skkn đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia ở trường thpt chuyên hưng yên giai đoạn 2011-201

63 669 0
skkn  đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia ở trường thpt chuyên hưng yên giai đoạn 2011-201

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Ngọc Luân - THPT Chuyên HY: Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia ở trường THPT Chuyên Hưng Yên giai đoạn 2011-201 Nội dung Trang PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5. Đóng góp của đề tài 6. Kết cấu của đề tài CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY 1. Cơ sở lí luận chung 2. Cơ sở thực tiễn của đổi mới phương pháp giảng dạy CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN TỪ NĂM 1997 ĐẾN NAY 2.1. Vài nét về trương THPT Chuyên Hưng Yên 2.2. Thực trạng chất lượng và hiệu quả của phương pháp giảng dạy ở trường THPT Chuyên Hưng yên từ năm 1997 đến 2010 2.3. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm CHƯƠNG III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NHẰM NÂNG CAO 2 3 3 4 5 5 6 16 19 23 30 CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2011-2015 3.1. Phương hướng chung 3.2. Những giải pháp cụ thể KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 43 57 60 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt nam là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á - đang thực hiện sự nghiệp đổi mới và hội nhập, mở rộng giao lưu quốc tế và quá trình công nghiệp háo, hiện đại hóa đất nước. Vấn đề nguồn nhân lực đã và đang trở thành vấn đề cốt yếu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần làm động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội. Giáo dục phổ thông - đặc biệt là giáo dục mũi nhọn là một lĩnh vực có vai trò quan trọng trong mắt xích hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam. Bởi đây chinh là nguồn nhân lực đảm bảo vai trò, sư smạng của đất nước trong tương lai. Hiện nay - đổi mới giáo dục đàn diễn ra trên phạm vi toàn cầu trong đó có Việt nam. Do tác động của xu thế toàn cầu hóa đã tạo nên những thay đổi sâu sắc từ quan niệm về chất lượng giáo dục, mục tiêu giáo dục, đến cách thức tổ chức và hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ hoạt động đơn điệu là dạy và học chuyển sang giao lưu, đối thoại, tiếp nhận thông tin, gắn liền với nghiên cứu khoa học và công nghệ ứng dụng. Nhà giáo từ chỗ chỉ truyền đạt kiến thức chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách có hệ thống , có tư duy, phân tích và tổng hợp. Học sinh từ chỗ tiếp thu kiến thức một cách thụ động, trở thành trung tâm thu nhận kiến thức, chủ động trong việc tiếp thu kiến thức, từ chỗ chỉ biết học kiến thức mà thầy cô giáo trang bị chuyển sang chủ động tìm tòi, nghiên cứu kiến thức, chọn lựa kiến thức sao cho phù hợp. Do vậy mà nhà trường phải đổi mới giáo dục về nhiều mặt đặc biệt là về phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trường và học sinh của nhà trường. Là sinh viên của khoa Vật lí trường Đại học sư phạm hà nội khóa 1979 - 1983 tôi tốt nghiệp loại giỏi - thủ khoa Vật lí năm 1983 - được điều động về giảng dạy tại trường THPT Yên Mĩ (tháng 1 năm 1984). Năm 1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập trở lại - trường THPT Chuyên Hưng Yên được thành lập và tôi là người được Sở Giáo dục - Đào tạo Hưng Yên điều động về công tác tại trường từ những ngày đầu tiên. Tháng 11 năm 1997, tôi được Ủy ban nhân dan tỉnh Hưng Yên đề bạt giữ chức vụ Phó hiệu trưởng nhà trường, được nhà trường giao phụ trách mảng chuyên môn từ đó đến nay. Trong quá trình chỉ đạo và thực hiện công tác chuyên môn của nhà trường, hơn nữa bản thân tôi lại là giáo viên đứng lớp, từng giảng dạy các lớp Chuyên Vật lí và bồi dưỡng các Đội tuyển quốc gia của tỉnh Hưng Yên 12 năm qua tôi nhận thấy việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong giai đoạn hiện nay là cần thiết đối với các nhà trường nói chung và trường THPT Chuyên Hưng Yên nói riêng. Đặc biệt đổi mới phương pháp giảng dạy, đưa công nghệ thông tin, đưa trang thiết bị hiện đại vào giảng dạy và nghiên cứu ở trường THPT Chuyên Hưng Yên lúc này là quan trọng và cấp bách hơn bao giừo hết. Vì vậy tôi chọn “Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia ở trường THPT Chuyên Hưng Yên giai đoạn 2011-2015” làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của mình. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài Trên cở sở nghiên cứu lí luận về đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THPT và nghiên cứu thực trạng phương pháp giảng dạy ở trường THPT Chuyên Hưng Yên từ năm 1997 đến 2010, đề tài đề xuất những giải pháp khả thi phải thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia ở trường THPT Chuyên Hưng Yên giai đoạn 2011- 2015. Nhiệm vụ đặt ra khi nghiên cứu đề tài đó là: * Xác định cơ sở lí luận của đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THPT nói chung và trường THPT Chuyên Hưng Yên nói riêng * Tìm hiểu thực trạng của chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Chuyên Hưng Yên từ năm 1997- 2010 * Thực trạng của phương pháp giảng dạy ở nhà trường và học tập của học sinh nhà trường từ năm 1997- 2010 * Đề xuất một số giải pháp có thể đạt được nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên Hưng Yên giai đoạn 2011- 2015 3. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để thực hiện được mục đích và nhiệm vụ của đè tài đặt ra, trong quá trình thực hiện đè tài, tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây: +) Phương pháp nghiên cứu điển hình Các điển hình ở đây chính là các đồng chí giáo viên giỏi, giáo viên có kinh nghiệm, có tay nghề, nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng các đội tuyển Quốc gia ở trường THPT Chuyên Hưng Yên. Đặc biệt là ý kiến phản hồi của 1 số các em học sinh giỏi, có giải cao trong các kì thi chọn học sinh giỏi từ năm 1997- 2010 mà bản thân tôi và đồng nghiệp bồi dưỡng, các em còn đang theo học ở trường hoặc đã trưởng thành. +) Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết * Nghiên cứu văn bản, nghị quyết của Tỉnh ủy Hưng Yên, của Sở giáo dục và đào tạo Hưng Yên về đổi mới phương pháp giảng dạy * Đọc các tài liệu quản lí giáo dục đào tạo, các công trình nghiên cứu về vấn đề đổi mới phương pháp giảng dạy, +) Nhóm nghiên cứu thực tiễn * Tiến hành dự giờ, thăm lớp, tìm hiểu phương pháp dạy học truyền thống của giáo viên trong trường * Sử dụng phương pháp điều tra, thăm dò ý kiến của lãnh đạo giáo viên và học sinh nhà trường * Phân tích dữ liệu thu nhận được dựa vào kết quả thăm dò, biểu bảng, thống kê, biểu đồ…. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài * Về thời gian: Khảo sát đánh giá tình hình giảng dạy, kết quả của trường THPT Chuyên Hưng Yên từ năm 1997- 2010 * Về không gian: Trường THPT Chuyên Hưng Yên - thuộc Sở giáo Dục & Đào tạo Hưng Yên- số 1- Đường Chu Văn An- Phường An Tảo - Thành phố Hưng Yên. * Đối tượng nghiên cứu: Ban giám hiệu, các thầy cô giáo thuộc Hội đồng giáo dục nhà trường, 28 lớp Chuyên thuộc 3 khối lớp 10, 11, 12 của trường THPT Chuyên Hưng Yên. * Các em học sinh thuộc các đội tuyển Quốc gia môn Vật lí đã đạt giải ở các năm học trước hiện đang công tác, học tập tại các trường Đại học trong cả nước. 5. Đóng góp của đề tài Đề tài nghiên cứu trước hết phục vụ cho công tác chỉ đạo chuyên môn của bản thân tôi về hoạt động chuyên môn của nhà trường những năm 2011- 2015 nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi của tỉnh Hưng Yên, phấn đầu có nhiều học sinh của nhà trường tham dự thi Olympic Quốc tế và nhiều học sinh đạt giải trong các kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia những năm tiếp theo. Bên cạnh đó đề tài là tài liệu tham khảo cho các đồng chí đồng nghiệp là cán bộ quản lí tại trường THPT Chuyên đã , đang và sẽ thực hiện nhiệm vụ quản lí hoạt động chuyên môn của nhà trường. Đề tài là tài liệu học tập cho các đồng chí giáo viên trẻ, qua đề tài các đồng chí thấy được nội dung của việc đổi mới phương pháp giảng dạy hiện nay, từ đó lựa chọn áp dụng vào việc giảng dạy của bản thân. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài này được kết cấu gồm 3 chương Chương I. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THPT Chương II. Thực trạng việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THPT Chuyên tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1997- 2010 Chương III. Phương pháp và giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia ở trường THPT Chuyên Hưng Yên giai đoạn 2011- 2015 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY I. Cơ sở lí luận chung 1.1. Quan niệm về đổi mới phương pháp giảng dạy 1.1.1. Quan niệm của Đảng cộng sản Việt nam về giáo dục Giáo dục và đào tạo được Đảng cộng sản Việt nam xác định :“ là quốc sách hàng đầu” và “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho cho phát triển”. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt nam tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại háo đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Trong những năm qua, nền giáo dục cách mạng nước ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, góp phần quan trọng, quyết định trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài. Hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến Đại học và trên Đại học với hơn 21 triệu người đi học (chiếm 27,8% tổng số dân trong cả nước). Sự nghiệp giáo dục Việt nam đã góp phần phát huy nhân tố con người – nguồn nội lực quan trọng đưa nước ta bước vào thế kỉ 21- thế kỉ của hội nhập, của nền kinh tế tri thức, của xu hướng toàn cầu hóa… cùng với việc phổ cập tiểu học, Trung học cơ sở và tiến tới phổ cập trung học phổ thông là việc phấn đấu để chúng ta trở thành xã hội học tập và nghiên cứu, nhằm theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ của các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, nền giáo dục Việt nam còn những bất cập cần phải khắc phục, văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cho thấy: Chất lượng giáo dục và đào tạo còn thấp so với nhu cầu, mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học, sách giáo khoa, thi cử, cơ cấu đào tạo và trình độ, năng lực quản lí còn nhiều thiếu sót. Trong giáo dục và đào tạo còn có những tiêu cực đáng lo ngại . Để phát huy những thành tựu đã đạ được và khắc phục có hiệu quả các tồn tại, yếu kém, đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX -Đảng cộng sản Việt nam đã chỉ ra hướng giaỉ quyết cho Giáo dục và đào tạo là: tiếp tục quán triệt quan điểm Giáo dục là quốc sách hàng đầu và tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện trong phát triển giáo dục. Triển khai thực hiện có hiệu quả luật giáo dục, tăng cường quản lí nhà nước, đặc biệt là hệ thống thanh tra giáo dục, thiết lập kỉ cương, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực trong giáo dục và đào tạo. 1.1.2. Quan niệm của Đảng – nhà nước Việt nam về đổi mới phương pháp giảng dạy Nghị quyết 40/2000 – khóa X của Quốc hội nước cộng hào xã hội chủ nghĩa việt nam nêu rõ: Mục tiêu của việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước trong khu vực và trên thế giới. Những định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy ở các môn học ở bậc Trung học phổ thông được đề cập trong các nghị quyết TW 4 khóa VII (tháng 1 năm 1993), nghị quyết TW 2 khóa VIII (tháng 12 năm 1996), trong Luật giáo dục (tháng 12 năm 1998) và trong các chỉ thị, quyết định của Bộ giáo dục và đào tạo. Theo nghị quyết này, tinh thần cơ bản của việc đổi mới phườn pháp giảng dạy là : Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh. Bồi dưỡng phương pháp tự học, tự rèn luyện, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Điểm cốt lõi của việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THPT là tạo cho học sinh thói quen học tập chủ động, chống lại lề thói học tập thụ động trước đây. Chỉ thị số 14/2002 của thủ tướng chính phủ đã đề ra 4 nguyên tắc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng dạy như sau: * Quán triệt mục tiêu, yêu cầu rõ nội dung và phương pháp giáo dục các bậc học theo luật giáo dục * Đảm bảo tính kế thừa và phát triển của chương trình giáo dục, phù hợp với thực tiễn và truyền thồng Việt nam, tiếp thu những thành tựu giáo dục tiên tiến trên thế giới. * Thực hiện chuẩn hóa, hiện địa hóa và xã hội hóa, đảm bảo thống nhất về chuẩn kiến thức và kĩ năng, tăng cường tính liên thông với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục sau trung học, đồng thời có phương án áp dụng chương trình, sách giáo khoa phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của các địa bàn khác nhau, chọn lọc đưa ra chương trình giảng dạy những thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh, hết sức coi trọng tính thực tiễn, học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội. * Thực hiện đồng bộ và có hiệu quả việc đổi mới chương trình và phương pháp dạy và phương pháp học với việc đổi mới cơ bản và phương pháp đánh giá, thi cử, đổi mới đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Đổi mới cả công tác quản lí giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo trang thiết bị dạy học hiện đại. Trong giáo dục và đào tạo thì nhà trường là quan trọng , là đơn vị nhỏ nhất thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước của Bộ và Sở về giáo dục. Nhà trường là nơi thực thi nhiệm vụ giáo dục và đào tạo, nơi mà kiến thức của thày được trang bị cho trò thông qua hoạt động dạy và học còn học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức thông qua hoạt động học và kiểm tra. Nhà trường là nới thực hiện phương pháp giảng dạy được Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Có thể nói, mọi hoạt động của nhà trường đều nhằm hoàn thành một mục tiêu nào đó của giáo dục đào tạo đặt ra. Nếu nhà trường có một phương pháp giảng dạy tốt thì học trò của nhà trường sẽ tích cực, hăng say và miệt mài học tập và kết quả giáo dục của nhà trường sẽ đảm bảo. Ngược lại, nếu phương pháp giảng dạy của nhà trường không tốt sẽ không thu hút được học sinh theo học, học trò tiếp thu kiến thức khó khăn hơn và dẫn đến kết quả học tập của học sinh đó thấp. Phương pháp giảng dạy của mỗi thầy cô giáo trong nhà trường sẽ quyết định thành quả của nàh trường đó trong hệ thống giáo dục, từ đó mà quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà trường. Trong đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THPT hiện nay, chúng ta không phủ định vai trò của các phương pháp dạy học truyền thống nhưng yêu cầu phải sử dụng phương pháp đó theo tinh thần đổi mới; Tức là phải luôn luôn tìm cách để học sinh có thể tiếp thu kiến thức và kĩ năng một cách chủ động, tạo ra sự động não thật sựu của học sinh trong giờ học. Thí dụ, trong mỗi giờ học, người giáo viên vẫn có thể áp dụng phương pháp giảng dạy minh họa (phương pháp truyền thống) để dạy một vấn đề, nhưng trước khi giảng, nhất thiết phải cho học sinh nắm được mục đích mà ta đang muốn đạt đến trong giừo học. Tránh thuyết giảng tràn lan để rồi minh họa một cách hình thức, hời hợt. Chúng ta cần chú ý rằng việc nghe giảng kéo dài sẽ gây ra tình trạng ức chế ở học sinh, làm giảm khả năng tập trung suy nghĩ của các em và ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiếp thu bài học. Giáo viên phải biết ngừng, biết ngắt đúng lúc từng đoạn của bài giảng của mình để đặt câu hỏi thu thập thông tin phản hồi từ phía học sinh xem học sinh có thực sự tiếp thu bài giảng của mình hay không? Nếu có những câu hỏi gây tranh cãi thì điều đó sẽ kích thích rất mạnh tư duy lí luận của học sinh. Người giáo viên, trước khi minh họa một vấn đề cần cho học sinh nắm rõ nội dung cần minh họa, cách thức tiến hành minh họa, cần yêu cầu học sinh mô tả lại hiện tượng quan sát được, lập luận để rút ra kết luận khẳng định lý thuyết đã được nghe giảng ở trên. Để đổi mới phương pháp giảng dạy, cần đổi mới dẫn dần từng công việc, từng bước lên lớp để tiến tới đổi mới toàn bộ phương pháp dạy học của 1 tiết học. Trước hết người giáo viên cần làm quen với việc dạy học theo tinh thần hướng dẫn học sinh tự học chiếm lính kiến thức, sau đó là để học sinh làm quen với cách học theo tinh thần đổi mới, không ỷ lại hay trông chờ, mà bản thân mỗi học sinh phải tự lực phấn đấu, kết hợp với sự hỗ trợ [...]... hội và tiếp thu kiến thức và các em sẽ đạt kết quả cao trong các kì thi Quốc gia cũng như thi vào các trường Đại học và Cao đẳng hằng năm Có thể khẳng định, đổi mới phương pháp giảng dạy là nhiệm vụ sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN HƯNG... là trường THPT Chuyên Tỉnh Hưng Yên) .Và trường THPT Chuyên tỉnh Hưng Yên ra đời theo Quyết định số 495 QĐ/UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên ký ngày 23 tháng 5 năm 1997 với nhiệm vụ : “phát hiện,khơi nguồn, đào tạo và bồi dưỡng những học sinh giỏi của tỉnh Hưng Yên tham dự các kỳ thi chọn sinh học giỏi Quốc gia, Quốc tế và thi vào các trường Đại học cao đẳng trong cả nước” Ngày mới thành lập, trường. .. phút và kiểm tra học kì Nhà trường đánh giá ,xếp loại học sinh dựa vào kết quả kiểm tra của mỗi học sinh Nhìn chung về đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THPT Chuyên Hưng Yên đã có một số kết quả bước đầu ,song so với nhiệm vụ và yêu cầu của công cuộc đổi mới đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay thì kết quả đó chưa đáp ứng được.Việc đổi mới ở nhà trường- đặc biệt là đổi mới phương pháp giảng dạy. .. trạng hiện nay ở trường THPT Chuyên Hưng Yên nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy, nâng cao chất lượng và số lượng học sinh đạt giải trong các kì thi chọn học sinh Giỏi Quốc gia là * Trước hết phải tạo được không khí phấn khởi cho cán bộ, giáo viên khi đến trường làm cho họ có niềm tin vào các đồng chí lãnh đạo, nhiệt tình, tâm huyết và gắn bó với công tác đào và bồi dưỡng học sinh giỏi * Bài học thứ hai được... quyết Trường THPT Chuyên Hưng Yên là một trường trung học nằm trong hệ thống giáo dục trung học của toàn quốc, trường dẫn đầu khối THPT trong toàn tỉnh, nhiệm vụ của nhà trường là phát hiện đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp tỉnh tham gia các kì thi Chọn học sinh Giỏi Quốc gia hằng năm Vấn đề luôn được đặt ra cho nhà trường là làm thế nào để số lượng và chất lượng học sinh đạt giải Quốc gia hằng... năm tăng lên và phấn đấu có học sinh nhà trường tham dự thi Olympic Quốc tế Để đạt được điều này, vấn đề đổi mới và tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy ở nhà trường là vấn đề quan trọng và cần thiết hơn bao giừo hết Bởi có đổi mới phương pháp giảng dạy mới thu hút được các em học sinh giỏi thi vào trường, khi đã vào trường rồi các em mới say mê học tập, làm quen với nghiên cứu khoa học, tự đọc,... nghiệm giảng dạy tại các trường THPT trong toàn tỉnh về công tác và giảng dạy tại trường THPT Chuyên Hưng Yên Lúc ban đầu nhà trường chỉ có 14 thày cô giáo với 8 lớp học và 200 các em học sinh của cả 3 khối lớp10,11 và 12 Cơ sở vật chất nhà trường lúc đó chưa có gì,thày và trò nhà trường phải đi học nhờ tại trường THPT Thị xã Hưng Yên (nay là trường THPT Thành phố Hưng Yên) Lúc đầu Ban giám hiệu nhà trường. .. sáng tạo, có trí thông minh và tư duy khoa học tốt - nếu có được người thầy giỏi với một phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng thì bài toán học sinh giỏi chắc chắn sẽ có nghiệm và là nghiệm thực trong các kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia và thi tuyển sinh vào Đại học hằng năm 2.2 Thực trạng chất lượng và hiệu quả của phương pháp giảng dạy ở trường THPT chuyên tỉnh Hưng Yên từ năm 1997 đến năm 2010... học đầu tiên của nhà trường học sinh không phải thi tuyển mà Sở Giáo dục đào tạo Hưng Yên gọi tất cả các em học sinh lớp 9, 10, 11 của năm học trước, đã tham dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh và đạt giải từ Khuyến khích trở lên về học tại trường Với 200 học sinh thực sự có chất lượng này, kết quả năm đầu tiên thực sự có chất lượng Với 39 học sinh đạt giải Quốc gia, trong đó 3 học sinh gọi tham dự chọn... được rút ra trong quá trình chỉ đạo và thực hiện chuyên môn ở trường THPT Chuyên hơn mười năm qua - đó là phải lựa chọn 1 phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh, phương pháp đó phải được thay đổi nếu nó lỗi thời, lạc hậu Phương pháp giảng dạy phải đáp ứng được nhu cầu của người học, phải cập nhật được thông tin – đặc biệt ở trường THPT Chuyên thì phương pháp phải đáp ứng được việc . Nguyễn Ngọc Luân - THPT Chuyên HY: Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia ở trường THPT Chuyên Hưng Yên giai đoạn 201 1-2 01 Nội dung. giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và bồi dưỡng học sinh giỏi Quốc gia ở trường THPT Chuyên Hưng Yên giai đoạn 201 1- 2015 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY I giảng dạy ở trường THPT Chương II. Thực trạng việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường THPT Chuyên tỉnh Hưng Yên giai đoạn 199 7- 2010 Chương III. Phương pháp và giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy

Ngày đăng: 17/07/2014, 21:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan