Tổng hợp các văn hóa - lễ hội Việt Nam part 7 pps

10 385 1
Tổng hợp các văn hóa - lễ hội Việt Nam part 7 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

61 tuyên truyền cho ngày diễn ra lễ hội tại khu vực xã Trường Yên, ngã ba Cầu Huyện, ngã ba Bà Lốc để du khách thập phương tìm hiểu. Tại các điểm: đền Vua Đinh, đền Vua Lê, nhà bia Lý Thái Tổ, bãi hội, hồ bán nguyệt, sân hội, núi Lăng, núi Cột Cờ, động Thiên Tôn, Cầu Huyện…, Ban tổ chức giao cho Ban quản lý di tích Đinh Lê cắm cờ hội, cờ Tổ quốc cỡ lớn. Đồng thời tổ chức cắm cờ Tổ quốc, cờ hội tuyên truyền tại các Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, Khu du lịch Tràng An để quảng bá lễ hội. Năm nay, thay tiết mục thả 2 con rồng kết bóng bay bay lên trời, Ban tổ chức lễ hội chọn thả 1.043 quả bóng bay biểu trưng cho 1.043 năm Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập ra Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên của nước ta. Điểm mới của lễ hội năm nay là việc tổ chức đại lễ cầu siêu và lễ hội hoa đăng cầu cho quốc thái dân an. Hiện nay, huyện Hoa Lư đã sẵn sàng cho ngày khai hội. Trên các nẻo đường vào Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư luôn sáng đèn với rất nhiều cờ, băng zôn, biểu ngữ chào đón du khách bốn phương về với lễ hội truyền thống Cố đô Hoa Lư Lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Hát Môn, Phúc Thọ (Hà Nội) Ngày nay, nhân dân ở nhiều nơi tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công lao, tài đức, khí phách của Hai Bà Trưng với các nghi lễ khá tương đồng. Tuy nhiên, lễ hội đền Hai Bà Trưng ở xã Hát Môn, Phúc Thọ (Hà Nội) vào ngày hóa của Hai Bà (6/3 âm lịch) lại có những nét riêng, hết sức độc đáo. 62 Thánh tích độc đáo Sử sách ghi lại rằng, mùa xuân năm Canh Tý (năm 40 sau Công nguyên) tại cửa sông Hát (đoạn sông Đáy qua địa bàn huyện Phúc Thọ), Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị phát động khởi nghĩa nhằm đánh đuổi giặc Đông Hán. Tại đây, Hai Bà đã lập đàn và tuyên đọc lời thề xuất quân: "Một xin rửa sạch quốc thù. Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng…". Sông Hát cũng là nơi Hai Bà gieo mình tự vẫn để bảo toàn khí tiết vào ngày 6/3 năm Quý Mão (năm 43 sau Công nguyên). Theo cuốn "Lễ hội cổ truyền Hà Tây" (do Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tây xuất bản năm 1999) thì trước khi tuẫn tiết, Hai Bà đã ăn hai đĩa bánh trôi và hai quả muỗm do bà hàng nước cạnh sông Hát dâng mời, bởi vậy bên đền thờ Hai Bà người ta còn lập đền thờ bà bán nước dưới một gốc đa cổ thụ. Hướng hai cây muỗm - mọc lên từ hai hạt muỗm của Hai Bà - được chọn là hướng đền. Còn truyền thuyết vùng Hà Nội kể: Sau khi Hai Bà mất, linh khí kết thành tượng đá, theo dòng nước trôi xuôi, mãi đến thời Lý mới đến vùng Thăng Long. Một đêm đầu tháng Hai âm lịch, hai pho tượng tỏa sáng trên dòng sông Nhị trước bãi Đồng Nhân, dân làng lấy vải đỏ làm lễ buộc tượng đón các bà vào. Vì thế, đền thờ Hai Bà Trưng ở Hát Môn được coi là nơi 63 thánh tích, đền thờ Hai Bà Trưng ở phố Đồng Nhân (quận Hai Bà Trưng) được coi là nơi hiển tích, còn đền Hai Bà Trưng ở Mê Linh là nơi Hai Bà sinh ra và đóng đô.Đền Hai Bà Trưng ở Hát Môn rộng tới hơn 3ha, tọa lạc trên khu đất cổ có thế long chầu hổ phục. Theo sách "Việt điện u linh" và "Lĩnh Nam chích quái" thì đền được xây dựng sau khi Hai Bà Trưng hóa thân vào cõi bất diệt, do đó đây là ngôi đền cổ nhất trong hệ thống đền thờ Hai Bà. Qua nhiều lần trùng tu, hiện nay đền gồm các hạng mục: Quán Tiên, cổng tứ trụ, nghi môn, đền chính… Trong đền có nhiều đồ thờ quý giá. Đại lễ dâng bánh trôi Gắn với thánh tích, Lễ hội đền Hai Bà Trưng ở Hát Môn có những nét khác biệt so với nơi khác. Mọi thứ trong đền thờ đều đi đôi: Hai hương án, hai long ngai, hai kiệu rước, hai lư hương và khi tiến hành đại lễ thì có hai chủ lễ, hai người đọc chúc văn… Cũng từ tích Hai Bà ăn bánh trôi trước khi tuẫn tiết, Lễ hội Hai Bà Trưng trong ngày 6/3 âm lịch còn có đại lễ dâng bánh trôi. Ông Nguyễn Quốc Thắng, Chủ tịch UBND xã Hát Môn cho biết: Theo phong tục, hằng năm bô lão trong làng chọn nhà của một gia đình hòa thuận, đủ đầy làm nhà chứa lễ để các cụ cao niên đến làm bánh trôi, từ trưa ngày 5 đến rạng sáng ngày 6/3. Gạo làm bánh phải là nếp cái hoa vàng, thơm ngon, nước làm bánh được lấy từ giếng thiêng trong làng (gọi là nước chí thành). Bánh được làm hết sức công phu, khi chín có màu trắng, trong, tròn, không nát. Sáng sớm ngày 6/3, dân làng tập trung tại nhà chứa lễ và rước bánh về đền làm lễ tế. Ông Nguyễn Quốc Thắng cho biết thêm: Những năm gần đây, ngoài việc làm bánh dâng Hai Bà, Hội Phụ nữ xã còn tổ chức hội thi làm bánh trôi vào ngày 6/3 để tuyên truyền, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Khi làm xong, các đội tập trung về UBND xã và tổ chức thành đội rước bánh ra đền trong tiếng nhạc hội vui tươi, náo nhiệt. Người ta nói rằng đã là người Hát Môn thì dẫu đi Nam về Bắc hay ra nước ngoài đều kiêng không ăn bánh trôi từ ngày 5/9 năm trước đến ngày 5/3 âm lịch năm 64 sau. Đến sáng ngày 6/3, sau khi làm lễ dâng bánh trôi cúng Hai Bà, các gia đình mới cúng tổ tiên và thưởng thức bánh vào chiều hôm đó. Xây dựng thương hiệu du lịch Nói về Lễ hội Hai Bà Trưng 2011, ông Doãn Trung Tuấn, Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ, Trưởng BTC lễ hội cho hay: Lễ hội sẽ được tổ chức theo đúng nghi thức truyền thống, nhưng có điểm mới là lễ dâng bánh trôi sẽ hoành tráng hơn. Khách thập phương dự hội sẽ được thưởng thức món bánh vừa ngọt, vừa mát, ẩn chứa tấm lòng thành kính đối với Hai Bà của người dân nơi đây. Trong lễ mít tinh vào ngày 8/4 (6/3 âm lịch), các đơn vị có di tích thờ Hai Bà sẽ ký chương trình phối hợp bảo tồn và phát huy giá trị của hệ thống di tích thờ Hai Bà. Ngoài ra, nhân dân các xã khác trong huyện sẽ tham gia kéo co, cờ người, cờ tướng, bịt mắt, đập niêu, hát quan họ… Để lễ hội diễn ra văn minh, trật tự, huyện đã thành lập các tiểu ban với nhiệm vụ cụ thể, kiên quyết không để tệ nạn cờ bạc, "cái bang" có cơ hội tung hoành. Với mục tiêu xây dựng di tích Hai Bà Trưng ở Hát Môn trở thành điểm đến du lịch quanh năm, gần 100 tỷ đồng đã và đang được đầu tư. Hiện, việc tu bổ các hạng mục chính, bãi đỗ xe ô tô, khu vui chơi giải trí, đường vào di tích… đã hoàn thành. Dự án tôn tạo không gian di tích đang được triển khai… Tương lai, huyện Phúc Thọ sẽ mở rộng không gian di tích lên 7-8ha. Trong không gian ấy, huyện sẽ xây dựng phòng trưng bày truyền thống, giới thiệu hình ảnh những phụ nữ Việt Nam điển hình qua các thời kỳ, thành lập BQL di tích; xây dựng các gian bán hàng lưu niệm, bán đặc sản của địa phương, từng bước đưa đền thờ Hai Bà trở thành nơi học tập lịch sử, giao lưu, sinh hoạt văn hóa của thanh niên, học sinh, sinh viên mọi miền đất nước… - Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn khẳng định. 65 Lễ hội Cầu Ngư – nét văn hóa vùng biển xứ Thanh Trong các ngày từ 26/3 đến 28/3/2011, hàng ngàn ngư dân địa phương và du khách thập phương đã nô nức về làng Diêm Phố, xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) để tham gia Lễ hội cầu Ngư (hay còn gọi là Lễ cầu mát) – một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa vùng biển xứ Thanh nói chung và Hậu Lộc nói riêng. Từ sáng sớm, du khách thập phương và người dân địa phương đã đổ về xã Ngư Lộc tham gia lễ hội Cầu Ngư năm 2011. 66 Lễ rước Long Châu được nhân dân địa phương chuẩn bị rất chu đáo. Nhiều lễ vật được thành kính dâng lên các vị thần linh. Kiệu được rước về Lễ đàn tại sân văn hóa xã Ngư Lộc. 67 Rước Long Châu - đây được xem là một vật thể huyền thoại, thần bí, đem lại sự may mắn cho ngư dân khi ra khơi. Lễ đâm trâu xoay cột của người Ba Na ở Phú Yên Lễ hội đâm trâu xoay cột hay người dân thường gọi là Lễ xoay cột, Lễ đâm trâu, một hoạt động văn hóa giàu bản sắc của đồng bào dân tộc Ba Na ở tỉnh Phú Yên vừa diễn ra tại Làng Đồng thuộc xã vùng cao Phú Mỡ, huyện miền núi Đồng Xuân. Đây cũng là hoạt động của đồng bào miền núi chào mừng 36 năm giải phóng tỉnh Phú Yên (1/4/1975-1/4/2011), 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển gắn với Năm du lịch Quốc gia duyên hải Nam Trung bộ 2011 do tỉnh Phú Yên đăng cai. Lễ hội đâm trâu lần này được tổ chức để tạ ơn trời đất, tạ ơn thần linh, tạ ơn những người đã hy sinh tại Làng Đồng trong sự nghiệp bảo vệ buôn làng, bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cầu mong Giàng phù hộ cho gió thuận mưa hòa, lúa đầy bồ, sắn đầy rẫy; cầu mong cho người dân trong buôn ai ai được mạnh khỏe. Người Ba Na ở Làng Đồng tổ chức Lễ đâm trâu xoay cột để trả ơn Giàng và cầu Giàng trời phù hộ. Do vậy, từng thành viên trong cộng đồng phải lo làm ăn, tích 68 lũy và nhất là hai năm gần đây được mùa lúa rẫy, sắn được giá nên cùng nhau sắm sửa đủ lễ vật để tổ chức. Trước khi tổ chức lễ khoảng một tuần, những người đàn ông khỏe mạnh ở Làng Đồng đã cùng nhau lên rừng tìm vật liệu như tre, mây, lồ ô… về làm cây nêu cao khoảng 3,5m mà bà con gọi là Kưng-Tăk; dùng mây bện dây A-Ngoa-Kbô để buộc vào cổ trâu. Trước khi lễ hội bắt đầu, người Làng Đồng làm thịt một con lợn cúng báo cho Giàng biết đã có trâu, rồi họ giết tiếp một con lợn khác và nhắc 3 chóe rượu để cúng ông bà tổ tiên chứng nhận con trâu đó sẽ được tạ ơn Giàng… Đúng ngày, bà con tụ tập tại Nhà rông văn hóa và tổ chức trồng 4 cây nêu ngay giữa trước mặt sân rộng khoảng vài trăm mét vuông, Cây nêu làm bằng tre và trên mỗi cây tre đó đều gắn một sợi dây dài được đan bằng tre theo kiểu xương cá. Tại những điểm cuối của mỗi sợi dây đó, người ta gắn các hình vật được sơn màu đen, đỏ từ nhựa cây như chim, chiếc thuyền, vòng tròn Khoảng 3 giờ chiều, con trâu được buộc dây “A-Ngoa-Kbô” vào cổ và người ta làm thịt con bò, nhắc vài chóe rượu để cùng Giàng rừng, Giàng đất, Giàng núi… chứng kiến con trâu về hầu Giàng trời; làm thịt một con lợn thiến để cúng mời Giàng ông bà, tổ tiên về dự lễ hội. Những thầy cúng đứng thành hàng ngang, tay trái cầm một bát gạo đầy, tay phải bốc vãi lên trời cho gạo rớt xuống lưng trâu, xuống đầu những người dự lễ hội đang đứng xung quanh. Và đêm đó cả Làng Đồng như không ngủ; họ hầu như không biết mệt khi liên tục đánh cồng chiêng, múa xoan, vỗ trống đôi và đi vòng quanh con trâu và cây nêu. Sáng hôm sau, bà con lại tổ chức cúng và các thầy cúng cũng làm động tác như tay trái cầm bát gạo, tay phải bốc gạo vãi lên trời, miệng kêu các Giàng về chứng kiến. Trong lúc các thầy cúng thực hành nghi lễ, mọi người cũng múa hát xung quanh cây nêu và đến 9 giờ sáng lễ đâm trâu bắt đầu. Khi đó, một già làng cầm một con dao dài, nhọn và rất sắc chém mạnh trên lưng 69 trâu về phía hai đùi sau cho máu chảy ra. Các thầy cúng dùng vải, hoặc bông chùi máu rồi đem chấm lên trán của những những người tham gia lễ hội như báo rằng những điều may mắn của bà con được Giàng ban cho; cả những cháu nhỏ vài tháng tuổi mẹ gùi sau lưng cũng được hưởng “ân huệ” này. Tiếp đến con trâu được những thanh niên khỏe mạnh cột dây vào 4 chân và dùng thế đè trâu ngã quỵ xuống đất; đồng thời làng chọn người có kinh nghiệm để đâm trâu. Sau khi trâu chết, họ cắt đầu trâu gắn trên cột của cây nêu để sau đó hai thanh niên gánh đầu trâu đi 3 vòng xung quanh cột theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Còn các thầy cúng vẫn tiếp tục vãi gạo lên trời mời Giàng xuống nhận trâu, con trâu sẽ thay người làm rẫy, làm nương cho Giàng trời. Lễ hội đâm trâu xoay cột không chỉ là hoạt động văn hóa ở Làng Đồng mà còn có ý nghĩa đối với đồng bào Ba Na các buôn lân cận. Cuộc vui càng vui hơn, khi trong ngày Lễ đâm trâu xoây cột của Làng Đồng còn có sự tham gia của hàng trăm người Ba Na từ các thôn lân cận ở Thồ Lồ, Xí Thoại, Hà Rai… đến dự Hà Nam: Khai mạc lễ hội chùa Bà Đanh Sáng ngày 26/3/2011, tại xã Ngọc Sơn, UBND huyện Kim Bảng phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện long trọng tổ chức lễ hội chùa Bà Đanh nhằm ôn cố 70 tri tâm, lòng thành chứng giám, cầu phong đăng, hòa cốc, sản vật tốt tươi, gia trạch đề huề, xây dựng quê hương giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. “Vắng như chùa Bà Đanh”, câu phương ngôn xưa hàm chứa bao điều bí ẩn đã được dân gian truyền tụng qua nhiều đời nay. Tương truyền rằng, nơi đây xưa là vùng rậm rạp, cây cối um tùm, vắng vẻ, cư dân thưa thớt và là vùng hay bị thiên tai ngập úng nên đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Người dân làng Đanh Xá chỉ biết cầu trời khấn phật rủ lòng từ bi. Một điều lạ về giấc mộng của già làng linh hiển một người con gái thục trang được đức phật Man Nương phái về chăm nom vùng đất này. Từ đó vùng quê ấy mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Để nhớ công đức của vị thần nữ ấy, dân làng Đanh đã dựng nên ngôi đền thờ bà, sau này rước phật về thờ và xây dựng nên ngôi chùa đặt tên chùa là Đức Bà làng Đanh, gọi tắt là chùa Bà Đanh, ngôi chùa thâm nghiêm, tĩnh lặng và linh thiêng tọa lạc bên bờ sông Đáy. Hàng năm cứ vào mùa xuân mới, dân làng tổ chức lễ hội cầu an. Song song với lễ hội là các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra sôi nổi như: đua thuyền Chải, kéo co, chọi gà, cờ tướng, bịt mắt đập niêu, bóng chuyền thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương tham dự, cổ vũ. Nét đặc sắc của hát trống quân Hưng Yên Hát trống quân được coi là một loại dân ca đặc biệt ở miền Bắc, một di sản văn hoá dân tộc, một thời được nhân dân đồng bằng Bắc Bộ ưa thích ngang với hát chèo. Những bài hát trống quân đã thu thập được với những canh hát, cuộc hát trên sàn diễn còn đến nay rất sinh động, trào lộng mà trang nhã, thông minh, chứng tỏ trình độ sáng tạo nghệ thuật của nhân dân. Giờ đây, trống quân được hát ở cả hội hè, đình đám, hát theo bài bản sẵn có, đối đáp ngay tại nơi diễn, mặt nhìn mặt giữa thanh thiên bạch nhật hay dưới ánh điện sáng trưng, giai điệu bài hát . lưu, sinh hoạt văn hóa của thanh niên, học sinh, sinh viên mọi miền đất nước… - Phó Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn khẳng định. 65 Lễ hội Cầu Ngư – nét văn hóa vùng biển. Nam: Khai mạc lễ hội chùa Bà Đanh Sáng ngày 26/3/2011, tại xã Ngọc Sơn, UBND huyện Kim Bảng phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện long trọng tổ chức lễ hội chùa Bà Đanh nhằm ôn cố 70 . lạc bên bờ sông Đáy. Hàng năm cứ vào mùa xuân mới, dân làng tổ chức lễ hội cầu an. Song song với lễ hội là các hoạt động văn hóa, thể thao diễn ra sôi nổi như: đua thuyền Chải, kéo co, chọi gà,

Ngày đăng: 13/07/2014, 21:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan