Khẩu phần ăn và tình trạng thiếu máu của học sinh nữ hai trường phổ thông trung học B và C huyện Lục BÌnh, Hà Nam

62 940 5
Khẩu phần ăn và tình trạng thiếu máu của học sinh nữ hai trường phổ thông trung học B và C huyện Lục BÌnh, Hà Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Từ trước công nguyên các nhà y học đã cho rằng ăn uống là phương tiện chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe. Hypocratm một danh y thời cổ đã nhắc đến vai trò của ăn uống trong việc bảo vệ sức khỏe

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI LÊ THANH THỦY KHẨU PHẦN ĂN VẦ TÌNH TRẠNG THIẾU MÁU CỦA HỌC SINH NỮ HAI TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRUNG HỌC B VÀ C, HUYỆN BÌNH LỤC, HÀ NAM - NĂM 2010 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP BÁC SỸ ĐA KHOA KHÓA 2005-2011 Người hướng dẫn: TS PHẠM VĂN PHÚ Hà Nội, 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới thầy giáo Phạm Văn Phú - Phó Trưởng Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm – người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình và chỉ bảo cho em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo và các cán bộ Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng; Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm cùng toàn thể các thầy cô giáo Trường Đại học Y Hà Nội, các thầy cô phòng đào tạo và thư viện đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ em trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của Trung tâm Y học Dự phòng huyện Bình Lục-Hà Nam, UBND và trạm y tế các xã Tràng An và Vụ Bản đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thu thập số liệu Xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu cùng các em học sinh 2 trường THPT Bình Lục B và C đã nhiệt tình hợp tác, giúp đỡ tôi thực hiện nghiên cứu Cuối cùng con xin vô cùng cảm ơn gia đình, bạn bè đã ủng hộ, động viên con trong suốt thời gian học tập và thực hiện khóa luận Hà Nội ngày 22 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Lê Thanh Thủy LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào Tác giả Lê Thanh Thủy DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BL B, BL C Bình Lục B, Bình Lục C Ca Calci Ca/P Calci/phospho CS Cộng sự ĐV,TV Động vật, thực vật Fe Sắt HS Học sinh KPA Khẩu phần ăn NCKN, KN Nhu cầu khuyến nghị, khuyến nghị LT, TP Lương thực, thực phẩm Pr đv/ts, L tv/ts Protid động vật/tổng số, Lipid thực vật/tổng số PN, PNTSĐ Phụ nữ, phụ nữ tuổi sinh đẻ Pr : L : G Protid : Lipid : Glucid TCYTTG Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) THPT Trung học phổ thông UNICEF United Nation Children’S Fund (Quỹ nhi đồng WHO Liên hợp quốc) Zn World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới) Kẽm DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1.1 Ngưỡng Hemoglobin để xác định thiếu máu theo TCYTTG 11 1.2 Tỷ lệ thiếu máu của trẻ em và phụ nữ Việt Nam 12 2.1 Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị 20 3.1 Mức tiêu thụ LTTP bình quân (g/học sinh/ngày) theo trường 22 3.2 Thành phần chất dinh dưỡng trong KPA theo trường 23 3.3 Mức tiêu thụ LTTP bình quân (g/học sinh/ngày) theo lớp 27 3.4 Thành phần chất dinh dưỡng trong KPA theo lớp 28 3.5 Tần suất tiêu thụ Lương thực thực phẩm của học sinh theo 32 trường 3.6 Tần suất tiêu thụ lương thực thực phẩm của học sinh theo lớp 34 3.7 So sánh tình trạng thiếu máu giữa 2 trường 35 3.8 So sánh Hemoglobin giữa 2 trường 36 3.9 So sánh tình trạng thiếu máu giữa 3 khối 36 3.10 So sánh Hemoglobin giữa 3 khối 36 DANH MỤC BIỂU ĐỒ STT Tên biểu đồ Trang 3.1 Tỷ lệ Pr : L : G trong KPA theo trường 25 3.2 Cân đối về thành phần protid, lipid trong KPA theo trường 26 3.3 Tỷ lệ Pr : L : G trong KPA theo lớp 30 3.4 Mức tiêu thụ 1 số thực phẩm theo ngày của 3 khối 35 4.1 So sánh với mức tiêu thụ LTTP toàn dân năm 2000 40 7 ĐẶT VẤN ĐỀ Từ trước công nguyên các nhà y học đã cho rằng ăn uống là phương tiện chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe Hypocrat, một danh y thời cổ đã nhắc đến vai trò của ăn uống trong việc bảo vệ sức khỏe Ông khuyên rằng tùy theo tuổi tác, thời tiết, công việc…mà nên ăn nhiều hay ít, ăn một lúc hay rải rác ra nhiều lần Sidengai, người kế thừa di chúc của Hypocrat đã chỉ ra rằng: “Để nhằm mục đích điều trị cũng như phòng bệnh chỉ cần cho ăn những thực đơn thích hợp và sống một đời sống có tổ chức hợp lý”.Từ đó đến nay, những nghiên cứu về tiêu hao năng lượng, về vai trò của các acid amin, vitamin, acid béo không no, vi chất dinh dưỡng…đã góp phần hình thành, phát triển một khoa học mới, khoa học dinh dưỡng [10], [13] Một trong những bệnh thiếu dinh dưỡng có ý nghĩa sức khỏe cộng đồng hiện nay là thiếu máu Thiếu máu dinh dưỡng là sự thiếu hụt lượng huyết cầu tố (Hb) trong máu so với ngưỡng bình thường do thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu trong quá trình tạo máu [47] Theo Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), năm 2000, thiếu máu đã ảnh hưởng đến gần 2 tỷ người trên thế giới, trong đó 52% phụ nữ có thai và 39% trẻ dưới 5 tuổi bị thiếu máu và hơn 90% các trường hợp thiếu máu tập trung ở các nước đang phát triển [48] Tỷ lệ thiếu máu ở nước ta còn cao, theo nghiên cứu ở một số tỉnh thành năm 2006, tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ độ tuổi sinh đẻ là 26,7% [23] Thiếu máu dẫn tới mệt mỏi, giảm khả năng lao động, thiếu năng lượng cho việc học tập, vui chơi làm cho trẻ học và phát triển tinh thần chậm Đặc biệt là ở nữ vị thành niên, giai đoạn chuyển tiếp quan trọng về thể chất để chuẩn bị cho giai đoạn làm mẹ và có con sau này, thiếu máu sẽ làm tăng nguy cơ chết mẹ, trong thời kỳ sinh con, người phụ nữ dễ bị chảy máu nặng Thiếu 8 máu ở mẹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ: cân nặng thấp, trẻ yếu, dễ tử vong Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, khẩu phần của nhân dân ta đã được cải thiện nhiều, tuy vậy tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng trong đó có thiếu máu thiếu sắt ở nhiều địa phương vẫn còn cao Thiếu máu khá phổ biến ở lứa tuổi vị thành niên và là vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng trên thế giới hiện nay Học sinh phổ thông trung học thuộc lớp tuổi vị thành niên Với lứa tuổi này, từ năm “Vì tuổi trẻ thế giới” - 1985 và ở “Hội nghị sức khỏe toàn cầu” năm 1989, lứa tuổi vị thành niên bắt đầu thực sự được thảo luận và quan tâm Đây là lứa tuổi ở giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng về tâm sinh lý và dinh dưỡng Với nữ vị thành niên đó là sự chuẩn bị cho giai đoạn làm mẹ và có con sau này Nếu các em được quan tâm, chăm sóc thì sẽ làm giảm nhẹ gánh nặng sau này cho việc chăm sóc 2 nhóm đối tượng bà mẹ và trẻ em, đồng thời tạo một nền tảng sức khỏe tốt cho một đối tượng lao động tương lai quan trọng của đất nước Cho đến nay, các nghiên cứu về khẩu phần ăn và tình trạng thiếu máu thiếu sắt của nữ vị thành niên, đặc biệt là trên đối tượng học sinh phổ thông trung học chưa nhiều Vì vậy, nghiên cứu “Khẩu phần ăn và tình trạng thiếu máu của học sinh nữ hai trường phổ thông trung học B và C, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam” được thực hiện nhằm các mục tiêu sau: 1 Đánh giá mức tiêu thụ lương thực thực phẩm và giá trị dinh dưỡng khẩu phần của học sinh nữ 2 trường PTTH B và C, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 2 Đánh giá tình trạng thiếu máu của học sinh nữ 2 trường trên 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1 Lứa tuổi vị thành niên Lứa tuổi vị thành niên, theo TCYTTG, kéo dài trong khoảng 10 năm: 10 đến 19 tuổi Nó đánh dấu bằng những thay đổi xen kẽ nhau về thể chất, trí tuệ và mối quan hệ xã hội chuyển từ giản đơn sang phức tạp Theo tóm tắt báo cáo thường niên của UNICEF “Tình hình trẻ em thế giới năm 2011”, tỷ lệ vị thành niên trên toàn thế giới chiếm 17,5% dân số Thế nhưng, trong vô số các vấn đề, mục tiêu, chỉ tiêu và ưu tiên của các chương trình phát triển quốc tế, trẻ vị thành niên rất hiếm khi giữ vị trí hàng đầu Đặc biệt trong bối cảnh ngân sách phát triển hạn hẹp như hiện nay, theo lối tư duy truyền thống thì hầu hết các nguồn lực sẽ được dành cho trẻ em trong 10 năm đầu đời [45] Đầu tư vào y tế, dinh dưỡng, giáo dục cơ bản và bảo vệ trẻ em trong những năm gần đây đã góp phần đảm bảo một sự khởi đầu tốt hơn một cách đáng kể cho cuộc sống của nhiều trẻ em Tuy nhiên, cùng với thành quả này là trách nhiệm đảm bảo sự hỗ trợ cho trẻ em tiếp tục được duy trì khi trẻ lớn lên và phát triển [45] 2 Sức khỏe và tình hình dinh dưỡng của lứa tuổi vị thành niên Theo TCYTTG thì sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội [2] Sức khỏe được coi là tài sản quý giá của con người, sức khỏe đã có và tồn tại từ khi con người sinh ra đến khi chết, nhưng mức độ thường xuyên thay đổi trong suốt cuộc đời [3] Nghiên cứu các quy luật phát triển của cơ thể ở lứa tuổi đang lớn và những yếu tố ảnh hưởng lên quá trình này có ý nghĩa lý luận và thực tế lớn lao Giai đoạn phát triển bắt đầu từ sơ sinh cho đến trưởng thành là giai đoạn 10 chứa đựng hàng loạt các biến đổi sâu sắc, đặc biệt là trong thời kỳ dậy thì Vì vậy, các nhà sinh học, y học, giáo dục học trên thế giới đều quan tâm đến Tình trạng dinh dưỡng của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng của cơ thể Số lượng và chủng loại thực phẩm cần để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của con người khác nhau tùy theo tuổi, giới, tình trạng sinh lý và mức độ hoạt động thể lực và trí lực Về mặt sinh học, lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp rất quan trọng chuẩn bị cho giai đoạn phát triển đầy đủ của cơ thể Dinh dưỡng trong thời kỳ này cần hết sức hợp lý, đầy đủ để đáp ứng với nhu cầu tăng trưởng và phát triển của cơ thể Nhiều nghiên cứu cho thấy dinh dưỡng hợp lý là yếu tố căn bản nhất cho sự tăng trưởng và phát triển Năng lượng, protein, chất béo, vitamin, và các yếu tố vi lượng cần được cung cấp đầy đủ và cân đối để trẻ em, nhất là lứa tuổi vị thành niên phát triển đầy đủ và để tăng cường dự trữ các chất dinh dưỡng trong cơ thể [40] Bị xao nhãng ở thời kỳ đầu của tuổi niên thiếu, những khác biệt về giới trong chăm sóc dinh dưỡng trở nên rõ ràng ở lứa tuổi vị thành niên Những tác động của dinh dưỡng yếu kém có thể đặc biệt nghiêm trọng đối với các em gái vị thành niên: rất nhiều em sống ở các khu vực có tỉ lệ thiếu máu và thiếu hụt dinh dưỡng cao lập gia đình và có thai ở độ tuổi vị thành niên, và do đó có nhiều hơn khả năng tử vong hoặc bị biến chứng trong thai kỳ hoặc trong khi sinh [45] Với những tình trạng trên, vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe của trẻ vị thành niên, mà đặc biệt là nữ vị thành niên đã trở thành vấn đề của toàn xã hội Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện nhằm tìm hiểu chế độ ăn của lứa tuổi vị thành niên, ở Trung Quốc từ những năm 1949 đã đi sâu nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của lứa tuổi thanh thiếu niên, các tác giả cho rằng cải thiện tình trạng ăn uống cũng như kinh tế thì cũng cải thiện được tình trạng dinh dưỡng của lứa tuổi thanh thiếu niên [41], các nghiên cứu cũng ... trung h? ?c chưa nhiều Vì vậy, nghiên c? ??u ? ?Khẩu phần ăn tình trạng thiếu máu h? ?c sinh nữ hai trường phổ thơng trung h? ?c B C, huyện B? ?nh L? ?c, tỉnh Hà Nam? ?? th? ?c nhằm m? ?c tiêu sau: Đánh giá m? ?c tiêu... DANH M? ?C KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BL B, BL C B? ?nh L? ?c B, B? ?nh L? ?c C Ca Calci Ca/P Calci/phospho CS C? ??ng ĐV,TV Động vật, th? ?c vật Fe Sắt HS H? ?c sinh KPA Khẩu phần ăn NCKN,... thụ lương th? ?c th? ?c phẩm giá trị dinh dưỡng phần h? ?c sinh nữ trường PTTH B C, huyện B? ?nh L? ?c, tỉnh Hà Nam Đánh giá tình trạng thiếu máu h? ?c sinh nữ trường CHƯƠNG

Ngày đăng: 13/03/2013, 14:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan