Điều Trị Trào Ngược Dạ Dầy pdf

11 445 1
Điều Trị Trào Ngược Dạ Dầy pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Điều Trị Trào Ngược Dạ Dầy Theo định nghĩa ở Montreal, trào ngược dạ dày là bệnh phát sinh khi dịch vị dạ dày trào ngược lên ống thực quản gây ra những triệu chứng hay biến chứng rối loạn. Những người chuyên môn xét lại bệnh này kết luận là trừ hội chứng trào ngược lên ống thực quản, phần lớn điều trị cho trào ngược dạ dày đều dựa trên những thử nghiệm không có kiểm chứng, kinh nghiệm lâm sàng hay ý kiến của những người sành sỏi về bệnh này thay vì những thử nghiệm lâm sàng ngẩu nhiên, có kiểm chứng và phẩm chất cao. Họ đặt ra 2 mức giá trị lời khuyên: - mức A có nghĩa là khuyên nên làm trong thực hành dựa trên chứng cứ tốt đã cải thiện kết quả thử nghiệm trên sức khoẻ. - mức B, có nghĩa khuyên nên làm trong thực hành dựa trên chứng cứ tạm được là đã cải thiện những kết quả thử nghiệm cho sức khoẻ. - mức D có nghĩa thực hành không được khuyên thực hiện căn cứ trên chứng cứ yếu là không hiệu nghiệm hay hại nhiều hơn lợi. Những lời khuyên thực hiện mức A: • Với bệnh nhân trào ngược lên ống thực quản, điều trị với thuốc chống tiết dịch vị được khuyên dùng để làm lành viêm thực quản, giảm triệu chứng, và duy trì thực quản trong tiến trình lành lại.Trong điều kiện này, thuốc ức chế bơm proton (PPI) hiệu nghiệm hơn thuốc kháng thụ thể histamin-2, và nhóm này lại tốt hơn giả dược. • Một khi thuốc ức chế bơm proton đã chứng tỏ hiệu nghiệm lâm sàng cho bệnh nhân viêm ống thực quản, điều trị phải được tiếp tục lâu dài và hạ liều xuống dần cho đến mức thấp nhất mà vẫn công hiệu dựa trên kiểm soát triệu chứng. • Khi điều trị chống trào ngược bằng phẩu thuật hay thuốc ức chế bơm proton được nghĩ là hiệu nghiệm giống nhau ở bệnh nhân với hội chứng trào ngược lên ống thực quản, điều trị với thuốc ức chế bơm proton được xem là an toàn hơn và do đó ưa chuộng hơn như là điều trị khởi đầu. • Phẩu thuật chống trào ngược dạ dày phải được khuyên thực hiện khi bệnh nhân với hội chứng trào ngược lên thực quản không dung nạp được điều trị loại bỏ acid, ngay cả khi thấy hiệu nghiệm trên phương diện dược điều trị. • Với bệnh nhân hội chứng đau ngực nghi ngờ trào ngược dạ dày, thử nghiệm theo kinh nghiệm điều trị bằng thuốc ức chế dạ dày ngày 2 lần được khuyên dùng sau khi đánh giá cẩn thận nguyên nhân tim. Những lời khuyên thực hiện mức B: • Bệnh nhân dư cân hay béo mập với hội chứng trào ngược lên thực quản phải được tư vấn giảm cân. • Với bệnh nhân chọn lọc bị thêm chứng đau rát ngực (heartburn) hay ợ chua (regurgitation) khi nằm, nâng đầu giường lên cao có thể giúp bệnh nhân. Dựa theo triệu chứng và tác nhân gây triệu chứng ở bệnh nhân, những thay đổi khác về cách sinh hoạt có thể có ích như tránh ăn quá khuya hay tránh một số thức ăn hay hoạt động. • Bệnh nhân với hội chứng thực quản mà triệu chứng không đáp ứng đủ với liều điều trị thuốc ức chế bơm proton ngày 1 lần phải dùng ngày 2 lần. • Khi kiểm soát triệu chứng là mục tiêu chính ở bệnh nhân với hội chứng thực quản có triệu chứng mà không bị viêm ống thực quản, nên điều trị ngắn hạn hay dùng khi cần thuốc chống tiết dịch vị. Thuốc ức chế bơm proton hiệu nghiệm hơn thuốc kháng thụ thể H2 trong điều trị ngắn hạn, và thuốc kháng H2 hiệu nghiệm hơn giả dược. • Với bệnh nhân hội chứng trào ngược lên ống thực quản với với triệu chứng khó nuốt quấy rầy, nên thực hiện nội soi với sinh thiết. Cần lấy ít nhất 5 mẫu để đánh giá viêm ống thực quản tăng bạch cầu hạp phẩn eosinophil. Sinh thiết phải hướng đến những vùng nghi ngờ dị sản (metaplasia), loạn sản (dysplasia) hay màng nhầy bình thường nếu không nhìn thấy điều gì bất thường. • Nội soi và sinh thiết nhắm vào vị trí nghi ngờ dị sản, loạn sản hay ung thư ác tính được khuyên thực hiện cho bệnh nhân nghi ngờ hội chứng trào ngược lên thực quản và không đáp ứng với cách điều trị uống thuốc ức chế bơm proton ngày 2 lần. • Khi kết quả nội soi bình thường ở những bệnh nhân này, nên thực hiện đo áp kế (manometry) để định vị trí cơ vòng dưới ống thực quản để có thể theo dõi pH, đánh giá chức năng nhu động trước khi giải phẩu, và định bệnh khi gặp 2 trình bày không thể phân biệt rõ ràng về rối loạn vận động chính. So với áp kế qui ước, áp kế có độ phân giải cao có vẽ nhạy cảm hơn cho định bệnh ca không điển hình về cơ không giãn hay co thắt xa ống thực quản. • Theo dõi trở kháng lưu động (ambulatory inpedance) pH, ống thông pH và pH không dây trong khi tạm ngưng thuốc ức chế bơm proton trong 7 ngày được khuyên thực hiện để đánh giá bệnh nhân nghi ngờ hội chứng tráo ngược ống thực quản và không đáp ứng điều trị theo kinh nghiệm với thuốc ức chế bơm proton, người nào có kết quả nội soi bình thường và không có kết quả áp kế bất thường lớn. Để tìm ống thực quản phơi nhiễm acid bệnh lý, theo dõi pH không dây nhạy cảm hơn nghiên cứu ống thông vì cần thời gian ghi nhận đến 48 giờ. • Phẫu thuật chống trào ngược phải nghĩ đến ở bệnh nhân có hội chứng trào ngược thực quản và có triệu chứng quấy nhiễu tồn tại, đặc biệt là ợ chua, mặc dầu đã điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton. Tuy nhiên, tiềm năng lợi ích phẩu thuật chống trào ngược phải cân bằng với tiềm năng nguy hại với những triệu chứng mới do phẩu thuật, như khó nuốt, đầy hơi, không ợ hơi được hay triệu chứng ruột sau phẩu thuật. • Với bệnh nhân có hội chứng trào ngược lên thực quản cùng với hội chứng nghi ngờ ngoài thực quản, như viêm thanh quản hay hen suyển, điều trị cấp hay duy trì với thuốc ức chế bơm proton hay thuốc kháng thụ thể H2 ngày 1 hay 2 lần nên nghĩ đến. Lời khuyên mức D: • Metoclopramide không được dùng đơn trị hay điều trị kết hợp ở bệnh nhân với hội chứng trào ngược lên thực quản hay ngoài thực quản. • Nếu vắng mặt hội chứng trào ngược dạ ngoài ống thực quản, như viêm dây thanh quản hay hen suyễn, không được điều trị cấp với thuốc ức chế bơm proton hay kháng H2 ngày 1 hay 2 lần. • Nội soi thường xuyên để theo dõi tiến triển bệnh không được khuyên thực hiện ở bệnh nhân bệnh trào ngược có ăn mòn hay không. • Với bệnh nhân có hội chứng ống thực quản trước đó có viêm ăn mòn ống thực quản, không nên dùng thuốc ức chế bơm proton ít hơn hàng ngày để điều trị. • Bệnh nhân với hội chứng ống thực quản với mô hư hại hay không và triệu chứng kiểm soát tốt với thuốc, không nên dùng phẩu thuật chống trào ngược. • Với bệnh nhân dị sản Barrett, phẫu thuật chống trào ngược như biện pháp chống ung thư không được khuyên thực hiện. Góp ý: mặc dầu nhóm ức chế bơm proton hiệu nghiệm hơn, nhưng có 2 điểm chưa được đề cập: - tương tác với thuốc chống tiểu cầu như Clopidogrel (Plavix) làm giảm lượng thuốc ở dạng hoạt động nên sẽ giảm hiệu nghiệm, mặc dầu một bài báo của Lancet số 09.19.09 bảo không thấy khác biệt giữa người dùng thuốc ức chế bơm proton hay không sau khi đặt ống nong và uống Clopidogrel, nhưng liều clopidogrel trong trường hợp này cao hơn bình thường. - một số thuốc cần được acid hòa tan và hấp thụ như calcium hay muối sắt. Uống thuốc ức chế bơm proton sẽ làm acid dạ dày xuống thấp suốt ngày, nên có thể không hấp thụ được viên calcium hay viên sắt, từ đó có thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Ứng dụng vào trường hợp dùng clopidogrel Hỏi : Nên can thiệp như thế nào cho bệnh nhân dùng cả hai clopidogrel và thuốc ức chế bơm proton? Đáp: Theo một khảo sát năm 2007, clopidogrel là thuốc phổ thông đứng hàng thứ 6 được kê đơn tại Hoa-kỳ, được chỉ định để giảm sự cố huyết khối ở bệnh nhân vừa bị tai biến tim mạch, clopidogrel đóng vai trò toàn bộ trong việc chăm sóc bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay hội chứng động mạch vành cấp. Để giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày ruột, có thể liên quan đến clopidogrel, bác sĩ thường viết thêm thuốc ức chế bơm proton (PPI) cho bệnh nhân có nguy cơ cao. Vì sẵn có generic và dạng bán không cờn toa bác sĩ, omeprazol (Prilosec) là thuốc nhóm PPI được dùng rộng rãi nhất. Chứng cứ mới đây gợi ý một số thuốc ức chế bơm proton giảm tác dụng chống tiểu cầu của clopidogrel. Clopidogrel là 1 tiền dược, cần phải chuyển hóa ở gan qua enzym cytochrome P450 (CYP). Một khi được khích hoạt, clopidogrel sẽ không cho tiểu cầu kết dính bằng cách ức chế adenosine diphosphate ở thụ thể P2Y12. Thuốc ức chế bơm proton như omeprazol và đồng phân S esomeprazol (Nexium), được nghĩ enzym CYP 2C19, giảm tác dụng chống huyết khối của clpidogrel. CYP 2C19 cũng là enzym chính chịu trách nhiệm xác định đáp ứng dược lực học của bệnh nhân với clopidogrel. Vấn đề đặt ra làm sao quản lý tốt nhất bệnh nhân khi dùng cả 2 thuốc PPI và clopidogrel vẫn chưa có một câu trả lời thỏa đáng. Gilard và cộng sự, thực hiện một nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, kiểm chứng với giả dược để đánh giá ảnh hưởng của omeprazol lên hiệu quả của clopidogrel. Họ phân phối ngẫu nhiên 145 bệnh nhân đang đặt ống nong động mạch vành và nhận aspirin 75 mg mỗi ngày, clopidogrel 75 mg mỗi ngày (sau 300 mg liều tấn công), thành 2 nhóm. Nhóm điều trị với omeprazol 20 mg mỗi ngày trong 7 ngày, và nhóm kiểm chứng nhận thuốc vờ trong 7 ngày. đánh giá chỉ số phản ứng tiểu cầu (PRI: Platelet Reactivity Index) là điểm chấm dứt nghiên cứu chính. PRI < 50% cho thấy đáp ứng thuận lợi của clopidogrel. Dữ liệu từ 124 bệnh nhân được xem lại sau 7 ngày điều trị. Trước điều trị, PRI là 83.2% trong nhóm kiểm chứng và 83.9% trong nhóm điều trị. Sau khi điều trị chấm dứt, PRI là 39.8% trong nhóm kiểm chứng và 51.4% trong nhóm điều trị (P < 0.001). Bệnh nhân dùng thuốc omeprazol bảo vệ dạ dày ruột tăng gấp 4.31 lần đáp ứng dở với clopidogrel. Liên can lâu dài của tương tác thuốc này không chắc chắn nhưng có thể gợi ý giảm lợi ích bảo vệ tim của clopidogrel. Mặc dầu chứng cứ mới đây cho thấy tương tác giữa PPI và clopidogrel, nhưng cần phải chú ý thêm về tính chất dược di truyền (pharmacogenetics) ảnh hưởng lên chuyển hóa clopidogrel. Ước lượng 30% người da trắng, 40% người da đen và trên 55% người Đông Á châu có gen đa thù hình CYP 2C19 làm giảm đáp ứng dược lực và dược động học với clopidogrel. Khi chuyển hóa clopidogrel giảm, những bệnh nhân nàydễ bị tai biến phản ứng nghịch tim mạch và tử vong. Tại hội nghị của hội can thiệp và chụp hình mạch máu tim mạch năm 2009, các nhà điều tra báo cáo kết quả hồi cứu trên 16 700 bệnh nhân dùng clopidogrel (với PPI hay không) sau khi đặt ống nong. bệnh nhân dùng thuốc ức chế bơm proton trên 50% tăng nguy cơ cao hơn tai biến tim mạch trong 1 năm so với bệnh nhân không dùng thuốc ức chế bơm proton. Điều này gợi ý tai biến tim mạch có thể là hiệu quả của nhóm PPI và có thể không do 1 món thuốc đặc biệt nào. Tuy nhiên, báo Lancet 09.19.09 đăng 1 nghiên cứu khác cho biết sau khi thông tim bệnh nhân dùng thuốc chống tiểu cầu như clopidogrel hay prasugrel. so sánh nhóm dùng thêm PPI hay không dùng, mặc dầu lượng hoạt chất giảm, nhưng kết quả lâm sàng không sai biệt bao nhiêu. Mặc dầu chưa có kết luận rõ ràng về tương tác này, nhưng người ta khuyên các bác sĩ chỉ nên dùng thuốc ức chế bơm proton cho bệnh nhân nguy cơ cao ( người dùng 2 thuốc chống tiểu cầu, người có lịch sử xuất huyết dạ dày ruột hay loét ruột, hay người dùng thêm thuốc kháng đông) với clopidogrel. Nhà sản xuất clopidogrel bảo không nên dùng omeprazol do chứng cứ mới này. Nếu cần phải bảo vệ dạ dày ruột, nên dùng thuốc kháng thụ thể histamin-2 như ranitidin (Zantac) hay famotidin (Pepcid) như là chọn lựa [...]...đầu tiên Bác sĩ cần nhớ là thuốc chẹn H2 có thể không hiệu quả bằng PPI trong việc bảo vệ dạ dày ruột, nhưng hiệu quả tương đương cho chỉ định nóng ruột (heartburn) và triệu chứng trào ngược dạ dày Dược sĩ Lê-văn-Nhân . Điều Trị Trào Ngược Dạ Dầy Theo định nghĩa ở Montreal, trào ngược dạ dày là bệnh phát sinh khi dịch vị dạ dày trào ngược lên ống thực quản gây ra những. ngày điều trị. Trước điều trị, PRI là 83.2% trong nhóm kiểm chứng và 83.9% trong nhóm điều trị. Sau khi điều trị chấm dứt, PRI là 39.8% trong nhóm kiểm chứng và 51.4% trong nhóm điều trị (P. chứng trào ngược lên thực quản không dung nạp được điều trị loại bỏ acid, ngay cả khi thấy hiệu nghiệm trên phương diện dược điều trị. • Với bệnh nhân hội chứng đau ngực nghi ngờ trào ngược dạ

Ngày đăng: 13/07/2014, 15:20

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan