ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM ppsx

55 1.4K 16
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM ppsx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM HAI MẢNH VỎ 2.1. Một số đặc điểm sinh học Có khoảng 7000 loài Bivalvia phân bố rộng ở các vùng sinh thái khác nhau, từ vùng biển nông đến vùng sâu nhất của đại dương nhưng những loài có giá trị kinh tế là đối tượng nuôi trồng chủ yếu thuộc một vài họ gồm Ostreidae, Mytilidae, Pectinidae, Arcidae, Triđacniae, Mactridae, Phần này mô tả đặc điểm sinh học cơ bản của một số loài trong các họ kể trên. tốt hơn môi trường nghèo thức ăn. Vào kỳ nước cường (đặc biệt là lúc nước lên) Hầu sinh sản tốt hơn kỳ nước kém (đặc biệt khi nước xuống). 2.1.1. Hầu (Oyster) Hầu là động vật thân mềm 2 vỏ có giá trị dinh dưỡng cao, chứa 45-75% protein, 7 - 11% lipid, 19 - 38% glucid, nhiều chất khoáng, đại vitamin và các chất khác. Thịt Hầu có thể ăn sống, nấu chín, phơi khô hay đóng hộp. Thịt một số loài Hầu còn dùng làm nguyên liệu chế biến thuốc như loài Crassostrea gigas. Vỏ Hầu dùng để nung vôi, làm bột phấn, làm vật bám để nuôi Hầu và các hải sản khác. Họ Hầu gồm 2 giống là Ostrea và Crassostrea với tất cả khoảng 100 loài, phân bố rộng khắp thế giới từ hàn đới, ôn đới, nhiệt đới, đâu đâu cũng có dấu vết của chúng . Ở nước ta có trên 20 loài Hầu phân bố trong đó có các loài có giá trị kinh tế cao như Hầu cửa sông Crassostrea rivularis, Hầu sú Ostrea cucullata, Hầu belcheri C. belcheri Cơ thể Hầu được bao bọc bởi 2 vỏ chắc cứng, vỏ trái lớn hơn và thường bám chắc vào nền đá, có dạng hình chén. Vỏ phải nhỏ và phẳng, đỉnh vỏ ở phía trên có bản lề sừng gắn giữ 2 vỏ với nhau. Vỏ Hâù có 3 lớp: Lớp sừng ngoài mỏng, dễ bóc, cấu trúc toàn bộ là protein. Lớp giữa dày nhất là tầng đá vôi với cấu trúc gồm carbonate calcium kết tinh gắn chắc trên thể protein. Lớp trong cùng mỏng, bóng, sáng và rất cứng là tầng xà cừ. Hình dạng của vỏ rất khác nhau phụ thuộc vào môi trường sinh sống. Nếu Hầu sống riêng rẽ trên nền đáy mềm thì vỏ nhẵn và kéo dài. Nếu phân bố tập trung, vỏ có hình dạng méo mó. Hầu sống ở vùng có độ mặn cao vỏ cứng hơn Hầu sống ở vùng có độ mặn thấp. Do khả năng thích ứng với điều kiện sống của mỗi loại khác nhau nên phân bố chúng cũng khác nhau. Đứng về mặt yêu cầu sinh thái học chúng ta chia làm hai loại phân bố: Phân bố địa lý và phân bố thẳng đứng. Diện phân bố địa lý (hay còn gọi là phân bố mặt ngang) rộng hay hẹp chủ yếu là do khả năng thích ứng với độ muối và nhiệt độ mạnh hay yếu của từng loài Hầu quyết định, nếu năng lực thích ứng với nhiệt độ mạnh thì có thể phân bố ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, thí dụ như Hầu sú (O. cucullata) phân bố từ biển nhiệt đới (Ấn Độ) lên tới biển Á Hàn đới (Bắc Hải). Nếu năng lực thích ứng với độ muối mạnh thì có thể phân bố từ những vùng độ muối thấp (cửa sông) cho tới các vùng có độ muối cao (biển khơi). Ngược lại, loài có tính nhiệt hẹp hay muối hẹp thì diện phân bố cũng hẹp. Ví dụ Hầu vảy dày (O. densellamellosa) chỉ sống ở độ muối cao, loài Hầu cửa sông (C. rivularis) chỉ sống nơi có độ muối thấp…Sự phân bố thẳng đứng của Hầu khác nhau tuỳ theo chủng loại, ví dụ Hầu vỏ dày (O. densellamellosa) là loài sống ở tầng nước sâu, Hầu sú (O. cucullata) là loại sống vùng bãi triều, Hầu sông (C. rivularis) là loại sống được từ vùng bãi triều cho tới độ sâu 7 - 10 m nước. Yêu cầu phân bố thẳng đứng của các loài Hầu tương đối chặt chẽ, nếu ta làm xáo trộn sự phân bố của chúng, thí dụ như đem Hầu vảy dày nuôi ở vùng bãi triều thì chỉ trong một thời gian ngắn sẽ thấy chúng gầy yếu, sinh trưởng kém. Giới hạn sinh trưởng và chủng loại Hầu: Hầu có nhiều loại lớn nhỏ khác nhau, Hầu (O. pestigris), Hầu răng cưa O. crenulifera) và Hầu sò (O. glomerata) ít khi lớn quá 4cm. Ngược lại, Hầu lưỡi (O. hyotis), Hầu sông (C. rivularis), Hầu ống (C. gigas) đều là những loại Hầu to. Trong cùng một loài Hầu, cùng một điều kiện sống nhưng sức lớn cũng khác nhau, Hầu sú (O. cuculata) 1 tuổi nuôi cùng một nơi có con dài 68 mm, cao 55 mm, có con chỉ dài 53,8 mm, cao 43,2 mm. Do đó, trong chọn giống nuôi cần chú ý. Sự sinh trưởng của Hầu có thể chia làm 2 giai đoạn: + Giai đoạn phát triển vỏ: chia làm 2 thời kỳđầu và cuối. Ở thời kỳ đầu, tốc độ phát triển của vỏ rất nhanh, chỉ trong 3 tháng vỏ đã dài lên 50 – 85 mm. Trong thời kỳ cuối, Hầu tích luỹ nhiều vật chất, trọng lượng thân tăng lên dần để chuẩn bị qua đông và tạo điều kiện phát triển sinh dục vào mùa xuân. Tốc độ phát triển vỏ giảm giảm đi rất nhiều, tổng cộng hai năm tám tháng sau 3 tháng của giai đoạn dầu, vỏ chỉ dài thêm 7,1mm và cao thêm 2,1mm – trung bình tốc độ sinh trưởng của từng tháng so với giai đoạn đầu giảm đi trên 18 lần. + Giai đoạn trưởng thành: Giai đoạn trưởng thành của Hầu bắt đầu 1 năm sau khi Hầu bám. Với mỗi loài Hầu khác nhau thì có tốc độ phát triển khác nhau: Giai đoạn này sự sinh trưởng đã Hầu như kết thúc dù điều kiện sống hết sức thuận lợi (với Hầu sú). Một số loài Hầu có kích thước lớn, cần phải có nhiều thời gian để xây dựng cơ thể nên giai đoạn sinh trưởng kéo dài (Hầu sông). Sự sinh trưởng của Hầu thay đổi theo mùa do điều kiện ngoại cảnh thay đổi. Sinh trưởng của Hầu thường chia làm 4 mùa: mùa đông vỏ hàu gần như không lớn. Mùa sinh trưởng vào những tháng xuân ấm áp, thức ăn đầy đủ, Hầu lớn nhanh. Mùa sinh sản, Hầu sinh trưởng kém vì bị việc sinh sản tiêu hao năng lượng. Mùa bồi dưỡng sau khi sinh sản để khôi phục năng lượng đã mất và Hầu lớn nhanh. Sinh sản và phát triển: - Giới tính và phương thức sinh sản: Giống Crassostrea có giới tính phân biệt. Tuyến sinh dục cái chứa trứng, tuyến sinh dục đực chứa tinh trùng. Khi thành thục sinh dục, trứng và tinh trùng được phóng ra ngoài và thụ tinh trong nước. Lỗ sinh dục là nơi trứng và tinh trùng thoát ra ngoài nằm phía trên mang. Giống Ostrea trước khi phóng ra ngoài đi qua buồng thụ tinh. Tinh trùng của con đực đẻ gần kề theo dòng chảy được hút vào buồng thụ tinh. Trứng thụ tinh được ấp trong buồng thụ tinh khoảng 10 ngày trước khi thoát ra ngoài dạng ấu trùng. Những loài ấp trứng như trên gọi là loài đẻ ấu trùng (larviparous). Các loài thuộc giống Crassostrea có thể chuyển giới tính giữa các mùa sinh sản nhưng giống Ostrea giới tính thay đổi luân phiên một lần hoặc vài lần trong một mùa sinh sản, phụ thuộc vào nhiệt độ và điểm kiện thức ăn nhưng tỷ lệ đực cái thường cân bằng nhau. - Mùa vụ sinh sản: Hầu nói chung sau một năm đã thành thục và bắt đầu đẻ được. Mùa đẻ hàng năm khác nhau tuỳ theo loài và ngay trong cùng một loài mùa đẻ cũng khác nhau tuỳ nơi phân bố. Ở nước ta Hầu sông có thể sinh sản rải rác quanh năm nhưng nhìn chung tập trung vào 2 vụ chính. Vụ 1 tháng 4 đến tháng 6, vụ 2 tháng 8 đến tháng 10. - Sức sinh sản: Số lượng trứng của các loài đẻ trứng rất lớn (Hầu Crassostrea virginica 15.000.000 đến 115.000.000 trứng, Hầu ống C. gigas 55.800.000 trứng) vì sau khi đẻ phải trải qua nhiều giai đoạn thụ tinh, phân cắt, phát triển thành ấu trùng. Trong quá trình này Hầu thường phải chịu ảnh hưởng xấu của nhiều nhân tố ngoại cảnh, đồng thời địch hại cũng nhiều, nên tỷ lệ trứng phát triển thành Hầu con thường thấp. Đây là một cách thích nghi để bảo vệ nòi giống. Hầu ấu sinh, trứng được bảo vệ trong cơ thể mẹ trong giai đoạn đầu nên lượng trứng đẻ ít hơn Hầu noãn sinh. - Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh sản của Hầu: Hoạt động sinh sản của Hầu chịu ảnh hưởng nhiều nhân tố ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ và độ mặn của nước. Thí nghiệm của Loosanoff về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sự phát triển của tuyến sinh dục Hầu C.virginica cho thấy ở nhiệt độ dưới 10 o C thì sau 35 ngày TSD vẫn không phát triển, giới hạn nhiệt độ thấp nhất để tuyến sinh dục thành thục là 15,8 o C, nhiệt độ càng cao hơn, thời gian thành thục càng ngắn. ở nhiệt độ 20 o C và 25 o C chỉ 5 ngày TSD đã có thể thành thục, ở 30 o C chỉ sau 3 ngày đã thấy có tinh trùng và trứng thành thục. Nhiệt độ cần thiết cho Hầu đẻ thấp nhất đối với Hầu ống là 25 o C, Hầu sú 17 – 18 o C. Bảng 2. Quan hệ giữa nhiệt độ nước và sự thành thục của tuyến sinh dục (theo Loosanoff) Nhiệt độ thí nghiệm ( 0 C) 15 20 25 30 Số ngày thí nghi ệm (đã thành th ục) (%) không thành th ục S ố Hầu đẻ (%) (đã thành th ục) (%) không thành th ục S ố Hầu đẻ (%) (đã thành không thành th ục S ố Hầu đẻ (%) (đã thành th ục) ( %) không thành th ục S ố Hầu đẻ (%) 3 0 18 82 4 58 42 5 0 28 72 0 36 6 6 38 20 42 6 0 36 6 6 38 20 42 7 24 40 3 6 79 6 24 8 4 36 60 20 60 2 0 9 32 42 2 6 10 10 90 26 32 42 60 30 1 0 13 32 48 20 15 12 8 42 36 22 18 52 40 8 20 18 82 60 38 2 25 44 56 50 50 0 30 70 30 35 6 68 26 40 6 76 18 45 12 72 16 55 40 60 0 [...]... cố định và thay đổi khác nhau cùng với độ lớn của chúng Thường một năm tuổi thì tuyến sinh dục của Vẹm thành thục, từ đó hàng năm về sau Vẹm có thể sinh sản được Vẹm có thể sinh sản quanh năm, ở phía Bắc Vẹm đẻ trứng vào 2 vụ chính: Vụ đầu năm từ tháng 3 đến tháng 5, vụ cuối năm từ tháng 9 đến tháng 10 Vào mùa sinh sản tuyến sinh dục của con cái có màu đỏ gạch non, tuyến sinh dục con đực màu vàng nhạt... Vẹm có khả năng tái sinh tơ chân, nghĩa là khi gặp điều kiện môi trường bất lợi nó có khả năng tự đứt tơ chân để di chuyển Khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi nó tái sinh lại tơ chân để bám vào vật bám mới Sự tái sinh tơ chân của Vẹm phụ thuộc vào kích thước và môi trường đặc biệt là nhiệt độ và độ mặn Các thí nghiệm về khả năng tái sinh tơ chân của Vẹm ở các nhóm kích thước và điều kiện nhiệt độ,... (trung bình 5 - 10 ‰) Ngoài ra thức ăn và thuỷ triều cũng có ảnh hưởng đến sinh sản của Hầu Trong môi trường giàu thức ăn, Hầu thành thục sớm và sinh sản Hình 11 Sơ đồ biểu diễn các giai đoạn phôi và ấu trùng Hầu sú O cucullata Chú thích: 1-2_ Trứng chưa thụ tinh; 3-4_ Cực thể thứ nhất và thứ hai xuất hiện ở trứng đã thụ tinh; 5-7_ Quá trình phân cắt lần thứ nhất và sự thò thụt của cực Điệp; 8-9_ Phân... xe: Xuất hiện 5 - 7 giờ sau khi thụ tinh, ấu trùng có dạng hình tròn hoặc hơi bầu dục, tiêm mao phủ kín ấu trùng tăng dần từ hoạt động chậm đến nhanh và vận động xoay tròn xoắn ốc, thường là ngược chiều kim đồng hồ Ấu trùng Veliger (ấu trùng chữ D) có 2 nắp vỏ và vành tiêm mao nằm giữa 2 nắp vỏ, ấu trùng vận động nhanh nhờ sự vận động của vành tiêm mao quanh miệng Ấu trùng giai đoạn tiền Umbo xuất. .. độ, độ mặn khác nhau cho thấy, cùng điều kiện môi trường giống nhau nhưng khả năng tái sinh tơ chân ở các nhóm kích thước là khác nhau và kích thước càng nhỏ khả năng tái sinh tơ chân càng lớn Bảng 4 Khả năng tái sinh tơ chân của Vẹm theo nhóm kích thước Nhóm kích Thời % cá thể Khả năng Điều kiện thước gian tái tái sinh bám vào môi (mm) sinh tơ vật bám trường chân (phút) 1 –10 11- 20 6 –10 15 – 16 100... Ngao sinh trưởng nhanh Ngao sống ở vùng triều thấp sinh trưởng nhanh hơn ở vùng triều cao Ngao dầu 1 tuổi trọng lượng cá thể 5 - 7 g, 4 tuổi 12 g, về già tăng càng chậm Hàng năm lớn vào tháng 4 - 9, hai năm đầu lớn nhanh Nhìn chung Ngao không sống quá 4 tuổi Ngao là động vật phân tính nhưng dựa vào hình dạng bên ngoài rất khó phân biệt Khi thành thục sinh dục, thì tuyến sinh dục của con cái có màu vàng,... chẽ đến sinh sản của Hầu Khí hậu vùng nhiệt đới quanh năm thích hợp cho Hầu sú sinh sản (cần có nhiệt độ 17oC) nhưng ở ấn Độ Hầu sú chỉ đẻ từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau, còn tháng 7, 8 tuy TSD thành thục nhưng vẫn không đẻ vì lúc đó mùa mưa xuống độ mặn giảm không thích hợp cho sinh sản của nó ở nước ta, Hầu sông có mùa sinh sản từ tháng 4 đến tháng 9, trong các tháng này Hầu đẻ rộ nhất vào thời... Cuối kỳ 76029,33 70924,47 Juvenile 30 - Giống nhỏ 1028,3343,1 929,3315,5 1 35 - Giống 1 116586,33 102248,11 trung 100 - Giống lớn 400072 287382 2.1.4 Sò (Cockles) Sò là nhóm động vật thân mềm hai vỏ rất phổ biến ở nước ta Theo kết quả điều tra mới nhất, nước ta có khoảng 21 loài thuộc giống Arca (Anadara), trong đó phổ biến nhất là hai loài Sò Huyết và Sò Lông Nhìn chung các loài Sò đều có vỏ... mặn dao động từ 20 - 30 ppt, chất đáy là đá, sỏi, san hô Vẹm tiết ra tơ chân để bám chặt vào các vật cứng dưới đáy Sự sinh trưởng của Vẹm thể hiện trên sự dày thêm của vỏ và cũng thể hiện trên sự dài thêm của vỏ; vỏ dày thì chiều dài tăng chậm và ngược lại vỏ mỏng thì chiều dài tăng nhanh Ngoài ra tốc độ tăng trưởng của vỏ và tốc độ tăng của thịt cũng không đều nhau tuỳ theo từng giai đoạn sinh trưởng;... bao vây khắp khối nội tạng do đó dựa vào màu sắc của tuyến sinh dục khi thành thục có thể phân biệt được con đực và con cái Ngao 1 năm tuổi có thể thành thục tuyến sinh dục Ngao chỉ thành thục 1 lần/năm (theo Nguyễn Văn Hảo và CTV, 2001) Lượng trứng trong một con Ngao thành thục từ 4 - 6 triệu trứng (Trương Quốc Phú, 2000) Mùa sinh sản của Ngao/Nghêu phụ thuộc vào từng vùng địa lý khác nhau nhưng nhìn . ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG VÀ NUÔI ĐỘNG VẬT THÂN MỀM HAI MẢNH VỎ 2.1. Một số đặc điểm sinh học Có khoảng 7000 loài Bivalvia phân bố rộng ở các vùng sinh thái khác. lớn nhanh. Mùa sinh sản, Hầu sinh trưởng kém vì bị việc sinh sản tiêu hao năng lượng. Mùa bồi dưỡng sau khi sinh sản để khôi phục năng lượng đã mất và Hầu lớn nhanh. Sinh sản và phát triển:. thuộc giống Crassostrea có thể chuyển giới tính giữa các mùa sinh sản nhưng giống Ostrea giới tính thay đổi luân phiên một lần hoặc vài lần trong một mùa sinh sản, phụ thuộc vào nhiệt độ và điểm

Ngày đăng: 13/07/2014, 20:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan