Sáng kiê kinh nghiệm về dân ca tiểu học- cực hot

27 1.5K 8
Sáng kiê kinh nghiệm về dân ca tiểu học- cực hot

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Giải pháp hữu ích – Môn Âm Nhạc – Năm học: 2009 – 2010 A- PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tên giải pháp: “Giúp học sinh lớp 2, lớp 3 hát và biểu diễn các bài hát dân ca” 2. Lý do chọn đề tài: Đã lâu lắm rồi tôi mới được trở về với niềm hạnh phúc bé nhỏ là được nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ, mẹ hát ru tôi bằng những câu hát ru đã được học từ bà. Ơi những câu hát ru mới mộc mạc, đơn sơ nhưng ngọt ngào da diết làm sao…….và cứ thế từ thế hệ này thế hệ sau nối tiếp những câu hát ru ấy vẫn được lưu truyền như một báu vật của dân gian và đã trở thành niềm tự hào của kho tàng dân ca Việt Nam. Một trong những con đường để lưu giữ kho tàng dân ca Việt Nam bền bỉ và hiệu quả nhất đó là đưa các bài hát dân ca vào ngành giáo dục. Trong những năm gần đây, nắm bắt tình hình thực tế những đòi hỏi của sự phát triển xã hội khiến cho những bài hát dân ca, những câu hát ru của mẹ ru con, bà ru cháu ngày nào giờ đang dần dần bò mai một bởi nhòp sống hối hả, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo đã điều chỉnh nội dung của chương trình môn âm nhạc bắt buộc khối lớp nào cũng có từ hai đến ba bài hát dân ca. Cùng với đó là sự ra đời của phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong đó có nội dung dành cho thi tiếng hát dân ca giáo viên và học sinh. Tuy không thể dạy hết được tất cả các thể loại dân ca trong kho tàng dân ca Việt Nam nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng góp phần tuyên truyền giáo dục cho các em học sinh phải biết giữ gìn bản sắc tốt đẹp đó của dân tộc Việt Nam. Bài hát dân ca là những bài hát tương đối khó học đối với học sinh tiểu học nên mỗi khi giáo viên dạy hát bài hát dân ca học sinh thường căng thẳng vì học hát mãi mà hát vẫn không đúng, học múa mãi mà múa vẫn không được dẻo và 1 Giải pháp hữu ích – Môn Âm Nhạc – Năm học: 2009 – 2010 điều đó dẫn đến học sinh không thích học hát các bài hát dân ca rồi sau một vài năm các em sẽ quên hết . Vậy làm thế nào để các em thích học các bài hát dân ca? Là một giáo viên dạy môn âm nhạc tôi nhận thấy muốn các em yêu thích các bài hát dân ca thì giáo viên phải có phương pháp dạy để học sinh hát đúng, hát hay, biểu diễn tốt các bài hát đó và sau khi các em thực hiện tốt tự nhiên các em sẽ thấy yêu thích các bài hát dân ca. Nhưng các bài hát dân ca thường phải luyến láy nhiều có khi phải lấy hơi dài hơn, mỗi bài dân ca thuộc các vùng miền hay dân tộc khác nhau lại có cách biểu diễn khác nhau thì làm thế nào để các em thực hiện tốt được? Đây là cả một quá trình tìm hiểu học hỏi và tập luyện hết sức khó khăn của cả cô và trò. Môn âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh và nhòp điệu để diễn tả tâm tư tình cảm của con người. m nhạc có tính truyền cảm trực tiếp bao gồm cả âm thanh của giọng hát và âm thanh của nhạc cụ. Hơn thế nữa âm nhạc là một môn năng khiếu và để học tốt được môn học này còn phải phụ thuộc vào khả năng, năng khiếu của từng em. Vậy làm thế nào để giúp các em học sinh hát đúng nhạc, hát có sắc thái, tình cảm và biểu diễn phụ họa cho các bài hát dân ca? Đây là cả một nhiệm vụ đặt ra hết sức khó khăn đối với giáo viên dạy môn âm nhạc và đặc biệt là giáo viên dạy âm nhạc trong trường Tiểu Học. Vì thế tôi mạnh dạn đưa ra “một số giải pháp giúp học sinh Lớp 2 ,lớp 3 hát và biểu diễn các bài hát dân ca” 3- Thực Trạng Mặc dù là một ngôi trường mới thành lập, học sinh nơi đây có đến 70% là học sinh dân tộc Tây Nguyên. Nhưng nhà trường luôn đặt ra những tiêu trí thi đua khuyến khích toàn bộ giáo viên và học sinh không ngừng học hỏi, sáng tạo, tu 2 Giải pháp hữu ích – Môn Âm Nhạc – Năm học: 2009 – 2010 dưỡng và thực hiện tốt mọi nội quy, quy đònh của nhà trường cũng như của ngành giao cho. 3.1- Đối với học sinh: Tổng số học sinh trong toàn trường là 143 học sinh, trong đó học sinh dân tộc Tây Nguyên là 101 học sinh. + Thuận lợi: Đa số học sinh ngoan, vâng lời thầy cô, yêu thích ca hát + Khó khăn: Học sinh trong trường đa số là học sinh dân tộc Tây Nguyên nên các em phát âm không chuẩn, những em người kinh thì số ít có năng khiếu về âm nhạc, số còn lại giáo viên có tập luyện nhiều lần, sửa sai nhiều lần nhưng các em không hát và đọc nhạc chuẩn theo cao độ được. Bên cạnh đó mỗi khi giáo viên hướng dẫn các động tác múa phụ họa các em đều thực hiện các động tác cứng ngắc, rất ít các em tự nghó được các động tác cho bài hát vừa học mà nhất là các bài hát dân ca. Các em học sinh đều sống ở nơi có hoạt động văn hóa hạn chế, không có chỗ cho các em sinh hoạt và tìm hiểu về văn nghệ bên ngoài nên ngoài các bài hát trên lớp được giáo viên giảng dạy thì các em không hiểu biết về thể loại hay tính chất của các bài hát mà các em được nghe bên ngoài, có khi có bài hát các em thuộc mà các em không biết bài hát đó thuộc thể loại nào nên rất vất vả cho giáo viên khi hướng dẫn cho các em những động tác múa phụ họa. Đồ dùng phục vụ cho môn âm nhạc của các em chỉ có một cuốn sách giáo khoa, một số em ở điểm trường còn chưa có đủ sách giáo khoa nên ngoài học trên lớp theo bảng phụ của giáo viên thì các em về nhà không có sách để học nên một số em còn không thuộc bài khi giáo viên kiểm tra bài cũ. 3 Giải pháp hữu ích – Môn Âm Nhạc – Năm học: 2009 – 2010 3.2- Đối với giáo viên: + Thuận lợi: Luôn học hỏi đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Luôn tìm tòi và sưu tầm những bài hát cũng như những tài liệu liên quan đến âm nhạc. Thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng múa phụ đạo cho các bài hát múa thiếu nhi và các bài hát dân ca Việt Nam. + Khó khăn: Giáo viên chưa có biện pháp để rèn cho các em múa được mềm mại hơn. Đồ dùng cho giáo viên sử dụng trong tiết dạy còn thiếu như tranh minh họa, máy nghe nhạc, thanh phách……. Từ thực trạng trên tôi suy nghó và trăn trở tìm tòi những tài liệu cũng như học hỏi những đồng nghiệp có kinh nghiệm để tìm ra giải pháp hữu ích giúp các em hát được hay và biểu diễn các bài hát dân ca trong chương trình âm nhạc lớp , lớp 3. 3.3- Phạm vi thực hiện: * Đối tượng thực hiện: Học sinh khối lớp 2,3 điểm trường chính 3.3-1. Điều tra động cơ học tập mơn Âm nhạc của học sinh. Dựa vào cơ sở lý luận đã có cùng với thời gian giảng dạy tại trường Tiểu học, tơi đã tìm hiểu khả năng học tập bộ mơn Âm nhạc của học sinh 2 lớp 2A và 3A. Bằng việc quan sát thực tế các giờ học tơi nhận thấy việc tiếp thu các kiến thức Âm nhạc và sự u thích học các bài hát dân ca chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. Trên cơ sở đặt câu hỏi qua phiếu điều tra trắc nghiệm: Em có thích học các bài hát dân ca khơng? Vì sao thích? Vì sao khơng? Kết quả thu đươc như sau: STT NGUN NHÂN KẾT QUẢ 4 Giải pháp hữu ích – Môn Âm Nhạc – Năm học: 2009 – 2010 LỚP 2A LỚP 3A 1 Do các bài hát dân ca mềm mại, dễ học. 3/9 HS = 33,3% 2/14HS = 14,3% 2 Do các bài hát dân ca luyến nhiều, hay hát sai, hay quên giai điệu 4/9 HS = 44,4% 9/14 HS = 64,3% 3 Do cô dạy hay, dễ hiểu 2/9 HS = 22,3% 3/14HS = 21,4% 3.3-2. Khảo sát trình độ học sinh. * Nội dung: Kiểm tra chất lượng đầu năm qua việc trình bày một bài hát dân ca đã học ở lớp 1, lớp 2 * Kết quả: LỚP SỐ HS HỒN THÀNH TỐT (A + ) HỒN THÀNH (A) CHƯA HỒN THÀNH (B) 2A 9 2 HS = 22,2% 6 HS = 66,7% 11,1 = 0,0% 3A 14 4 HS = 28,6% 9 HS = 64,3% 7,1 = 0,0% B - PHẦN II: CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN m nhạc là một môn học thực hành, lấy thực hành để truyền tải kiến thức cơ bản về âm nhạc và dân ca mang tính chất mềm mại nên khi hát cũng như biểu diễn một bài hát dân ca cũng phải nhẹ nhàng và mềm mại. Trong chương trình âm nhạc lớp 2, lớp 3 các em được làm quen với bốn bài hát dân ca thuộc nhiều dân ca các dân tộc và các vùng miền khác nhau chính vì lẽ đó làm cơ sở cho các em tìm hiểu và thực hiện các động tác múa phụ họa để biểu diễn một bài hát dân ca nhưng muốn biểu diễn được hay thì trước hết các em phải hát đúng cao độ và trường độ của bài hát vì vậy trong khi dạy hát và biểu diễn 5 Giải pháp hữu ích – Môn Âm Nhạc – Năm học: 2009 – 2010 các bài hát dân ca cũng giống tương tự như những bài hát khác nhưng cần chú ý thêm một đặc điểm sau: “Bài hát thuộc dân ca dân tộc hay vùng miền nào?” để các em hiểu được tính chất của bài hát, đặc trưng của từng thể loại dân ca được học để từ đó hình thành cho các em khi hát các bài hát dân ca phải hát như thế nào, biểu diễn như thế nào cho phù hợp. 1- Nội dung giải pháp: 1.1 Hướng dẫn học hát 1.2 Hướng dẫn biểu diễn các động tác phụ họa cho bài hát 2- Kế hoạch thực hiện Nói về dân các của các dân tộc, vùng miền thì rất phong phú song trong chương trình âm nhạc lớp 2, lớp 3 có bốn bài hát dân ca thuộc hai dân tộc và một vùng miền. Để các em hiểu được kỹ và sâu hơn tôi lập ra kế hoạch thực hiện phần hướng dẫn học hát ôn tập chung cho thể loại dân ca (nội dung 1 ), phần biểu diễn các động tác phụ họa tôi lập ra kế hoạch thực hiện riêng theo từng vùng miền và từng dân tộc (nội dung 2 ) I - NỘI DUNG 1: HƯỚNG DẪN HỌC HÁT 1 – Giới thiệu bài: Bước đầu của việc dạy cho các em một bài hát đó là giáo viên phải giới thiệu bài hát. Việc dạy hát một bài hát dân ca cũng vậy cũng bắt đầu từ việc giới thiệu bài. Nhưng để tạo được ấn tượng cho học sinh thấy hứng thú học hát và có ấn tượng về bài hát ngay từ bước giới thiệu bài thì giáo có thể giới thiệu bằng cách hát một bài hát dân ca cùng thể loại dân ca với bài hát sắp học rồi hỏi học 6 Giải pháp hữu ích – Môn Âm Nhạc – Năm học: 2009 – 2010 sinh: Bài hát cô vừa hát thuộc thể loại gì? Sau khi học sinh trả lời giáo viên sẽ giới thiệu cho học sinh nghe tính chất của thể loại bài hát cô vừa hát như thế nào, rồi giáo viên chốt => bài hát mà hôm nay cô trò chúng ta cùng học cũng là một bài hát thuộc thể loại như bài hát cô vừa hát, đó là bài gì. Do ai đặt lời mới, bài hát này mang tính chất như thế nào và trang phục phù hợp để biểu diễn bài hát này là gì. Với cách giới thiệu này sẽ tạo cho học sinh sự tò mò và rất muốn được học bài hát ngay tức thì. Ngoài cách giới thiệu trên giáo viên còn có thể giới thiệu bằng cách cho học sinh quan sát tranh để nói lên nội dung bức tranh chính là nội dung của bài hát sắp học sau đó giới thiệu tác giả đặt lời mới, bài hát thuộc dân ca gì và mở rộng cho học sinh biết thêm một số bài hát cùng thuộc thể loại dân ca với bài hát sắp học. Với cách giới thiệu này giáo viên sẽ khắc sâu cho học sinh về thể loại bài hát và mở rộng thêm cho các em biết về các bài hát dân ca. Ví dụ: Khi giới thiệu bài hát: Ngày Mùa Vui- Dân ca Thái – m nhạc lớp 3. Giáo viên có thể giới thiệu như sau: NỘI DUNG- TL GIÁO VIÊN HỌC SINH 1- Hoạt động 1 ( 3-5’) ……… 2- Hoạt động 2 ( 17-20’) Dạy hát bài: Ngày mùa vui Dạy hát bài: Ngày mùa vui a- Giới thiệu bài: - Giáo viên hát cho học sinh nghe bài hát: Ing lả ơi- dân ca Thái - Học sinh lắng nghe giáo viên 7 Giải pháp hữu ích – Môn Âm Nhạc – Năm học: 2009 – 2010 - Hỏi: Bài hát cô vừa hát thuộc thể loại gì? - Gv chốt: bài hát cô vừa hát là bài hát: Ing lả ơi – dân ca Thái. Các bài hát dân ca Thái rất phong phú có bài mang tính chất nhẹ nhàng, mềm mại, có bài lại mang tính chất vui vẻ, nhộn nhòp nhưng nội dung lại đều nói về tình yêu quê hương đất nước và ca ngời lòng hăng say lao động của con người. Vậy để biết rõ hơn về các bài hát dân ca Thái hôm nay cô trò chúng ta cùng học một bài hát dân ca Thái đó là bài: Ngày Mùa vui do Nhạc Sỹ Hoàng Lân đặt lời mới. Bài hát nói lên niềm hăng say lao động của con người và niềm vui khi họ được thu hoạch về một mùa bội thu. Và với bài hát này khi chúng ta hát hay múa phụ họa thì trang phục sẽ là những chiếc váy của người Thái (giáo viên cho học sinh xem tranh co vẽ những chiếc váy của người Thái) ………………………. …………………. hát - bài hát thuộc thể loại dân ca - Học sinh lắng nghe và ghi nhớ - Học sinh lắng nghe, quan sát tranh trên bảng và ghi nhớ 2 – Hát mẫu: Đối với quá trình dạy một bài hát, hát mẫu là một bước rất quan trọng. Hát mẫu để học sinh nghe và biết được giai điệu của bài hát, nắm được lời ca của bài và tính chất của bài trước khi vào học hát từng câu. Đối với việc dạy một bài hát 8 Giải pháp hữu ích – Môn Âm Nhạc – Năm học: 2009 – 2010 dân ca đòi hỏi giáo viên khi hát mẫu không những thuộc lời ca, hát đúng giai điệu của bài hát về cao độ, trường độ nhòp phách mà hát mẫu các bài hát dân ca giáo viên còn thể hiện cho học sinh thấy rõ những chỗ luyến láy, dấu hoa mỹ và đặc biệt là thể hiện được sắc thái biểu cảm cũng như tính chất đặc chưng của bài hát dân ca và hát kết hợp cả động tác múa phụ họa. Điều đó giúp học sinh hình thành được giai điệu và động tác biểu diễn bài hát và gây được lòng yêu thích bài hát khi nghe cô hát mẫu. Với việc dạy một bài hát dân ca mà nhất là dạy học sinh lớp 2,3 giáo viên không chỉ cho học sinh nghe mẫu một lượt mà sau khi giáo viên hát mẫu cho các em nghe giáo viên nên cho học sinh nghe lại để nắm được giai điệu của bài hát qua băng nhạc một, hai lượt nữa và trong khi nghe giáo viên yêu cầu học sinh vừa nghe vừa theo dõi vào lời ca của bài hát trong sách (băng nhạc ghi âm bài hát phải là giọng thiếu nhi để các em thấy gần gũi với mình). Với phương pháp hát mẫu này sẽ giúp cho giáo viên khi dạy hát từng câu sẽ dễ dàng hơn. 3- Đọc lời ca: Đọc lời ca là một bước không thể thiếu trong việc dạy hát mà nhất là dạy một bài hát dân ca. Đọc lời ca giúp các em phân biệt được câu hát và không bò bỡ ngỡ về lời ca khi vào học hát. Đọc lời ca giúp các em biết được chỗ lấy hơi, chỗ nghỉ, biết được tiết tấu của bài hát. Khi bước vào đọc lời ca giáo viên thường hướng dẫn học sinh đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát nhưng đối với những bài hát dân ca giáo viên nên cho học sinh đọc lời ca theo nhòp vì các bài hát dân ca thøng viết ở nhòp thiếu nên khi giáo viên cho học sinh đọc lời ca theo tiết tấu sẽ tạo cho các em thói quen hát mạnh ngay từ tiếng đầu tiên điều này sẽ dẫn đến khi dạy song bài hát giáo viên cho học sinh vỗ tay theo nhòp học sinh sẽ vỗ tay vào tiếng đầu tiên của bài hát nghóa là vỗ tay vào nhòp thiếu của bài và rất khó sửa nếu các em đã thành thói quen. Cho học sinh đọc lời ca theo nhòp ngoài việc hình 9 Giải pháp hữu ích – Môn Âm Nhạc – Năm học: 2009 – 2010 thành nhòp cho học sinh mà với phương pháp này còn giúp học sinh khi học hát sẽ hát được mềm mại hơn. Ví dụ: Khi đọc lời ca bài hát: Xòe Hoa- Dân ca Thái- Âm nhạc lớp 2 Bùng boong bính boong ngân nga tiếng cồng vang vang, nghe tiếng… ( gõ) * * * * … 4- Luyện Thanh, khởi động giọng: Luyện thanh, khởi động giọng giúp đònh âm được giọng của học sinh để khi vào học hát sẽ không mắc phải lỗi hướng dẫn học sinh hát thấp quá hoặc cao quá. Luyện thanh, khởi động giọng phải dùng vần (các vần này tương ứng với các nốt nhạc trong bài luyện thanh) sao cho vần đó giúp khẩu hình của các em mở rộng và tròn khẩu hình ví dụ như: Mi, mô, no, na… như vậy sẽ giúp các em phát âm chuẩn hơn và hát vang hơn. Điều này buộc giáo viên phải có sự chuẩn bò giọng hát ngay từ bước hát mẫu đến bước luyện thanh và khi vào học hát phải cùng một giọng, tránh tình trạng đang hát giọng cao rồi lại hát thấp xuống và đang hát thấy thấp quá lại hát lại cho cao hơn. Ví dụ: Luyện thanh, khởi động giọng vào dạy bài: Bắc Kim thang- Dân ca Nam Bộ- âm nhạc lớp 2 Bài hát này viết ở giọng Fdur (pha trưởng) nên khi cho học sinh hát đúng giọng Fdur học sinh hát sẽ bò hơi trầm dẫn đến hát không hay vì thế giáo viên khi hát mẫu, luyện thanh và dạy hát ở giọng Gdur (sol trưởng). 5- Dạy hát từng câu: 10 [...]... hát dân ca Thái bởi không những nó giống về tính chất mà còn giống cả về âm hưởng nhưng khi vận dụng các động tác của bài hát thuộc thể loại dân ca Thái vào thì ta mới nhận ra sự khác biệt giữa hai bài hát dân ca Tuy nhiên cũng có một số động tác có thể áp dụng được từ dân ca Thái vào dân ca Cống (Lai Châu) Điều cốt yếu của việc dạy các động tác múa phụ họa cho các bài hát dân ca là giáo viên phải sáng. .. kỳ là múa phụ họa của dân ca dân tộc nào thì phải dùng động tác múa phụ họa đặc chưng của dân tộc đó Giáo viên có thể thiên biến vạn hóa từ một động tác của dân ca dân tộc này có thể thêm bớt một chút để biến thành động tác cho bài hát dân ca dân tộc kia, tất cả đều được nếu như giáo viên sáng tạo phù hợp Đối với dân ca Cống (Lai Châu) giáo viên có thể lấy một số động tác múa của dân tộc Thái như lắc... nhất là các em học sinh khi dùng những bài dân ca thái để dàn dựng thành một bài múa Trong chương trình âm nhạc lớp 2, lớp 3 có hai bài hát dân ca Thái 1- Bài : Xòe Hoa- dân ca Thái – m nhạc lớp 2 2- Bài: Ngày mùa vui- dân ca Thái- âm nhạc lớp 3 Đối với việc dạy múa phụ họa cho bài hát thuộc dân ca thái thì giáo viên cần biết được một số động tác đặc trưng của dân tộc thái như chân bước hình trái chám,... sinh khi múa các bài hát dân ca Nam Bộ thì khác hẳn với dạy bài hát dân ca Thái bởi dân ca Nam Bộ thường mang tính chất nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển hơn Nét đặc chưng của dân ca Nam Bộ là múa nón và múa khăn Với việc dạy múa phụ họa cho học sinh khi múa một bài hát dân ca Nam Bộ giáo viên phải hướng dẫn học sinh các động tác sao cho động tác tay thật mềm mại như tay đưa lên cao rồi uốn hoặc vuốt tay... người múa các động tác múa có hồn và sinh động hơn 2 Dân Ca Nam Bộ 18 Giải pháp hữu ích – Môn Âm Nhạc – Năm học: 2009 – 2010 Nói đến dân ca Nam Bộ là người ta nghó ngay đến tà áo dài thướt tha hoặc giản dò cùng chiếc áo bà ba là vành nón trắng thơ mộng (Hình ảnh tượng chưng một bài múa dân ca Nam Bộ) Trong chương trình âm nhạc lớp 2, lớp 3 có một bài dân ca Nam Bộ: Bài: Bắc kim thang- Âm nhạc lớp 2 Việc... tiểu học Tân Thanh 3, từ những động tác lóng ngóng, cứng ngắc khi biểu diễn bài hát dân ca trong hội thi tiếng hát dân ca, từ những bước chân bước sai nhòp, từ những câu hát luyến sai của các em và từ những câu nói: em không thích các bài hát dân ca hát khó lắm cô ạ! Từ tất cả những điều đó để cho tôi nóng lòng tìm tòi học hỏi và tìm ra những giải pháp giúp các em hát và biểu diễn tốt các bài hát dân. .. mơn học mang tính nghệ thuật và các bài hát dân ca ngoài tính nghệ thuật còn mang tính truyền thống Việc giảng dạy cho học sinh hát và biểu diễn tốt được các bài hát dân ca đòi hỏi phải có những phương pháp đặc thù riêng Hơn nữa người giáo viên còn phải biết lựa chọn và áp dụng các phương pháp sao cho phù hợp với từng thể loại dân ca, từng đối tượng học sinh Về phía bản thân, với một số phương pháp nêu... đệm theo tiết tấu lời ca Tuy nhiên đối với các bài hát dân ca thì giáo viên nên cho học sinh hát và vỗ tay theo nhòp để các em hát thể hiện được tính chất mềm mại của bài hát dân ca Dạy cho học sinh hát đúng được rồi sau đó giáo viên chuyển sang dạy cho học sinh hát hay, hát có sắc thái tình cảm Tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào năng khiếu của từng em Với việc dạy bài hát dân ca để hát thể hiện được... hợp với lời ca và giai điệu Các bước đi phải ăn khớp với động tác tay và nhịp của bài Tuy nhiên, do các em còn 14 Giải pháp hữu ích – Môn Âm Nhạc – Năm học: 2009 – 2010 nhỏ nên các động tác đưa vào phụ hoạ khơng nên tìm động tác qua khó, chỉ cần đơn giản nhưng phù hợp thì hiệu quả đem lại mới cao 1- Dân ca Thái Mang tính chất vừa nhẹ nhàng mềm mại vừa vui tươi nhộn nhòp những bài hát dân ca Thái thường... hát một bài hát dân ca ngoài yêu cầu phải hát đúng lời, chính xác về cao độ, trường độ cũng như tiết tấu thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh hát chính xác những chỗ luyến lên, luyến xuống, chỗ lấy hơi dài, tốc độ hát của bài hát vừa phải hay chậm dãi… Muốn thực hiện tốt được điều này thì giáo viên phải hát thật chính xác, rõ ràng và hướng dẫn tỉ mỉ, kó càng cho học sinh Bốn bài hát dân ca trong chương . những bài dân ca thái để dàn dựng thành một bài múa. Trong chương trình âm nhạc lớp 2, lớp 3 có hai bài hát dân ca Thái 1- Bài : Xòe Hoa- dân ca Thái – m nhạc lớp 2 2- Bài: Ngày mùa vui- dân ca Thái-. dân ca trong kho tàng dân ca Việt Nam nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng góp phần tuyên truyền giáo dục cho các em học sinh phải biết giữ gìn bản sắc tốt đẹp đó của dân tộc Việt Nam. Bài hát dân ca. em sẽ thấy yêu thích các bài hát dân ca. Nhưng các bài hát dân ca thường phải luyến láy nhiều có khi phải lấy hơi dài hơn, mỗi bài dân ca thuộc các vùng miền hay dân tộc khác nhau lại có cách biểu

Ngày đăng: 13/07/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2A

  • 2A

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan