Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại tổng công ty viễn thông FPT

129 612 5
Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại tổng công ty viễn thông FPT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 4 1.1. Tổng quan về hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 4 1.1.1. Khái niệm, vai trò của hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp 4 1.1.2. Mục đích của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp 4 1.1.3. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính 5 1.2. Hệ thống báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp hiện nay 7 1.2.1 Phân loại hệ thống báo cáo tài chính 7 1.2.2 Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính 9 1.3. Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm một số nước trong việc trình bày báo cáo tài chính 14 1.3.1. Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính quốc tế 14 1.3.2. Kinh nghiệm một số nước trong việc trình bày báo cáo tài chính 17 1.4. Phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp 22 1.4.1. Tài chính doanh nghiệp và sự cần thiết phải phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 22 1.4.2. Các phương pháp phân tích hình hình tài chính trong doanh nghiệp 25 1.4.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG FPT 49 2.1. Tổng quan về tổng công ty viễn thông FPT 49 2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty Viễn thông FPT 52 2.1.3. Khái quát tình hình kinh doanh của Tổng công ty 54 2.1.1 Bảng cân đối kế toán hợp nhất phục lục1 66 2.1.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất phụ lục3 69 2.1.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất phụ lục 5 70 2.2.2. Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất 72 2.3. Thực trạng vận dụng hệ thống báo cáo tài chính trong việc phân tích tình hình tài chính tại tổng công ty FPT 73 2.3.1. Sử dụng hệ thống báo cáo tài chính để phân tích khái quát tình hình tài chính tại Tổng công ty 74 2.3.2 Sử dụng hệ thống báo cáo tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời vốn 83 2.3.3. Sử dụng hệ thống báo cáo tài chính để phân tích tình hình và khả năng thanh toán tại Tổng Công ty FPT 88 2.3.4. Sử dụng hệ thống báo cáo tài chính để phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty FPT 92 2.4.3. Đánh giá thực trạng vận dụng hệ thống báo cáo tài chính trong việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty FPT 97 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY VIỄN THÔNG FPT 99 3.1. Định hướng phát triển và sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công ty viễn thông FPT 99 3.1.1 Định hướng phát triển 99 3.1.2 Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công ty viễn thông FPT 99 3.2 Phương hướng hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công ty viễn thông FPT 101 3.2.1.Bổ sung thông tin trên báo cáo tài chính của công ty cổ phần theo yêu cầu của thị trường chứng khoán 101 3.2.2. Bố trí lại các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính niên độ và giữa niên độ thống nhất và hợp lý 102 3.2.3. Đồng nhất quy trình khóa sổ và lập BCTC hợp nhất 103 3.3. Giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty viễn thông FPT 103 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công ty Viễn thông FPT 104 3.3.2. Hoàn thiện nội dung phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Viễn thông FPT 113 3.4. Điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính nhằm phục vụ cho việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty viễn thông FPT 117 3.4.1. Về phía Nhà nước 117 3.4.2. Về phía Tổng công ty Viễn thông FPT 121 KẾT LUẬN 123

MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính CK Chứng khoán ĐTTC Đầu tư tài chính HTK Hàng tồn kho SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp TSCĐ Tài sản cố định TSNH Tài sản ngắn hạn DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Với bối cảnh nền kinh tế nước ta hiện nay đang vận hành theo cơ chế thị trường và trong xu thế hội nhập, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt hơn. Do hạn chế về khả năng và nguồn lực, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế buộc phải hợp tác với nhau trong quá trình điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nghiên cứu phát triển mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu. Trong đó, một hình thức hợp tác được các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức kinh tế ưa thích hiện nay là hợp nhất kinh doanh, nó giúp các đơn vị mở rộng được quy mô, giảm đối thủ cạnh tranh, đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng thị trường…Khi đó yêu cầu đặt ra với các tập đoàn kinh tế là phải có được bức tranh tòan cảnh về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của một tổng thể hợp nhất. Hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất là kết quả của quy trình hợp nhất các báo cáo tài chính, là phương tiện hữu ích để cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan. Báo cáo tài chính hợp nhất có ý nghĩa và tác dụng quan trọng đối với những đối tượng sử dụng thông tin kế toán về một tập đoàn. Việc loại trừ ảnh hưởng của các giao dịch nội tập đoàn giúp người sử dụng thông tin kế toán đánh giá chính xác hơn về thực trạng tài chính, tình hình và kết quả hoạt động của toàn bộ nhóm công ty với tư cách một thực thể kinh tế duy nhất hoạt động dưới sự kiểm soát của công ty mẹ. Đối với các nhà quản lý công ty mẹ- những người chịu trách nhiệm kiểm soát nguồn lực và hoạt động của nhóm công ty có thể ra quyết định có liên quan đến hoạt động của tập đoàn; các cổ đông hiện tại và tương lai của công ty mẹ, những người quan tâm đến khả năng sinh lời của mọi hoạt động mà 1 công ty mẹ kiểm soát có thể ra quyết định đầu tư, các chủ nợ của công ty mẹ có thể sử dụng thông tin hợp nhất để đánh giá sự ảnh hưởng của các hoạt động ở công ty con do công ty mẹ kiểm soát đến khả năng trả nợ của công ty mẹ. Báo cáo tài chính hợp nhất còn giúp các đối tượng khác nhau như những người phân tích tài chính, tư vấn chứng khoán có thêm thông tin chính xác để hoạt động tốt hơn trong lĩnh vực của mình. Xuất phát từ nhận thức đó tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty viễn thông FPT” 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là hệ thống báo cáo tài chính - Phạm vi nghiên cứu: chỉ nghiên cứu hệ thống báo cáo tài chính của Tổng công ty Viễn thông FPT dưới góc độ kế toán tài chính. Hệ thống báo cáo kế toán quản trị ở Việt Nam không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn. - Phạm vi khảo sát thực tế là Tổng công ty Viễn thông FPT. 3. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích, đánh giá thực trạng việc sử dụng hệ thống báo cáo tài chính trong Tổng công ty đưa ra các giải pháp mang tính khả thi để hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Tổng công ty Viễn thông FPT. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp đồng thời sử dụng lý luận cơ bản của khoa học chuyên ngành kế toán, với nội dung quản lý Nhà nước về tài chính trong nền kinh tế thị trường. 2 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, kết cấu của luận văn còn bao gồm những nội dung sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính trong Tổng công ty Viễn thông FPT Chương 3: Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Viễn thông FPT 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH VỚI VIỆC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm, vai trò của hệ thống báo cáo tài chính trong doanh nghiệp Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn, tình hình tài chính cũng như kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Nói cách khác, báo cáo tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lợi và thực trạng tài chính của doanh nghiệp cho những người quan tâm. Hệ thống báo cáo tài chính có những vai trò sau đây: - Cung cấp những chỉ tiêu kinh tế tài chính cần thiết, giúp kiểm tra phân tích một cách tổng hợp toàn diện có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu của doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin, số liệu để kiểm tra, giám sát tình hình hạch toán kinh doanh, tình hình chấp hành chính sách chế độ kế toán - tài chính của doanh nghiệp. - Cung cấp thông tin và số liệu để phân tích đánh giá tình hình, khả năng về tài chính - kinh tế của doanh nghiệp, giúp cho công tác dự báo và lập kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp. 1.1.2. Mục đích của hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp Hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập với mục đích sau: - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát và toàn diện tình hình biến động về tài sản, công nợ và nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. - Cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá, 4 phân tích tình hình kết quả hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động vừa qua, làm cơ sở để đưa ra các quyết định kinh tế trong tương lai. Thông tin của báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc đề ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. 1.1.3. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính Để đáp ứng những yêu cầu và mục đích của hệ thống báo cáo tài chính trong quản lý doanh nghiệp, khi lập các báo cáo tài chính phải đảm bảo đầy đủ và quán triệt những nguyên tắc sau đây: 1.1.2.1. Nguyên tắc “Hoạt động liên tục” Nguyên tắc này đòi hỏi khi lập và trình bày báo cáo tài chính, Giám đốc (hoặc người đứng đầu doanh nghiệp) cần phải đánh giá về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp. Nguyên tắc hoạt động liên tục cho biết doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, trừ khi doanh nghiệp có ý định hoặc bắt buộc phải ngừng hoạt động, hoặc phải thu hẹp đáng kể qui mô hoạt động của mình. Khi đánh giá, nếu Giám đốc (hoặc người đứng đầu ) doanh nghiệp biết được có những điều không chắc chắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp thì những điều không chắc chắn đó cần được nêu rõ. nếu báo cáo tài chính không được lập trên cơ sở hoạt động liên tục, thì sự kiện này cần được nêu rõ, cùng với cơ sở dung để lập báo cáo tài chính và lý do khiến cho doanh nghiệp không được coi là đang hoạt động liên tục. 1.1.2.2. Nguyên tắc “Cơ sở kế toán dồn tích” Nguyên tắc này đòi hỏi, báo cáo tài chính của doanh nghiệp phải được lập theo cơ sở kế toán dồn tích, ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền. Điều đó có nghĩa là: các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền và được ghi nhận 5 vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của các kỳ kế toán liên quan. 1.1.2.3. Nguyên tắc “Nhất quán” Nguyên tắc nhất quán yêu cầu việc trình bày và phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính phải nhất quán từ niên độ kế toán này sang niên độ khác, trừ khi có sự thay đổi đáng kể về bản chất hoạt động của doanh nghiệp hoặc khi xem xét lại việc trình bày báo cáo tài chính cho thấy rằng cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện; hoặc một chuẩn mực kế toán khác yêu cầu có sự thay đổi trong việc trình bày. Nguyên tắc nhất quán cũng cho phép doanh nghiệp có thể trình bày báo cáo tài chính theo một cách khác khi mua sắm hoặc thanh lý lớn các tài sản, hoặc khi xem xét lại cách trình bày báo cáo tài chính. Việc thay đổi cách trình bày báo cáo tài chính chỉ được thực hiện khi cấu trúc trình bày mới sẽ được duy trì lâu dài trong tương lai hoặc nếu lợi ích của cách trình bày mới được xác định rõ ràng. Khi có sự thay đổi, thì doanh nghiệp phải phân loại lại thông tin mang tính so sánh sao cho bảo đảm tính so sánh của chỉ tiêu và phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. 1.1.2.4. Nguyên tắc “Trọng yếu và tập hợp” Nguyên tắc trọng yếu cho thấy, một thông tin được coi là trọng yếu nếu không trình bày hoặc trình bày thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính chất của khoản mục được đánh giá trong các tình huống cụ thể nếu các khoản mục này không được trình bày riêng biệt. Nguyên tắc trọng yếu đòi hỏi từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong báo cáo tài chính. Các khoản mục không trọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoản mục có cùng tính chất hoặc chức năng trong báo cáo tài chính hoặc trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính. Tuy nhiên, có những khoản mục không được coi là trọng yếu để có thể được trình bày riêng biệt trên báo cáo tài chính, nhưng lại được coi là trọng yếu để trình 6 bày riêng biệt trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. Nguyên tắc trọng yếu không bắt buộc doanh nghiệp phải nhất thiết tuân thủ các quy định về trình bày báo cáo tài chính của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu. 1.1.2.5. Nguyên tắc “Bù trừ” Nguyên tắc bù trừ chỉ rõ: Khi ghi nhận các giao dịch kinh tế và các sự kiện để lập và trình bày báo cáo tài chính không được bù trừ tài sản và công nợ, mà phải trình bày riêng biệt các tất cả các khoản mục tài sản và công nợ trên báo cáo tài chính, trừ khi chuẩn mực kế toán khác quy định hoặc cho phép bù trừ. 1.2.2.6. Nguyên tắc “Có thể so sánh” Nguyên tắc có thể so sánh đòi hỏi các thông tin phản ánh trong báo cáo tài chính kỳ này phải đảm bảo so sánh được với thông tin phản ánh trong báo cáo tài chính của kỳ trước. Khi thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trong báo cáo tài chính, phải phân loại lại các số liệu so sánh (trừ khi việc này không thể thực hiện được) nhằm đảm bảo khả năng so sánh với kỳ hiện tại, và phải trình bày tính chất, số liệu và lý do việc phân loại lại. Nếu không thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứng mang tính so sánh thì doanh nghiệp cần phải nêu lý do và tính chất của những thay đổi nếu việc phân loại lại các số liệu được thực hiện. 1.2. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 1.2.1 Phân loại hệ thống báo cáo tài chính 1.2.1.1 Phân loại hệ thống báo cáo tài chính theo kỳ lập báo cáo Hệ thống báo cáo tài chính nếu xét về niên độ lập bao gồm báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính tài chính giữa niên độ. Hệ thống báo cáo tài chính năm được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các ngành và các thành phần kinh tế. Hệ thống báo cáo tài chính giữa niên độ được áp dụng cho doanh nghiệp 7 [...]... tài chính theo phạm vi lập báo cáo Hệ thống báo cáo tài chính nếu xét về phạm vi lập báo cáo gồm: báo cáo 9 tài chính của đơn vị độc lập, báo cáo tài chính tổng hợp và báo cáo tài chính hợp nhất Báo cáo tài chính của đơn vi độc lập được lập để phản ánh một cách tổng quát về tình hình tài chính của một tổ chức độc lập Do đó các số liệu kế toán phục vụ lập báo cáo chỉ bao gồm thông tin về bản thân tổ chức... nguyện lập báo cáo tài chính giữa niên độ Hệ thống Báo cáo tài chính ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-TC bao gồm các mẫu biểu báo cáo sau:  Báo cáo tài chính năm: gồm 4 mẫu biểu báo cáo: - Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01 - DN - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 - DN - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03 - DN - Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09 - DN  Báo cáo tài chính giữa... báo cáo tài chính tại Mỹ bao gồm: - Báo cáo của quản lý - Báo cáo của kiểm toán viên độc lập - Các báo cáo cơ bản (Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quản kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và báo cáo về sự thay đổi vốn của chủ sở hữu) - Sự thảo luận của đội ngũ quản lý và phân tích tình hình kinh doanh, tình hình tài chính - Thuyết minh báo cáo tài chính - Báo cáo so sánh về tình hình kinh doanh... khái quát tình hình biến động tài sản và tình hình biến động nguồn vốn Mục đích của việc chuẩn bị các bảng phân tích này là nhằm tạo thuận lợi cho việc phân tích các khía cạnh quan trọng về tình hình tài chính và các hoạt động của công ty Trên bảng phân tích khái quát, người ta tập trung nỗ lực phân tích vào cơ cấu bên trong và vào việc phân bố các nguồn lực tài chính của công ty Trên bảng phân tích khái... hợp nhất còn phải trình 17 bày danh sách các công ty thành viên nòng cốt, bao gồm cả tên công ty, nước sở tại, tỷ lệ sở hữu của công ty mẹ… Về phạm vi của báo cáo tài chính hợp nhất, IAS 27 chỉ rõ: Công ty mẹ khi hợp nhất báo cáo tài chính phải hợp nhất tất cả báo cáo tài chính của các công ty thành viên mà công ty mẹ chỉ có quyền kiểm soát tạm thời (do công ty thành viên chỉ được mua và nắm giữ nhămg... thuộc Báo cáo tài chính hợp nhất: Khi một đơn vị (công ty mẹ) sở hữu cổ phiếu kiểm soát hoặc chi phối các đơn vị khác (công ty con, công ty liên kết) dẫn đến sự hình thành một “thực thể kinh tế” với quy mô và tiềm lực lớn hơn (tập đoàn) Báo cáo tài chính hợp nhất được lập để phản ánh tổng quát tình hình tài chính của tập đoàn Do đó báo cáo tài chính hợp nhất không những chỉ cung cấp thông tin tổng quát... các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn một cách có hiệu quả Để nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp mình cũng như tình hình tài chính của các đối tượng quan tâm thì việc phân tích tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính là rất... doanh nghiệp Phân tích tình hình tài chính còn rất cần thiết đối với cơ quan tài chính, thuế, thống kê, người lao động,… Sở dĩ họ cần những thông tin tài chính này là do họ có liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm với doanh nghiệp, thậm chí có quan hệ mật thiết về lợi ích kinh tế đối với người lao động Thông qua phân tích tình hình tài chính, họ sẽ chủ động hơn trong quan hệ tài chính với doanh nghiệp... - Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp - Phân tích hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời vốn trong doanh nghiệp Sau đây chúng ta đi sâu phân tích cụ thể: 1.4.3.1 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp Sử dụng báo cáo tài chính để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp là việc xem xét, nhận định về tình hình tài chính của doanh nghiệp Công việc. .. chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác Căn cứ chủ yếu để lập bản Thuyết minh báo cáo tài chính là: - Bảng cân đối kế toán của kỳ báo cáo (Mẫu B01 - DN) - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ báo cáo (Mẫu B02 - DN) - Báo cáo thuyết minh báo cáo tài chính kỳ trước - Tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu khác có liên quan 14 Để bản thuyết minh báo cáo tài chính phát huy tác dụng . về hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính trong Tổng công. công ty Viễn thông FPT Chương 3: Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Viễn thông FPT 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG BÁO. hiện. 1.2. HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP HIỆN NAY 1.2.1 Phân loại hệ thống báo cáo tài chính 1.2.1.1 Phân loại hệ thống báo cáo tài chính theo kỳ lập báo cáo Hệ thống báo cáo tài chính

Ngày đăng: 15/07/2014, 08:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan