phát triển thể chất ở trẻ em

4 3.7K 5
phát triển thể chất ở trẻ em

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRẺ EM I. ĐẠI CƯƠNG 1. Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, vì vậy tăng trưởng là một đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em. Tăng trưởng gồm 2 quá trình lớn và phát triển: - Quá trình lớn chỉ sự tăng khối lượng do sự tăng sinh và phì đại của tế bào - Quá trình phát triển chỉ sự biệt hoá về hình thái và sự trưởng thành về chức năng của các bộ phận và hệ thống trong cơ thể 2. Các chỉ tiêu đánh giá sự tăng trưởng - Nhóm các chỉ tiêu nhân trắc: cân nặng, chiều cao, chu vi các vòng, tỉ lệ các phần trong cơ thể - Tuổi xương - Các chỉ số trưởng thành tính dục: lông mu, vú, kinh nguyệt II. SỰ PHÁT TRIỂN CÂN NẶNG 1. Trẻ sơ sinh (theo số liệu điều tra năm 1995) Cân nặng của trẻ trai 3100±350 g Cân nặng của trẻ gái 3060±340 g (Cân nặng con dạ lớn hơn con so, trẻ tra ớn hơn trẻ gái). Vào ngày thứ 2-3 sau đẻ có hiện tượng sụt cân sinh lý. Cân nặng của trẻ sụt đi khoảng 6-8% trọng lượng lúc mới đẻ nghĩa là khoảng 150-300g. Trẻ sẽ đạt được cân nặng ban đầu vào ngày 10 sau đẻ. Trẻ đẻ non thì tỉ lệ sụt cân nhiều hơn và hồi phục chậm hơn. 2. Cân nặng của trẻ trong năm đầu Trong năm đầu cân nặng của trẻ tiếp tục tăng nhanh, nhất là trong 3 tháng đầu sau đó tăng chậm dần. - Cân nặng của trẻ tăng gấp đôi lúc sinh vào tháng thứ 4 và 5, gấp 3 vào cuối năm. - Trong 6 tháng đầu sự phát triển cân nặng của trẻ em ta không khác gì trẻ em của các nước đang phát triển. Từ 6 tháng trở ra thì cân nặng tăng kém rõ rệt. Trong 6 tháng đầu mỗi tháng trẻ tăng 700g Trong 6 tháng sau trẻ tăng 250g. 3. Trẻ em trên 1 tuổi - Cân nặng của trẻ tăng chậm, trung bình mỗi năm trẻ tăng được 1,5 kg. Cân nặng của trẻ gái thường nhẹ hơn trai khoảng 1kg. Từ 12-14 tuổi cân nặng trẻ gái > trẻ trai khoảng 1kg. Từ 12-14 tuổi cân nặng trẻ gái > trẻ trai (do sự nhảy vọt của tuổi vị thành niên). Trong giai đoạn nhảy vọt: cân nặng của trẻ gái trung bình tăng từ 3 đến 3,5 kg trong một năm, đỉnh cao là 4kg/năm. Còn với trẻ trai tăng trung bình 4-4,5 kg trong một năm, đỉnh cao là 5kg/năm. Sau đó tốc độ tăng chậm dần. * Công thức tính cân nặng của trẻ: từ 2-10 tuổi: X (kg) = 9 + 1,5(N-1) từ 11-15 tuổi: X(kg) = 21 + 4(N-10) X là cân nặng tính theo kg. N là tuổi tính theo năm. Diễn biến của cân nặng có thể dùng làm cơ sở để: - Phát hiện sớm tình trạng thiếu dinh dưỡng trước khi xuất hiện các dấu hiẹu lâm sàng. - Theo dõi tình trạng mất nước và đánh giá mức độ nặng nhẹ. - Có biện pháp phòng tránh và giáo dục y tế cho các bà mẹ như điều chỉnh chế độ ăn, thay đổi thức ăn bổ sung. - Đánh giá tình trạng dinh dưỡng của một quần thể. III. SỰ PHÁT TRIỂN CHIỀU CAO 1. Trẻ sơ sinh: chiều cao của trẻ sơ sinh đủ tháng là: 50 ± 1,6 cm đối với trẻ trai 59,8 ± 1,3 cm đối với trẻ gái Chiều cao của con dạ thường lớn hơn con so và trẻ trai lớn hơn trẻ gái. 2. Trong năm đầu Chiều cao của trẻ tiếp tục tăng nhanh nhất là trong ba tháng đầu mỗi tháng tăng từ 3-3,5 cm. Ba tháng tiếp theo tăng từ 2-2,5 cm một tháng. Sáu tháng cuối chỉ tăng được từ 1-1,5cm. Vì vậy cuối năm: Chiều cao trẻ trai đạt được 74,54±2,3 cm Chiều cao trẻ gái là 73,25±2,8 cm 3. Trẻ trên một tuổi Tốc độ tăng chiều cao từ năm thứ hai trở đi chậm hơn năm đầu. Mỗi năm tăng từ 7,5 đến 6,5 cm và sau đó mỗi năm tăng được 4 cm đối với trẻ gái, 4,5 đối với trẻ trai. - Giai đoạn dậy thì: lại có sự tăng vọt trong giai đoạn này, chiều cao tăng trung bình 5,5 cm/năm và đỉnh cao là 9cm/năm đối với nam. Với nữ, trong giai đoạn này chiều cao tăng trung bình 5 cm/năm và đỉnh cao là 8 cm/năm. - Sau đó tốc độ tăng chiều cao giảm nhanh Khi dậy thì hoàn toàn thì sự tăng chiều cao của trẻ gái còn rất ít và đạt được chiều cao cuối cùng vào khoảng 19-21 tuổi. Đối với trẻ trai chiều cao còn tiếp tục tăng nhưng chậm hơn và kết thúc vào khoảng 20-25 tuổi. Do đó để có thể ước tính chiều cao của trẻ em trên một tuổi có thể áp dụng công thức sau: X (cm) = 75+5N X: chiều cao, N là số tuổi tính theo năm 4. Biểu đồ tăng trưởng: Để đánh giá sự phát triển cơ thể trẻ em thì việc theo dõi cân nặng, chiều cao liên tục từ lúc đẻ đến khi trưởng thành là rất quan trọng. Tuy nhiên, cân nặng là chỉ tiêu thay đổi nhanh phản ánh được tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ trẻ em cho nên người ta sử dụng biểu đồ cân nặng để có thể so sánh tình trạng dinh dưỡng của trẻ em các nước. Tổ chức y tế thế giới khuyến cáo các nước sử dụng thống nhất một biểu đồ cân nặng chuẩn dựa theo số liệu của trung tâm quốc gia thống kê sức khoẻ của Hoa Kỳ (NCHS: National Centre for Health Statistics). Cân nặng của trẻ em nước ta nằm trong khoảng X đến X-2SD. IV. VÒNG ĐẦU, VÒNG NGỰC, VÒNG CÁNH TAY 1. Vòng đầu: Khi mới đẻ: trẻ sơ sinh đủ tháng có vòng đầu trung bình 30,31 ± 1,83 cm. Đến cuối năm thứ nhất đạt được 43 ± 1,5 cm. Như vậy trong năm đầu vòng đầu của trẻ tăng được gần 15 cm (trong 3 tháng đầu mỗi tháng tăng gần 3 cm sau đó chậm dần. Năm thứ 2-3: mỗi năm tăng 2cm sau đó mỗi năm tăng được 0,5-1 cm. Như vậy: Đến 5 tuổi vòng đầu: 45 - 50 cm 10 tuổi vòng đầu: 51 cm 15 tuổi vòng đầu: 53-54 cm 2. Vòng ngực: Lúc mới đẻ vòng ngực của trẻ nhỏ hơn vòng đầu: khoảng 30 cm. Cũng như vòng đầu, vòng ngực tăng nhanh trong năm đầu nhưng mức tăng chậm hơn vòng đầu và đuổi kịp vòng đầu vào lúc 2-3 tuổi. Sau đó vòng ngực lớn hơn vòng đầu. 3. Vòng cánh tay: Lúc một tháng tuổi chu vi giữa cánh tay của trẻ xấp xỉ 11 cm đến một tuổi đạt 13,5 cm. Đến 5 tuổi đạt 15±1 cm. V. TỈ LỆ GIỮA CÁC PHẦN CƠ THỂ Khi cơ thể phát triển, cơ thể không những tăng về khối lượng mà còn cả kích thước của toàn cơ thể. Nhưng do sự tăng trưởng không đồng đều giữa các bộ phận và hệ thống nên dẫn đến sự thay đổi tỉ lệ giữa các phần của cơ thể. 1. Tỉ lệ chiều cao đầu và chiều cao đứng: Tuổi Cao đầu/cao đứng Thai 2 tháng 1/2 Sơ sinh 1/4 Trẻ 2 tuổi 1/5 Trẻ 6 tháng 1/6 Trẻ 12 tuổi 1/7 Người lớn 1/8 2. Chiều cao của thân Chiều cao của thân trẻ em hơi dài hơn so với chiều cao đứng. Chiều cao thân của trẻ sơ sinh bằng 45% chiều dài cơ thể. Ở tuổi dậy thì chỉ còn 38%. Tỉ lệ chiều cao ngồi / chiều cao đứng sẽ giảm dần theo tuổi. 3. Tỉ lệ chiều dài chi dưới so với chiều cao đứng: nghiên cứu các chỉ số Skelie (cao đứng - cao ngồi/cao ngồi x 100). Cho thấy chỉ số này tăng dần theo tuổi. 1 tuổi: 59,5% 4 tuổi: 74,5% 2 tuổi: 63% 5 tuổi: 76,6% 3 tuổi: 70% 6 tuổi: 79% Chỉ số này thể hiện chiều dài chi dưới và chiều cao đứng, nói lên rằng theo lứa tuổi chiều dài chi dưới ngày càng có xu hướng dài hơn thân. VI. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TĂNG TRƯỞNG Sự tăng trưởng chỉ ảnh hưởng tương tác của 2 yếu tố cơ bản là di truyền và môi trường. 1. Di truyền: - Giới, chủng tộc - Các yếu tố gen - Các bất thường bẩm sinh 2. Môi trường: - Trước sinh - Bà mẹ - Điều kiện kinh tế xã hội - Khí hậu, mùa - Hoạt động thể chất - Dinh dưỡng - Đô thị hoá - Stress tâm lý 3. Nội tiết - Hóc môn của tuyến giáp, tuỵ, thượng thận, sinh dục, tuyến yên - Bệnh tật - Các bệnh chuyển hoá, nội tiết, hô hấp, tim mạch, tiêu hoá . PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT Ở TRẺ EM I. ĐẠI CƯƠNG 1. Trẻ em là một cơ thể đang lớn và phát triển, vì vậy tăng trưởng là một đặc điểm sinh học cơ bản của trẻ em. Tăng trưởng gồm 2 quá trình lớn và phát. 6 tháng đầu sự phát triển cân nặng của trẻ em ta không khác gì trẻ em của các nước đang phát triển. Từ 6 tháng trở ra thì cân nặng tăng kém rõ rệt. Trong 6 tháng đầu mỗi tháng trẻ tăng 700g Trong. chiều cao của trẻ em trên một tuổi có thể áp dụng công thức sau: X (cm) = 75+5N X: chiều cao, N là số tuổi tính theo năm 4. Biểu đồ tăng trưởng: Để đánh giá sự phát triển cơ thể trẻ em thì việc

Ngày đăng: 16/07/2014, 10:42

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan