skkn dạy học văn bản “đàn ghi ta của lorca” (thanh thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm

65 916 0
skkn dạy học văn bản “đàn ghi ta của lorca” (thanh thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG MỸ HÀO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Giang Giáo viên trường THPT Mỹ Hào Mỹ Hào, tháng 4 năm 2014 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1. Lí do chọn đề tài………………………………………………………………………2 1.1.Cơ sở lí luận………………………………………………………………………… 2 1.2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………………….2 2.Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………4 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………………4 4.Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………………….4 CHƯƠNG 1: VAI TRÒ CỦA CHẤT THƠ TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH…….7 1.1. Quan niệm về chất thơ trong tác phẩm văn học………………………………………7 1.1.1. Chất thơ trong thơ trữ tình………………………………………………………………11 1.1.2. Chất thơ trong thơ mang dáng dấp tượng trưng, siêu thực……………………….13 1.1.3. Tác động tích cực của chất thơ trong tác phẩm văn chương đến hứng thú tiếp nhận và cảm xúc thẩm mĩ của học sinh trong quá trình dạy học………………………………16 1.2. Đánh giá thực trạng dạy học bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” ở trường THPT chương trình sách giáo khoa ngữ văn (Ban cơ bản)………………………………………………21 CHƯƠNG 2: CÁCH THỨC VẬN DỤNG CHẤT THƠ TRONG “ĐÀN GHI TA CỦA LORCA” VÀO DẠY HỌC BÀI THƠ………………………………………………… 24 2.1. Biểủ hiện của chất thơ trong Đàn ghi ta của Lorca………………………………… 24 2.2. Một thế giới hình tượng, hình ảnh đa sắc màu văn hóa trong tư duy thơ của Thanh Thảo……………………………………………………………………………………….24 2.3. Sự đồng điệu về tâm hồn giữa cái tôi trữ tình và đối tượng trữ tình………………… 30 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM…………………………………………… 39 3.1. Mục đích thực nghiệm……………………………………………………………… 39 3.2. Yêu cầu thực nghiệm…………………………………………………………………39 3.3. Thời gian và địa bàn thực nghiệm……………………………………………………39 3.4. Nội dung và phương pháp tiến hành thực nghiệm………………………………… 39 3.5. Thiết kế giáo án thực nghiệm……………………………………………………… 40 3.6. Kết quả thực nghiệm…………………………………………………………………64 3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm……………………………………………………….64 KẾT LUẬN………………………………………………………………………………66 PHẦN MỞ ĐẦU Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 2 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm 1.Lí do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận Thi phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) được lựa chọn và đưa vào chương trình ngữ văn 12, tập I từ năm 2008 đến nay đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu văn học, giáo viên và học sinh. Đây là một bài thơ hay và độc đáo cả về phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật, là một thi phẩm xuất sắc nhất của Thanh Thảo đồng thời là một sáng tác tiêu biểu cho xu hướng cách tân thơ Việt trong giai đoạn văn học sau 1975. Tác phẩm được viết theo khuynh hướng thơ tượng trưng, siêu thực với cách biểu đạt mới lạ. Nhưng để cảm hiểu được cái hay, cái mới của bài thơ này lại là một thách thức không nhỏ với người dạy và người học.Chính vì vậy, việc giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh về bài thơ trên không dễ thành công. Đối với học sinh, bài thơ trên khó học bởi lối biểu đạt và cách sử dụng ngôn từ hết sức lạ của Thanh thảo khiến các em lúng túng trong cách giải mã ngôn từ, dẫn đến khó liên tưởng, tưởng tượng nhiều chi tiết, hình ảnh trong tác phẩm. Đối với giáo viên, bài thơ trên khó dạy ở chỗ: đây là bài thơ có lối sử dụng hình ảnh táo bạo, ngôn ngữ giàu giá trị biểu trưng có khả năng mở ra nhiều tầng bậc ý nghĩa và liên tưởng phong phú. Nhiều giáo viên đã dạy bài thơ này như dạy một truyện vì mải mê hướng dẫn học sinh tìm hiểu vẻ đẹp của hình tượng Lorca mà quên mất đây là bài thơ của Thanh Thảo, là tấc lòng tri âm, tiếng nói cảm thông sâu sắc, sự đánh giá cao của Thanh Thảo với Lorca… Việc xác định chủ đề tư tưởng bài thơ và các tầng ý nghĩa của các hình ảnh thơ không hề đơn giản và không dễ thống nhất nếu không đưa ra được cách cắt nghĩa, lí giải phù hợp. Thực tế cho thấy đã có nhiều cách hiểu xa rời văn bản thậm chí sai lệch về giá trị đích thực của bài thơ. 1.2. Cơ sở thực tiễn Việc giảng dạy môn văn trong nhà trường phổ thông trung học hiện nay còn nhiều vấn đề cần suy ngẫm. Một trong những vấn đề nổi cộm là làm thế nào đưa môn văn về đúng vị trí và vai trò của nó- là một môn học khoa học xã hội và nhân văn giàu tính thẩm mĩ về nghệ thuật ngôn từ. Nghĩa là quan tâm đến sự tác động của chất thơ đến cảm xúc thẩm mĩ của học sinh. Bởi chất thơ làm nên cái đẹp, lí tưởng, thơ mộng, bay bổng của cuộc sống và tâm hồn con người. Biết phát hiện ở đối tượng Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 3 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm khách quan phần nên thơ của nó, cung cấp cho nó một dáng hình, một các giải thích, một lí tưởng đẹp. Đó chính là nhiệm vụ chung của nghệ thuật và trực tiếp của thi ca. Chất thơ của một tác phẩm văn học không phải là vấn đề dễ xác định nói như nhà văn Nguyễn Tuân “Định nghĩa về chất thơ cho thật chính xác và toàn thập tôi thấy cũng khó như định nghĩa chất uymua”. Nhưng khó không có nghĩa là không thể có cách hiểu cụ thể về chất thơ bởi tác phẩm văn chương không phải là một cái gì thần bí , siêu việt, văn học gắn liền với cuộc sống và là sản phẩm tinh thần của người nghệ sỹ thì hành trình khám phá chất thơ trong tác phẩm văn học thực chất là tìm hiểu cái đẹp làm xúc động lòng người đó cũng chính là bản chất của văn chương muôn đời. Khám phá chất thơ của tác phẩm văn học trước hết phải bắt đầu từ ngôn ngữ nghệ thuật của văn bản thơ văn. Bởi ngôn ngữ chính là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học, ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn, nhà thơ sử dụng để sáng tạo ra tác phẩm, nói như Maiacôpxki: Phải phí tốn ngàn cân quặng chữ Mới thu về một chữ mà thôi Những chữ ấy làm cho rung động Triệu trái tim trong hàng triệu năm dài Và cũng chính từ những kí hiệu đầy bí ẩn ấy giúp cho chúng ta khám phá những tầng bậc ý nghĩa sâu xa và định hướng đúng đắn giá trị đích thực của một tác phẩm văn học. Thực tế trong rất nhiều giờ dạy văn hiện nay, giáo viên chưa thật sự chú trọng đến điều này.Việc đọc văn bản chỉ được tiến hành trong một khoảng thời gian rất hạn hẹp hoặc chỉ cho học sinh đọc lấy lệ. Điều này thể hiện rõ trong các khâu thiết kế giáo án cho giờ dạy. Giáo viên chủ yếu giúp các em có kiến thức, biết khai thác tác phẩm theo đặc trưng thể loại mà không chú ý nhiều đến chất văn, chất thơ được thể hiện qua tác phẩm. Xuất phát từ những lí do trên, tôi nghiên cứu đề tài: Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm. Với mong muốn có những đóng góp cho việc học tập và giảng dạy tác phẩm được thành công hơn. 2.Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 4 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm 2.1.Mục đích nghiên cứu - Khẳng định giá trị về mặt nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của bài thơ. - Đề xuất cách thức dạy bài thơ này có hiệu quả. 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu chất thơ của tác phẩm Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) - Hướng dẫn học sinh đọc, vận dụng chất thơ trong quá trình đọc- hiểu bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca”. - Thiết kế giáo án theo những nội dung trên để thực hiện các nhiệm vụ dạy học. 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Đối tượng nghiên cứu - Cơ sở lí luận về nội dung chất thơ của tác phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” - Nghiên cứu, phân tích giáo án và giờ dạy của đồng nghiệp về văn bản Đàn ghi ta của Lorca (Thanh Thảo) (Ngữ văn 12- tập I) tại trường THPT Mỹ Hào – Tỉnh Hưng Yên 3.2.Phạm vi nghiên cứu Trong khuôn khổ SKKN của mình, chúng tôi tập trung nghiên cứu việc vận dụng chất thơ của tác phẩm trong quá trình dạy đọc- hiểu bài thơ 4.Phương pháp nghiên cứu - Tổng hợp, khái quát, lựa chọn lại những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài - Khảo sát thực tiễn dạy học bài thơ Đàn ghi ta của Lorca ở lớp 12 theo sách giáo khoa ( Ban cơ bản) - Phương pháp thực nghiệm sư phạm (điều tra, phỏng vấn, phương pháp chuyên gia….) Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 5 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA CHẤT THƠ TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH 1.1. Quan niệm về chất thơ trong tác phẩm văn học Trong sáng tác văn học nghệ thuật, chất thơ được xem như một đặc tính quan trọng đem lại sự cuốn hút kì diệu cho hình tượng nghệ thuật và tác phẩm. Chất thơ biểu hiện ở cái đẹp của ngôn ngữ và âm điệu, cái đẹp của cảm xúc và ý tưởng… Chất thơ chính là sự khám phá cuộc sống bằng nghệ thuật đa dạng, độc đáo đem lại vẻ đẹp và xúc động tâm hồn cho người đọc. Thông thường người ta cho rằng chất thơ là một thuộc tính chỉ riêng thơ mới có. Nhưng thực ra chất thơ có thể tìm thấy trong cả những thể loại văn học khác như văn xuôi ( tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn….), kịch… Chất thơ được tạo nên từ những hình ảnh đẹp, giàu sức biểu cảm, từ những ngôn từ giàu nhạc điệu, bay bổng thanh thoát….Vậy là “ cái chất trữ tình bay bổng, diệu kì của hình ảnh , âm điệu, ngôn ngữ…vốn là của thơ ca, đến một lúc nào đó lại có thể tìm thấy trong hầu hết các thể loại” Tác phẩm văn chương chính là sự thẩm thấu của nhà văn về cái đẹp trong cuộc sống và nghệ thuật. Người ta thường nói đến chất thơ trong tác phẩm văn học và trong đời sống, khi nói đến chất thơ là nói đến nhân tố thuộc nội dung, chất thơ có thể nằm đây đó trong cuộc sống ở những mặt kết tinh tiêu biểu, hoặc ở trong văn xuôi. Nhưng nói như thi hào Huy Gô, chất thơ bộc lộc một cách diễn cảm, mầu sắc qua cấu trúc của ngôn ngữ thi ca. Trong đời sống hàng ngày, khi nói đến chất thơ thường có thói quen nghĩ đến cái gì đẹp, thơ mộng, lí tưởng, bay bổng như một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, sơn thủy hữu tình, một người con gái đẹp, một tâm hồn lãng mạn. Người ta ít nghĩ hơn đến chất thơ trong những cảnh đời lam lũ, mệt nhọc hay những cảnh tượng bề bộn, tăm tối. Quan niệm trên dường như đã trở thành một thói quen trong cảm nghĩ của nhiều người, tuy có phần đúng nhưng chưa đủ. Cần thấy rằng có đối tượng nên thơ và đối tượng không nên thơ, biết phát hiện ở đối tượng khách quan phần nên thơ của nó, cung cấp cho nó một dáng hình, một cách giải thích, một lí tưởng đẹp. Đó là nhiệm vụ chung của nghệ thuật và trực tiếp của thi ca. Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 7 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm Khác với chất thơ trong đời sống thường được quan niệm như một cái gì đẹp, thơ mộng, tồn tại khách quan, chất thơ trong nghệ thuật bao gồm sự thống nhất giữa những phẩm chất của đối tượng khách quan với cảm hứng sáng tạo chủ quan của nhà thơ. Thực tế khách quan được chọn lọc ở những mặt kết tinh tiêu biểu, ở những chi tiết, hình ảnh chân thực là tiền đề trực tiếp để tạo nên chất thơ, chính hiện thực phong phú đó có tác dụng gây cảm xúc và góp phần biểu hiện thành cảm xúc thẩm mỹ. Nhưng nhân tố quan trọng hơn cả để tạo nên chất thơ chính là phần cảm xúc và suy nghĩ chủ quan của người nghệ sĩ. Những hình tượng thơ ca chân chính đều chứa đựng một lí tưởng đẹp, một sức tưởng tượng phong phú và những cảm xúc lắng đọng sâu sắc. Chất thơ là một phẩm chất tổng hợp được tạo nên từ nhiểu nhân tố. Những nhân tố này cũng có thể có trong nội dung cấu tạo của các thể loại khác, nhưng ở thơ biểu hiện tập trung hơn và được hòa hợp, liên kết một cách vững chắc tạo nên những phẩm chất mới. Xác định chất thơ là một vấn đề khó, rất khó. Đúng như nhà văn Nguyễn Tuân nhận xét “Định nghĩa về chất thơ cho thật chính xác và toàn thập, tôi thấy nó cúng khó như định nghĩa cho chất uymua (humour). Nhưng khi chúng ta quan niệm “thơ không phải là cái gì thần bí, siêu việt, thơ gắn liền với cuộc sống, với tâm hồn con người và năng lực sáng tạo của người nghệ sĩ thì việc tìm hiểu chất thơ lại là cần thiết và quan trọng để làm cơ sở lí luận đi vào địa hạt thơ ca.” Chất thơ trong tác phẩm văn học trước hết gắn liền với sự rung động và cảm xúc trực tiếp. Nếu xem bản chất giàu cảm xúc là một năng lực tinh thần thuộc về bản chất của người nghệ sĩ thì điều đó trước hết phải có ở người thi sĩ, Nói như Xuân Diệu : “Là thi sĩ nghĩa là ru với gió. Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để linh hồn ràng buộc với muôn dây” Cảm xúc là nhân tố quan trọng tạo nên hình tượng. Có nhiều cách để tạo nên cảm xúc như qua miêu tả hình ảnh, hoặc qua liên tưởng, so sánh hoặc qua nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ. Nhưng điều quyết định chính là ở tấm lòng vì “thơ là tiếng lòng” (Ngô Giang Tiệp- đời Thanh) “Thơ từ trái tim đi và trở về với trái tim” (Worthworth). Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 8 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm Chất thơ trước hết là ở tấm lòng nhưng chất thơ cũng bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống muôn màu. Một bức tranh thiên nhiên, một khung cảnh lao động của con người, hay một cảnh đời lam lũ…. Cũng là tiền đề làm nên vẻ đẹp nên thơ của tác phẩm văn học. Trong tác phẩm văn học nhất là trong thơ có nhiều câu được cấu tạo nên chủ yếu bằng cảm xúc, bằng thuần túy chất liệu của tâm hồn “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim” (Tố Hữu) Tuy nhiên, những cảm nghĩ của nhà thơ phải lấy điểm tựa ở phần hiện thực được chọn lọc. Trong thơ rất cần đến những bức tranh về đời sống hiện thực.Tuy nhiên hiện thực đời sống đi vào trong thơ không theo diện mà theo điểm. Những hình ảnh tiêu biểu nhất được chọn lọc để miêu tả và sẽ được liên kết trong nhận thức và liên tưởng của người đọc thành những bức tranh giàu sức sống, sinh động và chân thực. Đó là phần tiêu biểu của hiện thực, cái tính chất được chọn lựa, chắt lọc ra từ đời sống và sẽ trực tiếp tạo thành chất thơ. Do đó, chất liệu và hình ảnh của đời sống hiện thực chỉ có giá trị thơ khi nó có tính chất tiêu biểu, điển hình và có khă năng gây xúc cảm. Đó là một quy luật chi phối rõ rệt đến việc sáng tạo hình ảnh trong thơ. Có thể chỉ một hình ảnh vẫn có sức gợi cảm mạnh mẽ khi nó kết tinh được nhiều sự sống. Cuộc sống được nói lên bằng hình ảnh và tâm trạng cũng bộc lộc kín đáo đằng sau những hình ảnh được miêu tả như có vẻ khách quan. Hiện thực ở những nét tinh chất đều có tác dụng gây cảm xúc mạnh mẽ và có khẳ năng nói lên nhiều mặt tiêu biểu của đời sống. Chính đó là tiền đề của chất thơ và nhiều khi bản thân nó là chất thơ cô đọng. Chất thơ gắn liền với trí tưởng tượng, trí tưởng tượng là năng lực của tư duy góp phần rất tích cực vào hoạt động nhận thức của con người, đặc biệt là nhận thức nghệ thuật. Trí tưởng tượng là một đường dây nối liền những hiện tượng tưởng như riêng rẽ, cách biệt nhau thành một nguồn mạch thống nhất. Trí tưởng tượng chắp cánh cho tâm hồn bay lên vượt khỏi những giới hạn xác định của một địa điểm và thời điểm cụ thể mà trở về với quá khứ, sống trong ước mơ với tương lai. Trí tưởng tượng là một Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 9 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm động lực tinh thần quyết định giờ phút nhổ neo cho con thuyền tìm về những mảnh đất xa xôi và những bến bờ xa lạ, ở đấy một giấc mơ có khả năng trở thành một sự thực. Tưởng tượng cũng chính là them vào cái có thật phần nên có và sẽ có, là sự chuẩn bị tích cực cho một hành động sáng tạo và bản thân nó là một sự sáng tạo. Nói đến thơ ca là nói đến sức tưởng tượng. Nhà thơ Sóng Hồng đã chỉ ra đặc điểm quan trọng này của thơ “Thơ là nghệ thuật kì diệu bậc nhất của trí tưởng tượng”. Apooline đã có lí khi nhận xét: “Cái lĩnh vực phong phú, ít được biết đến nhất, cái lĩnh vực có một chiều rộng không ngờ là tưởng tượng, vì vậy không có gì lạ nếu người ta đã dành danh hiệu nhà thơ chủ yếu cho những người đi tìm những niềm vui mới rải rác trên những không gian đồ sộ của tưởng tượng” Chất thơ cũng gắn liền với cái đẹp. Thơ không phải chỉ nói đến cái đẹp trong cuộc sống mà nói về cuộc sống với một lí tưởng đẹp. Không phải ngẫu nhiên Etgapô cho rằng: “Cái đẹp là địa hạt hợp pháp của thơ ca”. Còn Bô-đơ-le xem thơ là “ước mong của con người vươn tới một cái cao đẹp cao thượng”. Chúng ta có thể kể thêm nhiều quan niệm khác và cách nói nhiều khi thiếu mức độ và quá đi như quan niệm của Seli “Thơ ca biến mọi vật thành đẹp, nó làm tăng vẻ đẹp của những cài gì đẹp nhất, nó đem lại vẻ đẹpcho những cái gì xấu xí nhất”.Cái đẹp là phẩm chất và cũng là quy luật chung của sự nhận thức và sáng tạo trong nghệ thuật. Toàn bộ những phẩm chất trên hợp thành chất thơ trong sáng tạo của nghệ thuật. Chất thơ của mỗi nhà thơ được hình thành với những đặc điểm riêng do trình độ và năng lực tinh thần, do hoàn cảnh từng cá nhân qui định. Có thể thông qua thành phần cấu tạo của chất thơ mà tìm hiểu những mặt nhất định của phong cách thơ của từng tác giả. Cái đẹp trong thơ là sự thống nhất thẩm mĩ giữa những phẩm chất của thực tại khách quan với cái đẹp trong tâm hồn người nghệ sỹ. Do đó, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về chất thơ trong văn học nhưng có thể tổng hợp các ý kiến đó trong cách hiểu sau: “Với trí tưởng tượng phong phú và những rung động sâu xa của tâm hồn, nhà thơ phản ánh hiện thực xã hội và tâm trạng con người thông qua hệ thống những cảm nghĩ và những hình ảnh tiêu biểu cho đời sống trên cơ sở của ngôn ngữ gợi cảm chọn lọc và giàu nhịp điệu”. Chất thơ trong tác phẩm văn học tạo nên nguồn cảm hứng lãng mạn, khẳng định “cái tôi” đầy tình cảm, cảm xúc hướng tới lí tưởng. Chính cảm hứng lãng mạn đã nâng đỡ con người vượt lên Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 10 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm hiện thực khổ đau, đen tối, gian khổ để hướng tới một tương lai tươi sáng. Cảm hứng lãng mạn trở thành cảm hứng chủ đạo không chỉ trong thơ mà còn còn trong nhiều thể loại văn học khác để người ta có thể nói tới chất thơ của nó. 1.1.1. Chất thơ trong thơ trữ tình Người ta thường nói đến chất thơ trong tác phẩm văn học nhưng chất thơ biểu hiện đậm đặc và sâu sắc nhất là trong thơ trữ tình. Có lẽ đó là điều dễ hiểu bởi “Từ thời cổ đại đến nay, văn chương nhân loại có các loại thơ: thơ sử thi, thơ bi kịch, thơ tự sự, thơ trữ tình, thơ trào phúng, phúng thích, thơ thế sự, thơ quảng bá ý tưởng, tuyên truyền, quảng cáo, thơ thoại trong kịch Mỗi khi bàn về thơ, người ta chỉ bàn về thơ trữ tình, mặc nhiên coi nó là tiêu biểu của thơ…” Điểm mấu chốt để phân biệt thơ trữ tình với những thể thơ khác là ở mục đích và phương thức biểu đạt riêng. Thơ trữ tình không chỉ có mục đích “ viết ra nhằm biểu đạt tình cảm ,cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với xung quanh” mà còn để bày tỏ về chính mình trong những “rung động cụ thể, cảm tính, hình ảnh, giàu màu sắc nhạc tính” Nếu nói văn học phản ánh hiện thực thì hiện thực trong thơ trữ tình chủ yếu là hiện thực tâm hồn của chính nhà thơ, người tạo ra văn bản. Hay nói cách khác chất thơ trong thơ trữ tình trước hết được thể hiện ở cảm xúc trực tiếp của chủ thể tác giả- người sáng tác ra văn bản thơ. Những cung bậc tình cảm của nhà thơ dù là một niềm vui hồ hởi hay một nỗi buồn sâu lắng, thiết tha, dù kéo dài triền miên, trĩu nặng tâm hồn hay thoáng qua trong giây lát đều gắn liền với một cái gì đó của đời sống bên ngoài nhưng sâu xa hơn là tiếng nói thầm kín của trái tim và tâm hồn người nghệ sĩ. Phải thâm nhập vào thế giới tâm hồn của chủ thể, hình dung được trạng thái xúc cảm của tác giả trong quá trình hình thành văn bản chứ không phải nhìn vào nội dung được nói tới của bài thơ ấy sau khi nó đã hoàn thành. Muốn thế phải thâm nhập vào tiếng nói của chủ thể để cảm thông, lắng nghe, hình dung… và phải đọc lên cho cảm xúc hiện ra trong hình ảnh, nhịp điệu. Thơ trữ tình chính là những nỗi niềm tâm sự riêng của tác giả. Nhà thơ là nhân vật chính, là hình bóng trung tâm, là cái tôi bao quát trong toàn bộ sáng tác. Có nhiều cuộc đời thi sĩ gắn liền với đời thơ như hình với bóng, những sự kiện, hành động và tâm tình trong cuộc đời riêng cũng in lại đậm nét trong thơ. Nói như Hàn Mặc Tử: Người thơ phong vận như thơ ấy Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 11 [...]... xúc, hiểu biết của người đọc với tác phẩm thông qua hệ thống kí hiệu nghệ thuật ở văn bản Điều đó cho thấy chất thơ của tác phẩm văn Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 19 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm học được gợi lên ngay từ những con chữ tưởng như vô hình, nó kích thích sự tưởng tượng của HS về hình tượng văn học qua kênh thính... dung văn hóa thẩm mĩ của văn bản mới là con đường gần nhất đưa người đọc tiệm cận với tâm hồn thi nhân và vẻ đẹp của “Đàn ghi ta của Lorca” CHƯƠNG 2 CÁCH THỨC VẬN DỤNG CHẤT THƠ TRONG “ĐÀN GHI TA CỦA LORCA” VÀO DẠY HỌC BÀI THƠ 2.1 Biểủ hiện của chất thơ trong Đàn ghi ta của Lorca Đàn ghi ta của Lorca là một bài thơ hay, khó, mới mẻ, vẫn đang là một thách thức với cả người học và người dạy Đi tìm chất thơ. .. 20 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm Mặc Tử, hồn thơ của một con người trẻ tuổi, tình yêu cuộc sống đang dào dạt, trào dâng… và sự giày vò, giằng xé của bệnh tật trong đớn đau, quằn quại Học sinh được rung cảm trước cái đẹp của cuộc đời, được chia sẻ niềm yêu sống của thi nhân, và cũng được xót xa nỗi đau của con người Chất thơ, sức mạnh của. .. tác phẩm văn chương Các em có thể đọc một câu chuyện hay sau đó kể lại và nói về những cái hay, cái đẹp trong tác phẩm khiến hứng thú của bản thân lan truyền cảm xúc sang người đối thoại Biểu hiện về sự rung cảm nghệ thuật, hứng thú của HS trước các tác phẩm Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 18 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm văn. .. thuật của Lorca bằng một loại hình thơ không dễ nắm bắt và ít được làm quen trong chương trình phổ thông- loại hình thơ tượng trưng, siêu thực Phần lớn lấy chất liệu trong thơ Lorca để xây dựng biểu tượng Quy luật tồn tại liên văn bản của tác phẩm văn học (đặc biệt ở thi phẩm này) Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 21 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất. .. đến cái Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 26 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm chết mà tâm hồn và tiếng đàn của chàng vẫn say đắm trong cái đẹp của cuộc sống và nghệ thuật Chàng thả hồn vào tiếng ghita nâu, tiếng ghita lá xanh biết mấy Màu nâu của vỏ đàn, màu của đất, màu xanh của tình yêu và cuộc sống Bởi lẽ đối với người TBN thì... với chất lượng Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 29 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm tư tưởng nghệ thuật cao hơn Cái “tôi” trữ tình là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên phong cách nhà thơ Có một điều đặc biệt trong thi phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” đó là sự đồng điệu về tâm hồn giữa chủ thể trữ tình và đối tượng trữ tình Thơ. .. văn hóa trong tư duy thơ của Thanh Thảo Đàn ghi ta của Lorca – một sự cộng hưởng của những khát vọng sáng tạo, một khả năng nhập cảm sâu sắc vào thế giới nghệ thuật thơ Lorca, một suy nghiệm thâm trầm về nỗi đau và niềm hạnh phúc của những cuộc đời đã dâng hiến trọn vẹn Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 23 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của. .. là dấu hiệu của khả năng xóa bỏ được ngăn cách Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 17 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm trong cảm thụ Đặt ra vấn đề về nhận thức một giờ dạy văn, tác phẩm văn chương không phải là một thông tin thẩm mỹ, tình cảm mà chỉ còn là một vấn đề về lịch sử, chính trị, luân lí, đạo đức, giờ văn chỉ tác động đến... THPT Mỹ Hào 16 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm không chỉ phản ánh cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống theo một quy tắc nhất định mà chúng còn sáng tạo ra cái đẹp mới Bên cạnh việc thõa mãn nhu cầu về cái đẹp, tác phẩm văn học còn là trường học của những năng lực sáng tạo thẩm mĩ, là nơi bồi dưỡng cảm xúc, thị hiếu thẩm mĩ của con người . Mỹ Hào 2 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm 1.Lí do chọn đề tài 1.1. Cơ sở lí luận Thi phẩm “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) được. ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm CHƯƠNG 1 VAI TRÒ CỦA CHẤT THƠ TRONG DẠY HỌC THƠ TRỮ TÌNH 1.1. Quan niệm về chất thơ trong tác phẩm văn học Trong sáng tác. đó cho thấy chất thơ của tác phẩm văn Nguyễn Thị Thu Giang- GV trường THPT Mỹ Hào 19 Dạy học văn bản “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo) theo hướng khai thác chất thơ của tác phẩm học được gợi

Ngày đăng: 17/07/2014, 21:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.Mục đích nghiên cứu

  • 2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 3.1.Đối tượng nghiên cứu

    • Cây đàn ghi ta

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan