Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh ở động vật pptx

5 996 11
Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh ở động vật pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh ở động vật thuỷ sản tại Việt Nam Theo kinh nghiệm dân gian, có khá nhiều loại cây thuốc nam, thảo mộc đã và đang được sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản như lá xoan, tỏi, cây chó đẻ răng cưa, hạt cau, hạt bí ngô… Mỗi một loại có tác dụng khác nhau trong việc phòng và trị bệnh, một số cây có ưu thế trong việc phòng trị bệnh do tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng và một số cây có ưu thế phòng trị bệnh nhiễm khuẩn. Hợp chất có trong thảo dược rất phong phú, chúng được chia thành các nhóm trong đó bao gồm kháng sinh thực vật (phytocide) có tác dụng diệt khuẩn cũng như hạn chế sự sinh trưởng của các loại vi khuẩn[6]. Trong báo cáo ” Sử dụng kháng sinh thảo mộc phòng và chữa trị một số bệnh nhiễm khuẩn trong nuôi động vật thuỷ sản ”, Nguyễn Thị Vân Thái và ctv đã trình bày về khả năng sử dụng y dược y học cổ truyền trong phòng và chữa trị một số bệnh nhiễm khuẩn cho tôm cá, động vật thân mềm… thay thế các thuốc kháng sinh hiện đang phổ biến trên thị trường. Các tác giả đã đưa ra phương pháp phòng bệnh bằng thức ăn bổ trợ có tác dụng tăng cường sức đề kháng của động vật thuỷ sản [9]. Trong một nghiên cứu vào năm 2006, Nguyễn Viết Khuê và ctv cho thấy trong số những người được phỏng vấn có 41,33% người nuôi sử dụng thảo dược, phổ biến là tỏi và lá xoan, 15% dùng không hiệu quả, 85% đạt hiệu quả từ ít đến nhiều. Việc nghiên cứu thành phần các hợp chất có trong thảo mộc là cơ sở nghiên cứu cho ra các sản phẩm thuốc ứng dụng phòng trị bệnh động vật thuỷ sản nói riêng. Thuốc KN-04-12 là sản phẩm phối chế của đề tài cấp nhà nước mã số KN-04-12 năm 1990-1995. Thành phần thuốc bao gồm các cây thuốc có kháng sinh thực vật (tỏi, sài đất, nhọ nội, cỏ sữa, chó đẻ răng cưa….), vitamin và một số vi lượng khác. Thuốc được nghiền thành bột, có mùi đặc trưng của tỏi. Thuốc có tác dụng phòng và trị bệnh nhiễm khuẩn như đốm đỏ, thối mang, viêm ruột của cá nuôi lồng hoặc nuôi ao. Bên cạnh đó một số tác giả cho rằng khi cá có dấu hiệu ban đầu của bệnh nhiễm khuẩn có thể trị bằng cách cho tỏi (0.5 kg tỏi/100 kg cá) và bổ sung 0,3% muối ăn trong thức ăn viên cho cá ăn, hiệu quả đạt được rất tốt (Võ Thị Cúc Hoa và Thái Bá Hồ (1980).[5] Một sản phẩm khác có tên VTS1 - C và VTS1 - T là sản phẩm thảo dược phối chế từ các hoạt chất tách chiết từ tỏi (Allium sativum), sài đất (Weledia calendulacea), nhọ nồi (Elista alba Hassk) để phòng trị bệnh cho Tôm sú và cá Tra nuôi ao và nuôi lồng để phòng trị một số bệnh do vi khuẩn Aeromonas hydrophyla, Edwardsiella tarda, Hafnia alvei, Vibrio harveyi, V. alginolyticus. Thuốc BecaNor 1 và BecaNor 2 là 2 sản phẩm với thành phân chính là tỏi và gừng bước đầu đã có hiệu quả rất tốt trong việc phòng và trị bệnh đốm đỏ ở qui mô phòng thí nghiệm, sản phẩm được ra đời do sự nỗ lực trong việc nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh lở loét trên cá trắm cỏ của CEDMA đồng thời với sự tài trợ của dự án NORAD. Năm 2006 đã tiến hành thử nghiệm ngoài thực địa 2 loại dược thảo BecaNor TD1 và BecaNor TD 2 tại 3 tỉnh Quảng Ninh, Nam Định, Hà Giang phòng bệnh cho cá trắm cỏ, hàng tháng cho cá ăn dược thảo với liều lượng 7g/ kg thức ăn. Kết quả thu được cho thấy tại 2 tỉnh Quảng Ninh và Nam Định, cá trắm cỏ cho ăn thuốc phòng đã không nhiễm bệnh trong khi đó ở các lô đối chứng vẫn có hiện tượng cá chết do nhiễm bệnh vi khuẩn. Tại tỉnh Hà Giang, tỷ lệ chết giảm từ 100% xuống còn 40% khi cho cá ăn thuốc phòng ( Nguyễn Thị Hà và ctv, 2006 ) [2]. Tuy nhiên, việc thử nghiệm chưa được thực hiện trên diện rộng nên chưa khẳng định được hiệu quả của các dược thảo này đồng thời chưa được áp dụng rộng rãi (Phạm Văn Thư, 2006) [12]. Năm 2007, Nguyễn Ngọc Phước và ctv đã tiến hành nghiên cứu sử dụng lá trầu không để trị bệnh do nấm, vi khuẩn gây ra trên đối tượng nuôi động vật thuỷ sản. Bước đầu đã có kết quả tốt ở quy mô phòng thí nghiệm [7]. Gần đây nhất (2008), Trương Thị Mỹ Hạnh và ctv đã nghiên cứu khả năng kháng khuẩn của dịch triết lá trầu và cũng đạt được những kết quả nhất định.Tuy nhiên đó mới chỉ là những nghiên cứu trong phòng thí nghiệm [3] Như vậy, ở Việt Nam cũng tồn tại những vấn đề cần giải quyết mà tình hình chung của thế giới đang yêu cầu. Trong đó, điều mà đề tài này rất quan tâm là chưa có thuốc thảo dược cho cá Rô phi được công bố. . Tình hình nghiên cứu sử dụng thảo dược trong phòng trị bệnh ở động vật thuỷ sản tại Việt Nam Theo kinh nghiệm dân gian, có khá nhiều loại cây thuốc nam, thảo mộc đã và đang được sử dụng trong. loại có tác dụng khác nhau trong việc phòng và trị bệnh, một số cây có ưu thế trong việc phòng trị bệnh do tác nhân gây bệnh là ký sinh trùng và một số cây có ưu thế phòng trị bệnh nhiễm khuẩn khuẩn[6]. Trong báo cáo ” Sử dụng kháng sinh thảo mộc phòng và chữa trị một số bệnh nhiễm khuẩn trong nuôi động vật thuỷ sản ”, Nguyễn Thị Vân Thái và ctv đã trình bày về khả năng sử dụng y dược

Ngày đăng: 13/07/2014, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan