Đề tài nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện kim bảng tỉnh hà nam

101 3K 13
Đề tài nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện kim bảng tỉnh hà nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng và công cuộc đổi mới nền kinh tế xã hội của đất nước. Đảng và nhà nước ta chủ trương đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước mà trước hết là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp của Việt Nam nói riêng đang phải đương đầu với một cuộc cạnh tranh quyết liệt, trong đó có nhiều cơ hội để phát triển nhưng những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt cũng không nhỏ. Chất lượng của nguồn nhân lực vốn được xem là khâu then chốt để nâng cao tính bền vững của nền kinh tế, của phát triển xã hội thì vẫn còn nhiều hạn chế hay nói đúng hơn là vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập. Chính vì vậy, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển nguồn nhân lực đến năm 2020, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam, với chỉ số ước đạt 55% lao động có tay nghề cao, nhằm đáp ứng được thách thức của nền kinh tế thị trường trong hiện tại và tương lai. Thông qua chiến lược này, Chính phủ kỳ vọng người lao động có đủ trình độ, độ nhạy cảm đối mặt với một thách thức rất lớn là môi trường làm việc mang tính cạnh tranh. Cạnh tranh với lao động trong nước và cạnh tranh với lao động nước ngoài, khi tham gia vào quá trình xuất khẩu lao động hay khi lao động nước ngoài trực tiếp vào làm việc tại Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp khi có tới 60,9 triệu người sống ở nông thôn chiếm 69,4% dân số cả nước, lao động nông thôn từ 15 tuổi trở lên chiếm 48,0% lực lượng lao động toàn xã hội (Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội Việt Nam năm 2011 tổng cục thống kê). Ngoài ra hằng năm lại có thêm gần 1 triệu người đến tuổi lao động bổ sung vào đội ngũ lực lượng lao động. Trong khi đó, vấn đề đào tạo nghề và sử dụng lao động đã được đào tạo đang còn nhiều bất cập như: Các trường đại học, cao đẳng ồ ạt mở rộng đào tạo đến cả bậc trung cấp nghề, nhưng hầu hết trang thiết bị của các trường nghề đều rơi vào tình trạng lạc hậu. Có những trường nghề hiện nay còn dùng các loại máy móc những năm 60 70 của thế kỷ 20 được nhập từ các nước Ðông Âu; đội ngũ giáo viên cũng chưa thật sự đủ mạnh để có thể truyền nghề cho học sinh của mình. Từ thực tiễn công tác đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng, chúng ta có thể nhận thấy một nghịch lý tồn tại hiển nhiên thừa thầy thiếu thợ, chưa kể tâm lý học trung cấp rất khó tìm được việc làm, nếu có thì thu nhập cũng ở mức rất thấp. Đào tạo nghề cho LĐNT là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, của các cấp, các ngành và xã hội nhằm nâng cao chất lượng lao động nói chung và LĐNT nói riêng để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhà nước cần tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho LĐNT, có chính sách đảm bảo thực hiện công bằng xã hội về cơ hội học nghề đối với LĐNT, khuyến khích, huy động và tạo điều kiện thuận lợi để toàn xã hội tham gia đào tạo nghề cho LĐNT. Theo số liệu của Niên giám thống kê năm 2010 tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo là 15,5% , trong đó LĐNT đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm 9,1%. Điều đó có nghĩa là chúng ta cùng lúc phải giải quyết được 3 vấn đề lớn: i) Chuyển dịch dần lực lượng lao động nông nghiệp sang lực lượng phi nông nghiệp; ii) Nâng cao tỉ lệ lao động qua đào tạo, trong đó đặc biệt quan tâm đến lực lượng LĐNT; iii) Nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng. Với số lượng lớn lao động tập trung ở khu vực nông thôn và tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp như hiện nay, để giải quyết tốt đồng thời cả 3 vấn đề nêu trên thì giải pháp hữu hiệu nhất vẫn là mở rộng các hình thức đào tạo nghề cho lực lượng LĐNT. Đồng thời với việc mở rộng về số lượng thì phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Kim Bảng là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Nam và hiện nay việc phát triển các ngành nghề truyển thống, ngành dệt may, sản xuất xi măng đã thúc đẩy tình hình kinh tế xã hội huyện Kim Bảng dần đi vào ổn định và có chiều hướng tăng trưởng tốt. Tuy nhiên nông nghiệp vẫn là lĩnh vực sản xuất vật chất quan trọng và cơ bản của huyện, thu hút nhiều LĐNT. Với tình hình đó, khi khoa học công nghệ phát triển và được áp dụng rộng rãi vào sản xuất thì lại chính là khó khăn lớn của huyện. Một bộ phận lớn LĐNT có xu hướng dôi dư nhưng lại rất khó để có thể bố trí việc làm cho họ. Vấn đề cơ cấu lại lực lượng LĐNT cũng gặp nhiều khó khăn do số lao động này chưa được đào tạo nghề khi tham gia vào lao động sản xuất phi nông nghiệp; số ít đã được đào tạo nghề thì trình độ nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng của sản xuất và xã hội. Trong thời gian qua công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện đã đạt được những kết quả nhất định. Bước đầu đáp ứng được nhu cầu học nghề của người lao động, nhu cầu sử dụng lao động của các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, DN. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đó thì công tác đào tạo nghề của huyện cũng gặp phải những khó khăn, hạn chế; chưa đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu của DN, của xã hội cả về số lượng và chất lượng, ngành nghề đào tạo. Do vậy, để công tác đào tạo nghề của huyện ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu của thời kỳ CNH, HĐH cần được các cấp, các ngành và toàn thể các tập thể, cá nhân trong và ngoài huyện hưởng ứng, đầu tư triển khai trong những giai đoạn tiếp theo. Với phương châm phát huy tối đa nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, địa phương và các tổ chức, DN trong và ngoài huyện. Kim Bảng đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể nhằm khắc phục những hạn chế về chất lượng đào tạo nghề đối với LĐNT như: Liên kết đào tạo nghề với các DN; xây dựng mô hình dạy nghề mới; nghề truyền thống tại phương kết hợp với những hướng dẫn kiến thức phát triển kinh doanh cho các hộ gia đình hội viên có khả năng phát triển nghề theo quy mô tổ hợp, DN nhỏ; tổ chức dạy nghề lưu động tại các cơ sở và dạy nghề tại trung tâm dạy nghề huyện. Nhưng thực tế việc triển khai các hoạt động đào tạo nghề cho LĐNT huyện thời gian qua diễn ra như thế nào? Có những yếu tố nào ảnh hưởng chính đến chất lượng đào tạo nghề cho người LĐNT huyện? Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho người LĐNT huyện Kim Bảng thì trong thời gian tới cần thực hiện những giải pháp chủ yếu nào?

Ngày đăng: 15/07/2014, 09:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan