Lên Mù Cang Chải ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín doc

9 446 0
Lên Mù Cang Chải ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Lên Mù Cang Chải ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) – địa danh không còn xa lạ với những ai thích du lịch khám phá. Cứ mỗi độ thu về, tại nơi đây tràn ngập sắc vàng của lúa chín. Mùa thu, đường lên Tây Bắc luôn hấp dẫn du khách khắp nơi đi để khám phá, để thưởng ngoạn. Những con đường uốn lượn qua dốc, đèo nay không còn gập gềnh mà đã được trải nhựa bằng phẳng giúp chúng ta dễ dàng đi lại. Qua hơn 20 km "phá mây" tại đỉnh đèo Khau Phạ, Mù Cang Chải hiện ra với vẻ đẹp của bát ngàn những bậc thang lúa chín. Những sóng lúa vàng trải dài dưới thung lũng, rồi xếp tầng, xếp lớp men theo sườn đồi, đỉnh nối đỉnh. Sắc vàng của những cánh đồng chín xen lẫn với sắc xanh của những cánh đồng nối vụ tạo thành dải lụa mềm mại, óng ánh trong nắng mùa thu. Đồng bào dân tộc Mông chiếm 90% dân số ở Mù Cang Chải. Họ chính là những "nghệ nhân" của hơn 700 ha ruộng bậc thang lúa trù phú. Vừa thu hoạch, đồng bào dân tộc Mông cũng khai khẩn thêm đất để trồng nối vụ. Không chỉ có những đồng ruộng rực vàng, phiên chợ vùng cao Mù Cang Chải cũng là một trải nghiệm thú vị đối với du khách muốn khám phá về phong tục, tập quán của đồng bào người Mông nơi đây. Mật ong, sản vật đặc trưng tại vùng núi Mù Cang Chải. Người dân tộc Mông thường để nguyên cả sáp lẫn mật để bán với giá 100.000 đồng/kg. Thiếu nữ Mông sắm quần áo mới tại chợ. Phiên chợ của người Mông ngày nay phần nhiều vẫn giữ được bản sắc đặc trưng. Nổi trội nhất có thể kể tới văn hóa ẩm thực với rất nhiều món ăn đặc sặc như bánh dày rán, xôi nương ngũ sắc, thịt trâu khô… Món bánh dày khô to như…mặt trăng là đồ ăn rất phổ biến của người dân tộc Mông. Họ rán bằng mỡ lợn thành những chiếc bánh phồng, giòn như bánh rán. Khi ăn chấm với đường hoặc mật ong rừng với vị thanh mát, bên ngoài giòn, bên trong mềm và thơm phưng phức. Rau cải của người Mông trồng trên lưng chừng núi có vị rất đậm đà. Mỗi bó rau được bán với giá từ 5.000-7.000 đồng/bó. Sơn Tra (táo mèo) là cây ’làm giàu" của đồng bào Mông, mỗi kg được bán với giá từ 20.000-35.000 đồng. Những chú lợn "cắp nách" bị nhốt trong một chiếc "cùm" hình tam giác đề phòng chúng cắn dây thừng…tẩu thoát. Phiên chợ nhộn nhịp dưới điệp trùng ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng. Hồng Minh Thông tin thêm: Từ Hà Nội cứ đi thẳng theo đường 32 qua Sơn Tây, Thanh Sơn, Thu Cúc, Nghĩa Lộ, Tú Lệ, Mù Căng Chải, quãng đường khoảng hơn 300km, có thể đến bằng ô tô, xe máy. Có thể đến Mù Căng Chải bằng xe khách, xe xuất phát tại bến xe Giáp bát, bến xe Sơn La (còn gọi là bến xe phía tây, nằm ở đầu đường Nguyễn Tuân). Tại trung tâm huyện, Mù Căng chải cũng có khá nhiều nhà nghỉ, giá cũng khá khá thoải mái, tầm 10.0000-150.000/ phòng đôi (có thể ở 4 người). Hoặc bạn cũng có thể tới các bản người Thái (cách trung tâm huyện 500 m) để nghỉ nhà sàn (giá chỉ từ 50.000-100.000 đồng tùy vào số lượng ngươi, khám phá cuộc sống sinh hoạt thường ngày của họ. . Lên Mù Cang Chải ngắm ruộng bậc thang mùa lúa chín Huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) – địa danh không còn xa lạ với những ai thích. dưới điệp trùng ruộng bậc thang mùa lúa chín vàng. Hồng Minh Thông tin thêm: Từ Hà Nội cứ đi thẳng theo đường 32 qua Sơn Tây, Thanh Sơn, Thu Cúc, Nghĩa Lộ, Tú Lệ, Mù Căng Chải, quãng đường. ha ruộng bậc thang lúa trù phú. Vừa thu hoạch, đồng bào dân tộc Mông cũng khai khẩn thêm đất để trồng nối vụ. Không chỉ có những đồng ruộng rực vàng, phiên chợ vùng cao Mù Cang Chải

Ngày đăng: 13/07/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan