skkn thi pháp văn học trung đại việt nam với việc đọc- hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường

32 2.3K 9
skkn thi pháp văn học trung đại việt nam với việc đọc- hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài - Thi pháp là toàn bộ hệ thống các hình thức nghệ thuật (phương thức: tự sự, trữ tình, kịch; phương tiện: ngôn ngữ, từ vựng, cú pháp, ngữ âm, hình tượng; thủ pháp: ẩn dụ, hoán dụ, biểu tượng…) có chức năng biểu đạt tư tưởng, giá trị đặc sắc của sáng tác văn học. Thi pháp nhìn văn học dưới góc độ sáng tạo nghệ thuật - tức là các yếu tố tạo nên cái đẹp cho văn học. Mà tác phẩm văn học là một sáng tạo thẩm mỹ, việc nghiên cứu thi pháp văn học sẽ giúp người đọc nâng cao khả năng cảm thụ một tác phẩm văn học. Khái niệm Thi pháp không phải là mới song đối với học sinh trong nhà trường phổ thông dường như đó vẫn là một vấn đề khá lạ lẫm. Các em được hướng dẫn tìm hiểu, khám phá những giá trị nội dung, nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm hoặc tác giả nhưng chưa được cung cấp một cái nhìn khái quát và toàn diện về toàn bộ hệ thống các hình thức nghệ thuật (thi pháp) của một tác giả hay một thại đại, một giai đoạn văn học…Việc nắm bắt đặc trưng thi pháp của một giai đoạn văn học, một hệ thống tác phẩm, hoặc tác giả của các em vẫn còn lúng túng và chưa đầy đủ. - Trong toàn bộ tiến trình VHVN, Văn học trung đại là một trong những chặng đường đầu tiên của bộ phận văn học viết. Đây là chặng đường văn học khá dài (khoảng 10 thế kỉ), phát triển phức tạp và đạt được nhiều thành tựu phong phú, góp phần quan trọng vào sự phát triển của chặng đường Văn học hiện đại sau này. - Soi chiếu vào Sách giáo khoa Ngữ văn THPT, văn học Trung đại chiểm 2/3 chương trình Ngữ văn 10 và chiếm gần 1/2 chương trình ngữ văn 11. Thực tế này một lẫn nữa khẳng định vị trí quan trọng của Văn học trung đại đối với học sinh trung học phổ thông. Tuy nhiên, từ thực tiễn kinh nghiệm giảng dạy, người viết nhận thấy đối với học sinh THPT việc tìm hiểu và giãi mã các tác phẩm trung đại vẫn là một khó khăn lớn đối với các em bởi khoảng cách về văn Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn 1 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm hoá, tư tưởng, quan niệm, ngôn ngữ…Do đó, giúp HS nắm vững đặc trưng của thi pháp văn học trung đại sẽ cung cấp cho các em có chìa khoá để giải mã các tác phẩm trung đại trong chương trình cũng như mở ra cánh cửa của văn học trung đại nhiều bí ẩn nhưng cũng đầy mới mẻ. Xuất phát từ cơ sở lí luận về thi pháp văn học cũng như thực tiễn kinh nghiệm giảng dạy văn học trung đại trong nhà trường PT nói trên, người viết lựa chọn đề tài: Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam với việc đọc - hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường THPT như một hướng khai thác và nghiên cứu trong quá trình giảng dạy. 1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài - Nghiên cứu và thực hiện đề tài này trong quá trình giảng dạy ở trường PT, người viết sẽ cung cấp cho học sinh một cái nhìn bao quát và toàn diện về đặc trưng thi pháp của văn học trung đại Việt Nam. Từ việc nắm vững lý thuyết chung đó, học sinh có thể vận dụng để tìm hiểu và giải mã sâu sắc một tác phẩm hoặc một nhóm tác phẩm trung đại cụ thể trong chương trình. - Thực hiện đề tài Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam với việc đọc - hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường THPT , người viết sẽ tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể như sau: + Tìm hiểu chung về thi pháp Văn học trung đại trên các phương diện: thi pháp thể loại, thi pháp hình tượng nghệ thuật, thi pháp nhân vật, thi pháp ngôn ngữ (có kèm theo phân tích ví dụ cụ thể để học sinh hiểu rõ hơn vấn đề nghiên cứu). + Vận dụng thi pháp trung đại vào các bài tập cụ thể: phân tích một số tác phẩm trung đại tiêu biểu trong chương trình ngữ văn 10 và 11. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Cụ thể như thi pháp thể loại, thi pháp nhân vật, thi pháp hình tượng, thi pháp ngôn ngữ của văn học trung đại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Bám sát vào các tác phẩm tiêu biểu của các tác giả Trung đại trong nhà trường phổ thông (chẳng hạn như các tác phẩm của Nguyễn Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn 2 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến…). 1.4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Phương pháp so sánh, đối chiếu. - Phương pháp đọc - hiểu văn bản. 1.5. Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm. Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của đề tài gồm năm phần chính sau đây: I. Khái niệm chung về thi pháp văn học trung đại II. Những đặc điểm tư tưởng, văn hoá thời trung đại - Tiền đề của thi pháp VHTĐVN. III. Đặc điểm Thi pháp văn học trung đại. IV. Vận dụng làm bài tập. V. Kết quả thực nghiệm. Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn 3 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm PHẦN NỘI DUNG I. Khái niệm chung về thi pháp và thi pháp văn học trung đại Thi pháp là toàn bộ hệ thống các hình thức nghệ thuật (phương thức: tự sự, trữ tình, kịch; phương tiện: ngôn ngữ, từ vựng, cú pháp, ngữ âm, hình tượng; thủ pháp: ẩn dụ, hoán dụ, biểu tượng…) có chức năng biểu đạt tư tưởng, giá trị đặc sắc của sáng tác văn học. Thi pháp có nhiều cấp độ: Xét từ chỉnh thể văn học có: thi pháp tác phẩm, thi pháp tác giả, thi pháp trào lưu, thi pháp văn học một thời đại, một thời kì lịch sử, thi pháp văn học dân tộc. Xét từ các phương tiện, phương thức nghệ thuật có: thi pháp thể loại, thi pháp phong cách, thi pháp kết cấu, thi pháp ngôn ngữ, thi pháp không gian, thời gian… Ở đề tài này, người viết tập trung nghiên cứu thi pháp từ cấp độ chỉnh thể văn học, cụ thể là thi pháp văn học một thời đại: Thi pháp văn học trung đại Việt Nam. Thi pháp văn học trung đại là nói đến toàn bộ những hình thức nghệ thuật: phương thức, phương tiện, thủ pháp nghệ thuật…biểu hiện đời sống, tạo nên giá trị tư tưởng đặc sắc cho các sáng tác trung đại. II. Những đặc điểm tư tưởng, văn hoá thời trung đại - Tiền đề của thi pháp VHTĐVN. 1. Quan niệm về thời gian, không gian. a. Quan niệm về thời gian - Thời trung đại quan niệm thời gian chu kì, tuần hoàn. + Thời gian vũ trụ là một vòng tròn lặp lại, mùa này qua mùa khác lại tới, năm này qua năm khác tới, tựa như một sự xoay vần vĩnh viễn.(Vì người xưa sống đời sống nông nghiệp nên gắn với các mùa: xuân, hạ, thu, đông. Các mùa đó cứ lặp đi lặp lại theo một chu kì.) Điều này được thể hiện khá rõ trong thơ của các nhà thơ trung đại. Trong “Truyện Kiều”, Nguyễn Du viết: Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn 4 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng Thời gian của ngày (hoàng hôn) hôm nay cũng giống thời gian đó của ngày mai, nó mang tính lặp lại, bền vững, không thay đổi. Thời gian của năm (mùa) cũng vĩnh viễn bởi nó ra đi rồi lại quay trở lại: Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại (Tự tình - Hồ Xuân Hương) Hay trong bài thơ “Cáo tật thị chúng”, Mãn Giác thiền sư cũng viết: Xuân qua, trăm hoa rụng Xuân tới, trăm hoa tươi Hai câu thơ nói về quy luật của tự nhiên: mùa xuân qua hoa cỏ úa tàn, khi xuân đến hoa cỏ lại tươi tốt. Mãn Giác thiền sư đã dùng hình ảnh hoa rụng, hoa nở là để nói về sự sống tuần hoàn theo vòng tuần hoàn, luân hồi của thời gian. + Lịch sử như một quá trình xoay vòng tròn, một sự xoay vần vĩnh cửu của chừng ấy hình thức chính trị theo một trình tự nhất định. Sở dĩ có quan niệm này bởi trong thời trung đại, hình thái lịch sử xã hội phong kiến kéo quá dài, triều đại này suy sụp thì triều đại khác lại thay thế và hưng thịnh. Vì thế, nói đến lịch sử là nói đến sự thay thế triều đại, sự hưng vong thành bại của những con người xuất chúng.  Tượng trưng có ý nghĩa sâu sắc cho quan niệm của người trung đại về thời gian là cái bánh xe. Chiếc bánh xe vũ trụ vận động vĩnh viễn, đó là vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại.Vì quan niệm thời gian là một vòng tuần hoàn vĩnh cửu nên con người luôn bình thản, lạc quan, không chút lo âu, vội vã. - So sánh: Quan niệm đó khác hẳn với quan niệm của con người hiện đại. Người hiện đại quan niệm tuyến tính về thời gian. Thời gian như một véctơ, trôi một chiều, trôi đi là mãi mãi không bao giờ trở lại và nó sẽ bào mòn đi tất cả. Vì thế con người hiện đại luôn bị ám ảnh bởi thời gian. Họ thường lo lắng, hốt hoảng, vội vã trước dòng chảy của thời gian, thậm chí chạy đua với thời gian. Thi sĩ Xuân Diệu hơn một lần giục giã: Mau với chứ! Vội vàng lên với chứ Em, em ơi! Tình non sắp già rồi. Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn 5 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm Một điều lưu ý là trong thời trung đại có quan niệm “thời gian như bóng câu qua cửa sổ” song đó không phải là thời gian một đi không trở lại như thời hiện đại mà chỉ là thời gian trôi nhanh trong sự tuần hoàn mà thôi. b. Quan niệm về không gian - Thời trung đại quan niệm không gian được cảm nhận theo chiều dọc, có cao có thấp, có trên có dưới. + Không gian vũ trụ, không gian xã hội, không gian ý thức được sắp xếp theo chiều dọc thành tôn ti, trật tự. Những gì thuộc về không gian cao được coi là cao quý, tốt đẹp. Ngược lại, những gì thuộc về không gian thấp đều bị coi là thấp hèn, thô lỗ.  Từ quan niệm đó tạo thành các phạm trù đối lập: trời – đất, thần – quỷ, thượng – hạ… - Bên cạnh quan niệm về không gian được cảm nhận theo chiều dọc, thời trung đại còn quan niệm không gian theo chiều ngang với vũ trụ vĩ mô và vi mô. Không gian vũ trụ được cảm nhận như những vòng tròn đồng tâm: thiên nhiên (đại vũ trụ) hoà đồng với con người (tiểu vũ trụ), và có sự liên thông thành ba thế giới: trời – đất (trần gian) – địa phủ. Tả người phải lấy vẻ đẹp của trời đất (Thuý Kiều, Thuý Vân). Và các nhân vật dễ dàng đi lại trong 3 không gian ấy: Truyền kì mạn lục, Truyện Kiều… 2. Quan niệm về con người - Quan niệm vũ trụ được cảm nhận theo chiều dọc (cao - thấp, trên - dưới) đã ảnh hưởng tới quan niệm không gian xã hội với con người đẳng cấp. Con người được phân theo vị trí: quý tộc – bình dân; theo phẩm chất: cao thượng - thấp hèn. Ví dụ, thời trung đại con người được phân theo vị trí từ cao xuống thấp như: Hoàng đế → Vương → Công → Hầu → Bá → Tử → Nam. Hoặc dựa trên nhân cách, phẩm chất, trí tuệ, năng lực làm, Nho giáo chia thành hai loại người: quân tử (người có phẩm chất tốt đẹp, có trí tuệ hơn người và có khả năng hành đạo giúp đời) và tiểu nhân (kẻ ti tiện về nhân cách, kém cỏi về trí tuệ và không có năng lực làm). Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn 6 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Bên cạnh đó, quan niệm không gian theo chiều ngang, vũ trụ được cảm nhận trong sự đồng tâm đã tác động đến quan niệm con người được đặt trong cái chung, ít thể hiện cá tính. + Con người hiện lên với một kiểu mẫu có sẵn, cá tính được “khuôn đúc”. Chẳng hạn người con gái vẹn toàn phải có: công, dung, ngôn, hạnh; người nam tử phải có: trung, hiếu, tiết, nghĩa. Quan niệm này có thể thấy rõ qua các hình tượng nhân vật Kiều Nguyệt Nga, Lục Vân Tiên trong truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu: Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình + Từ quan niệm đặt con người trong cái chung, con người trong thời trung đại đề cao tinh thần hi sinh vì cộng đồng, trách nhiệm chung với cả cộng đồng. Đó là quan niệm vua – tôi, cha – con. Ý thức về trách nhiệm với nhân dân, hay đó là ý thức về việc lập công danh của người nam tử. - Từ quan niệm thời gian là một vòng tuần hoàn, lặp đi lặp lại, bất biến đã ảnh hưởng tới quan niệm con người được nhìn nhận trong sự tĩnh tại chứ không phát triển. Con người thời trung đại không phát triển mà chỉ chuyển từ tuổi này sang tuổi khác.“Thời trung cổ người ta xem đứa bé như người lớn còn bé, không đặt ra sự hình thành tính cách, trẻ em được xem như người bạn tự nhiên của người lớn” (Các phạm trù văn hoá trung cổ). Từ đó, con người cũng không có sự phát triển tính cách, người ta không chú ý nhiều tới sự tác động của hoàn cảnh, nếu có thì hoàn cảnh cũng không có vai trò tác động làm thay đổi tính cách con người mà nó chỉ tô đậm, làm rõ thêm cho tính cách ban đầu. Chẳng hạn như nhân vật Vũ Nương (Truyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ) được giới thiệu ngay từ đầu truyện là người hiếu thảo, nhan sắc, nết na, thuỳ mị, thuỷ chung. Những phẩm chất đó càng được sáng tỏ hơn trong mối quan hệ với mẹ chồng, với chồng, với con khi người chồng đi lính. Khi phải tìm đến cái chết, khi đã sang thế giới khác và hiển linh gặp lại chồng con, Vũ Nương đã khẳng định tấm lòng thuỷ chung ngời sáng của mình. Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn 7 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Một phần quan niệm về thời gian lặp lại, bất biến cũng ảnh hưởng tới quan niệm con người trọng đức hơn trọng tài. Bởi đức là một yếu tố có tính bền vững hơn tài. Đức đã trở thành bản chất, phẩm chất đặc biệt của con người, đặc biệt là con người vùng văn hoá nông nghiệp với lối sống cộng đồng, coi trọng tình nghĩa. Quan niệm của người phương Đông là quan niệm đức trị, quan niệm “khiêm nhi bất kiêu”: Tài, đức thì cho lại có nhân Tài thì kém đức một vài phân (Nguyễn Trãi) 3. Quan niệm về cái đẹp. - Từ quan niệm về thời gian chu kì, tuần hoàn, không có sự diễn tiến đã ảnh hưởng đến quan niệm về cái đẹp thời trung đại: Thời hoàng kim thuộc về quá khứ, cái đẹp là khuôn mẫu của tiền nhân. + Người trung đại quan niệm thời xưa là một lí tưởng không thể nào đạt tới, là “thế kỉ vàng” của nhân loại. Tầm mắt của họ không nhìn về tương lai mà quay lại quá khứ, sống để sáng tạo khuôn mẫu đã có từ quá khứ ấy  Điều này thể hiện ở văn chương trung đại với tâm lí sùng cổ, chuộng những gì của nước ngoài, đặc biệt là Trung Hoa với sự tồn tại lâu đời, có những khuôn mẫu đã trở thành mực thước. Đồng thời từ đó cũng dẫn đến quan niệm “thuật nhi bất tác” (làm theo mà không sáng tạo), sáng tạo trong khuôn mẫu có sẵn. Biểu hiện cụ thể như: văn học trung đại Việt Nam đã tiếp thu những thể loại văn học Trung Quốc như phú (đời Hán), thơ (đời Đường), từ (đời Tống), tiểu thuyết (đời Minh – Thanh). Bên cạnh đó, chúng ta còn viện dẫn nhiều điển cố, thi liệu Hán học trong thơ ca. - Xuất phát từ quan niệm không gian vũ trụ theo chiều dọc có cao - thấp, không gian xã hội có đẳng cấp sang – hèn dẫn đến quan niệm cái đẹp thường là những cái cao cả, tao nhã, cái đời thường, bình dị không thuộc phạm trù cái đẹp. Do đó, văn chương hướng tới vẻ đẹp của thiên nhiên, vũ trụ, của chí, của đạo. Từ đó hình thành quan niệm về chức năng văn chương: “thi dĩ ngôn chí”, Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn 8 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm “văn dĩ tải đạo” và “phong, hoa tuyết, nguyệt”, “sơn thuỷ hữu tình”, “tùng, cúc, trúc, mai” trở thành những thi đề quen thuộc của thơ ca trung đại. - Từ quan niệm không gian được cảm nhận trong sự đồng tâm, con người trong cái chung, ít thể hiện cá tính, bản sắc riêng, thời trung đại quan niệm cái đẹp là sự hài hoà. Điều này thể hiện ở cảm quan đối xứng, song hành bởi sự đối xứng bao giờ cũng tạo nên nét cân bằng, hài hoà cho tạo vật. Chẳng hạn như nghệ thuật tứ bình, nghệ thuật song hành thời trung đại. Nói đến cây cối phải nói đến: tùng, cúc, trúc, mai; nói đến tài năng của con người phải nói đến: cầm – kì – thi - hoạ; nói đến bốn thú vui phải nói đến: ngư - tiều – canh - mục…Quan niệm đó cũng thể hiện qua hình thức câu văn, câu thơ đối xứng. Chẳng hạn thể cáo, phú, hịch…thường sử dụng những câu văn biền ngẫu. III. Đặc điểm Thi pháp văn học trung đại. 1. Thi pháp thể loại.  Đối với văn học trung đại, vấn đề phong cách thể loại giữ vai trò quan trọng. Hầu hết tên các tác phẩm thời trung đại đều gắn với tên thể loại: Thiên đô chiếu, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, BĐ giang phú, Thượng kinh kí sự, Truyện Kiều… a. Quá trình phát triển của thể loại VHTĐ - Từ thế kỉ X  XIV: chủ yếu tiếp thu thể loại VHTQ (hịch, cáo, chiếu, biểu, phú, thơ đường luật…) - Từ thế kỉ XV: Dân tộc hoá thơ Đường luật để có thơ Nôm Đường luật. - Thế kỉ XVIII  XIX: thể loại nội sinh phát triển: ngâm khúc, truyện thơ, hát nói b. Phân loại các thể loại của VHTĐ - Các thể loại văn học chức năng (hay còn gọi là văn học hành chức - thực hiện những chức năng ngoài văn học). Gồm: + Văn học thực hiện chức năng hành chính – xã hội: hịch, cáo, chiếu, biểu, thư… + VH thực hiện chức năng lễ nghi, tôn giáo: văn tế (lễ nghi), kệ - còn gọi là thơ Thiền (tôn giáo) Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn 9 S¸ng kiÕn kinh nghiÖm + Vh thực hiện chức năng sử học: những truyện ghi chép về lịch sử (Đại việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư…) - Các thể loại VH nghệ thuật. Gồm: + Các thể thơ trữ tình: Thơ tự tình (HXH), Ngâm khúc, hát nói. + Các thể loại truyện: truyện văn xuôi chữ Hán (truyện thần linh, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi), truyện thơ Nôm. + Các thể loại kí: kí sự (Thượng kinh kí sự), tuỳ bút (Vũ trung tuỳ bút - Phạm Đình Hổ). c. Các thể loại của VHTĐ có tính quy phạm chặt chẽ - Tính quy phạm về kết cấu: Mỗi thể loại văn học trung đại có những quy định chặt chẽ về kết cấu. Những quy định này thường được các tác giả tuân thủ một cách nghiêm ngặt khi sáng tác. Ví dụ: + Thể cáo, tiêu biểu là Đại cáo bình Ngô – Nguyễn Trãi được kết cấu theo bốn phần: Phần 1: Nêu luận đề chính nghĩa. Phần 2: Vạch rõ tội ác của quân xâm lược Phần 3: Thuật lại quá trình chinh phạt gian khổ, tất thắng của cuộc khởi nghĩa. Phần 4: Tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. + Một thể loại nữa có kết cấu chặt chẽ đến mức có thể mô hình hóa, đó là thể thơ Đường luật. Có hai cách chia kết cấu một bài thơ Đường luật: Thứ nhất: theo kết cấu khai, thừa, chuyển, hợp đối với thơ tứ tuyệt và kết cấu đề, thực, luận, kết đối với thơ bát cú. Thứ 2: là kết cấu bài thơ Đường luật theo mô hình Kim Thánh Thán đề xuất thì có thể chia làm hai. Bài thơ bát cú thì bốn câu trên được gọi là tiền giải, bốn câu sau gọi là hậu giải. Không cứ bát cú mà bài tứ tuyệt cũng có khi chia thành hai phần như thế. Ví dụ: Bài “Độc Tiểu Thanh kí” – Nguyễn Du, có thể chia 2 phần: Bốn câu đầu: Khóc người, thương người (thể hiện lòng nhân đạo bao la); bốn câu sau: Khóc mình thương mình (thể hiện lòng nhân đạo sâu sắc). Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn 10 [...]... thi pháp dưới bất kì cấp độ nào: tác giả, tác phẩm, trào lưu, hay giai đoạn văn học cũng là một chìa khoá cần thi t để mở ra cái hay cái đẹp của văn học nói chung Với đề tài Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam với việc đọc - hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường THPT, cá nhân người viết đã nghiên cứu các biểu hiện cụ thể của thi pháp VHTĐVN trên các phương diện: thi pháp thể loại, thi pháp. .. hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình - Đối với đội tuyển HSG các lớp 10, 11: HS không chỉ được rèn luyện và nâng cao kĩ năng đọc - hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong chương trình mà còn vận dụng được những kiến thức về văn học trung đại để tìm hiểu đặc trưng các sáng tác của một tác giả văn học, đồng thời so sánh sự khác biệt giữa thi pháp văn học của các tác giả Trung đại -... tài Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam với việc đọc - hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường THPT đối với học sinh đại trà, học sinh thuộc đội tuyển HSG lớp 10, 11 và đội tuyển HSGQG, tôi nhận thấy một số kết quả thu được như sau: - Đối với học sinh đại trà: các em đã nắm vững được những kiến thức cơ bản nhất về đặc trưng của Thi pháp văn học trung đại và biết vận dụng vào việc đọc - hiểu. .. Trung đại - Đối với Đội tuyển HSGQG, ngoài việc nắm chắc và vận dụng thi pháp văn học trung đại vào việc tìm hiểu các tác phẩm văn học trung đại, các em còn được cung cấp một cái nhìn so sánh thi pháp văn học trung đại với thi pháp văn 28 Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn S¸ng kiÕn kinh nghiÖm học hiện đại ở những tác phẩm đã học để nhận thấy sự kế thừa và phát triển của văn học hiện đại trên cơ sở nền... cấp thêm các tài liệu tham khảo về các tác giả văn học trung đại trong chương trình, các tài liệu tham khảo về bộ môn thi pháp học để vấn đề này trở nên gần gũi hơn với các em - VHTĐ như đã nói đạt được nhiều thành tựu đáng kể, vấn đề nghiên cứu và hướng nghiên cứu còn khá rộng mở: chẳng hạn thi pháp của các tác giả, thi pháp các thể loại cụ thể của văn học trung đại Rất hi vọng đề tài này của người... mã tác phẩm văn học trong mối quan hệ với thi pháp học Từ đó, HS không chỉ được rèn luyện kĩ năng cảm thụ tác phẩm văn học mà còn được trang bị những kiến thức lí luận, kiến thức văn học sử một cách chắc chắn và sâu sắc 1.2 Để phục vụ thi t thực cho quá trình dạy - học đề tài này, tôi xin đưa ra một vài đề xuất và kiến nghị như sau: - Thư viện nhà trường nên cung cấp thêm các tài liệu tham khảo về các. .. 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2 Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi chủ biên (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 3 Nguyễn Lộc (1993), Văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỉ XVIII đến nửa cuối thế kỉ XIX, NXB Giáo dục 4 Phương Lựu (2002), Lí luận văn học, NXB Giáo dục 5 Nguyễn Đăng Na chủ biên (2010), Văn học trung đại Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm Hà... Hà Nội 6 Nhiều tác giả (2007), Nguyễn Trãi – tác phẩm và lời bình, NXB Giáo dục 7 Nhiều tác giả (2003), Truyện Kiều – tác phẩm và lời bình, NXB Giáo dục 8 Lã Nhâm Thìn (2009), Phân tích tác phẩm văn học trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, NXB Giáo dục Việt Nam 9 Một số chuyên luận khác của các tác giả: Nguyễn Đăng Na, Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang, Trần Quang Minh, Nguyễn Phong Nam 32 Ph¹m ThÞ... loại, thi pháp hình tượng nghệ thuật, thi pháp nhân vật, thi pháp ngôn ngữ và soi sáng kiến thức đó vào việc đọc - hiểu một số tác phẩm của các tác giả tiêu biểu trong chương trình Đây là đề tài nghiên cứu để phục vụ trong thực tiễn giảng dạy, hướng tới đối tượng là học sinh học Ngữ văn nói chung, HS thuộc đội tuyển HSG cũng như học sinh giỏi Quốc gia môn Ngữ văn nói riêng nên sẽ góp phần củng cố và... số hướng nghiên cứu khác cho các đồng nghiệp về văn học trung đại nói riêng cũng như các chặng được văn học khác (văn học dân gian, văn học hiện đại) 30 Ph¹m ThÞ B×nh – Chuyªn Hng Yªn S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Thời gian nghiên cứu chưa nhiều cũng như khả năng còn có những hạn chế nhất định nên người viết rất mong nhận được các đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài hoàn thi n và đạt chất lượng cao . về thi pháp văn học cũng như thực tiễn kinh nghiệm giảng dạy văn học trung đại trong nhà trường PT nói trên, người viết lựa chọn đề tài: Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam với việc đọc - hiểu. văn học trung đại Việt Nam. Cụ thể như thi pháp thể loại, thi pháp nhân vật, thi pháp hình tượng, thi pháp ngôn ngữ của văn học trung đại Việt Nam. - Phạm vi nghiên cứu: Bám sát vào các tác phẩm. việc đọc - hiểu các tác phẩm văn học trung đại trong nhà trường THPT , người viết sẽ tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể như sau: + Tìm hiểu chung về thi pháp Văn học trung đại trên các phương

Ngày đăng: 17/07/2014, 21:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan