Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện sông lô vĩnh phúc

142 2.2K 1
Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện sông lô   vĩnh phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn khoa học của tiến sỹ Phan Thanh Long, em đã hoàn thành xong luận văn thạc sỹ của mình với đề tài: “Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc”. Nhân dịp luận văn được hoàn thành, với lòng biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học sư phạm Thái Nguyên và trường ĐH sư phạm Hà Nội, những người đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới thầy giáo Tiến sỹ Phan Thanh Long , người đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em cách thức và con đường nghiên cứu đề tài để hoàn thành đề tài nghiên cứu của em theo đúng tiến độ được giao. Nhân dịp này, tôi cũng xin trân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh thuộc trường THPT Bình Sơn và THPT Sáng Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Với điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế, chắc chắn bản luận văn của em còn có những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các nhà khoa học…. những người quan tâm đến vấn đề này cho luận văn của em được hoàn thiện hơn và em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM o0o NGUYỄN THỊ NHUNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN SÔNG LÔ – VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2010 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM o0o NGUYỄN THỊ NHUNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN SÔNG LÔ – VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Giáo dục học Mã số: 601 401 Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN THANH LONG THÁI NGUYÊN - 2010 LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian tiến hành nghiên cứu, dưới sự hướng dẫn khoa học của tiến sỹ Phan Thanh Long, em đã hoàn thành xong luận văn thạc sỹ của mình với đề tài: “Giáo dục môi trường cho học sinh các trường THPT huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc”. Nhân dịp luận văn được hoàn thành, với lòng biết ơn sâu sắc em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trường Đại học sư phạm Thái Nguyên và trường ĐH sư phạm Hà Nội, những người đã tận tình giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn trân thành tới thầy giáo - Tiến sỹ Phan Thanh Long , người đã giao đề tài và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho em cách thức và con đường nghiên cứu đề tài để hoàn thành đề tài nghiên cứu của em theo đúng tiến độ được giao. Nhân dịp này, tôi cũng xin trân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và các em học sinh thuộc trường THPT Bình Sơn và THPT Sáng Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Với điều kiện thời gian và trình độ còn hạn chế, chắc chắn bản luận văn của em còn có những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo và các nhà khoa học…. những người quan tâm đến vấn đề này cho luận văn của em được hoàn thiện hơn và em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm đó! Thái Nguyên, ngày 30 tháng 10 năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Nhung MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng, sơ đồ MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Giả thuyết khoa học 3 7. Các phương pháp nghiên cứu 4 8. Những đóng góp mới của đề tài 4 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG 5 1.1.Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 5 1.1.1 Giáo dục môi trường trên thế giới 5 1.1.2 Giáo dục môi trường ở Việt Nam 9 1.2. Một số khái niệm công cụ của vấn đề nghiên cứu 16 1.2.1. Khái niệm môi trường 16 1.2.2. Ô nhiễm môi trường 18 1.2.3. Bảo vệ môi trường 19 1.2.4. Giáo dục môi trường 20 1.2.5. Chất lượng giáo dục môi trường 22 1.3. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT 24 1.4. Giáo dục môi trường cho học sinh THPT 26 1.4.1. Vai trò và ý nghĩa của GDMT cho học sinh THPT 26 1.4.2. Mục tiêu GDMT cho học sinh THPT 28 1.4.3. Những quan điểm nguyên tắc trong GDMT 30 1.4.4. Nội dung GDMT ở trường THPT 32 1.4.5. Các phương pháp GDMT và hình thức tổ chức GDMT trong nhà trường THPT 34 1.4.6. Sử dụng phương tiện dạy học trong giáo dục môi trường 37 1.4.7. Kiểm tra, đánh giá trong GDMT ở nhà trường THPT 39 1.4.8. Các điều kiện để tiến hành GDMT trong nhà trường THPT 40 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GDMT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN SÔNG LÔ – VĨNH PHÚC 46 2.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và giáo dục huyện Sông Lô 46 2.2. Thực trạng công tác GDMT cho học sinh các trường THPT huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc 47 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên các trường THPT huyện Sông Lô về công tác GDMT cho học sinh 48 2.2.2. Thực trạng hoạt động GDMT của GV các trường THPT huyện Sông Lô 54 2.2.3. Thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi tham gia BVMT của học sinh các trường THPT huyện Sông Lô 69 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 80 Chƣơng 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN SÔNG LÔ – VĨNH PHÚC 81 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp 81 3.2 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 81 3.3 Các biện pháp đề xuất 81 3.3.1 Biện pháp thứ nhất: 81 3.3.2 Biện pháp thứ hai: 84 3.3.3. Biện pháp thứ ba: 93 3.3.4 Biện pháp thứ tư: 96 3.3.5 Biện pháp thứ năm: 99 3.3.6 Biện pháp thứ 6: 100 3.3.7 Biện pháp thứ bảy: 101 3.4 Khảo nghịêm về sự cần thiết và tính khả thi của biện pháp đề xuất 102 3.4.1 Mục đích khảo nghiệm: 102 3.4.2 Phạm vi và nội dung khảo nghiệm: 103 3.4.3 Phương pháp khảo nghiệm 103 3.4.4 Kết quả khảo nghiệm 103 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MT BVMT GDMT GD – ĐT DH GD GV HS LHQ THPT UNESSCO UNDP UNEP SXKD CNH –HĐH ÔNMT PP GDNGLL SGK TNTN TN&MT Môi trường Bảo vệ môi trường Giáo dục môi trường Giáo dục – Đào tạo Dạy học Giáo dục Giáo viên Học sinh Liên hợp quốc Trung học phổ thông Tổ chức Văn hoá – khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc Chương trình phát triển của Liên hợp quốc Chương trình môi trường của Liên hợp quốc Sản xuất kinh doanh Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá Ô nhiễm môi trường Phương pháp Giáo dục ngoài giờ lên lớp Sách giáo khoa Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên và môi trường DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Nhận thức của GV về tầm quan trọng của công tác GDMT cho HS THPT Bảng 2.2: Quan niệm của GV về vai trò của các lực lượng GD trong công tác GDMT cho học sinh Bảng 2.3: Thực trạng xác định nội dung GDMT cho học sinh của GV Bảng 2.4: Nhận thức của GV về các con đường GDMT cho học sinh THPT Bảng 2. 5: Nhận thức của GV về khả năng lồng ghép GDMT vào các môn học Bảng 2.6: Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học của GV khi giảng dạy những bài học có lồng ghép nội dung GDMT Bảng 2.7: Thực trạng sử dụng các phương tiện dạy học của GV khi giảng dạy những bài học có lồng ghép nội dung GDMT. Bảng 2.8: Thực trạng tổ chức các hoạt động ngoại khoá nhằm GDMT cho học sinh các trường THPT huyện Sông Lô Bảng 2.9: Nhận thức của học sinh về các vấn đề môi trường và BVMT Bảng 2.10: Thái độ của HS đối với những hành động ảnh hưởng tới môi trường Bảng 2.11: Thói quen và hành vi tham gia BVMT của học sinh Bảng 3.1: Sự cần thiết và mức độ quan trọng của các biện pháp nâng cao chất lượng GDMT trong các trường THPT Bảng 3.2: Tính khả thi của các biện pháp nâng chất lượng GDMT trong các trường THPT huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc Sơ đồ 1.1: Các phương pháp giáo dục môi trường (Nguồn UNESCO) Sơ đồ 1.2: Các điều kiện cơ bản trong GDMT Sơ đồ 2.1 Nhận Thức của GV về mục tiêu GDMT cho học sinh THPT Sơ đồ 2.2: Thái độ và mức độ tham gia các hoạt động GDMT do nhà trường tổ chức của học sinh THPT Sơ đồ 2.3: Nhận xét của GV về nhận thức, thái độ và hành vi tham gia BVMT của HS các trường THPT huyện Sông Lô 1 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài 1. Môi trường đang trở thành vấn đề chung của nhân loại được cả thế giới quan tâm. Việt Nam cũng là nước có môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng, gây nguy cơ mất cân bằng sinh thái, cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của đất nước. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do nhận thức và thái độ của con người về bảo vệ môi trường (BVMT) còn hạn chế. Từ đó, yêu cầu đặt ra là cần phải tăng cường công tác giáo dục môi trường (GDMT) cho cộng đồng mà trước hết là GDMT cho thế hệ trẻ, những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường - những chủ nhân tương lai của đất nước. Trong đó đặc biệt coi trọng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT. Bởi các em là lực lượng quan trọng tham gia vào các hoạt động gìn giữ và bảo vệ môi trường của con người trong hiện tại cũng như tương lai. 2. Trong những năm qua, thực hiện Chỉ thị số 36 - CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kì CNH – HĐH đất nước và Quyết định số 1363/QĐ - TTg, ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đưa các nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục trong cả nước tổ chức triển khai các nhiệm vụ về GDMT và thực hiện tốt các hoạt động giáo dục BVMT trong nhà trường. Trên tinh thần đó, chương trình giáo dục môi trường đã được đưa vào giảng dạy tại các cấp học từ tiểu học, THCS, THPT đến đại học. Nhiều nội dung giáo dục môi trường đã được thực hiện ở các cơ sở giáo dục. Song nhìn chung việc thực hiện các nội dung GDMT trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và trong các trường THPT nói riêng hiện nay chưa thực sự mang lại hiệu quả. Các giải pháp thực hiện chương trình GDMT trong các nhà trường mới chỉ là giải pháp tình thế, chưa có hệ thống (mang tính thời vụ); chương 2 trình GDMT chưa được triển khai một cách thống nhất, rộng khắp trong cả nước, chưa trở thành nội dung bắt buộc và chưa được coi là một tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục trong nhà trường…. Những tồn tại trên là phổ biến ở hầu hết các trường THPT trong cả nước. Đặc biệt đối với các trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc thì những hạn chế đó được bộc lộ khá rõ bởi những điều kiện chủ quan và khách quan của các nhà trường nơi đây. 3. Là huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, Huyện Sông Lô được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày mùng 1/4/2009. Là huyện mới nên điều kiện kinh tế - xã hội, giáo dục của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn. Công tác giáo dục nói chung và GDMT tại các trường THPT nói riêng trên địa bàn huyện chưa được quan tâm đúng mức và còn nhiều tồn tại, bất cập: Hoạt động DGMT ở các trường THPT nơi đây mới chỉ mang tính chất phong trào, chưa có biện pháp hiệu quả; đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên về hệ thống nghiệp vụ và chuyên môn trong công tác GDMT… làm cho công tác GDMT của các nhà trường nơi đây chưa đạt đạt được hiệu quả cao, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn GDMT hiện nay. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để khắc phục được những tồn tại, bất cập và nâng cao được chất lượng công tác GDMT ở các nhà trường nói chung và các trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô nói riêng? Đây chính là lý do khiến chúng tôi quyết định lựa chọn vấn đề: “Giáo dục môi trƣờng cho học sinh các trƣờng THPT huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn công tác GDMT cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô – tỉnh Vĩnh Phúc. Đề tài xây dựng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh THPT phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và các nhà trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô -Vĩnh Phúc. [...]... và trường THPT Sáng Sơn 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề GDMT cho học sinh nói chung và cho học sinh THPT nói riêng 5.2 Phản ánh và đánh giá thực trạng công tác GDMT ở các trường THPT huyện Sông Lô – Vĩnh phúc, tìm ra nguyên nhân của thực trạng đó 5.3 Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. .. Quá trình GDMT cho học sinh THPT - Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh THPT - Đối tượng khảo sát: Điều tra lấy ý kiến của 117 giáo viên, cán bộ quản lý và 300 học sinh (100 HS khối 10, 100 HS khối 11, 100 HS khối 12) ở hai trường: THPT Bình Sơn và THPT Sáng Sơn thuộc huyện Sông Lô 4 Phạm vi nghiên cứu Biện pháp giáo dục môi trường cho học sinh THPT là một... các cán bộ, cử nhân về lĩnh vực môi trường như Khoa môi trường của trường Đại học khoa học tự nhiên (Hà nội), Khoa môi trường của Đại học Thuỷ Lợi, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Lâm Nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội… ở Thành phố Hồ Chí Minh khoa môi trường cũng được thành lập ở các trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Bách khoa , Đại học Kỹ thuật Song song với việc giảng dạy trong nhà trường, ... cho học sinh nói chung và cho học sinh THPT nói riêng * Về mặt thực tiễn: - Phản ánh thực trạng công tác GDMT ở các trường THPT trên địa bàn huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc và chỉ ra được nguyên nhân cơ bản của thực trạng đó - Xây dựng được cơ sở khoa học và cách thức thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh THPT 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG 1.1.Tổng quan về... các trường phổ thông cùng với kế hoạch cải cách giáo dục, thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và nhà giáo dục Các công trình nghiên cứu, đề tài nghiên cứu, các dự án về giáo dục môi trường luôn được nhà nước ưu tiên Những công trình nghiên cứu này đã khởi thảo một số vấn đề lý luận chung về GDMT và vấn đề lồng ghép, tích hợp GDMT qua các môn học 11 Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi. .. năng bảo vệ và gìn giữ môi trường, biết ững xử tích cực với môi trường sống xung quanh…Việc giáo dục bảo vệ môi trường chủ yếu thực hiện theo phương thức khai thác triệt để tri thức về môi trường hiện có ở các môn học trong nhà trường Nội dung giáo dục BVMT còn thực hiện ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho toàn cộng đồng Như vậy... dẫn GDMT cho những người đào tạo giáo viên ở cả bậc tiểu học và bậc trung học Tóm lại, những thành tựu và kết quả của các công trình nghiên cứu về GDMT trong thời gian qua ở nước ta cho thấy, vấn đề GDMT cho học sinh trong các nhà trường ở nước ta đã thực sự trở thành một trong những vấn đề cấp bách và cần thiết, góp phần quan trọng vào mục tiêu giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh các bậc học, trong... tính khoa học, tính hệ thống các khối kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và đảm bảo tính liên thông giữa các bậc học mà nội dung cơ bản của nó là giáo dục về môi trường, nghĩa là trang bị cho học sinh không chỉ những kiến thức, hiểu biết về môi trường, mà còn là những định hướng vì môi trường, hướng tới những hoạt động thích nghi, tạo lập môi trường 1.3 Đặc điểm tâm lý học sinh THPT Vấn đề GDMT được tiến... môi trường, vai trò và tầm quan trọng của môi trường đối với sự sống, ý nghĩa của công tác GDMT và BVMT là vô cùng quan trọng và cần thiết, nó sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách nhìn nhận, quan điểm, thái độ và hành vi của các em đối với môi trường và đối với vấn đề BVMT trong cả thời kỳ phát triển tiếp theo của các em 1.4 Giáo dục môi trƣờng cho học sinh THPT 1.4.1 Vai trò và ý nghĩa của GDMT cho học sinh. .. định GDMT cần phải đưa vào trường học ở tất cả các bậc học và cho mọi đối tượng Cần phải có những biện pháp và xây dựng những chương trình về GDMT một cách hợp lý để đưa những nội dung GDMT vào các trường học, nâng cao và bồi dưỡng năng lực GDMT cho giáo viên các cấp… 1.1.2 Giáo dục môi trường ở Việt Nam 1.1.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về GDMT trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam là một . dục môi trường 20 1.2.5. Chất lượng giáo dục môi trường 22 1.3. Đặc điểm tâm lý học sinh THPT 24 1.4. Giáo dục môi trường cho học sinh THPT 26 1.4.1. Vai trò và ý nghĩa của GDMT cho học sinh. trạng công tác GDMT cho học sinh các trường THPT huyện Sông Lô – Vĩnh Phúc 47 2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên các trường THPT huyện Sông Lô về công tác GDMT cho học sinh 48 2.2.2. Thực. NHUNG GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƢỜNG THPT HUYỆN SÔNG LÔ – VĨNH PHÚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Giáo dục học Mã số: 601 401

Ngày đăng: 16/07/2014, 10:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan