiên cứu trước đây về mối quan hệ giữa tính độc lập của NHTW và lạm phát 17 1.4.1. Các nghiên cứu trong nước 17 1.4.2. Các nghiên cứu ngoài nước 18 KẾT LUẬN PHẦN 1 20 iii 2. THỰC TRẠNG VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ LẠM PHÁT QUA CÁC GIAI ĐOẠN 21 2.1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 21 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 21 2.1.2. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của NHNN Việt Nam 23 2.2. Tính độc lập của NHNN Việt Nam 26 2.3. Thực trạng lạm phát của Việt Nam 28 2.3.1. Giai đoạn 1986-1999 28 2.3.2. Giai đoạn 2000-2007 31 2.3.3. Giai đoạn 2008-2013 34 2.3.4. Hiện nay 42 KẾT LUẬN PHẦN 2 43 3. PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VỚI LẠM PHÁT 45 3.1. Phương pháp nghiên cứu 45 3.2. Dữ liệu nghiên cứu 45 3.2.1. Chỉ số độc lập của NHTW 45 3.2.2. Dữ liệu khác 50 3.3. Mô hình nghiên cứu 51 3.3.1. Kiểm định nghiệm đơn vị với sự phá vỡ cấu trúc 51 3.3.2. Mô hình hồi quy 53 3.4. Kết quả thực nghiệm 55 3.4.1. Kiểm định nghiệm đơn vị với những phá vỡ cấu trúc 55 3.4.2. Mô hình hồi quy 59 KẾT LUẬN PHẦN 3 60 4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 61 4.1. Mô hình tổ chức NHTW một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 61 4.1.1. Cục dự trữ liên bang Mỹ 61 4.1.2. Ngân hàng trung ương châu Âu 65 4.1.3. Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc 68 4.1.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 69 iv 4.2. Ý kiến đề xuất 71 4.2.1. Góc nhìn tính độc lập NHNN Việt Nam của nhóm nghiên cứu 71 4.2.2. Ý kiến đề xuất 72 KẾT LUẬN PHẦN 4 73 KẾT LUẬN 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO i v DANH MC CÁC CH VIT TT CBI Chỉ số độc lập của Ngân hàng Trung ương CBIP Chỉ số độc lập chính trị CBIE Chỉ số độc lập kinh tế CPI Chỉ số giá tiêu dùng CSTT Chính sách tiền tệ CSTK Chính sách tài khóa ECB European Central Bank, Ngân hàng Trung ương Châu Âu FED Federal Reserve System, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FOMC Ủy ban thị trường mở liên bang GDP Tổng sản phẩm quốc nội GMT Chỉ số độc lập của NHTW tính theo phương pháp của Grilli, Masciandaro, and Tabellini (1991) HĐQT Hội đồng quản trị IMF Quỹ tiền tệ quốc tế NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng Trung ương NĐ Nghị định OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OMO Nghiệp vụ thị trường mở PCB Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc PTA Policy Targets Agreenebt, Cam kết mục tiêu chính sách PPI Chỉ số giá hàng sản xuất USD Đô la Mỹ UNDP United Nations Development Programme, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc TK Thế kỷ TCTD Tổ chức tín dụng TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp vi TOR Chỉ số doanh thu của Thống đốc NHTW VAT Thuế giá trị gia tăng VND Việt Nam đồng vii DANH SÁCH B TH, HÌNH V Hình 1: Mô hình NHTW thuộc chính phủ 8 Hình 2: Mô hình NHTW thuộc Quốc hội 8 Hình 3: Cơ cấu của NHNN Việt Nam 25 Hình 4: Đồ thị tỷ lệ lạm phát bình quân (1986 -1999) 31 Hình 5: Đồ thị tỷ lệ lạm phát bình quân(2000 – 2007) 32 Hình 6: Đồ thị biến động tăng trưởng GDP, lạm phát, tín dụng 2008 -2013 35 Hình 7: Biểu đồ CPI năm 2008 36 Hình 9: Biểu đồ lãi suất năm 2008 37 Hình 10: Biểu đồ CPI năm 2011 39 Hình 11: Biểu đồ lạm phát Việt Nam 2011 40 Hình 12: Biến động lãi suất trong giai đoạn 2010 - 2013 41 Hình 13: Bảng tính chỉ số độc lập chính trị của Việt Nam theo thang đo GMT 47 Hình 14: Bảng tính chỉ số độc lập kinh tế của NHNN Việt Nam theo thang đo của GMT 48 Hình 15: Đồ thị của kiểm định Zivot and Andrews(1992) 56 Hình 16: Đồ thị của kiểm định Clemente et al. (1998) 57 Hình 17: Đồ thị kiểm định Zivot and Andrews cho chuỗi lạm phát hạn chế 1996 - 2006 58 Hình 18: Bảng kết quả mô hình hồi quy 59 1 LI M U Lý do ch tài Lạm phát luôn được xem là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia bởi lẽ nó có những tác động rất lớn không chỉ đến đời sống của người dân mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bên cạnh đó lạm phát cao còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội và làm tiềm ẩn các nguy cơ bất ổn xã hội. Trải qua quá trình phát triển, vai trò quan trọng của NHNN Việt Nam trong việc điều hành CSTT kiểm soát lạm phát ngày càng thể hiện rõ nét hơn, đưa Việt Nam vượt qua được những giai đoạn vô cùng khó khăn, thử thách trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, đi cùng với sự hội nhập, mở cửa, đồng nghĩa với việc nền kinh tế Việt Nam phải chịu tác động nhiều hơn từ diễn biến nền kinh tế thế giới, cũng như gia tăng nguy cơ bất ổn, từ đó mà diễn biến lạm phát ngày càng phức tạp. Chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam lúc này dần bộc lộ một số hạn chế mà xuất phát điểm là do những mâu thuẫn mục tiêu, độ trễ, cũng như sự không nhất quán trong thực hiện chính sách. Từ đó hiệu quả thực thi chính sách sụt giảm, trong đó có bình ổn mức giá (lạm phát). Bởi vậy, sự độc lập của NHNN Việt Nam trong việc thực thi chính sách tiền tệ là một vấn đề cần được quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng những quốc gia có NHTW độc lập cao thì sẽ duy trì được mức lạm phát ở mức hợp lý nhất thông qua việc điều hành các chính sách trở nên linh hoạt hơn, kịp thời hơn, bám sát những diễn biến phức tạp của thị trường. Hơn thế nữa, theo tìm hiểu của nhóm nghiên cứu, hiện nay chưa có nghiên cứu định lượng nào xác nhận sự tồn tại mối quan hệ giữa mức độc lập của NHNN Việt Nam với lạm phát. Chính bởi những lý do trên, nhóm nghiên cứu quyết định thực hiện đề tài: “c lp ca NHTW trong mi quan h vi lm phát  Nghiên cu thc t ti Vit Nam”. Từ đó, nhóm nghiên cứu đưa ra những nhận định về mức độc lập của NHNN Việt Nam với lạm phát trong hiện tại và gợi ý những đề xuất trong thời gian sắp tới. Mc tiêu nghiên cu Nhóm nghiên cứu có ba mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: (1) Tìm hiểu về tính độc lập của NHTW và mối quan hệ của tính độc lập của NHTW với lạm phát. 2 (2) Kiểm tra xem liệu có tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa mức độc lập của NHNN Việt Nam và tỷ lệ lạm phát. (3) Đề xuất về tính độc lập của NHNN Việt Nam phù hợp thực tiễn hiện tại. u Đầu tiên, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ giữa tính độc lập của NHNN Việt Nam với tỷ lệ lạm phát. Công việc này được thực hiện qua hai bước. Bước một, kiểm tra tác động của cải cách luật NHNN – những cải cách mà có ảnh hưởng tới chỉ số độc lập của NHNN, tới tỷ lệ lạm phát thông qua nhận diện những sự phá vỡ cấu trúc nội sinh trong chuỗi tỷ lệ lạm phát động 1 bằng cách kiểm định nghiệm đơn vị, và so sánh các ngày phá vỡ thu được với những năm mà thực hiện cải cách. Bước hai, hồi quy 2 tỷ lệ lạm phát động 3 theo chỉ số độc lập của NHNN động để thấy được độ lớn của mối tương quan giữa chúng. Sau đó, nhóm nghiên cứu thực hiện phân tích mô hình NHTW ở những quốc gia trên thế giới nhằm rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ đó kết hợp với phương pháp suy luận để đề xuất những biện pháp nhằm tăng tính độc lập của NHNN Việt Nam phù hợp với bối cảnh hiện tại. Ni dung nghiên cu Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, bài nghiên cứu bao gồm 4 phần chính: Phần 1. Cở sở lý thuyết về tính độc lập ngân hàng trung ương và mối quan hệ của tính độc lập của ngân hàng trung ương với lạm phát. Phần 2. Thực trạng về tính độc lập của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lạm phát qua các giai đoạn. Phần 3. Phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa tính độc lập của ngân hàng Nhà nước Việt Nam với lạm phát. Phần 4. Bài học kinh nghiệm và ý kiến đề xuất  tài Cả về ý nghĩa khoa học lẫn thực tiễn ứng dụng Ý nghĩa khoa học: Đề tài thực hiện nghiên cứu bằng phương pháp định lượng đầu tiên trong kiểm tra mối quan hệ giữa tính độc lập của NHNN với lạm phát. Bên cạnh đó, 1 Chuỗi tỷ lệ lạm phát động từ năm 1996 – 2013. 2 Do hạn chế số liệu, các biến trong mô hình hồi quy được lấy từ năm 2000 – 2013. 3 Tỷ lệ lạm phát động là chuỗi tỷ lệ lạm phát theo thời gian. [...]... giá hàng sản xuất (PPI), chỉ số giảm phát theo GDP (Id) 1.4 Tổng quan các nghiên cứu trước đâ về mối quan hệ giữa tính độc lập của NHTW và lạm phát 1.4.1 Các nghiên cứu trong nước Đã tồn tại nhiều những nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự độc lập NHNN Việt Nam với tỷ lệ lạm phát Bài viết của Lê Xuân Nghĩa (2006) cho thấy NHNN Việt Nam có mức độ độc lập thấp và chịu sự can thiệp hành chính toàn diện của. .. tích thực nghiệm mối quan hệ giữa tính độc lập của NHNN Việt Nam với tỷ lệ lạm phát, nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu tác động của cải cách luật NHTW (cái mà có tác động đến sự độc lập của NHNN Việt Nam) tới tỷ lệ lạm phát, cũng như sử dụng chỉ số CBI động4 trong mô hình hồi quy của mình 4 Từ đây về sau, chỉ số CBI trong bài viết được hiểu là chỉ số CBI động 21 2 THỰC TRẠNG VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG... để thực hiện mục tiêu của mình Đây là một cải tiến hết sức rõ rệt trong mức độc lập của NHNN Việt Nam và điều này gợi ý đến việc phát triển nghiên cứu sau vài năm nữa, nhằm đánh giá sự thay đổi mức độ độc lập này có tác động tích cực đến công tác điều hành chính sách tiền tệ và kiểm soát lạm phát của Việt Nam hay không? 4 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA TÍNH... động hệ thống ngân hàng Năm 1997, để hình thành nên một khung pháp lí làm nền tảng cho hoạt động của NHNN, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra đời (có hiệu lực từ 1/10/1998) Với sự ra đời của luật này thì vai trò là Ngân hàng Trung ương của Việt Nam đã được xác định (Điều 1 – khoản 1: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) là cơ quan của Chính phủ và là ngân hàng trung ương của. .. ngân hàng, đồng thời là ngân hàng của các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế. ” Bản chất của NHTW thể hiện qua những nội dung sau: - Là ngân hàng phát hành độc quyền của nhà nước - Là thể chế bậc cao của hệ thống ngân hàng thương mại và là nơi cho vay cuối cùng của các ngân hàng thương mại - Là một bộ máy của nhà nước, thực hiện việc quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. .. tệ với địch Năm 1961, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đến năm 1975, sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính quyền cách mạng, thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam Năm 1976, hệ thống ngân hàng. .. hệ thống ngân hàng Việt Nam ta từ một cấp trở thành hai cấp: - Ngân hàng cấp I: là Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ - tín dụng ngân hàng, phát hành tiền và các chức năng ngân hàng của các ngân hàng - Ngân hàng cấp II: bao gồm các ngân hàng chuyên doanh (NHTM) và các tổ chức tín dụng – NH cấp II thực hiện việc kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ ngân. ..3 bài nghiên cứu cũng sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị với phá vỡ cấu trúc để xác định mối quan hệ này (từ đề tài của Arnone and Romelli, 2013 chỉ áp dụng trên các nước OECD), áp dụng tại một quốc gia đang phát triển là Việt Nam Ý nghĩa thực tiễn: Bài nghiên cứu khẳng định mối quan hệ giữa lạm phát với sự độc lập của NHNN Việt Nam, từ đó đưa ra những ý kiến đề xuất nhằm cải thiện mức độ độc lập của NHNN... HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ LẠM PHÁT QUA CÁC GIAI ĐOẠN 2.1 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Trước Cách Mạng Tháng Tám, ở Việt Nam ta có Ngân hàng Đông Dương, vừa đóng vai trò là ngân hàng phát hành (phát hành tiền trên toàn cõi Đông Dương), vừa thực hiện các nghiệp vụ vốn có của ngân hàng thương mại Cho đến khi cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ Việt nam Dân chủ... duyệt 12 1.2.2 Đo lường tính độc lập của NHTW Để đo lường mức độ độc lập của NHTW và tìm kiếm mối liên hệ của nó với các chỉ số vĩ mô quan trọng như lạm phát, tăng trưởng GDP, đầu tư …các nhà nghiên cứu đã đo lường mức độc lập của NHTW trên cả ba khía cạnh nhân sự, chính sách, và tài chính như đã trình bày ở phần 1.2.1 Trên thực tế, vì khái niệm độc lập của NHTW chỉ có tính tương đối và đa chiều nên . tính độc lập của NHTW và mối quan hệ của tính độc lập của NHTW với lạm phát. 2 (2) Kiểm tra xem liệu có tồn tại mối quan hệ ngược chiều giữa mức độc lập của NHNN Việt Nam và tỷ lệ lạm phát. . nghiên cứu bao gồm 4 phần chính: Phần 1. Cở sở lý thuyết về tính độc lập ngân hàng trung ương và mối quan hệ của tính độc lập của ngân hàng trung ương với lạm phát. Phần 2. Thực trạng về tính. về tính độc lập của ngân hàng Nhà nước Việt Nam và lạm phát qua các giai đoạn. Phần 3. Phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa tính độc lập của ngân hàng Nhà nước Việt Nam với lạm phát. Phần

Ngày đăng: 18/07/2014, 17:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan