Giải phỏp hoàn thiện cụng tỏc trả lương và các khoản trích theo lương của các công ty xây dựng Nhà nước tại Việt Nam.doc.DOC

22 655 0
Giải phỏp hoàn thiện cụng tỏc trả lương và các khoản trích theo lương của các công ty xây dựng  Nhà  nước tại Việt Nam.doc.DOC

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải phỏp hoàn thiện cụng tỏc trả lương và các khoản trích theo lương của các công ty xây dựng Nhà nước tại Việt Nam

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Lao động của con người là một trong ba yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất Lao động giữ vai trò chủ chốt trong việc tái tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Lao động đạt hiệu quả cao là nhân tố đảm bảo cho sự phồn vinh của mọi quốc gia.

Người lao động chỉ phát huy hết khả năng của mình khi sức lao động mà họ bỏ ra được đền bù xứng đáng Đó là số tiền mà người sử dụng sức lao động trả cho người lao động để tái sản xuất sức lao động và một phần để tích lũy được gọi là tiền lương.

Tiền lương là một bộ phận của sản phẩm xã hội, là nguồn khởi đầu của quá trình tái sản xuất ra sản phẩm hàng hóa Gắn với tiền lương là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và kinh phí công đoàn (KPCĐ) Đây là các quỹ xã hội thể hiện sự quan tâm của toàn xã hội với người lao động Vì thế các doanh nghiệp cần phải quản trị có hiệu quả công tác trả lương và các khoản trích theo lương.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề với những khiến thức đã học, tài liệu tham khảo, đặc biệt là sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn Thu Thủy, em chọn đề tài:

"Giải pháp hoàn thiện công tác trả lương và các khoản trích theo lương của các công ty xây dựng Nhà nước tại Việt Nam”

Kết cấu đề tài gồm 3 phần:

Phần 1: Tiền lương và các khoản trích theo lương.

Phần 2: Thực trạng trả lương và các khoản trích theo lương ở các công ty xây dựng Nhà nước Việt Nam.

Phần 3: Một số ý kiến nhận xét về công tác trả lương và các khoản trích theo lương ở các công ty xây dựng Nhà nước Việt Nam.

Do thời gian nghiên cứu và khả năng có hạn, đề án không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn để đề an của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 2

Phần 1: TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG

1.1.Khái quát về tiền lương và các khoản trích theo lương.

1.1.1 Tiền lương.

Tiền lương là một phạm trù kinh tế phức tạp mang tính lịch sử có ý nghĩa chính trị, xã hội to lớn Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tiền lương là sự biểu hiện bằng tiền của sức lao động Còn trong xã hội chủ nghĩa tiền lương là giá trị một phần vật chất trong tổng sản phẩm xã hội dùng sức lao động cho người lao động theo nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” Tiền lương mang một ý nghĩa tích cực tạo ra sự công bằng trong phân phối thu nhập quốc dân Ở Việt Nam, tiền lương cũng tuân theo quy luật cung cầu của thị trường lao động, chịu sự điều tiết của Nhà nước … Để hiểu rõ về tiền lương ta đi vào nghiên cứu hai khái niệm về tiền lương đó là tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế:

+ Tiền lương danh nghĩa: Là khối lượng tiền trả cho nhân viên dưới hình thức tiền tệ, đó là số tiền thực tế người lao động nhận được.

+ Tiền lương thực tế: Được sử dụng để xác định số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà người lao động nhận được thông qua tiền lương danh nghĩa Tiền lương thực tế phụ thuộc hai yếu tố sau:

- Tổng số tiền nhận được ( tiền lương danh nghĩa ) - Chỉ số giá cả hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ.

1.1.2 Các khoản trích theo lương.

- BHXH: Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số quỹ tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp (chức vụ, khu vực…) của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng Theo chế độ hiện hành, tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội là 20% Trong đó 15%

Trang 3

do đơn vị hoặc chủ sử dụng lao động nộp, 5% còn lại do người lao động nộp và được trừ vào lương của họ.

- BHYT: Được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng Tỷ lệ trích bảo hiểm y tế hiện hành là 3%, trong đó 2% tính vào chi phí kinh doanh và 1% tính vào thu nhập người lao động.

- KPCĐ: Hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp của công nhân viên thực tế phát sinh trong tháng, tính vào chi phí kinh doanh Tỷ lệ đó là 2%.

1.1.3 Các nguyên tắc trả lương.

- Thứ nhất: Nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động Nguyên tắc này nhằm khắc phục chủ nghĩa bình quân trong phân phối, mặt khác tạo cho người lao động ý thức với kết quả lao động của mình Nguyên tắc này còn đảm bảo trả lương công bằng cho người lao động giúp họ phấn đấu tích cực và yên tâm công tác.

Còn số lượng, chất lượng lao động được thể hiện một cách tổng hợp ở kết quả sản xuất thông qua số lượng và chất lượng sản phẩm sản xuất ra hoặc thông qua khối lượng công việc được thực hiện.

- Thứ hai: Nguyên tắc đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao mức sống Quá trình sản xuất chính là sự kết hợp đồng thời các yếu tố lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Trong đó lao động với tư cách là hoạt động chân tay và trí óc của con người sử dụng lao động, các vật phẩm có ích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của mình Để đảm bảo tiến hành liên tục quá trình sản xuất, trước hết cần phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động, nghĩa là sức lao động mà con người bỏ ra phải được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động Về bản chất, tiền lương là một bộ phận cấu thành nên giá thành sản phẩm và giá cả hàng hóa Mặt khác tiền lương còn là đảm bảo kinh tế để khuyến khích hàng hóa lao động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của họ Nói cách khác, tiền lương chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao động.

Trang 4

- Thứ ba: Bảo đảm mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động khác nhau trong nền kinh tế quốc dân Thực hiện nguyên tắc này giúp cho Nhà nước tạo sự cân bằng giữa các ngành, khuyến khích sự phát triển nhanh chóng ngành mũi nhọn đồng thời đảm bảo lợi ích cho người lao động.

Tiền lương có vai trò rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào Tuy nhiên phát huy hết tác dụng của nó thì ta phải nhận thức đúng và đầy đủ về lương, lựa chọn phương thức trả lương sao cho thích hợp nhất.

1.2 Các hình thức trả lương và các khoản trích theo lương.

1.2.1 Các hình thức trả lương.

Việc tính và trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý trên thực tế thường áp dụng các hình thức tiền lương sau:

+ Trả lương theo thời gian: Là hình thức tiền lương căn cứ vào thời gian có mặt của người Iao động tại nơi làm việc Theo hình thức này tiền lương thời gian phải trả được tính bằng công thức:

Tiền lương thời Thời gian làm Mức lương gian phải trả = việc thực tế x thời gian

Tiền lương thời gian với đơn giá tiền lương cố định được gọi là tiền lương thời gian giản đơn Tiền lương thời gian giản đơn có thể kết hợp chặt chế độ tiền lương thưởng để khuyến khích người lao động hăng hái làm việc, tạo nên tiền lương thời gian có thưởng Để áp dụng trả lương thời gian, doanh nghiệp phải theo dõi ghi chép thời gian làm việc của người lao động và mức lương thời gian của họ Tiền lương thời gian chỉ áp dụng cho những công việc chưa xây dựng được định mức lao động, chưa có đơn giá tiền lương sản phẩm Thường áp dụng cho lao động làm công tác văn phòng như hành chính, quản trị, thống kê, tổ chức lao động, kế tóan, tài vụ… Tuy nhiên, hình thức tiền lương theo thời gian có nhiều hạn chế là chưa gắn chặt tiền lương với kết quả và chất lượng lao động.

Trang 5

+ Hình thức trả lương sản phẩm: Là hình thức trả lương căn cứ vào kết quả lao động mà người lao động đã hoàn thành Theo đó, tiền lương sản phẩm phải trả tính bằng công thức:

Tiền lương sản phẩm phải trả = {eq/a (số lượng (hoặc khối lượng sản phẩm) công việc hoàn thành đủ tiêu chuẩn ) } x Đơn giá tiền lương sản phẩm.

Việc xác định tiền lương sản phẩm phải dựa trên cơ sở các tài sản về hoạch toán kết quả lao động Các hình thức trả lương sản phẩm:

- Trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp - Trả lương sản phẩm gián tiếp.

- Tiền lương sản phẩm tập thể - Trả lương sản phẩm lũy tiến - Trả lương khoán.

1.2.2 Các hình thức trả các khoản trích theo lương.

- BHXH: Được chi tiêu trong các trường hợp người lao động ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất Quỹ này do cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.

- BHYT: Được sử dụng để thanh toán các khoản tiền khám chữa bệnh, thuốc chữa bệnh, viện phí… cho người lao động trong thời gian ốm đau, sinh đẻ.

- KPCĐ: Số kinh phí công đoàn doanh nghiệp trích được, một phần nộp lên cơ quan quản lý công đoàn cấp trên, một phần để lại doanh nghiệp chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp.

Trang 6

Phần 2: THỰC TRẠNG TRẢ LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM

2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động trả lương ở các công ty xây dựng Nhà nước Vệt Nam.

2.1.1 Nhân tố bên ngoài

+ Thị trường lao động:

Tình hình cung cầu lao động, thất nghiệp trên thị trường lao động là yếu tố bên ngoài quan trọng nhất ảnh hưởng tới số lượng tiền lương các công ty xây dựng Nhà nước Việt Nam sẽ đưa ra để thu hút và giữ gìn những lao động lành nghề có trình độ cao Trong những năm qua và thời gian tới các công ty này tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh Để thực thiện kế hoạch đó các công ty đã và đang tuyển thêm lao động Nhu cầu về lao động xây dựng trong những năm qua có xu hướng tăng bởi ngành xây dựng đang là một ngành mũi nhọn trong sự nghiệp phát triển kinh tế của nước ta Nhu cầu về lao động tăng sẽ tác động lớn tới công tác tuyển dụng cũng như công tác trả lương và các khoản trích theo lương của các công ty.

Mặc dù nhu cầu về lao động tăng nhưng một thuận lợi lớn của các công ty này là có một nguồn cung ứng lao động dồi dào Do dân số Việt Nam đông, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao.

Tuy nhiên, trong bối cảnh Việt Nam đã ra nhập WTO hiện nay các công ty xây dựng thuộc Nhà nước đang phải cạnh tranh với các công ty xây dựng trong và ngoài nước khác để thu thút lao động giỏi về phía mình đây cũng là thách thức lớn đặt ra cho các công ty này trong công tác trả lương.

+ Các mong đợi của xã hội, phong tục tập quán.

Tiền lương trả cho người lao động phải đảm bảo phù hợp chi phí sinh hoạt của người lao động Trước tiên là phải đảm bảo những nhu cầu tối thiểu của họ Một vài năm trở lại đây mức sống của người dân Việt Nam đang có xu hướng nâng cao lên rõ rệt Bên cạnh

Trang 7

đó giá cả tư liệu tiêu dùng biến động không ngừng, hầu hết giá cả có xu hướng tăng Theo đó tiền lương các công ty này trả cho người lao động cũng phải có xu hướng tăng.

+ Luật pháp và các quy định của chính phủ.

Là công ty Nhà nước, vì vậy các điều khoản về tiền lương các công ty này đều phải tuân thủ theo các quy định của Nhà nước đảm bảo công tác trả lương không vi phạm pháp luật Xí nghiệp phải tuân thủ đúng mức lương tối thiểu, các hệ số cấp bậc, hệ số phụ cấp mà Nhà nước quy định Đặc biệt hiện nay Nhà nước đã và đang thay đổi mức lương tối thiểu theo xu hướng tăng Vì vậy, các công ty xây dựng thuộc Nhà nước Việt Nam cũng phải điều chỉnh mức lương cho phù hợp.

+ Tình trạng kinh tế.

Nền kinh tế tăng trưởng hay suy thoái đều dẫn đến việc tăng hay hạ thấp mức lương cho người lao động Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang bước và thời kỳ ổn định tăng trưởng, mức thu nhập của người dân tăng lên, các nhu cầu tối thiểu được đảm bảo, người lao động có nhu cầu cao hơn dẫn tới tiền lương phải trả cho người lao động tăng để đảm bảo những nhu cầu đó.

2.1.2 Nhân tố bên trong.

+ Đặc điểm của ngành nghề sản xuất kinh doanh:

Mỗi ngành nghề kinh doanh Nhà nước quy định mỗi mức tiền lương riêng Mức tiền lương như thế nào sẽ phụ thuộc vào đặc điểm của ngành nghề sản xuất kinh doanh, mức độc hại, vị trí của ngành nghề sản xuất kinh doanh Các công ty này hoạt động trong lĩnh vực xây dựng một trong những ngành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của nước ta hiện nay Ngành xây dựng còn đòi hỏi chủ yếu là lao động nam, mạnh khỏe, cần cù chịu khó; trình độ đa dạng Vì vậy, mức lương đưa ra thường khá cao, công tác trả lương khá phức tạp.

+ Đặc điểm tổ chức quản lý:

Quỹ lương sẽ lãng phí nếu như số lượng cán bộ công nhân viên dư thừa với nhu cầu Việc phân công lao động trong từng phòng ban nếu không hợp lý cũng sẽ dẫn tới mất công bằng Điều đó sẽ không kích thích người lao động làm việc.

Trang 8

2.2 Thực trạng trả lương và các khoản trích theo lương ở các công ty xây dựng Nhà nước Việt Nam.

2.2.1 Nguyên tắc chung trả lương cho CBCNV ở các công ty xây dựng Nhà nước Việt Nam

- Phải trả đủ lương và phụ cấp cho CBCNV của công ty theo chế độ Nhà nước ban hành theo cấp bậc lương của mỗi CBCNV được hưởng lương theo nghị định 28/CP ngày 28/03/1997, thông tư số 05/2006/TT – BLĐTBXH ngày 29/01/2005 của Bộ lao động thương binh xã hội.

- Ngoài mức lương đang hưởng theo quy định của Nhà nước các CBCNV đang làm việc trong doanh nghiệp được hưởng theo hệ số lương riêng của công ty (hệ số này căn cứ vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty) dựa trên cấp bậc công việc đang làm và định mức công việc được giao.

- Chế độ lương khoán sản phẩm, khoán đất nhằm gắn nhiệm vụ của người lao động với sản phẩm cuối cùng của đơn vị trên cơ sơ quỹ lương được duyệt, việc phân phối tiền lương cho người lao động được áp dụng dưới hình thức khoán gọn công trình cho đơn vị đối với công việc có định mức kỹ thuật

Công nhân hỗ trợ cho sản xuất, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ, cán bộ lãnh đạo, quản lý được thực hiện chế độ lương khoán, lương sản phẩn được hưởng đầy đủ các khoản đãi ngộ khác theo chế độ hiện hành.

2.2.2 Xác định quỹ lương.

2.2.2.1 Lương thời gian:

Đối tượng áp dụng: Được áp dụng cho những người làm công tác quản lý, công tác hỗ trợ cho hoạt động sản xuất của công ty bao gồm: cán bộ các phòng ban, công nhân viên văn phòng lực lượng lao động gián tiếp.

Tiền lương = ĐGLCB [Csx *(1+KCL) + VK + P] + LTN

Trang 9

Trong đó:

CSX: Công sản xuất.

KCL: Hệ số lương chất lượng VK: Công việc khác, trực dự phòng P: Công nghỉ phép, việc riêng có lương + Hệ số lương chất lượng và lương trách nhiệm.

- Hệ số lương chất lượng tại công ty Sông Đà số 11

KCL = 0,5: Công nhân viên hưởng chế độ lương thời gian ở các đội, tổ, phòng ban, cán bộ chuyên trách đoàn thể.

KCL = 0,3: Nhân viên nhà trẻ mẫu giáo, công nhân thử việc.

- Lương trách nhiệm được tính trên mặt bằng lương tối thiểu của công ty hưởng lương trách nhiệm theo hệ số trách nhiệm va ngày công trực tiếp công tác.

Ví dụ: Quy định hệ số trách nhiệm tại công ty Sông Đà số 11

KTN Chức danh bộ phận

1,0 Giám đốc

0,7 Phó giám đốc, kế toán trưởng, chủ tịch công đoàn chuyên trách

0,5 Trưởng phòng, ban, phó chủ tịch công đoàn cơ sở, bí thư đoàn xí nghiệp, đội trưởng đội sản xuất

0,3 Phó phòng, ban, phó đội trưởng

+ Trả lương ngày nghỉ chế độ:

- Nghỉ lễ tết theo quy định của nhà nước, nghỉ mát, nghỉ phép được trả lương cơ bản không hệ số của công ty.

- Nghỉ ốm, nghỉ trông con ốm nghỉ thực hiện các biện pháp sinh đẻ kế hoạch, nghỉ thai sản được trả 25% tiền lương cơ bản vào quỹ BHXH để thực hiện chế độ BHXH như ốm, con ốm thai sản, hưu trí cho người lao động khi họ nghỉ hưu.

+ Trả lương cho các trường hợp khác:

- Trong trường hợp phải ngừng việc do khách quan như mất nước, mất điện, máy móc hỏng, tại công ty Sông Đà số 11 người lao động được trả 100% tiền lương (phải có biên bản và xác định của phòng KTSX, có giám đốc duyệt mới được thanh toán lương).

Trang 10

- Người lao động làm đủ ngày công, đủ định mức nhưng do bản thân tự làm thêm giờ (không do phụ trách yêu cầu) thì số giời làm thêm đó được tính như ngày đi làm bình thường có hưởng hệ số của công ty.

- Khoán công trong công việc cụ thể cần giải phóng mặt bằng thay những công việc phù trợ cho những công việc ngày hôm sau.

ĐGLCB: Tiền lương cấp bậc một công nhân 450.000: Mức lương tối thiểu

ĐM: Là mức lao động tính bằng giờ, hoặc ngày LCBCV: Lương cấp bậc công việc.

+ Khoán sản phẩm lẻ:

Đối tượng áp dụng là công nhân xây dựng công trình, các công nhân sản xuất trên cơ sở lương hoàn thành toàn bộ hay quy ước.

- Định mức.

- Đơn giá trả lương cho từng công việc sản phẩm Tiền lương = đơn giá sản phẩm của từng công việc thực tế

Định mức lao đông ở đây do Nhà nước quy định cho từng công việc đã làm thực tế + Lương khoán sản phẩm tập thể:

Trang 11

- Đối tượng áp dụng: Cho tập thể trong công ty như đội sản xuất, đội xây dựng công trình Quỹ lương khoán của cả tổ, đội sau khi chi trả lương thời gian làm khoán (trích trên lương tối thiểu và tính trên hệ số lương) của cá nhân Đối với công ty xây dựng thông thường trả cho CN 100% lương Sau khi trừ đi khoản lương thời gian còn lại bao nhiêu sẽ được tính lương năng suất chất lượng.

Hàng ngày đội trưởng căn cứ vào tay nghề, cấp bậc thợ để phân công công tác đảm bảo sản xuất Cuối ngày làm việc chấm công năng suất chất lượng cho tổ viên, người có năng suất cao, chất lượng tốt được cộng thêm, người có năng suất thấp hưởng ít lương hoặc bị trừ công Mỗi tháng tổ trưởng, đội trưởng phải gửi bảng chấm công lần 1 phòng tổ chức kế toán biết để tính lương tạm ứng Cuối tháng tổng kết vào bảng chấm công để thanh toán lương.

- Cơ sở để lập quỹ lương khoán là dựa trên phiếu giao việc và nghiệm thu thanh toán, số công việc thực tế và đơn giá lương sản phẩm kế hoạch.

+ Tính lương cho cá nhân:

Tiền lương= {eq/f[eq/a (Tổng số tiền lương sản phẩm của cả đội)] x

[eq/a (Ngày công làm việc thực tế của từng cá nhân)]; Tổng số sản phẩm thực tế của cả đội trong tháng }

Trong đó:

Tổng số tiền lương = Tổng số tiền lương - Tổng số lương sản phẩm của cả đội chi trong tháng phân phối lần một

Tổng số tiền Tổng số tiền trên phiếu Tổng số tiền nghỉ lương chi = giao việc nghiệm thu + phép việc riêng trong tháng và thanh toán trách nhiệm

Tiền lương sản phẩm chi trả cho CBCNV ở đây chính là số tiền năng suất, chất lượng người nào làm được nhiều công việc trong tháng sẽ được hưởng nhiều tiền công và ngược lại…

Phần 3 : MỘT SỐ Ý KIẾN NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG Ở CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Ngày đăng: 10/09/2012, 09:22

Hình ảnh liên quan

Từ công thức tính tiền lương theo thời gian ta có thể thấy hình thức trả lương này không gắn với hiệu quả thực hiện công việc - Giải phỏp hoàn thiện cụng tỏc trả lương và các khoản trích theo lương của các công ty xây dựng  Nhà  nước tại Việt Nam.doc.DOC

c.

ông thức tính tiền lương theo thời gian ta có thể thấy hình thức trả lương này không gắn với hiệu quả thực hiện công việc Xem tại trang 16 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan