tự chọn thảo luận 3 văn bản nhật dụng

107 1.5K 0
tự chọn thảo luận 3 văn bản nhật dụng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi Ngày soạn /9 /2009: Ngày giảng:8: / 9 /2009 Tiết 1: ÔN LUYỆN VĂN BẢN: TÔI ĐI HỌC CỦA NHÀ VĂN THANH TỊNH I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: - Cảm nhận được tâm trạng, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật "tôi" trong buổi tựu trường. - Phân tích các hình ảnh so sánh được Thanh Tịnh sử dụng trong truyện. - Phân tích để làm sáng tỏ chất thơ trong truyện. - HS nêu được cảm nghĩ của mình về truyện. II. Chuẩn bị: - Thầy: Tham khảo SGK - SGV - Soạn giáo án. - Trò: Đọc lại văn bản " Tôi đi học" - học bài cũ. III.Tiến trình bài dạy * Ổn định : (1') 8 1. Kiểm tra bài cũ: (1') - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 2. Bài mới:(1') Các em vừa học xong văn bản"Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh, để các em hiểu sâu 0hơn về văn bản này tiết học hôm nay chúng ta cùng nhau ôn luyện. I. Nội dung ôn tập: ( 25 ' ) 1. Những hình ảnh so sánh được Thanh Tịnh sử dụng trong truyện. GV: "Tôi đi học" là một truyện ngắn mang màu sắc hoài niệm của Thanh Tịnh. Ngoài cảm xúc dạt dào, tác giả đã sáng tạo nên một số hình ảnh so sánh và nhân hoá để viết nên một câu văn giàu hình tượng và biểu cảm ? Em hãy tìm và phân tích những hình ảnh so sánh được nhà văn vận dụng trong truyện ngắn "tôi đi học" - Tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh so sánh nhưng chúng ta nên chú ý 3 hình ảnh sau. * Hình ảnh so sánh thứ nhất: - Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nẩy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. =>Những tình cảm trong sáng ấy là những kỷ niệm mơn nam náo nức của buổi tựu trường ngày xưa không hề bị thời gian vùi lấp, trái lại, cứ mỗi độ thu về, nó lại " nảy nở trong lòng" đem đến bao cảm xúc vui sướng bồi hồi, tâm hồn như trẻ lại, trong sáng hơn tựa như "mấy cành hoa quang đãng" * Hình ảnh so sánh thứ hai: - Ý nghĩa ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi GV: Buổi tựu trường nhân vật "tôi" chỉ cầm hai quyển vở mới thế mà vẫn cảm thấy" nặng""bàn tay ghì thật chặt" mà một quyển sách vẫn "xệch ra và chếch đầu cúi xuống 1 Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi đất" vì quá hồi hộp. Mấy cậu học sinh khác ôm sách vở nhiều lại kèm thêm cả bút thước nữa, trong lúc đó mẹ chú lại cầm hộ bút thước cho chú. Cái ý nhĩ" chắc chỉ người thạo mới cầm nổi bút thước"được so sánh với " làn mây lướt ngang trên ngọn núi" đã làm nổi bật ý nghĩ non nớt và ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên của nhân vật "tôi" * Hình ảnh so sánh thứ ba. - Họ như con chim con đứng trên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. GV: Hình ảnh so sánh này đặc sắc nhất, tác giả đã lấy hình ảnh"con chim con đứng bên bờ tổ" so sánh với cậu học trò mới"bỡ ngỡ đứng nép bên người thân" để làm nổi bật tâm lí tuổi thơ trong buổi tựu trường vừa "ngập ngừng sợ" vừa khao khát học hành, mơ ước bay tới những chân trời xa, chân trời ước mo và hy vọng:"Họ như những con chim e sợ" ? Hãy nêu tác dụng của những phép so sánh Đó? - Các phép so sánh trên xuất hiện ở những thời điểm khác nhau để diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật "tôi". Đây là những so sánh giàu hình ảnh, giàu sức gợi cảm được gắn với những cảnh sắc thiên nhiên tươi sáng. trữ tình. - Nhờ các hình ảnh so sánh như vậy mà cảm giác ý nghĩ của nhân vật "tôi" được người đọc cảm nhận cụ thể, rõ ràng hơn. Cũng nhờ chúng, truyện ngắn thêm man mác chất trữ tình trong trong trẻo. GV: Chất thơ là một nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn. Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng dạt dào. 2. Chất thơ trong truyện ''Tôi đi học'' ? theo em chất thơ trong truyện ngắn thể hiện ở những chi tiết nào? Hãy phân tích? (Kh) - Cảnh một buổi mai "đầy sương thu và gió lạnh" mẹ âu yếm dẫn con trai bé nhỏ đi đến trường trên con đường quen thuộc "dài và hẹp". Cảnh mấy cậu học trò nhỏ"áo quần tươm tất, nhí nhảnh" gọi tên nhau trao sách vở cho nhau xem. Con đường đến trường của tuổi thơ đong vui như ngày hội. Cảnh sân trường Mĩ Lý "dày đặc cả người" áo quần sạch sẽ gương mặt tươi vui. Cảnh học trò mới" bỡ ngỡ đứng nép bên người thân" "ngập ngừng e sợ". Nhiều ước mơ" như con chim muốn bay" Cảnh những học trò mới nghe hồi trống trường" thúc vang dội cả lòng" hầu như chú bé nào cũng cảm thấy hồi hộp khi xếp hàng, khi nghe ông đốc gọi tên " một mùi thơm lạ trong lớp; một con chim đến đậu bên cửa sổ lớp học, rụt rè hót rồi cất cánh bay cao, cảnh bàn ghế, những hình treo trên tường đều làm cho chú học trò bé ngỡ ngàng "thấy lạ và hay hay. - Trong truyện ngắn 4 lần Thanh Tịnh nói về tay mẹ: "mẹ tôi âu yếm dài và hẹp" bàn tay mẹ cầm bút thước cho con. Lúc đứng xếp hàng con cảm thấy" có một bàn tay dịu dàng" của mẹ đẩy con tới trước như khích lệ. Lúc đứa con trai" nức nở khóc" thì bàn tay mẹ hiền"một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc con". Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm tình thương con của mẹ. 2 Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi Đọc hai câu văn đầu truyện ta cảm nhận chất thơ ấy mà lòng xúc động bâng khuâng: +"Hàng năm cứ vào tựu trừng" + "Tôi quên thế nào được quang đãng" Thật vậy, "Tôi đi học" là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của thơ rất thơ và xúc động II. Luyện tập ( 15' ) HS quan sát đoạn văn"hàng năm cứ vào cuối thu lòng tôi lại tưng bừng rộn rã"(" Tôi đi học" của Thanh Tịnh"). ? Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ các đầu câu trả lời đúng" 1. Đoạn văn trên thuộc thể loại gì? a, Tiểu thuyết b, Hồi kí. c, Truyện ngắn d, Truyện dài 2. Đoạn văn trên có mấy từ ngữ thuộc trường từ vựng chỉ cảm xúc của con người? a, Một tù b, Hai từ c, Ba từ d, Bốn từ 3. Dòng cảm xúc của nhân vật "tôi" bắt đầu từ: a, Buổi mai hôm ấy b, Hồi ấy c, Ngày nay d, Một lần thấy em bé 4. Đoạn văn trên có sử dụng biện pháp tu từ gì? a, So sánh b, Ẩn dụ c, Hoán dụ d, Nói quá 5. Nhận xét nào dưới đây nói đúng những yếu tố góp phần tạo nên chất thơ của tác giả? a, Truyện được bố cục theo dòng hồi tưởng, cảm nhận của nhân vật"tôi" theo trình tự thời gian của buổi tựu trường. b, Có sự kết hợp hài hoà giữa các phương thức tạo lập văn bản: tự sự, miêu tả, biểu cảm c, Tình huống truyện chứa đựng chất thơ và các hình ảnh so sánh đậm chất chữ tình. d, Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng dạt dào cảm xúc - Chất thơ là nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện ngắn. Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật, tình tiết, tâm trạng dạt dào cảm xúc - Chất thơ toả ra từ giọng nói ân cần, cặp mắt "hiền từ" của ông đốc-> hình ảnh thầy giáo trẻ đón học trò mới vào lớp với "gương mặt tươi cười" - Chất thơ thể hiện lòng mẹ rất yêu con. - Chất thơ còn thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thú vị, giọng văn nhẹ nhàng, trong sáng, gợi cảm. 3.Củng cố- Luyện tập:(15') Viêt đoạn văn nêu cảm nhận sau khi học song văn bản 4. Hướng dẫn HS học bài:(2') - Học bài , phân tích văn bản. 3 Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi - Xem lại bài "Trong lòng mẹ" Ngày soạn: /9/2009 Ngày giảng: /9/2009 Tiết 2: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG CẢM THỤ VĂN BẢN: TRONG LÒNG MẸ I. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS: 1- Nắm được những đặc điểm, phẩm chất của nhân vật bé Hồng. Phân tích làm nổI rõ tình cảm và tình yêu thương mẹ của chú bé. 2- Rèn luyện kỹ năng phân tích nhân vật của HS. 3- Giáo dục lòng yêu thương con người. II. Chuẩn bị: 1- Thầy: Nghiên cứu SGK- SGV- thiết kế bài giảng ngữ văn 8- rèn kỹ năng cảm thụ văn thơ cho HS lớp 8- soạn giáo án. 2- Trò: Đọc lại văn bản, hệ thống lạI kiến thức của bài- chú ý nắm chắc đặc điểm của nhân vật bé Hồng. III.Tiến trình bài dạy * Ổn định: (1’): 8C: 1. Kiểm tra: Kết hợp trong quá trình giảng. 2. Bài mới: “Trong lòng mẹ” là tập hồi kí của nhà văn Nguyên Hồng. Tiết văn bản các em đã được tìm hiểu kỹ và biết được tình cảnh đáng thương của chú bé Hồng. Tiết học hôm nay cô sẽ cùng các em đi phân tích và tìm hiểu kỹ hơn về nhân vật này. I. Nội dung ôn tập: (22' ) I.Nhân vật bé Hồng trong đoạn trích: ''Trong lòng mẹ '' ? Em hãy nhắc lại tình cảnh đáng thương của bé Hồng trong đoạn trích “Trong lòng mẹ”? (Tb) - Cảnh ngộ của chú bé thật đáng thương: Mồ côi cha, mẹ chú lại phải xa con để đi tha hương cầu thực, chú sống giữa sự ghẻ lạnh, hắt hủi của những người họ hàng cay nghiệt. - Sống trong cảnh ngộ côi cút, vừa thiếu tình thương, vừa luôn bị xúc phạm, tuổi thơ của chú đầy những đau đớn và tủi hờn. ? Khi phân tích nhân vật bé Hồng trong đoạn trích ta cần chú ý những sự việc nào? (Kh) - Hai sự việc: + Cuộc đối thoại với người cô. + Niềm vui sướng hạnh phúc của bé Hồng khi được gặp mẹ. ? Qua đoạn trích ta cần hiểu và cảm nhận được điều gì về nhân vật bé Hồng? (G) - Hiểu được tình cảnh đáng thương và nỗi đau tinh thần của chú bé Hồng 4 Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi - Hiểu được tình yêu thương mãnh của chú bé Hồng đối với mẹ ? Nêu cảm nhận của em về cuộc đối thoại của chú bé Hồng với người cô? (Kh) - Chúng ta biết năm 1937, trong bài thơ “Mồ côi” Tố Hữu viết: Con chim non rũ cánh Đi tìm tổ bơ vơ. Quanh nẻo rừng hưu quạnh Lướt mướt dưới hàng mưa. Và một năm sau trên tuần báo “Ngày nay” hồi ký “Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng ra mắt bạn đọc. Nhân vật bé Hồng trong cuốn hồi ký cũng là một “con chim non rũ cánh”. Bố nghiện ngập gia đình sa sút trở nên bần cùng, Bố chết chưa đoạn tang, ngườI mẹ trẻ lại chửa đẻ với người ta, “ nợ nần cùng quẫn quá” phải bỏ nhà, bỏ quê vào Thanh Hoá kiếm ăn lần hồi. Bé Hồng mồ côi bơ vơ sống trong sự ghẻ lạnh của họ hàng bên nội. Đọc “Trong lòng mẹ ta bắt gặp một bé Hồng rất đáng thương, đáng yêu đang đau khổ, trái tim yêu thương của em vẫn dành cho ngườI mẹ một cách đằm thắm trọn vẹn. - Mồ côi cha cái mũ trắng của bé Hồng còn “cuốn băng đen”; mẹ phải đi tha hương cầu thực. Sống vớI những người họ hàng bên nội, chú còn bị người cô nanh ác, hiểm độc nói xấu mẹ mình. Mẫn cảm và thông minh, bé Hồng đã phát hiện ra “Những ý nghĩ cay độc…cười rất kịch của bà cô. Mặc dù non một năm mẹ không một dòng nhắn gửi, không một đồng quà, nhưng trái tim của em với người mẹ đau khổ vẫn trọn vẹn. Bà cô cố ý gieo vào lòng ngây thơ của em “những hoài nghi” để em “khinh miệt và ruồng rẫy mẹ”. Bé Hồng là đứa con hiếu thảo, cảm thông với hoàn cảnh của mẹ. Em quyết không để “những rắt tâm tanh bẩn" của cô xâm phạm đến “tình yêu thương và lòng kính mến mẹ” - Bao nhiêu nước mắt của bé Hồng đã chảy xuống trước những lời cay độc của bà cô “ mợ mày phát tài lắm ” “vào mà thăm em bé…” “ăn vận rách rưới, mắt mày xanh bủng, người gầy rạc đi…” gặt người quen thì “quay đi, lấy nón che…”…Mỗi lời nói, giọng cười của bà cô đã làm cho bé Hồng tủi nhục đau đớn. Lúc thì em “cúi đầu xuống đất”, lòng thắt lại, khoé mắt cay cay. Lúc thì nước mắt dòng dòng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm ở cổ. Có lúc cổ họng em nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Bé thương mẹ, cảm thông với mẹ. - Qua cuộc đối thoại với người cô, hình ảnh bé Hồng càng đáng yêu, đáng trọng. Những dòng nước mắt của em chứa chan bao tình thương mẹ. Một người mẹ đau khổ và đôn hậu. GV: Phần cuối chương “trong lòng mẹ nói lên lòng sung sướng của bé Hồng được gặp lại mẹ hiền sau một năn xa cách. ? Hãy phân tích để thấy được cảm giác sung sướng khi bé Hồng được ở trong lòng mẹ? - Phần cuối chương “Trong lòng mẹ” nói lên niềm sung sướng của bé Hồng khi được gặp lại mẹ hiền sau một năm dài xa cách. Thương mẹ nhiều, nhớ mẹ lắm, tin yêu mẹ nên bé Hồng mới có linh cảm khi “chợt thoáng …giống mẹ” em liền chạy 5 Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi theo gọi rối rít, Nỗi khát khao gặp mẹ của bé Hồng khác nào người bộ hành giữa xa mạc khao khát “một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm” như một cảnh vật dạt dào niềm vui- xe chạy chầm chậm mẹ cầm nón vẫy con. Con chạy kịp thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi. Vui sướng cảm động con trèo lên xe mà “ríu cả chân lại”. Mẹ kéo tay con, xoa đầu con, con “nức nở” mẹ cũng “sụt sùi”. Đã lâu rồi bé Hồng lại được nghe lời yêu thương. Bao cử chỉ chân thành trìu mến hào quyện tình mẹ con. Mẹ xốc con lên xe, lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho con, con ngắm nhìn gương mặt mẹ, mẹ không còm cõi sơ xác như người cô nói. Gương mặt mẹ tươi sáng. Một mùi “thơ tho lạ thường” phả ra từ quần áo, từ hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu của mẹ. Con sung sướng được “ngả đầu vào cánh tay mẹ…khắp da thịt mình” Từ việc miêu tả cụ thể những chi tiết, tình tiết của hai mẹ con gặp lại nhau sau một năm dài xa cách. Bé Hồng với tấm lòng, tâm hồn trong sáng, ngây thơ và giàu lòng hiếu thảo, em đã thổ lộ niềm vui sướng hạnh phúc của đứa con được sống trong lòng mẹ “ phảI bé lại…êm dịu cô cùng”. Sự êm dịu ấy đã được khơi nguồn từ tình mẫu tử bao la. Câu nói ấy của bé Hồng đã đen đến cho ta nhiều tình cảm chân thành. Bé Hồng mồ côi, hiếu thảo, rất thương yêu mẹ. “Trong lòng mẹ” là những trang hồi kí cảm động. Nhân vật bé Hồng trong đau khổ xa cách mẹ, trong cay đắng khi bà cô nói xấu mẹ, trong niền vui sướng hạnh phúc tột độ được gặp lại mẹ hiền, được mẹ vỗ về an ủi đều sáng bừng lên một trái tim yêu thương tha thiết, chân thành “những rung động cực điểm của một linh hồn trẻ dại” (Thạch Lam) . Giọt nước mắt của bé Hồng là giọt nước mắt của đứa con hiếu thảo. Trong bi kịch gia đình, bi kịch tuổi thơ, em càng thương mẹ hơn bao giờ hết. Đoạn văn ghi cảnh bé Hồng gặp lại mẹ là hay nhất, cảm động nhất. Bé Hồng là hình ảnh đáng thương và đáng yêu nhất của bài ca “trong lòng mẹ” II. Luyện tập: (10' ) HS: Quan sát đoạn văn trong SGK: “Xe chạy chầm chậm…về với cá em rồi mà”. 1. Đoạn văn trên trong văn bản thuộc thể loại gì? -Hồi ký 2. Đoạn văn diễn tả nội dung gì? - Sự xúc động mãnh liệt, niềm hạnh phúc lớn lao xen lẫn tủi hờn của chú bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. 3. Hãy tìm từ cùng trường từ vựng với từ “khóc” trong đoạn văn? - Nức nở, sụt sùi. 4. Nêu những đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? - Giàu chất trữ tình - Miêu tả tâm lý nhân vật đặc sắc. - Dùng nhiều hình ảnh so sánh độc đáo. 5. Để diễn tả nỗi căm uất của chú bé Hồng với những hủ tục phông kiên đã đầy đoạ người mẹ đáng thương, Nguyên Hồng viết: “Giá những cổ tục đã đầy đoạ mẹ tôi là một vạt như hòn đá hay cục thuỷ tinh,…mới thôi.” Hãy phân tích ý nghĩa của hình ảnh trên? 6 Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi * Gợi ý: Hình ảnh so sánh: Nỗi oan uất của chú bé Hồng trong trường hợp nào? Cách so sánh có gì độc đáo, nó có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của cậu bé Hồng? * Cụ thể: Trong cuộc đối thoại với người cô, chú bé Hồng đã nghĩ, đã so sánh những cổ tục phong kiến đã đầy đoạ mẹ chú là một vật là cục đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẩu gỗ… cách so sánh đó đã làm cho những gì vốn vô hình bỗng trở nên hữu hình cụ thể như nhìn thấy được, cầm nắm được. Cách so sánh này gây ấn tượng và đầy sức gợi cảm. Điều đó đã diễn tả được cảm xúc uất ức tột cùng, tâm trạng căm giận sâu sắc mãnh liệt của chú bé Hồng đối với những cổ tục phong kiến đã đầy đoạ mẹ chú. Cảm xúc tâm trạng đó xuất phát từ tình yêu thương mẹ tha thiết cháy bỏng. * Bà cô thật lạnh lùng, độc ác, thâm hiểm * Bé Hồng thấu hiểu cảm thông trước cảnh ngộ éo le của mẹ, tin và thương yêu mẹ bàng tình cảm vô cùng sâu sắc * Niềm hạnh phúc vô bờ, cảm giác sung sướng đến cực điểm của chú bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. 3. Củng cố- luyện tập Nhắc lại nghệ thuật -nội dung của bài 4 Hướng dẫn HS học bài(2’) -Phân tích lại nhân vật bé Hồng. - Chuẩn bị: Tính thống nhất về chủ đề của văn bản. 7 Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 3: LUYỆN TẬP TÍNH THỐNG NHẤT VỀ CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN I. Mục tiêu bài học: Giúp HS: 1.Củng cố kiến thức đã học về tính thống nhất ở chủ đề của văn bản: Chủ đề là gì? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở yếu tố nào? Để tìm hiểu tính thống nhất của văn bản thể hiện ở yếu tố nào cần chú ý đến điều gì? 2.Bước đầu biết cách tạo lập văn bản có tính thống nhất về chủ đề. 3.Biết xác định và duy trì đối tượng trình bày, chọn lựa, sắp xếp các phần sao cho văn bản tập chung nêu bật ý kiến, cảm xúc của mình. II. Chuẩn bị: 1.Thầy: Nghiên cứu SGK- SGV- kiến thức cơ bản của ngữ văn 8 2.Trò: Xem lại kiến thức cơ bản ở bài “tính thống nhất về chủ đề của v/b” III. Tiến trình bài dạy *Ổn định: (1’) 1 Kiểm tra: Kết hợp khi học bài. 2. Bài mới: Tiết học hôm nay cô trò ta cùng ôn luyện về tính thống nhất về chủ đề của văn bản. ? Hãy nhắc lại chủ đề của văn bản là gì? (Tb) ? Thế nào là tính thống nhất về chủ đề của văn bản? (Kh) ? Tính thống nhất về chủ đề được thể hiện ở những phương diện nào trong v/b? (kh) GV: Tính thống nhất về chủ đề trong v/b là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên v/b, phân biệt v/b với những câu hỗn độn, với những chuỗi bất thường về nghĩa. Đặc trưng này của v/b liên hệ mật thiết với tính mạch lạc, tính liên kết. ? Gọi HS đọc văn bản “Rừng…”SGK 9T13) ? Văn bản nói về đối tượng nào? Và vấn đề gì? ? Các đoạn văn trình bày đối tượng và vấn đề theo một thứ tự nào? ? Theo em có thể thay đổi trật tự sắp xếp này được không? Vì sao? ? Nêu chủ đề của văn bản: “rừng cọ quê tôi”? 8 Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi ? Chủ đề của văn bản là gì? ? Tính thống nhất về chủ đề của v/b thể hiện ở chỗ nào? I. Lý thuyết: (17’) 1. Chủ đề của văn bản: Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt (là ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả.) 2. Tính thống nhất về chủ đề của văn bản: Văn bản có tính thống nhất về chủ đề, khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang vấn đề khác. 3. Những phương diện thể hiện tính thống nhất về chủ đề trong văn bản: - Văn bản phải có tính thống nhất về chủ đề. Tính thống nhất này thể hiện ở chỗ: văn bản có đối tượng xác định, có tính mạch lạc, tất cả các yếu tố của văn bản đều tập trung thể hiện ý đồ, ý kiến, cảm xúc của tác giả. - Một văn bản không mạch lạc, không có tính liên kết là văn bản không đảm bảo tính thống nhất về chủ đề, mặt khác chính đặc trưng thống nhất về chủ đề làm cho văn bản mạch lạc và liên kết chặt chẽ hơn. Tính thống nhất về chủ đề của v/b được thể hiện trên cả hai bình diện: nội dung và cấu trúc hình thức. + Về nội dung: VB cần phải xác định được đề tài (đối tượng phản ánh) cần phải có đích hay chủ định của chủ thể tạo văn bản, tức là bày tỏ một ý kiến, một quan niệm, một cảm xúc nào đó nhằm tác động đến người đọc về nhận thức, hành động, tình cảm. Mọi phần v/b, chi tiết trong v/b đều trực tiếp hay gián tiếp thể hiện chủ định này của chủ thể v/b. + Về hình thức: Tính thống nhất về chủ đề của v/b được thể hiện qua nhan đề, sự sắp xếp các phần mục, tính thống nhất của đơn vị ngôn ngữ trong v/ b nghĩa là chúng sử dụng, bổ xung, hoà nhập, tạo nên sự thống nhất trong nhận thức, hành động và tình cảm của người đọc. Khi nói đến tính thống nhất về ngôn ngữ ta thường nghĩ tới tính thống nhất về mặt từ ngữ, về các cấu trúc ngữ pháp trong văn bản. Việc sử dụng hệ thống từ ngữ chủ đề (các từ ngữ được lặp đi lặp lại, các từ ngữ lặp lại nội dung bằng cách thế đại từ, thế đồng nghĩa, gần nghĩa) góp phần quan trọng tạo nên tính thống nhất đó. II. Luyện tập: (25’) 1. Bài tập 1: Phân tích tính thống nhất về chủ đề của v.b “Rừng cọ quê tôi” + Đối tượng: Rừng cọ. + Vấn đề: Tình cảm của tác giả đối với rừng cọ quê hương mình. - Theo một thứ tự không gian: Nói về cây cọ, sự gắn bó với cây cọ của gia đình, nhà trường, quê hương… - Không thay đổi trật tự sắp xếp này được vì văn bản có tính thống nhất về chủ đề. - Sự gắn bó và tình cảm tha thiết, tự hào của tác giả đối với rừng cọ quê hương. 9 Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi 2. Bài tập 2: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nói về chủ đề của văn bản. A. Là một luận điểm lớn được triển khai trong văn bản. B. Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản. C. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng tình cảm thể hiện trong văn bản. D. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản. A. Văn bản có đối tượng xác định. B. Văn bản có tính mạch lạc. C. Các yếu tố trong văn bản bám sát chủ đề đã định. D. Cả ba yếu tố trên. 3.củng cố luyện tập Nhắc lại ghi nhớ 4. Hướng dẫn HS học bài: (2’) + Học bài: nắm được chủ đề của văn bản, tính thống nhất về chủ đề của văn bản; những phương diện thể hiện tính thống nhất về chủ đề trong v/b + Làm bài tập về tính thống nhất về chủ đề của văn bản trong SGK và sách BT + Chuẩn bị bài: Rèn luyện kỹ năng XD đoạn văn và liên kết các đoạn văn trong văn bản. Ngày soạn: Ngày giảng: 9.11.2008 Tiết 4: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN VÀ LIÊN KẾT CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN A. phần chuẩn bị: I. Mục tiêu cần đạt: - Giúp HS ôn luyện lại những kiến thức XD đoạn văn trong văn bản và cách liên kết các đoạn văn trong văn bản - Rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn trong văn bản và cách liên kết các đoạn văn trong bài viết thực hành. - Giáo dục HS lòng ham mê yêu thích môn ngữ văn. II. Chuẩn bị: Thầy: Nghiên cứu SGK- SGV- soạn giáo án Trò: Ôn lại những kiến thức cơ bản về XD đoạn văn và liên kết các đoạn văn trong văn bản. B. Phần thể hiện trên lớp: * Ổn định: (1’) 8C: I. Kiểm tra : Kết hợp trong giờ học II. Bài mới: Các em đã nắm được các vấn đề co bản của đoạn văn và liên kết các đoạn trong văn bản. Để củng cố khắc sâu hơn nữa về kiến thức này. Hôm nay cô trò chúng ta cùng ôn luyện lại . 10 [...]... ở nhà: (1’) + Ôn lại các văn bản văn học nước ngoài + Hoàn thiện bài 3 + Chuẩn bị thảo luận 3 văn bản nhật dụng ……………………………………………………… Ngày soạn: Tiết 15: /12/ 2009 Ngày giảng: /12/2009 THẢO LUẬN BA VĂN BẢN NHẬT DỤNG I MỤC TIÊU 1 Kiến thức: Ôn lại toàn bộ kiến thức về văn bản nhật dụng đã được học từ đầu năm 2 Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận biết các loại văn bản nhật dụng 3 Thái độ: Giáo dục HS có... ba văn bản nhật dụng III TIẾN TRÌNH BÀI DẠY *Ổn định: Sĩ số /31 1 Kiểm tra: (3' ) Sự chuẩn bị của HS * Vào bài: Trong chương trình ngữ văn 8 các em đã được học ba văn bản nhật dụng Tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ ôn lại ba văn bản đó 2 Dạy bài mới: I Bảng thống kê các văn bản nhật dụng học trong lớp 8: (15') ? Nêu tên các văn bản, các tác giả mà em đã học trong phần văn bản nhật dụng? ? Các văn bản. .. dựng đoạn văn trong văn bản 2 Liên kết các đoạn văn trong văn bản II Luyện tập: 1 Bài tập 3 SGK (T2 Bài tập 23 Bài tập 3: III Hướng dẫn HS học bài: (2’) + Ôn lạ lý thuyết tập làm văn + Đọc các bài văn tham khảo cách viết câu, từ ngữ chuyển đoạn + Xem lại văn bản “Tức nước vỡ bờ” 12 Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi Ngày soạn: 26/9/2009 Ngày giảng: 30 / 9 /2009 Tiết 5: THẢO LUẬN VĂN BẢN: TỨC NƯỚC... việc tóm tắt các văn bản tự sự, trong tiết học hôm nay chúng ta luyện tập tóm tắt văn bản tự sự 2 Bài mới: Ghi đầu bài lên bảng ? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? (Kh) ? Khi tóm tắt văn bản cần chú ý điều gì? (Kh) ? Nêu các bước tóm tắt văn bản? (Tb) ? Nêu những sự việc tiêu biểu, các nhân vật quan trọng trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” và viết một văn bản tóm tắt? ? Trong một cuộc thảo luận ở nhóm về... thuyết: - Tóm tắt văn bản tự sự là dùng lời văn của mình trình bày một cách ngắn gọn nội dung chính ( bao gồm sự việc tiêu biểu và nhân vật quan trọng) của văn bản đó - Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt - Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề của văn bản, xác định nội dung chính cần tóm tắt, sắp xếp các nội dung ấy theo một thứ tự hợp lý, sau... khuất 3 Củng cố Nhắc lại kiến thức cơ bản 4 Hướng dẫn HS học bài: (3 ) + Học bài đọc lại văn bản + Phân tích lại nhân vật chị Dậu + Nắm được ND và nghệ thuật của văn bản + Chuẩn bị cho tiết sau: Luyện tập tóm tắt VB tự sự Ngày soạn: Tiết 6: /10/2009 Ngày giảng: /10/2009 LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ I Mục tiêu : Giúp Học sinh: 1 Kiến thức: Nắm được mục đích và cách thức tóm tắt một văn bản tự sụ... học ở nhà: (1’) - Ôn lại lý thuyết văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm 31 Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi - Tham khảo các bài văn ở dàn bài, bài văn chọn lọc - Hoàn thiện bài tập 2 32 Phạm Thị Hương - Trường THCS Chiềng Cơi Ngày soạn: 7/12/2009 Tiết 13- 14: Ngày giảng:9/12/2009 THẢO LUẬN VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI I Mục tiêu : 1 Kiến thức: Giúp HS ôn lại các văn bản nước ngoài đã được học trong chương... hiểu được thế nào là tóm tắt văn bản tự sự 2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tóm tắt các văn bản đã học 3 Thái độ: Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu mến môn ngữ văn II Chuẩn bị: +Thầy: Soạn giáo án- SGK- SGV- Tham khảo sách “Bồi dưỡng và nâng cao ngữ văn THCS lớp 8” và “Tư liệu ngữ văn 8” +Trò: Ôn tập và tóm tắt những văn bản đã học III Tiến trình bài dạy * Ổn định: (1’) Sĩ số /33 1 Kiểm tra: KT sự chuẩn bị... lý thuyết văn tự sự, miêu tả, biểu cảm, xem lại các dàn bài ở tiết tập làm văn III: Tiến trình bài dạy *Ổn định (1’): /31 1 Kiểm tra: KT việc chuẩn bị bài của HS và kết hợp trong giờ học * Vào bài: Các em đã học lý thuyết văn tự sự và lý thuyết về miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, để củng cố về kiến thức về cách viết một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm mà trước hết là đoạn văn như... đoạn văn: 3 Củng cố: 4 Hướng dẫn HS học bài: (2’) - Ôn lại lý thuyết viết đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm - Hoàn chỉnh bài tập 3 - chuẩn bị bài sau: Lập dàn ý cho bài văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm Ngày soạn: /12/2009 Ngày giảng: /12/2009 Tiết 12: LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN TỰ SỰ KẾT HỢP VỚi MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM I Mục tiêu : - Giúp học sinh ôn luyện củng cố bố cục của một bài văn tự sự . tóm tắt các văn bản tự sự, trong tiết học hôm nay chúng ta luyện tập tóm tắt văn bản tự sự. 2. Bài mới: Ghi đầu bài lên bảng ? Thế nào là tóm tắt văn bản tự sự? (Kh) ? Khi tóm tắt văn bản cần chú. trong văn bản. B. Là câu chủ đề của một đoạn văn trong văn bản. C. Là đối tượng mà văn bản nói tới, là tư tưởng tình cảm thể hiện trong văn bản. D. Là sự lặp đi lặp lại một số từ ngữ trong văn bản. A quan trọng) của văn bản đó. - Văn bản tóm tắt cần phản ánh trung thành nội dung của văn bản được tóm tắt. - Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề của văn bản, xác định nội

Ngày đăng: 13/07/2014, 16:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TRONG LÒNG MẸ

    • CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

      • CÁC ĐOẠN VĂN TRONG VĂN BẢN

        • HS nhận xét -> gv nhận xét

        • LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ

        • CẢM NGHĨ VỀ NHÂN VẬT LÃO HẠC

          • HẾT TIẾT MỘT viết trong 15’

          • Gọi 2 học sinh trình bày- nhận xét

          • GV đọc bài viết để HS tham khảo.

            • HẾT TIẾT MỘT

            • Tiết 17 TẬP PHÂN TÍCH BÀI THƠ QUÊ HƯƠNG

            • GIỚI THIỆU DI TÍCH LỊCH SỬ NHÀ TÙ SƠN LA

              • HẾT TIẾT MỘT

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan