TUYỂN CHỌN các CHỦNG VI KHUẨN azotobacter CHO sản XUẤT PHÂN bển hữu cơ VI SINH vật

63 1.3K 7
TUYỂN CHỌN các CHỦNG VI KHUẨN azotobacter CHO sản XUẤT PHÂN bển hữu cơ VI SINH vật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một thực trạng chúng ta đang thấy hiện nay là sự lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã làm giảm khả năng chống chịu của cây trồng dẫn đến bùng nổ dịch bệnh, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nông sản và cũng là nguyên nhân tất yếu dẫn đến thoái hóa đất canh tác. Các sản phẩm hóa học này đã để lại những tồn dư của chúng và đang được tích lũy trong hệ sinh thái, trở thành mối hiểm họa nghiêm trọng đe dọa sức khỏe của con người và môi trường sống. Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh vật (HCVSV) là giải pháp mà các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang hướng đến. Đất nước ta có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu thì việc quan tâm đến năng suất và chất lượng nông sản là mục tiêu hàng đầu vì không những giúp nâng cao đời sống của nông dân mà còn thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Phân bón HCVSV (hay còn gọi là phân hữu cơ vi sinh) là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định. Phân bón HCVSV góp phần nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng nông sản, giảm chi phí, tiết kiệm phân bón vô cơ, đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển nền nông, lâm nghiệp bền vững. Vì vậy, nghiên cứu và sử dụng nguồn dinh dưỡng tạo ra từ các hoạt động sống của vi sinh vật đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm và phát triển. Bên cạnh các sản phẩm phân HCVSV đơn chủng đã được nghiên cứu và sử dụng hiệu quả như: Nitragin, Rhizoda, Azogin, Rhizolu, Phosphobacterin, Azotobacterin... một số nghiên cứu gần đây cho thấy chế phẩm phân bón tổng hợp bao gồm các nhóm cố định nitơ, phân giải photphat, kích thích sinh trưởng thực vật, đối kháng vi sinh vật gây bệnh (chế phẩm EM, vi sinh vật tổng hợp) có tác dụng đối với cây trồng tốt hơn so với từng loại vi sinh vật riêng rẽ. Nhiều kết quả nghiên cứu về phân bón HCVSV đã khẳng định, hiệu quả của phân HCVSV phụ thuộc hoạt tính sinh học, khả năng cạnh tranh với vi sinh vật có sẵn trong đất và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường đất của các vi sinh vật sử dụng trong phân bón 13, 14, 15. Phân vi sinh vật đặc biệt có ý nghĩa sử dụng nếu các vi sinh vật sử dụng có nhiều hoạt tính sinh học. Azotobacter là nhóm có phổ phân bố khá rộng. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra nhiều đặc tính quý của Azotobacter như khả năng cố định nitơ tự do, kích thích sinh trưởng, đối kháng, sinh polyshacarit v.v. 5, 12. Để sản xuất phân bón HCVSV tốt, phải có chủng vi sinh vật có hoạt tính sinh học cao, đa hoạt tính, khả năng tồn tại lớn. Vì vậy, việc phân lập, tuyển chọn đánh giá hoạt tính của các chủng vi sinh vật là việc làm không thể thiếu trong quy trình sản xuất chế phẩm phân bón vi sinh vật 11. Đây là đề tài nghiên cứu mà chúng tôi đang hướng tới.

CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN HCVSV: hữu cơ vi sinh vật AIA: axit indol axetic HCN: axit cyanhidric Cs: cộng sự DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Nồng độ muối khoáng cần thiết đối với vi khuẩn, nấm và xạ khuẩn 7 Bảng 1.2: Hiệu quả của phân hữu cơ vi sinh đối với lúa ở một số quốc gia châu Á 22 Bảng 3.1: Đặc điểm khuẩn lạc của các chủng Azotobacter mới phân lập 32 Bảng 3.2: Khả năng cố định nitơ của các chủng Azotobacter. 34 Bảng3.3: Khả năng sinh tổng hợp AIA thô của các chủng Azotobacter 37 Bảng 3.4: Khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh héo xanh của các chủng Azotobacter 39 Bảng 3.5: Hoạt tính sinh học của chủng Azotobacter lựa chọn 40 Bảng 3.6: Mối quan hệ giữa các chủng vi khuẩn lựa chọn 41 Bảng 3.7: Khả năng sinh trưởng phát triển của các chủng trong môi trường dịch thể 42 Bảng 3.8: Khả năng tồn tại của các chủng vi khuẩn lựa chọn khi nuôi trong cơ chất vô trùng theo thời gian 43 Bảng 3.9: Hoạt tính sinh học của các chủng vi khuẩn lựa chọn khi nuôi cấy trong dịch thể và cơ chất 44 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến cây trồng trong giai đoạn đầu ở nhà lưới 48 Bảng 3.11: Ảnh hưởng của phân hữu cơ đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lạc ngoài đồng ruộng 51 Bảng 3.12: Ảnh hưởng của phân hữu cơ tới năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất 52 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 3.1: Hình ảnh khuẩn lạc của các chủng vi khuẩn Azotobacter mới phân lập. 32 Hình 3.2: Hình ảnh phản ứng màu của các chủng Azotobacter với thuốc thử Nessler 33 Hình 3.3: Hình ảnh phản ứng màu của các chủng Azotobacter với thuốc thử Salkowski 35 Hình 3.4: Hình ảnh vòng ức chế vi khuẩn gây bệnh héo xanh của các chủng Azotobacter 38 Hình 3.5: Ảnh hưởng của phân bón vi sinh vật đến khả năng sinh trưởng, phát triển và ức chế bệnh héo xanh cây lạc 48 Hình 3.6: Tác động của phân bón vi sinh đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc 50 Biểu đồ 3. 1: Khả năng cố định nitơ của các chủng Azotobacter. 34 Biểu đồ 3. 2: Khả năng sinh tổng hợp AIA thô của các chủng Azotobacter. 37 MỞ ĐẦU 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Vi khuẩn Azotobacter 3 1.1.1. Đặc điểm hình thái và các đặc tính sinh lí, sinh hóa của Azotobacter 3 1.1.2. Nguồn dinh dưỡng 4 1.1.3. Ảnh hưởng các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và phát triển của Azotobacter 8 1.2. Sự phân bố của Azotobacter trong đất 10 1.3. Khả năng cố định nitơ của Azotobacter 12 1.3.1. Quá trình cố định nitơ sinh học 12 1.3.2. Vi khuẩn cố định nitơ tự do Azotobacter 13 1.4. Khả năng kích thích sinh trưởng của Azotobacter 14 1.4.1. Chất kích thích sinh trưởng ở thực vật 14 1.4.2. Vi khuẩn sinh AIA: Azotobacter 15 1.5. Tính kháng vi khuẩn gây bệnh héo xanh Ralstonia solanacearum 16 1.5.1. Vi khuẩn R.solanacearum 16 1.5.2. Tính kháng R.solanacearum của Azotobacter 16 1.6. Chế phẩm phân bón chứa Azotobacter và hiệu quả trong trồng trọt trong những nghiên cứu ban đầu 17 1.7. Tình hình nghiên cứu và sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh vật ở trong nước và ngoài nước 19 Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 23 2.1. Vật liệu 23 2.1.1. Mẫu đất và vi sinh vật 23 2.1.2. Hóa chất, dụng cụ 23 2.2. Phương pháp 24 2.2.1. Lấy mẫu đất 24 2.2.2. Xác định khả năng cố định nitơ của vi sinh vật 24 2.2.3. Xác định khả năng sinh tổng hợp AIA của vi sinh vật 25 2.2.4. Xác định khả năng đối kháng vi khuẩn gây bệnh héo xanh 26 2.2.5. Xác định tên vi sinh vật 27 2.2.6. Thí nghiệm ở quy mô nhà lưới và đồng ruộng diện hẹp với cây lạc 27 Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 31 3.1. Phân lập, tuyển chọn các chủng Azotobacter hữu hiệu 31 3.1.1. Tuyển chọn các chủng Azotobacter có khả năng cố định nitơ 33 3.1.2. Tuyển chọn các chủng Azotobacter có khả năng sinh tổng hợp AIA . 35 3.1.3. Tuyển chọn các chủng Azotobacter có khả năng ức chế vi khuẩn gây bệnh héo xanh 38 3.2. Lựa chọn tổ hợp chủng Azotobacter để sản xuất chế phẩm 40 3.3. Xác định tên các chủng lựa chọn 44 3.4. Đánh giá tác động của chế phẩm Azotobacter đến khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc 47 3.4.1. Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Azotobacter đối với cây lạc ở điều kiện nhà lưới 47 3.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Azotobacter đối với cây lạc L14 trên đồng ruộng diện hẹp 49 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 53 MỞ ĐẦU Một thực trạng chúng ta đang thấy hiện nay là sự lạm dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã làm giảm khả năng chống chịu của cây trồng dẫn đến bùng nổ dịch bệnh, ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nông sản và cũng là nguyên nhân tất yếu dẫn đến thoái hóa đất canh tác. Các sản phẩm hóa học này đã để lại những tồn dư của chúng và đang được tích lũy trong hệ sinh thái, trở thành mối hiểm họa nghiêm trọng đe dọa sức khỏe của con người và môi trường sống. Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh vật (HCVSV) là giải pháp mà các nhà khoa học trên thế giới cũng như ở Việt Nam đang hướng đến. Đất nước ta có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu thì việc quan tâm đến năng suất và chất lượng nông sản là mục tiêu hàng đầu vì không những giúp nâng cao đời sống của nông dân mà còn thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế quốc gia. Phân bón HCVSV (hay còn gọi là phân hữu cơ vi sinh) là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi sinh vật sống được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định. Phân bón HCVSV góp phần nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng nông sản, giảm chi phí, tiết kiệm phân bón vô cơ, đóng góp quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và phát triển nền nông, lâm nghiệp bền vững. Vì vậy, nghiên cứu và sử dụng nguồn dinh dưỡng tạo ra từ các hoạt động sống của vi sinh vật đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan tâm và phát triển. Bên cạnh các sản phẩm phân HCVSV đơn chủng đã được nghiên cứu và sử dụng hiệu quả như: Nitragin, Rhizoda, Azogin, Rhizolu, Phosphobacterin, Azotobacterin một số nghiên cứu gần đây cho thấy chế phẩm phân bón tổng hợp bao gồm các nhóm cố định nitơ, phân giải photphat, kích thích sinh trưởng thực vật, đối kháng vi sinh vật gây bệnh (chế phẩm EM, vi sinh vật tổng hợp) có tác dụng đối với cây trồng tốt hơn so với từng loại vi sinh vật riêng rẽ. Nhiều kết quả nghiên cứu về phân bón HCVSV đã khẳng định, hiệu quả của phân HCVSV phụ thuộc hoạt tính sinh học, khả năng cạnh tranh với vi sinh vật có sẵn trong đất và khả năng thích ứng với điều kiện môi trường đất của các vi sinh vật sử dụng trong phân bón [13], [14], [15]. Phân vi sinh vật đặc biệt có ý nghĩa sử dụng nếu các vi sinh vật sử dụng có nhiều hoạt tính sinh học. Azotobacter là nhóm có phổ phân bố khá rộng. Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra nhiều đặc tính quý của Azotobacter như khả năng cố định nitơ tự do, kích thích sinh trưởng, đối kháng, sinh polyshacarit v.v. [5], [12]. Để sản xuất phân bón HCVSV tốt, phải có chủng vi sinh vật có hoạt tính sinh học cao, đa hoạt tính, khả năng tồn tại lớn. Vì vậy, việc phân lập, tuyển chọn đánh giá hoạt tính của các chủng vi sinh vật là việc làm không thể thiếu trong quy trình sản xuất chế phẩm phân bón vi sinh vật [11]. Đây là đề tài nghiên cứu mà chúng tôi đang hướng tới. Mục đích nghiên cứu Tuyển chọn các chủng Azotobacter có hoạt tính sinh học cao (cố định nitơ, kích thích sinh trưởng và đối kháng bệnh héo xanh) để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh cho cây lạc. Nội dung nghiên cứu •Phân lập, tuyển chọn các chủng Azotobacter từ đất canh tác. •Lựa chọn tổ hợp chủng Azotobacter thích hợp để sản xuất phân bón. •Phân loại và mức độ an toàn của các chủng vi sinh vật nghiên cứu - Đánh giá ảnh hưởng của tổ hợp các chủng Azotobacter lựa chọn đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây lạc (thí nghiệm trong nhà lưới và ngoài đồng ruộng diện hẹp). Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vi khuẩn Azotobacter • Đặc điểm hình thái và các đặc tính sinh lí, sinh hóa của Azotobacter. Họ Azotobacteraceae gồm 2 chi Azotobacter (Beijerinck, 1901) và Azomonas (Winogradsky, 1938). Azotobacter được phân lập lần đầu tiên vào năm 1901. Đó là loài Azotobacter chroococcum, về sau người ta tìm thấy nhiều loài khác trong chi Azotobacter (beijerinskii, vinelandii, agllis). Azotobacter là vi khuẩn cố định nitơ sống tự do trong đất, hiếu khí, không sinh bào tử, Gram âm. Khi còn non tế bào thường có dạng hình que, kích thước khoảng 2,0- 7,0 × 10- 2,5 μm, đứng riêng rẽ hay xếp thành từng đôi chồng chất, tế bào nhuộm màu đồng đều, có khả năng di động nhờ tiên mao mọc khắp cơ thể (chu mao). Khi già tế bào Azotobacter mất khả năng di động, kích thước thu nhỏ lại trông giống như hình cầu. Nguyên sinh chất xuất hiện nhiều hạt lổn nhổn. Đó là các hạt volutin, granulose, các giọt mỡ… Quan sát dưới kính hiển vi ta còn thấy khi già tế bào Azotobacter được bao bọc bởi một vỏ nhầy khá dày. Vỏ nhầy của vi khuẩn Azotobacter chứa khoảng 75 % là chất hiđrit của axit uronic và chứa khoảng 0,023 % nitơ. Lượng ADN trong tế bào Azotobacter thường thấp hơn so với nhiều loại vi khuẩn khác (0,70- 0,81%) [4]. Azotobacter có thể sử dụng nhiều loại hợp chất hữu cơ làm nguồn thức ăn cacbon. Chúng cũng cần nhiều nguyên tố khoáng, đặc biệt là 2 nguyên tố vi lượng bor (B) và molipden (Mo)(Mo cần cho quá trình cố định nitơ). Khi sống trong điều kiện không có nitơ, Azotobacter sẽ dùng nitơ của không khí để biến thành nitơ của cơ thể sống. Khi sống trong môi trường đủ thức ăn nitơ hữu cơ hoặc vô cơ thì tác dụng cố định nitơ sẽ rất thấp hoặc không có. Azotobacter thích hợp với điều kiện hiếu khí vừa phải và pH trung tính hoặc hơi kiềm. Khi nuôi trong môi trường thạch, vi khuẩn Azotobacter có khuẩn lạc nhầy, lồi hoặc tan, lúc đầu không màu, sau biến thành màu nâu tối, thậm chí đến màu đen nhưng không làm nhuộm màu môi trường. Ngoài ra một số loài Azotobacter có dạng nhăn nheo, khuẩn lạc có màu vàng lục, màu hồng. Vi khuẩn Azotobacter thuộc loại vi khuẩn hiếu khí, sống theo phương thức dị dưỡng. Chúng sử dụng nhiều loại hợp chất hữu cơ khác nhau: disacarit, dextrin, tinh bột, axit hữu cơ, hợp chất thơm … Tuy vậy, nhiều tác giả cho biết có không ít chủng Azotobacter không có khả năng đồng hoá lactose, manitơl hoặc natribenzoat [12]. Trên các môi trường không chứa nitơ khuẩn lạc Azotobacter có dạng nhầy, lồi, đôi khi nhăn nheo, chứng tỏ vi khuẩn Azotobacter có khả năng sinh trưởng trên môi trường không có nitơ. Sở dĩ chúng tồn tại được là vì có khả năng đồng hoá muối amonium, urê. Một số chủng Azotobacter có khả năng sử dụng nitrit, nitrat. Hai loại axit thích hợp nhất đối với nhu cầu dinh dưỡng của Azotobacter là axit glutamic và axit asparaginic. • Nguồn dinh dưỡng Vi sinh vật cũng như các loài động thực vật khác, luôn có nhu cầu sử dụng những chất chúng có thể hấp thụ từ môi trường xung quanh và được sử dụng làm nguyên liệu để cung cấp cho quá trình sinh tổng hợp tạo ra các thành phần của tế bào hoặc để cung cấp cho các quá trình trao đổi năng lượng. Tuy nhiên không phải mọi thành phần của môi trường nuôi cấy đều được coi là chất dinh dưỡng. Một số chất rắn cần thiết cho vi sinh vật nhưng chỉ làm nhiệm vụ bảo đảm các điều kiện thích hợp về thế oxy hoá - khử, về pH, về áp suất thẩm thấu, về cân bằng ion v.v… Chất dinh dưỡng phải là những chất có tham gia vào quá trình trao đổi chất nội bào. Nguồn cacbon Cacbon chiếm tỷ lệ trên 50% vật chất khô của vi sinh vật. Cacbon là yếu tố đặc biệt quan trọng trong cấu trúc tất cả các hợp chất có mặt trong tế bào. Hợp chất cacbon là nguồn năng lượng quan trọng trong hoạt động sống của vi sinh vật. Trong tự nhiên có hai dạng hợp chất cacbon cơ bản là: Cacbon vô cơ và cacbon hữu cơ. Các loại vi sinh vật khác nhau sử dụng các nguồn cacbon không giống nhau. Tuỳ theo nhóm vi sinh vật mà nguồn cacbon được cung cấp có thể là chất vô cơ (CO 2 , NaHCO 3 , CaCO 3 …) hoặc hữu cơ. Giá trị dinh dưỡng và khả năng hấp thụ các nguồn thức ăn cacbon phụ thuộc vào hai yếu tố: + Thành phần hoá học và tính chất sinh lý của nguồn thức ăn + Đặc điểm sinh lý của từng loại vi sinh vật Hầu như không có hợp chất cacbon hữu cơ nào mà không bị nhóm vi sinh vật này hoặc nhóm vi sinh vật khác phân huỷ. Về thức ăn cacbon, Azotobacter có khả năng đồng hoá, nhiều loại monosaccarit (glucoza, fructoza, galactoza, manoza arabinoza, xyloza), disaccarit (saccaroza, maltoza, trehaloza, melibioza, lactoza), trisaccarit (raffinoza melizitoza), polysaccarit (tinh bột, dextrin, glycogen, inulin), 2,3 butylenglycol, glyxerin, mannit, sorbit, inozit, các oxi axit (như axit lactic, axit glycolic, axit saccaric, axit sucxinic, axit malic, axit limonic, axit glycolic, axit galactonic, axit mannonic , axit glyxetinic, axit pyruvic, axit quinic, axit butyric, axit valeric, axit cepronic), các diaxit (axit fumaric, axit maleic, axit malonic, axit oxaloaxetic) các hợp chất thơm (như axit benzoic, axit salixilic, phenol ). Khả năng đồng hoá các nguồn thức ăn cacbon nói trên không phải là giống nhau ở tất cả các chủng Azotobacter. Có không ít các chủng Azotobacter không có khả năng đồng hoá lactoza, mannit hoặc natri benzoat. Khi đồng hóa glucose, Azotobacter thường làm tích luỹ lại trong môi trường axit pyruvic, axit lactic và [...]... ứng dụng vi sinh vật làm phân bón phục vụ phát triển nông, lâm bền vững tại Vi t Nam * Thu thập, phân lập, tuyển chọn chủng giống vi sinh vật Các chủng giống vi sinh vật được thu thập, phân lập tuyển chọn và lưu giữ tại Quỹ gen vi sinh vật nông nghiệp Ðây là bộ sưu tập giống của 30 họ vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn, nấm men, với số lượng gần 700 chủng, bao gồm các sinh vật cố định nitơ sống cộng sinh với... (DSM) quỹ gen vi sinh vật nông nghiệp được mở rộng thêm với nhiều chủng giống đa dạng khác * Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất phân bón vi sinh vật Phân bón vi sinh vật được sản xuất bằng cách nhân sinh khối vi sinh vật trong môi trường và điều kiện thích hợp để đạt được mật độ nhất định sau đó xử lý bảo quản và đưa đi sử dụng Tuỳ theo công nghệ sản phẩm phân bón vi sinh vật có thể chứa sinh khối... nhiều chủng vi sinh vật đã tuyển chọn và sản phẩm có thể được sản xuất ở dạng bột hoặc lỏng [11] * Ðánh giá hiệu lực của phân bón vi sinh vật đối với cây trồng Trong gần 20 năm qua các công trình nghiên cứu và thử nghiệm phân vi khuẩn nốt sần tại Vi t Nam cho thấy phân vi khuẩn nốt sần có tác dụng nâng cao năng suất lạc vỏ 13,8 - 17,5% ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung và 22% ở các tỉnh miền Nam [1] Các. .. triển của Azotobacter Ngoài ra các yếu tố khác như phân đạm, phân lân, phân kali cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới sự sống và quá trình cố định nitơ của Azotobacter • Sự phân bố của Azotobacter trong đất Đất là môi trường thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của các loài vi sinh vật Trong thành phần sinh vật đất, vi sinh vật chiếm tới 90% Trong thành phần cacbon hữu cơ của đất, vi sinh vật chiếm khoảng... enzym nitrogenaza, các vi sinh vật này gọi là các vi sinh vật cố định nitơ Cụ thể có các loại như: Rhizobium, Azotobacter, Clostridium, v.v… Vi sinh vật còn có khả năng đồng hoá rất tốt nitơ chứa trong thức ăn hữu cơ Thức ăn này vừa là nguồn thức ăn cacbon vừa là nguồn thức ăn nitơ cho chúng Nguồn nitơ hữu cơ thường được sử dụng để nuôi cấy vi sinh vật là pepton – loại chế phẩm thuỷ phân không triệt... Enterobacter, Azotobacter, Gibberella ) Hàng năm quỹ gen vi sinh vật bổ sung 30-50 chủng giống vi sinh vật mới từ các nguồn phân lập khác nhau Ngoài ra thông qua các hoạt động hợp tác quốc tế với các Vi n vi sinh vật nông nghiệp liên bang Nga, Vi n nghiên cứu cây trồng bán khô hạn (ICRISAT - Ấn Ðộ), trung tâm cố định đạm sinh học (NIFTAL - Mỹ, Thái Lan), Trung tâm lưu giữ gen vi sinh vật Ðài Loan (CCRC),... sinh vật mà cùng một chất có thể hoàn toàn không cần thiết với vi sinh vật này nhưng có thể là có tác dụng kích thích sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật khác Hầu như không có chất nào là chất sinh trưởng chung đối với tất cả các loài vi sinh vật Tuỳ theo từng loại vi sinh vật mà chúng ta bổ sung vào môi trường nuôi cấy những chất sinh trưởng khác nhau • Ảnh hưởng các nhân tố sinh thái đến sinh. .. cũng làm tăng sản lượng thu hoạch 20 - 30% Vi c bón phân azogin còn làm tăng khả năng chống chịu của cây và giảm lượng nitrat tồn dư trong rau Hiệu quả kinh tế do sử dụng phân vi sinh vật cố định nitơ hội sinh là rõ rệt Nếu đầu tư 1 đồng cho vi c sử dụng phân vi sinh, lãi suất thu về từ 16,2 đến 19,1 đồng cho cây lúa Bón phân vi sinh vật cố định nitơ cho cây trồng có thể thay thế một phần phân đạm khoáng... suất, sản lượng cho cây trồng Phân bón có sử dụng Azotobacter có thể được coi là loại phân bón vi sinh vật được ứng dụng sớm nhất Azotobacter không chỉ có khả năng cố định nitơ mà còn có khả năng sinh tổng hợp hoạt chất kích thích sinh trưởng thực vật, một số vitamin và hoạt chất ức chế sự sinh trưởng, phát triển của một số vi nấm gây bệnh vùng rễ một số cây trồng Sản phẩm phân bón vi sinh vật cố định... dịch vi sinh vật đối kháng) được tính bằng trung bình cộng giá trị kích thước vòng vô khuẩn của 3 lần lặp lại biểu thị theo công thức: Kích thước vòng vô khuẩn (mm) = D – d Trong đó: D là đường kính vòng vô khuẩn d là đường kính lỗ thạch • Xác định tên vi sinh vật Xác định tên vi sinh vật bằng phương pháp phân loại học phân tử dựa trên cơ sở giải trình tự đoạn gen 16s ARN riboxom của các chủng vi khuẩn . 31 3.1. Phân lập, tuyển chọn các chủng Azotobacter hữu hiệu 31 3.1.1. Tuyển chọn các chủng Azotobacter có khả năng cố định nitơ 33 3.1.2. Tuyển chọn các chủng Azotobacter có khả năng sinh tổng. nghiên cứu Phân lập, tuyển chọn các chủng Azotobacter từ đất canh tác. •Lựa chọn tổ hợp chủng Azotobacter thích hợp để sản xuất phân bón. Phân loại và mức độ an toàn của các chủng vi sinh vật nghiên. trường thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của các loài vi sinh vật. Trong thành phần sinh vật đất, vi sinh vật chiếm tới 90%. Trong thành phần cacbon hữu cơ của đất, vi sinh vật chiếm khoảng

Ngày đăng: 18/07/2014, 16:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan