Thuốc dùng trong bệnh gan ppt

6 345 0
Thuốc dùng trong bệnh gan ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Thuốc dùng trong bệnh gan Gan là bộ phận rất quan trọng của cơ thể với chức năng: chuyển hóa, dự trữ, bài tiết mật, điều hòa, đặc biệt chức năng giải độc với hàng loạt các phản ứng sinh hóa. Gan là bộ phận rất quan trọng của cơ thể với chức năng: chuyển hóa, dự trữ, bài tiết mật, điều hòa, đặc biệt chức năng giải độc với hàng loạt các phản ứng sinh hóa. Gan có thể mắc nhiều bệnh, từ những bệnh do uống nhiều rượu, bia đến các bệnh do virut, viêm gan, áp-xe gan, ung thư gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ dẫn đến tình trạng thoái hóa cấu trúc gan, tổn thương tế bào nhu mô gan, suy chức năng gan, đặc biệt suy giảm chức năng giải độc của gan đưa đến nồng độ các chất độc trong cơ thể tăng lên, chủ yếu là amoniac, gây ra hậu quả nghiêm trọng là hội chứng não gan. Ngoại trừ những thuốc kháng virut (interferon, lamivudin, zadacin, entecavir, adefovir, cycloferon ), dưới đây là những thuốc phổ biến, ưa dùng được chỉ định trong một số bệnh lý gan. - Biphenyl dimethyl dicarboxylat (viết tắt là BDD hoặc DDB) là chất tổng hợp từ đồng phân của schisandrin C được phân lập từ ngũ vị tử – thuốc có tác dụng bảo vệ nhu mô gan chống lại độc tính của một số hóa chất độc, thuốc (thuốc kháng nấm, prednison, một số kháng sinh, thuốc chống lao, thuốc trị ung thư ), rượu, bia, gan nhiễm mỡ và viêm gan do virut, rối loạn và suy giảm chức năng gan (mệt mỏi, chán ăn, ngứa ). Thuốc làm giảm nhanh SGPT, SGOT, bilirubin, cải thiện rõ rệt sự rối loạn và suy giảm chức năng gan, thuốc có nhiều biệt dược như activer, fortac, hepatrol, omitan Thuốc rất ít tác dụng phụ, ít gặp dị ứng cục bộ. Tuy nhiên cũng cần thận trọng trong trường hợp viêm gan mạn tiến triển và xơ gan. - Silibinin: Có khá nhiều biệt dược quen thuộc như bestepar, flavobion, liverin, silisan Thuốc là những flavonoid, chiết xuất từ cây silybum marianum gồm các phức hợp silibinin, silycrystin, silydianin. Thuốc có tác dụng bảo vệ gan (ổn định màng tế bào gan, duy trì chức năng nhu mô gan, kích thích quá trình tái tạo nhu mô gan). Thuốc dùng điều trị viêm gan cấp và mạn, xơ gan ở giai đoạn bù trừ chức năng gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, bảo vệ nhu mô gan trong trường hợp dùng thuốc hoặc hóa chất có độc tính với gan. Thuốc gần như không có chống chỉ định. Mỗi liệu trình dùng thuốc là 1-2 tháng, nghỉ một thời gian, sau dùng tiếp đợt khác nếu cần thiết. - Silymarin: Với các biệt dược như cigenol, hepasyrin, silybon, silygalon là một isomer chiết xuất từ cardus marianus có tác dụng ổn định màng tế bào, hoạt hóa enzym tế bào gan, thúc đẩy quá trình hoạt động của gan, giải độc gan, tái tạo tế bào gan; được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng gan, viêm gan, viêm gan virut, gan nhiễm mỡ, xơ gan, tình trạng mệt mỏi do bệnh lý gan. Thuốc không có chống chỉ định: Thuốc thường được phối hợp với một số vitamin nhóm B. - Thuốc phối hợp Hepa-Merz: Phối hợp L.ornithin và L.aspartat, là 2 acid amin tham gia vào quá trình tổng hợp glutamin của chu trình tổng hợp urê (do làm giảm nồng độ amoniac), tạo ra năng lượng cần thiết, ATP và cuối cùng là giải độc cho gan. Thuốc được dùng trong các trường hợp tăng amoniac máu trong các bệnh gan như viêm gan cấp và mạn, xơ gan, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu, bệnh não gan, tiền hôn mê gan, hôn mê gan, suy yếu chức năng gan, ung thư gan. Thuốc được bào chế dưới dạng ống tiêm, dung dịch tiêm truyền 10ml để pha với một số dịch truyền khác, gói thuốc cốm uống 5g. Thuốc không nên dùng cho những người suy giảm chức năng thận. - Thuốc từ thảo dược phải kể đến actisô (cynara scolymus) có nhiều biệt dược quen thuộc như chophytol, actichol, cynaphytol, cynarex được bào chế từ cao actisô như viên bọc đường, thuốc giọt, thuốc đạn, chè uống, thuốc tiêm. Hoạt chất của actisô là cynarin và dẫn xuất. Thuốc có tác dụng tăng tiết mật, nhuận gan, lợi tiểu, tăng chuyển hóa cholesterol, dùng trong trường hợp rối loạn chức năng gan, bảo vệ gan, thông mật, rối loạn tiêu hóa như chậm tiêu, ợ chua, buồn nôn. Thuốc còn được dùng trong bệnh viêm thận cấp và mạn. Thuốc không có chống chỉ định nào đáng ghi nhận Nhân trần (adenosma caeruleum R. Br), hoạt chất chính là tinh dầu, trong đó có cineol. Ngoài ra còn có các flavonoid. Cây thuốc thường được nhân dân ta làm chè uống hằng ngày, dùng trong các chứng bệnh hoàng đản cấp, tiểu tiện vàng đục và ít, tiêu hóa kém. Dầu gấc cũng được dùng trong một số bệnh gan như viêm gan do virut, bệnh gan do hóa chất độc (dioxin). Để tránh mắc các bệnh gan, cần có ý thức bảo vệ và phòng các bệnh gan bằng cách tiêm vaccin, vệ sinh toàn diện về môi trường, sinh hoạt, ăn uống; thận trọng khi dùng các thuốc và hóa chất ảnh hưởng đối với gan (xem báo Sức khỏe & Đời sống số 134 ngày 7-9/11/2006), không lạm dụng tới mức phụ thuộc rượu, bia (nguyên nhân hàng đầu gây xơ gan). Đặc biệt chú ý các thảo dược (cây cỏ làm thuốc), tiêu chuẩn hàng đầu là các cây cỏ ấy không có ảnh hưởng và độc với gan theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Việc phát hiện qua các triệu chứng như mệt mỏi, ngứa, sốt nhẹ, đau tức vùng thượng vị, nước tiểu sẫm màu, phân màu xanh xám và qua xét nghiệm chứng minh, cần được chữa trị sớm và kịp thời, tránh để chuyển sang mạn tính. Các thuốc trên đây, thực ra không phải là những thuốc có thể chữa trị dứt điểm được những bệnh gan đã mắc mà chỉ là những thuốc có vai trò hỗ trợ điều trị, ngăn chặn và hoặc tái tạo một phần, giảm thiểu sự phá hủy của các tác nhân, cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà thôi. Tốt nhất và trước tiên phải biết giữ gìn cho gan mạnh khỏe. . cho gan. Thuốc được dùng trong các trường hợp tăng amoniac máu trong các bệnh gan như viêm gan cấp và mạn, xơ gan, gan nhiễm mỡ, bệnh gan do rượu, bệnh não gan, tiền hôn mê gan, hôn mê gan, . gan, kích thích quá trình tái tạo nhu mô gan) . Thuốc dùng điều trị viêm gan cấp và mạn, xơ gan ở giai đoạn bù trừ chức năng gan, suy gan, gan nhiễm mỡ, bảo vệ nhu mô gan trong trường hợp dùng. tế bào gan, thúc đẩy quá trình hoạt động của gan, giải độc gan, tái tạo tế bào gan; được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng gan, viêm gan, viêm gan virut, gan nhiễm mỡ, xơ gan, tình

Ngày đăng: 14/07/2014, 02:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan