skkn giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường pt dtnt tây nguyên

27 1.7K 3
skkn giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường pt dtnt tây nguyên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gôc tích nước nhà Việt Nam” Lời dạy trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa một ý nghĩa vô cùng sâu sắc về ý nghĩa, vai trò của lịch sử. Nhờ lịch sử chúng ta mới biết nguồn gốc của dân tộc, biết được quá trình dựng nước và giữ nước với những chiến công oanh liệt, những trang sử vàng chói lọi của các thế hệ đi trước. Biết sử cũng sẽ bồi đắp trong mỗi chúng ta lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, từ đó củng cố ý chí, bản lĩnh rèn luyện, phấn đấu vươn lên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương là một bộ phận không thể tách rời. Lịch sử địa phương là biểu hiện của lịch sử dân tộc, là sự minh họa cho lịch sử dân tộc. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của địa phương trongt sự phát triển chung của cả nước. Nó không chỉ giúp học sinh hiểu về mảnh đất, con người nơi mình chôn nhau cắt rốn, hun đúc niềm tự hào, giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước mà còn giúp học sinh nhận thức sâu sắc lịch sử dân tộc. Bên cạnh đó, trong môi trường nội trú, các em phải xa gia đình, xa môi trường sống gần gũi và truyền thống văn hoá gia đình, thôn buôn. Bởi vậy, cần tổ chức nhiều hoạt động mang ý nghĩa giáo dục, phong phú, gần gũi với lứa tuổi học sinh, giúp học sinh phát triển không lệch lạc khi phải sống bó hẹp trong môi trường học đường nội trú. Nghiên cứu học tập lịch sử địa phương cũng là biện pháp tích cực để thực hiện phương châm “nhà trường gắn liền với cuộc sống”. Giúp cho học sinh biết vận dụng tri thức lịch sử sách vở vào thực tiễn cuộc sống, biết đem tri thức lịch sử làm sáng tỏ vốn sống của mình và xã hội mình đang sống. Từ đó giúp các em hứng thú trong học tập, đem kiến thức phục vụ địa phương và xây dựng quê hương thêm giàu đẹp. Đó chính là những điều có thể 3 đạt được qua việc giảng dạy và học tập lịch sử địa phương trong môi trường nội trú. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc giảng dạy lịch sử địa phương lại ít được quan tâm. Do ảnh hưởng nhịp sống hiện đại, học sinh đổ xô vào học các môn học khác, nhằm thi đỗ đại học, tìm chỗ đứng trong tương lai, mà sao nhãng học sử, đặc biệt là tìm hiểu về lịch sử địa phương. Do vậy, chúng ta cần phải giảng dạy thật tốt lịch sử địa phương để lôi cuốn, thu hút và định hướng đúng cho sự phát triển nhận thức của thế hệ trẻ. Ngoài ra, trong thời điểm hiện nay, tài liệu về địa phương rất ít, thậm chí có nơi ngành giáo dục không biên soạn lịch sử địa phương để đội ngũ giáo viên giảng dạy cho học sinh. Xuất phát từ các lí do trên và tình hình thực tế trường dân tộc nội trú, việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng “Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường PT DTNT Tây Nguyên” là vấn đề cấp thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nhằm nêu lên kinh nghiệm tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường nội trú, giúp học sinh có những kiến thức cơ bản về truyền thống yêu nước, truyền thống đấu tranh cách mạng, lịch sử về sự hình thành và phát triển, những đặc trưng văn hóa của địa phương. Từ đó góp phần hình thành tình yêu quê hương, đất nước và bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong tư duy và hành động của học sinh. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nêu ra những kinh nghiệm của bản thân sau 8 năm giảng dạy phần lịch sử địa phương. - Nghiên cứu thực trạng công tác giảng dạy môn lịch sử địa phương ở trường PT DTNT Tây Nguyên trong điều kiện giáo dục hiện nay. 4 - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn lịch sử địa phương ở trường dân tộc nội trú. 4. Đối tượng nghiên cứu Chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông dân tộc nội trú. 5. Phạm vi nghiên cứu Chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở Trường PT DTNT Tây Nguyên. 6. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận khoa học biện chứng duy vật, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích- tổng hợp, so sánh, thống kê và phương pháp chuyên gia. 7. Đóng góp của đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường PT DTNT Tây Nguyên đã được vận dụng trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở trường PT DTNT Tây Nguyên và bước đầu đã giúp cho học sinh hứng thú hơn trong việc học môn Lịch sử. Việc vận dụng đề tài áp dụng vào giảng dạy sẽ giúp cho học sinh hứng thú, say mê học tập, nhận thức nhanh và củng cố khắc sâu kiến thức, nó còn bồi dưỡng niềm tự hào về quê hương đất nước. 8. Kết cấu của đề tài gồm Mở đầu, hai phần, kết luận, tài liệu tham khảo. 5 PHẦN 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG DTNT TÂY NGUYÊN 1.1. Cơ sở lí luận : 1.1.1. Khái niệm: - Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có những sắc thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất, có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành phố. Với nghĩa thứ hai, có thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác, ví dụ: miền Nam, miền Bắc, khu vực Tây Bắc, Việt Bắc Có ý kiến quan niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì không phải là của “Trung ương” hay “Quốc gia” đều được coi là địa phương. - Lịch sử địa phương Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay khu vực, vùng, miền. Lịch sử địa phương còn bao hàm ý nghĩa lịch sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu, các trường học, cơ quan, xí nghiệp Xét về yếu tố địa lý, các đơn vị đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như vậy, bản thân lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại. - Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường PT DTNT Tây Nguyên là cách giải quyết thông qua giảng dạy để nâng cao chất lượng tiếp thu lịch sử địa phương ở học sinh người đồng bào trường nội trú Tây Nguyên. 1.1.2. Mối quan hệ 6 - Mối quan hệ giữa lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương Đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời, nằm trong cặp phạm trù “Cái chung và cái riêng”. Tri thức lịch sử địa phương là biểu hiện cụ thể, sinh động, đa dạng các tri thức lịch sử dân tộc. Lịch sử địa phương là bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc, nhưng không phải là kết quả của phép cộng các cuốn lịch sử địa phương. Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng khối lượng tri thức lịch sử địa phương đã được khái quát hóa và tổng hợp ở mức độ cao. Trong nghiên cứu lịch sử, chúng ta thấy rằng bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa phương, bởi nó gắn với một vị trí không gian cụ thể ở một địa phương hoặc một số địa phương nhất định. Tuy nhiên, những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng trong phạm vi hẹp của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra có mức độ ảnh hưởng vượt khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa rộng với quốc gia, thậm chí đối với cả thế giới. Không chỉ riêng các nhà sử học chuyên nghiên cứu sâu về lịch sử, mỗi con người (ở mức độ khác nhau) đều có thể tìm hiểu về cuộc sống, những vị trí không gian khác nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm giàu thêm tri thức của cuộc sống con người. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con người biết cách hoạt động đúng đắn trong hiện tại và tương lai. Chính vì lẽ đó, sự am tường về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của chính mình, hiểu rõ mối quan hệ của lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc và rộng lớn hơn là lịch sử lịch sử thế giới. - Mối quan hệ giữa giảng dạy lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc Giảng dạy lịch sử địa phương có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục ở trường phổ thông. Việc giảng dạy lịch sử địa phương bồi dưỡng cho các em học sinh những kĩ năng cần thiết trong việc vận 7 dụng tri thức lí thuyết vào việc giải quyết những nhiệm vụ cụ thể mà thực tiễn đang đòi hỏi. Giảng dạy lịch sử địa phương còn góp phần rèn luyện và phát triển năng lực học tập và nghiên cứu của học sinh. Các em thấy được sự phát triển đa dạng sinh động, phức tạp và thú vị của lịch sử địa phương ở các địa phương, thấy được mối quan hệ chặt chẽ của lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc, thấy được nét độc đáo, đặc thù của lịch sử địa phương song vẫn tuân theo quy luật phát triển chung của lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. 1. 2. Cơ sở thực tiễn : 1. 2. 1. Thực trạng chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương hiện nay * Chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương trong nhà trường hiện nay - Các nội dung hoạt động sau đây đã được thường xuyên tổ chức thực hiện + Thuyết trình các nội dung về lịch sử địa phương + Cung cấp các tài liệu về lịch sử địa phương - Các hoạt động sau đây ( do điều kiện thực tế của từng trường, lớp) ít được tổ chức thực hiện một cách thường xuyên: + Chăm sóc các di tích lịch sử + Hoạt động nhân đạo từ thiện, đền ơn đáp nghĩa với buôn cách mạng, anh hùng liệt sĩ, Mẹ Việt Nam anh hùng. + Thưởng thức, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ với chủ đề liên quan lịch sử địa phương. + Trò chơi giải trí - Các nội dung hoạt động sau đây được học sinh yêu thích, song ít được tổ chức thực hiện: + Tham quan các di tích cách mạng, buôn cách mạng… + Tổ chức bài học tại địa phương, trong nhà bảo tàng, phòng truyền thống… + Nói chuyện thời sự, chính trị, văn hoá, xã hội liên quan địa phương … + Thảo luận, trao đổi hoặc thi tìm hiểu về lịch sử địa phương 8 + Đi viếng và chăm sóc các nghĩa trang liệt sĩ, các nhà bia tưởng niệm, các tượng đài của anh hùng liệt sĩ, viếng thăm và chăm sóc, nuôi dưỡng các anh hùng, các nhân vật, nhân chứng lịch sử gắn liền với lịch sử cách mạng địa phương; các Mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. + Các hội thi khéo tay, đố vui, ứng xử… liên quan lịch sử địa phương + Thi sáng tác thơ văn, hát nhạc, mĩ thuật và sinh hoạt lịch sử của các câu lạc bộ. + Sưu tầm, tìm hiểu về các anh hùng liệt sĩ, danh nhân văn hoá của địa phương - Các nội dung hoạt động sau đây chưa được tổ chức thực hiện : + Hoạt động câu lạc bộ lịch sử địa phương + Tổ chức cho các nhân chứng lịch sử kể lại cho học sinh về các vấn đề có liên quan đến các sự kiện lịch sử ở địa phương + Nói chuyện, sưu tầm tư liệu lịch sử địa phương và tìm hiểu các anh hùng ở địa phương. + Tham quan các di tích lịch sử địa phương ở xa - Các nội dung hoạt động sau, có một phận giáo viên còn gặp khó khăn khi tổ chức thực hiện : + Nói chuyện thời sự, chính trị, văn hoá, xã hội, kinh tế ỏ địa phương + Trao đổi, thảo luận, thi tìm hiểu về lịch sử địa phương + Văn hóa, văn nghệ + Thi sáng tạo + Tham quan các di tích lịch sử địa phương ở xa Như vậy, các nội dung giảng dạy lịch sử địa phương được nhà trường và giáo viên thường xuyên tổ chức cho học sinh thực hiện là những nội dung hoạt động dễ thực hiện, dễ tổ chức, ít tốn công sức thời gian, không cần có sự đầu tư kinh phí. Các nội dung khác có tính sáng tạo mất nhiều thời gian, tốn nhiều sức 9 lực, trí tuệ và đòi hỏi có sự đầu tư kinh phí thì ít được hoặc chưa được nhà trường đặt đúng tầm và chưa được giáo viên quan tâm thực hiện. 1.2.2. Những khó khăn trong việc giảng dạy lịch sử địa phương * Khó khăn chủ quan: Do giáo viên thiếu thời gian, do giáo viên thiếu kiến thức và năng lực tổ chức hoạt động. Nhiều giáo viên nhận xét rằng giảng dạy lich sử địa phương là việc làm chưa “thuận tay” với các giáo viên THCS. Thực tế trong trường THCS lâu nay giáo viên chỉ chú tâm đến dạy học lịch sử dân tộc, chưa quan tâm thoả đáng đến lịch sử địa phương; hơn thế nữa trong chương trình đào tạo giáo viên THCS của các trường sư phạm từ lâu ít chú ý đến hình thành năng lực và kĩ năng hoạt động giảng dạy lịch sử địa phương cho giáo sinh. Mặt khác để giảng dạy lịch sử địa phương thực sự có hiệu quả đòi hỏi người giáo viên phải tốn nhiều công sức, tốn nhiều thời gian – từ khâu sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng, kế hoạch, thiết kế nội dung đến triển khai, tổ chức thực hiện. Ở một số nơi, các tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình còn bị xem nhẹ, thiếu sự quan tâm, đầu tư nên giờ học nhàm chán, mang tính chất hình thức; có giáo viên còn sử dụng các tiết lịch sử địa phương để dạy bù, ôn tập. Mặt khác, phương pháp tiến hành các tiết dạy lịch sử địa phương vẫn theo lối dạy học trên lớp là chủ yếu nên chưa tạo được hứng thú cho học sinh trong các giờ học lịch sử địa phương. * Khó khăn khách quan: Do trường THCS thiếu thiết bị, phương tiện, cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động,thiếu tài liệu, sách hướng dẫn cũng làm hạn chế hiệu quả giảng dạy lịch sử địa phương. Muốn giảng dạy lịch sử địa phương ở THCS hiện này ngoài điều kiện nhân cách – tấm lòng và tài năng của nhà giáo, rất cần có những điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí để thu hút, lôi cuốn học sinh, đồng thời lại cần có cả môi trường hoạt động. Thực tế điều kiện của các trường THCS hiện nay phải 10 học cả sáng cả chiều, khuôn viên chật hẹp, giáo viên kiêm nhiệm nhiều việc, các trường không có kinh phí dành cho chương trình lịch sử địa phương nên chỉ thực hiện theo hình thức cho học sinh nghe thuyết giảng… Bên cạnh đó, tài liệu lịch sử địa phương được sưu tầm, lưu giữ trong các nhà trường còn nghèo nàn. Việc giảng dạy lịch sử địa phương chỉ được dành thời lượng 2 tiết/1năm học/1 lớp trong chương trình vì vậy nên cán bộ quản lí giáo dục THCS dễ xem nhẹ, giao khoán cho giáo viên làm, ít kiểm tra. Mặt khác các cấp quản lí giáo dục THCS khi xuống kiểm tra cũng nặng về công việc chính khoá là dạy học. Mặt khác công tác bồi dưỡng giáo viên hướng dẫn hoạt động này trong những năm qua chưa thật sự chú trọng bồi dưỡng năng lực thiết kế, tổ chức và thực hiện cho giáo viên. Vì thế, khi phải giảng dạy lịch sử địa phương không ít giáo viên ngại việc và chưa biết cách làm cho học sinh hứng thú với việc tìm hiểu. Tóm lại thực tiễn hiện nay, việc giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường THCS đang diễn ra theo hướng “tự nhiên” đa dạng, phong phú; có nơi hoạt động này dược diễn ra thường xuyên có bài bản, có nơi chỉ diễn ra rất giản đơn, hình thức và nhiều hạn chế. Vì thế việc giáo dục học sinh THCS qua việc lịch sử địa phương rất phức tạp và khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện. 1.2.3. Chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường PT DTNT Tây Nguyên * Thuận lợi : - Lịch sử địa phương đã được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường từ năm 2002 nên giáo viên và học sinh không còn bỡ ngỡ trong việc nắm bắt nội dung cũng như hình thức hoạt động. - Học sinh ở nội trú thuận lợi cho việc tập trung, quản lý các hoạt động ngoại khoá lịch sử địa phương. 11 - Địa điểm khuôn viên các trường nội trú tương đối thoáng mát, xanh, sạch, đẹp. - Ban giám hiệu nhà trường luôn động viên, khuyến khích giáo viên tổ chức các hình thức giảng dạy lịch sử địa phương phong phú đa dạng. - Thực hiện tốt các nội dung lịch sử địa phương còn có sự góp sức của các thành viên trong nhà trường như Ban Giáo vụ, Ban Quản sinh, Đoàn Đội, Giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn đến các lực lượng khác ngoài nhà trường. - Học sinh rất hứng thú vì được thay đổi môi trường, hình thức học tập từ đó giúp lớp học sinh động. - Đa số học sinh thích tìm tòi, học hỏi những điều mới, thích tham gia các hoạt động, luôn thắc mắc về cuộc sống xung quanh, lịch sử địa phương nơi mình sống và muốn giáo viên giải đáp. - Nhiều học sinh đến từ các buôn cách mạng, có cha ông tham gia vào sự nghiệp kháng chiến giành độc lập của dân tộc. - Trong nhà trường nội trú, các em được học 2 buổi/ 1 ngày. Buổi chiều còn nhiều giờ trống, giờ tự học rất thuận lợi về thời gian cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu lịch sử địa phương. * Khó khăn : - Giáo viên mất nhiều thời gian cho công tác chuẩn bị. - Nếu tổ chức ở sân trường, vườn trường hay ngoài trời đôi lúc còn phải tuỳ thuộc vào tình hình thời tiết. - Học sinh còn có những em chưa tích cực, tự giác tham gia. - Đa phần học sinh là người đồng bào dân tộc thiểu số nên việc tiếp thu học tập còn chậm. - Do thường xuyên ở trong môi trường nội trú nên học sinh ít có cơ hội tham quan các di tích cách mạng trong địa bàn. 12 [...]... bị, phương tiện cho việc tổ chức giảng dạy còn hạn chế - Kinh phí tổ chức các hoạt động còn hạn chế 14 Phần 2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG DẠY LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG Ở TRƯỜNG PT DTNT TÂY NGUYÊN 2 1 Tạo sự chuyển biến về nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh về lịch sử địa phương 2.1.1 Đối với cán bộ giáo viên Cán bộ giáo viên là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng giáo dục và giảng dạy. .. hợp giảng dạy lịch sử địa phương vào chương trình lịch sử cấp THCS Trong tiến trình lịch sử dân tộc, mọi sự kiện có ý nghĩa toàn quốc đều diễn ra ở một địa phương nhất định: nếu sự kiện ấy diễn ra ở địa phương mình thì khai thác về sự đóng góp của nhân dân địa phương vào diễn biến của sự kiện Nếu không thì liên hệ sự kiện chung của lịch sử dân tộc đối với địa phương Ví như, trong khi dạy phần lịch sử. .. liệu lịch sử địa phương liên quan đến chương trình học tập bộ môn lịch sử, sưu tầm những mẩu chuyện, những tư liệu về các nhân vật lịch sử ở quê hương Xây dựng phòng truyền thống lịch sử địa phương, tủ sách địa phương tạo điều kiện dễ dàng cho học sinh tiếp cận thông tin Tóm lại, để đạt được việc giảng dạy lịch sử địa phương thu hút học sinh tham gia một cách tự nguyện thì việc đổi mới phương pháp giảng. .. Nhờ có các tiết lịch sử địa phương, tôi đã có thể củng cố cho học sinh các kiến thức lịch sử dân tộc và nâng cao hiểu biết về lịch sử địa phương Đa số học trò hứng thú với lịch sử địa phương hơn, ham thích tham gia các hoạt động ngoại khóa của lịch sử địa phương, phát huy tính tích cực tự giác, sáng tạo trong học tập và cũng rèn khả năng tự tìm hiểu, sưu tầm kiến thức về lịch sử địa phương Giờ đây... trình lịch sử địa phương, NXB Giáo dục, năm 1999 5 Thuật ngữ, khái niệm lịch sử phổ thông, NXB Quốc gia, năm 1996 6 Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường trung học, NXB Sư phạm, năm 2005 7 Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THCS, NXB Giáo dục, năm 2002 8 Đổi mới việc dạy học lịch sử, lấy học sinh làm trung tâm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 1996 9 Áp dụng dạy. .. của việc xây dựng kế hoạch giảng dạy lịch sử địa phương cho học sinh: 16 + Đảm bảo sự thống nhất giữa mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương + Lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức hoạt động phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và cá nhân học sinh + Đảm bảo tính hệ thống, tính liên tục của việc giảng dạy lịch sử địa phương theo khối lớp + Đảm bảo... phối chương trình cụ thể hơn trong việc giảng dạy lịch sử địa phương (ví dụ ở lớp 6 ghi rõ tiết lịch sử địa phương giảng dạy bài gì, nội dung gì) - Cung cấp đầy đủ tài liệu, sách hướng dẫn, phương tiện hoạt động cho giáo viên và học sinh - Đưa nội dung lịch sử địa phương vào nội dung kiểm tra một tiết, kiểm tra học kì hoặc kì thi học sinh giỏi lịch sử để nâng cao sự quan tâm của thầy và trò, bên cạnh... ) + Trường …………………… + Lớp ……………………… + Các căn cứ để lập kế hoạch giảng dạy lịch sử địa phương ( năm học 200 – 200 ) + Kế hoạch giảng dạy lịch sử địa phương ( năm học …… - ……….) ST T Tê Mụ N Ngư Th n bài c tiêu ội dung, ời thực ời gian giảng giáo dục phương hiện G hi chú thực hiện pháp, hình thức 1 2 … * Để tổ chức giảng dạy lịch sử địa phương có hiệu quả, người giáo viên phải thực hiện theo qui trình... việc giảng dạy lịch sử địa phương có chất lượng và đạt được hiệu quả cao nhất 2.1.2 Đối với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm Sự hợp tác của giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn lịch sử có vai trò quyết định cho sự thành công của công tác giảng dạy lịch sử địa phương vì vậy nâng cao nhận thức cho giáo viên là việc cần làm Thông qua hoạt động ngoại khoá như tổ chức tham quan, thi kể chuyện lịch sử. .. dung lịch sử địa phương được học Đặc biệt, giáo viên sẽ sử dụng tối đa phương pháp kể chuyện, miêu tả nhân vật lịch sử, tường thuật các trận đánh, các sự kiện lịch sử nổi bật của địa phương để tạo biểu tượng lịch sử và thông qua đó bồi dưỡng lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước và hứng thú học tập lịch sử của HS Trên cơ sở định hướng của các chủ đề tuỳ theo điều kiện của từng trường, từng địa phương . phương pháp chuyên gia. 7. Đóng góp của đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường PT DTNT Tây Nguyên đã được vận dụng trong quá trình giảng dạy môn Lịch sử ở. sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại. - Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường PT DTNT Tây Nguyên là cách giải quyết thông qua giảng dạy. việc lịch sử địa phương rất phức tạp và khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện. 1.2.3. Chất lượng giảng dạy lịch sử địa phương ở trường PT DTNT Tây Nguyên * Thuận lợi : - Lịch sử

Ngày đăng: 16/07/2014, 18:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan