tuyen tap cac tan van hay

7 410 0
tuyen tap cac tan van hay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

MƯA THÀNH PHỐ Thứ năm, 29 Tháng 5 2008 15:04 Mấy năm nay, đôi mùa lại về mưa với thành phố. Thường là tôi cứ đội mưa xuân mà đi. Vì trời Âu ai dám đội mưa? Như gặp lại người yêu xa cách bấy nay, chợt được hẹn hò tâm sự, mà vơi đi cái nhớ thao thức ở khi phải yêu xa. Thế mà hè qua lại ngỡ ngàng mà thương mưa hè nơi tôi yêu dấu. Cơn mưa sầm sập như nhấn chìm bao phố xá. Người xe có nơi ứ lại, vì nhiều dãy phố mưa ngập hết, có nơi hơn nửa mét. Nhớ cái cống cái giữa phố Trần Cao Vân NGUYỄN VĂN THỌ Với tôi, mưa mỗi nơi một khác. Mưa Hà Nội không dữ dội như mưa rừng, không bất chợt đi và tới như mưa Sài Gòn, không dai dẳng mưa miền trung, không lạnh buốt như mưa ở Đức, nhưng chưa khi nào tôi quên được những cơn mưa thành phố của tôi, với biết bao hình ảnh mà khi nhớ lại, lòng cứ xôn xao. Mưa xuân Hà Nội đẹp. Lây rây hạt li ti giữa chợ hoa. Mưa lao xao trắng, chập chờn bay và đọng lại trên các nhành hoa đón xuân và đón Tết. Mưa xuân nhỏ mà nao nao tuổi người. Tháng ba mưa nàng Bân tới. Trong ánh điện đêm, mưa giăng giăng, cảm thấy lạnh lại trở về xuyên qua áo mỏng. Cứ như thế rẽ mưa, dăm đứa rủ nhau tới góc phố Mai Hắc Đế. Tại đó có một quán bánh trôi Tàu nước nâu ngọt sắc, xông lên mùi gừng mùi đồng mía, nóng cay thơm nhưng nhức. Nhẩn nha ăn từng miếng nhìn mưa. Chợt thương đứa bạn thân vừa xa người yêu lên đường, lên lâm trường tận Việt Bắc hôm qua. Nó vừa mười bảy tuổi trai, giờ ở đâu? Tháng tư sấm rền. Mưa hạ bắt đầu rồi đây! Bắt đầu là sét xanh loằng nhoằng, làm lũ trẻ giật mình khi dãy phố đêm đột ngột hiện ra trắng phớ. Rồi sấm rõ to, đùng đoành ầm ầm nổ, rung hết cả ngói nhà. Đôi khi cốc chén trên khay cũng kêu lên khe khẽ: hè về. Mưa chiều hè sau tuần oi tới ngột ngạt thì thú vị lắm. Sầm sập đổ xuống, mưa kéo dài tới hai ba giờ đồng hồ. Lũ trẻ hàng phố chúng tôi rời nhà, chạy tóa ra cả đường. Cởi hết quần áo, lông nhông từng đám chạy dọc phố thỏa thê hét, nô đùa, đá bóng. Ừ đá bóng, vì mưa rồi không còn người lớn đi xe đạp trên đường mà có cớ la hét mắng mỏ lũ chúng tôi. Bao giờ cũng vậy, mẹ nhắc con phải uống một ngụm nước mưa cho khỏi cảm. Tìm cái ống đang ồng ộc nhả nước chảy tràn ra hè. Bắt lòng tay vào, hứng nước mưa trong vắt, uống vài ngụm ngọt và mát như đường phèn. Con phố Trần Cao Vân khi ấy, nhà cửa không lấn, từ bên kia tường nghĩa địa tràn ra giữa phố, lấp đi cái nắp cống giữa ngã ba đường phố như hiện trang bây giờ. Ở nắp cống đó, bữa nào mưa lớn, nước phun lên trắng xóa và cá rô nhảy lao xao, có bận cả đàn dăm chục con, cho lũ chúng tôi thi nhau vồ. Mưa hè tới và đi, chảy dọc như con suối bên các vỉa batoa trên các phố chính. Cuốn theo cơ man nào hoa sấu rụng trắng vỉa hè trước khi có mưa. Nước rút hết, còn lại đám hoa không trôi hết từng vệt chàn chạt, dày tới một hai centimét, đọng ở mép đường. Hôm sau nắng lên, nóng ẩm và se gió. Dăm sớm đi học qua, đã nhận ra thoang thoáng mùi men rượu, thơm hừng lên từ đám hoa như còn lưu luyến mặt đất nằm kia. Mưa hè trên rừng thì dữ dội và lạnh lắm. Còn mưa thành phố làm những hàng cây bàng tươi lên, khoe thêm bao búp non và những chiếc lá biếc, xanh mướt. Chẳng thể có cái lá nào trên đời nom mát mắt tới vậy. Năm chiến tranh. Hành tiến lên ngồi trên ghế pháo 37, từ Hòa Lạc về qua Hà Nội. Mưa rào rào quất vào mặt, ném bùn đầy người. Đường phố loang loáng sau xe. Những đứa trẻ Hà Nội hôm nao còn như con sáo nhảy trong mưa, giờ đây im lặng ngồi trên súng, giữa trùng trùng mưa hè đổ xuống ướt nhượt, tràn qua phố mà rưng rưng nhớ mẹ. Mẹ ơi, mẹ ở đâu? Ngôi nhà cách con có mấy chục bước chân? Xe tới gần tháp nước Hàng Đậu, chợt trong ánh đèn xe sau, thấy rõ giữa mưa sáng lên bay bay như thủy tinh, đôi trai gái nép bên nhau, chẳng áo mưa dưới hiên, dưới những tàn sấu xanh đen mùa cho trái. Ánh đèn soi tỏ người con gái đang ngửa mặt lên đón nụ hôn của người con trai trong mưa. Xe qua cầu Long Biên rồi mà lòng cứ ngơ ngẩn. Gọi thầm “Hà Nội ơi”. Mùa thu Hà Nội ít mưa. Đang đẹp hanh hao thì ai nỡ làm mưa. Mưa hiếm và cũng chẳng mong chờ. Cuối thu, nếu có mưa thì buồn lắm. Ai xa Hà Nội vào mùa thu, lại bất chợt gặp thu mưa điệp điệp, khi tầu rúc còi rời bến, tiếng còi trong mưa lây phây trùm sân ga, lòng đổ òa ra, còi chợt như xé lòng, đứt từng khúc ruột mà đi. Vườn hoa Chí Linh, cạnh bưu điện Bờ Hồ năm nào có cái nhà Loa kèn cho văn nghệ sĩ biểu diễn. Năm ấy, Đặng Thế Phong ở Hải Phòng lên. Tại nhà Loa kèn, có kì nữ trong tiếng đàn ghi ta hát bài Giọt mưa thu. Giọt mưa thu vốn buồn nao lòng, lại hát giữa vườn hoa, dưới trời đổ một cơn mưa bất chợt. Ca sĩ khóc. Đặng Thế Phong gạt nước mắt. Giữa mưa, người nghe đội mưa nghe hát. Nghe mà trào lệ. Bao đôi nhân tình sụt sịt. Người đàn bà áo dài trắng, đưa mùi xoa lên chấm mắt; hay ai kia, anh Hoàng, cô Tố lên nào của Vũ Hoàng Chương đang tựa vào vai nhau; ai tựa vai người đàn ông cầm ô đứng bên nghe thu mưa hay cảm tình người ở thu. Những mưa và nước mắt thương thu hay thương người nước mắt đầm bên áo người trai Hà Nội. Ngoài hiên giọt mưa thu thánh thót rơi.Trời vắng u buồn mây hắt hiu, gió ngừng trôi! Bài ca Giọt mưa thu ông Phong viết ở dưới Hải Phòng, lên gặp mưa thu Hà Nội. Chợt biến thành bản tình ca buồn nhất thế kỷ. Và, thành máu thịt của một thu mưa buồn Hà Nội xưa một thời. Mãi sau 1950 các ca sĩ như anh em Ngọc Báu, Ngọc Bảo còn ca mãi bài thu mưa buồn này tới tận sau hòa bình cho ngay lòng lũ trẻ chúng tôi. Thế mà có mùa mưa thu Hà Nội không buồn mà níu chân kẻ lên đường. Năm 1965 Hà Nội đưa tiễn gần vạn chàng trai lên đường nhập ngũ, khi những trái bom ném bừa bãi xuống khu Tư và Hải Phòng, Quảng Ninh. Đêm trung đoàn 220. Tôi yên lặng nghe bạn tôi khe khẽ hát bên tháp pháo khi mưa thu giăng giăng cho đầy tình yêu Hà Nội của chúng tôi cần bảo vệ. Mùa đông. Những cơn mưa thối đất, làm ẩm mốc những ngôi nhà cổ đã đầy rêu phong. Trên nóc mái chùa Hai Bà. Những cây sứ dại lóng lánh trong mưa. Đường lép nhép. Nhà lép nhép. Thoắt cái gió mùa đông bắc tràn về, khô cong làm đôi chân trần nứt nẻ của những người nghèo, lại mong mưa. Năm nào máy bay quần thảo đánh phá Hà Nội đêm ngày. Chúng tôi vừa đánh ngày ba trận cạnh khu Cao Xà Lá, bên Trường Cảnh sát C.500. Trận địa 37 và 57 có hơn chục người trai Hà Nội hy sinh. Mẹ nghe tin suốt đêm không ngủ, sớm ra cứ giục cha tôi, tìm xem nó còn sống không? Ông có biết đâu rằng, đêm ấy đơn vị pháo 37 của con ông nổ súng lần nữa, đã di chuyển sang bên kia cầu phao để bí mật thêm một trận địa chặn địch. Mưa mùa đông lê thê không sợ. Chỉ bực nó làm dính vào xẻng mỏi ba đôi cánh tay đào công sự cả đêm. Người cha tới trận địa cũ gặp đám hậu cần còn đang thu đồ nói, con bác đã sang bên kia cầu. Lại lóc cóc cái Pơrô cổ, đạp qua mưa tới trận địa mới của con. Đánh một trận vào sớm tinh mơ. Chiều lại có lệnh di chuyển. Vừa ngoắc pháo lên đường thì ông tới. Con đi đây cậu ơi! Nhẩy vội xuống ôm choàng lấy ông. Sao bố gầy thế! Bần thần nghĩ mà chẳng dám nói ra. Nhẩy lên xe, ngồi giữa đống bao đồ, thùng đạn. Cái bóng cha tôi cứ hút dần, hút dần giữa mưa đông lướt thướt. Tay ông còn tòng teo nải chuối đã rụng hết một nửa cố giơ lên: Mợ gửi cho con mà cậu quên đi Thư vài ngày sau ông viết. Mưa đông dai dẳng lắm. Nó cũng dẳng dai dấu mãi ở lòng ta, những kỷ niệm chẳng khi nào phai nhòa, dù ta có đạp chân trên khắp cả thế gian Mấy năm nay, đôi mùa lại về mưa với thành phố. Thường là tôi cứ đội mưa xuân mà đi. Vì trời Âu ai dám đội mưa? Như gặp lại người yêu xa cách bấy nay, chợt được hẹn hò tâm sự, mà vơi đi cái nhớ thao thức ở khi phải yêu xa. Thế mà hè qua lại ngỡ ngàng mà thương mưa hè nơi tôi yêu dấu. Cơn mưa sầm sập như nhấn chìm bao phố xá. Người xe có nơi ứ lại, vì nhiều dãy phố mưa ngập hết, có nơi hơn nửa mét. Nhớ cái cống cái giữa phố Trần Cao Vân, lắm ngôi nhà cứ để xây bừa ra, đè lên cả nắp cống, các công trình vệ sinh thải thẳng cặn bã xuống cống lớn phố tôi. Bao nhiêu công trình xây dựng, có hệ thống kiểm soát nào chú ý tới hệ thống hạ tầng, ngay từ thiết kế của từng ngôi nhà? Hỏi Hà Nội có bao nhiêu điều như vậy, mà để oan cho cơn mưa hạ ngày nào, vốn là sự hoan hỉ không chừng, mỗi khi mưa lại trở về? Phát triển đô thị, Hà Nội rộng thêm tới chục lần cả thành phố xưa? Những đường thoát mưa có rộng và quy mô hơn chục lần không Hà Nội ơi? N.V.T LỜI CỦA BIỂN Thứ hai, 21 Tháng 4 2008 16:59 Tôi không biết mình có “thừa hưởng” được lòng yêu biển như ông bà nội và bố tôi không. Biển đẹp và hấp dẫn thật nhưng tôi thấy ngắm mãi cũng chán. Tôi chỉ ra biển mỗi khi lòng muộn phiền muốn tìm sự thanh thản. Biển xanh biếc và trầm tư giúp tôi làm dịu đi tất cả… Khi tôi có mấy bài thơ về biển được đăng báo, tụi bạn khen lắm, tôi tự hào: “Mình là dân biển mà!”. Nhưng mãi về sau, tôi thấy chúng chỉ là những xác chữ vô hồn, dường như chưa có hơi thở của biển trong ấy… Đoạn văn ngắn . HẠT CÁT Ông nội tôi mất trong một chuyến ra khơi đánh cá gặp cơn bão lớn. Biển vĩnh viễn giữ ông lại trong thẳm sâu lòng mình. Bà nội tôi bảo: “Ông yêu biển và biển cũng yêu ông. Họ đã hoà làm một…”. Thuở nhỏ, chiều chiều tôi vẫn theo bà ra bãi cát, nơi rừng phi lao vắng bóng người, ngồi ngắm sóng biển. Tôi không ngồi yên được lâu. Trong lúc tôi mải rượt theo những chú còng gió tinh nghịch thì bà vẫn ngồi lặng lẽ, mắt nhìn xa xăm, thỉnh thoảng lại lẩm nhẩm một điều gì đó. Đôi khi bà kéo tôi vào lòng, mắt như chợt sáng lên: “Cháu nghe kìa… Ông đang nói đó… Ông đang trò chuyện với bà bằng lời của biển…”. Tôi cố nghiêng tai lắng nghe mà chẳng nghe được gì ngoài tiếng sóng vỗ ì oạp… Bố tôi bỏ không theo nghề biển của ông nội. Ông đậu tú tài rồi đi làm công chức. Nhưng có điều kì lạ là ông cũng rất yêu biển. Mấy lần dời nhà, ông đều nhất quyết chọn nơi ở gần bờ biển. Mẹ tôi bảo: “Bố mày nghiện tiếng sóng!”. Cũng phải thôi, bố tôi lớn lên bằng lời ru êm đềm của sóng biển. Hằng đêm, sóng hát ru cho những giấc mơ lấp lánh ánh sao của tuổi thơ ông… Có lần đi công tác ở miền núi, mới hai ngày ông đã quay về, bảo: “Nhớ biển quá! Đêm thiếu tiếng sóng không ngủ được…”. Mẹ nguýt dài: “Vớ vẩn!”. Nhưng trong mắt mẹ có chút màu tối thoảng qua như cũng thầm ghen với biển… Tôi không biết mình có “thừa hưởng” được lòng yêu biển như ông bà nội và bố tôi không. Biển đẹp và hấp dẫn thật nhưng tôi thấy ngắm mãi cũng chán. Tôi chỉ ra biển mỗi khi lòng muộn phiền muốn tìm sự thanh thản. Biển xanh biếc và trầm tư giúp tôi làm dịu đi tất cả… Khi tôi có mấy bài thơ về biển được đăng báo, tụi bạn khen lắm, tôi tự hào: “Mình là dân biển mà!”. Nhưng mãi về sau, tôi thấy chúng chỉ là những xác chữ vô hồn, dường như chưa có hơi thở của biển trong ấy… Chiều nay tôi lại lang thang mãi trên bờ cát, cố tìm những cảm xúc đang trôi dạt đâu đó. Bất chợt tôi bắt gặp một cô gái với dáng ngồi lặng yên trên ghềnh đá như bà nội tôi thuở nào. Tôi mon men gợi chuyện: “Cô làm gì ở đây mà trầm ngâm vậy?”. Cô gái thản nhiên đáp: “Nói chuyện với biển”. Tôi lắc đầu: “Tôi có nghe thấy biển nói gì đâu”. Cô gái bỗng nhìn tôi, giận dữ: “Người điếc như ông làm sao nghe được!”. Lòng tôi chìm trong khoảng lặng dù chung quanh vẫn đầy sóng và gió. Tôi thảng thốt nhận ra đã bao năm mình sống bên biển nhưng chưa bao giờ nghe được tiếng biển. Tôi chỉ biết ngắm vẻ đẹp bên ngoài của biển chứ không hoà được hồn mình vào biển, lắng nghe tiếng nói từ thẳm sâu vời vợi của nó, như bà nội tôi, như bố tôi, như cô gái thâm trầm lặng lẽ kia… Tôi biết mình thật khó có thể nghe được lời của biển khi mình chưa thật sự yêu biển. Chỉ những người yêu nhau mới nghe được tiếng thầm của lòng nhau… H.C Thứ tư, 02 Tháng 4 2008 15:49 Chưa khi nào làng tôi vui và đẹp đến vậy. Trẻ con thì nhảy nhót, người lớn thì hỉ hả, vui mừng hiện ra trên từng nét mặt vốn đã hằn lên sự lam lũ theo thời gian. Ánh đèn vàng leo lét âm u của thứ dầu loại ba được thay bằng ánh sáng trắng của bóng nêông. Sáng từ nhà xuống bếp, từ sân ra ngõ. Cánh đồng làng cũng sáng bởi một hai bóng điện tròn lắc lư trong gió. Đến cây si cũng được mắc bóng điện, gọi là cho người vào ra làng dễ hơn lúc đêm tối. Đoạn văn ngắn . VĂN THÀNH LÊ Cây si ngự ở ngay ngã ba đầu làng, lại là nơi đỉnh dốc. Cái dốc không cao, chỉ thoai thoải thôi nhưng đủ khiến người nào bước chân vào làng, lên tới đỉnh cũng suy nghĩ là nên ngồi xuống gốc si, lấy lại thần thái hãy vào làng. Từ cái ngã ba gốc si ấy chẻ ra ba hướng, một đường trục chính dẫn vào làng, một ngả rẽ đi ra giữa cánh đồng, và một lối đi lên phía nghĩa địa. Vậy nên, dường như mọi hoạt động của làng đều phải đi qua dưới tán si xanh cả bốn mùa. Bất kể người nào vào làng hay tất tưởi từ làng ra đồng bãi, đến cả việc đưa người quá cố về miền an sanh cực lạc cũng qua đây. Vô hình trung, không biết từ khi nào, gốc si thành trung tâm trao đổi thông tin giữa xóm trên, xóm dưới. Vì ai qua cũng ngồi lại dăm mười phút, đưa nón quạt hai ba đường, đón ngọn gió từ cánh đồng thổi vào cho tỉnh người mới đứng lên. Nhưng trước khi đi bao giờ cũng để lại một vài thông tin, nào là hôm nay ông Ất đầu xóm xuất con lợn tạ hai được giá; nhà bà Đởn bị mất con gà rù; hay cụ Thủy yếu lắm rồi, e không qua nổi đận này; hay như nhà Bạn mới có ổ lợn con đẹp thật, coi vô dặn trước không nó lại xuất hết… Với lũ trẻ chăn trâu chúng tôi hồi ấy thì cây si còn diệu kỳ gấp bội. Trong mắt tôi, cây si đẹp không phải bởi gì hết, chỉ bởi đây là nơi chúng tôi có thể tha hồ chơi bi, đánh đáo, chơi trận giả… mà không sợ cái nắng ngày hè miền Trung khô đến se sắt lòng táp vào mặt. Nhưng thú vị nhất, phải kể đến trò chơi đánh đu với những chiếc rễ si thả thòng lòng từng chùm từng chùm như râu ông lão từ thân cây xuống sát mặt đất. Những rễ si thâm nâu ấy, chúng tôi bện lại rồi nối với nhau, đâu vào đó là chỉ việc ngồi lên đu, hay còn gọi bằng cái từ lạ hoắc là “bắng cù leo” - từ này là kết quả tạp âm giữa những đứa trẻ con người Kinh như tôi với những đứa trẻ người Mường tạo ra, chắc chắn nó không có trong từ điển. Chơi chán, chỉ việc trèo lên cây bao quát cả làng, trâu có chạy đi đến tận đâu cũng không thể thoát khỏi tầm mắt chúng tôi được. Còn dáng đứng diệu kỳ của cây si thì như các cụ cao niên trong làng nói, từ hồi tôi còn nhỏ, nghe lõm bõm rằng: cây si làng có dáng chim phượng bay lên. Này nhé, gốc si có bộ rễ ăn ra hai bên, rỗng ở giữa, một bên thẳng, một bên chùng như chân chim chuẩn bị làm động tác nhún xuống để bay; phía trên, hai tán si lớn, rộng ra hai bên, xanh mướt, dập dìu khua trong gió như cánh chim thật chứ chả chơi; và còn nhánh phía trước, chính giữa, hướng ra con suối chảy bao quanh làng đích thị là mỏ chim đang ngẩng lên rồi. Với cái dáng ấy, các cụ quả quyết, nhất định làng sẽ phất lên trong nay mai thôi. Thời gian trôi đi, lời tiên đoán năm nào của các cụ đúng thật. Làng tôi dần lột xác. Bắt đầu từ ánh điện từ nhà máy thủy điện Hòa Bình chạy thẳng về làng. Chưa khi nào làng tôi vui và đẹp đến vậy. Trẻ con thì nhảy nhót, người lớn thì hỉ hả, vui mừng hiện ra trên từng nét mặt vốn đã hằn lên sự lam lũ theo thời gian. Ánh đèn vàng leo lét âm u của thứ dầu loại ba được thay bằng ánh sáng trắng của bóng nêông. Sáng từ nhà xuống bếp, từ sân ra ngõ. Cánh đồng làng cũng sáng bởi một hai bóng điện tròn lắc lư trong gió. Đến cây si cũng được mắc bóng điện, gọi là cho người vào ra làng dễ hơn lúc đêm tối. Ánh điện như đánh thức cả làng dậy. Lũ cào cào, muồm muỗm, côn trùng cũng không yên, tối đến là bay loạn xạ như một lũ phải gió. Gốc si làng không còn là nơi hò hẹn của những đôi lứa yêu nhau nữa, vì ánh điện chứ không phải ánh trăng. Ánh điện sáng quá! Tôi buồn. Buồn không phải vì ánh điện làm thay đổi mọi trật tự vốn đã đi vào nếp ở cái làng thanh bình quê tôi. Mà buồn vì mấy anh thợ điện, bởi tiếc mấy mét dây, không chịu kéo chệch đường dây điện tránh xa cây si, cứ nhất quyết đòi chặt cành si cản đường điện vào làng. Thế là con chim Phượng đang bay lên của làng tôi mất đầu. Nhìn xem: hai cánh nó vẫn xanh, dang rộng, vẫy vẫy nhưng cái đầu thì…. Rồi tôi vào đại học. Hè về. Đến đầu làng, như một phản xạ, tôi ngẩng lên tìm bóng mát cây si. Tôi sững người. Cây si không còn nữa. Thay vào đó là một hố sâu và rộng, trống huơ trống hoác. Về nhà hỏi bố, bố bảo: “Có người dưới thành phố lên hỏi mua, nghe đâu mang về trồng trong nhà hàng hay quán xá gì đó, họ trả ba mươi triệu, thấy được giá, các cụ bán, làm được cái nhà văn hóa của thôn đấy”. Trời! Tôi lại sững người thầm kêu trong lòng. Ba mươi triệu. Rẻ ư? Đắt ư? Như thế nào thì gọi là được giá tôi không biết. Tôi chỉ thấy như thế là mất. Mất chút gì trong mình. Mất chút gì trong làng. Tại sao lại bán cái văn hóa để xây nhà văn hóa, như vậy có phải là văn hóa không? Chim Phượng ơi! Chim Phượng hiến mình để cho làng bay lên ư? Xuân Phú, 29/12/2007 V.T.L CUỐI THU NGHE GIÓ ẤU THƠ Chủ nhật, 25 Tháng 11 2007 22:42 Gió cuốn vội vội vàng vàng với khe khẽ lạnh. Cỏ cây khép mình nép vào nhau cùng xuýt xoa run rẩy. Không hiểu sao những cơn gió này, với thanh âm lào xào vội vã, luôn gợi về se sắt ấu thơ. Có lẽ một nỗi nhớ sẵn mầm trong lành lạnh ấy, dành cho tất cả mọi người: Hoài niệm vòng tay của mẹ Tản văn . NGUYỄN THỊ CẨM Xạc xào xạc xào Lào xào lào xào lào xào… Nghe gió chạy quanh nhà. Cái điệu gió sao mà nghe đã lạnh. Gió chạy trong cái khuôn vườn nhỏ có giàn mướp đương tàn. Thu đang về cuối. Gió trước mưa. Áp thấp và bão ngoài biển xa. Buổi sáng tĩnh lặng ở nhà. Thật hiếm như quà quý. Giờ này trong bốn bức tường công sở chỉ nghe gió quạt âm hấp bức bối. Những quả mướp cuối mùa già nhanh như gái lỡ thì. Quả nào quả nấy uốn mình cong võng như học đòi vóc dáng trăng non, mời gọi: Hãy dùng hạt của tôi cho mùa sau! Ta biết mẹ sẽ mua hạt giống mới ngoài chợ bởi lứa này không phải mướp hương. Giàn mướp bò nghênh ngang, lan sang cả tường nhà hàng xóm, giờ đang úa lá. Nó đã đi qua những cơn mưa hạ với màu lá xanh trong và hoa nụ ngập ngừng màu trứng gà mới tráng, với lúc lỉu quả treo như quà tặng những bữa oi nồng… Gió cuốn vội vội vàng vàng với khe khẽ lạnh. Cỏ cây khép mình nép vào nhau cùng xuýt xoa run rẩy. Không hiểu sao những cơn gió này, với thanh âm lào xào vội vã, luôn gợi về se sắt ấu thơ. Có lẽ một nỗi nhớ sẵn mầm trong lành lạnh ấy, dành cho tất cả mọi người: Hoài niệm vòng tay của mẹ. Một dấu yêu không bao giờ trở lại. Chỉ khi ta ấu thơ với bé bỏng mỏng manh từng mạch máu nhỏ phập phồng, ta cảm thấm trọn vẹn hơi ấm mẹ, hương vị mẹ với nâng niu cưng nựng dành cho vật báu nhất đời. Mỗi năm một bận gió về. Những câu chuyện nào mẹ ta đã không còn kể. Gió muốn ôm lấy ta như người bảo mẫu già, nhắc nhớ những ước mơ thiếu thời mà ta ruồng bỏ. Năm tháng ào qua và ta đã quên ngôn ngữ của gió. Gió cứ lào thào lào xào cố gợi, dường như sợ bước thời gian nên cuống quýt đến tội tình. Bởi gió biết sớm mai này đến hẹn ra đi, phải đợi thêm một năm nữa để tròn mùa. Hơn 300 ngày, có bao nhiêu chuyện mới chồng lên ngày cũ, có bao nhiêu người không chờ nổi buổi sáng đầu tiên khi gió trở lại… Xạc xào… Lào xào lào xào Thì thào thì thào thì thào… N.T.C Gã giáo gàn - một truyện ngắn thú vị về đề tài nhà giáo Thứ ba, 18 Tháng 11 2008 10:20 Truyện được in trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số đầu tháng 11, với nhân vật chính là một thầy giáo - thương binh có tính cách đặc biệt. Truyện nửa cười nửa khóc với những chi tiết bi hài, gợi cho người đọc một hình ảnh “gã giáo gàn” mà ta vẫn thường gặp đâu đây trong cuộc sống này. Kết truyện hơi buồn, pha chút xót xa nhưng có tính phản tỉnh cao, không bi lụy mà vẫn ấm áp, nhân văn. Mời các bạn tìm đọc. Dưới đây là một đoạn trích truyện ngắn Gã giáo gàn của Nguyễn Trung … Y vào ngành giáo dục khá muộn, lúc 29 tuổi, vừa giải ngũ. Những năm tháng mặc đồ lính, y là tay ghi-ta cự phách của đại đội và là một đảng viên trẻ, năng nổ. Tấm bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, sự hiểu biết về nhạc lý và khả năng sử dụng các loại nhạc cụ đã giúp y có được chân hợp đồng trong một trường trung học cơ sở: giáo viên nhạc. Công bằng mà nói, nhờ Hoan – người bạn học cũ, tổ trưởng bộ môn toán nhà trường – xin ban giám hiệu, y mới có nghề nghiệp ổn định. Sự khốc liệt của cuộc chiến mà y đã trải qua trên chiến trường K. khiến y thêm trân trọng cuộc sống, yêu thương học sinh và cả… dè sẻn niềm vui, hạnh phúc riêng tư. Y dồn hết tâm trí vào chuyên môn, học hỏi về phương pháp sư phạm. Mỗi tiết dạy, y cố giúp học sinh cảm nhận vẻ đẹp của nghệ thuật, của cuộc sống và giá trị của hòa bình qua từng giai điệu lời ca và những mẩu chuyện cảm động đời lính. Rồi y được đề bạt chức tổ trưởng chuyên môn. Sau đó y đăng ký học đại học từ xa ngành ngữ văn. Năm 40 tuổi, y tốt nghiệp đại học, lập gia đình, và…. có thơ, nhạc đăng báo Trung ương. Thật là một năm đầy ý nghĩa với y, người-giáo-viên-cựu-chiến-binh. Vậy là y- nhà giáo, nghệ sĩ tương lai - với tờ báo biếu vừa nhận nâng niu trên tay, bước vào phòng làm việc của ông trưởng phòng giáo dục theo lời “mời miệng” trong tâm trạng vô cùng thoải mái và một thái độ kiêu hãnh quá mức cần thiết. Y gõ cửa. Trời mưa như trút nước. Năm nay lũ lụt dữ đây. Y gõ mạnh tay hơn. - Mời vào! - Giọng nữ chứ không phải nam. Chẳng lẽ mình nhầm phòng? Y phân vân, song vẫn đẩy cửa bước vào. Ở bàn làm việc là một phụ nữ đeo kính. Cặp kính trắng gọng đen làm lúc đầu y không nhận ra người đồng nghiệp trẻ vừa được thăng chức phó trưởng phòng năm ngoái. - Chào… c…ô! - Suýt nữa y lỡ lời nên chữ “cô” nghe không được rõ lắm. - Ông trưởng phòng… - Đồng chí trưởng phòng xuống các trường giải quyết một số công chuyện - Bà phó phòng nói, mắt vẫn không rời tập giấy trên bàn. - Tôi sẽ làm việc với anh. Tuần trước, y tặng cho ông trưởng phòng cuốn tạp chí đăng các sáng tác mới của y. Thế là không phải chuyện nhạc và thơ rồi. Cảm giác lâng lâng trong y bay đâu mất. Y kéo ghế ngồi. Bà phó phòng ngước nhìn y và… không nói gì. Có lẽ tại trời mưa to. Y gài khuy áo khoác vì thấy hơi lạnh và để lấp thời gian trống. Mãi rồi buổi làm việc cũng được mở đầu: - Nói chung thì… - Bà phó phòng nói – Vấn đề chính là… Anh phải biết nhìn trước nhìn sau… bên cạnh đó… . trắng, đưa mùi xoa lên chấm mắt; hay ai kia, anh Hoàng, cô Tố lên nào của Vũ Hoàng Chương đang tựa vào vai nhau; ai tựa vai người đàn ông cầm ô đứng bên nghe thu mưa hay cảm tình người ở thu. Những. Ất đầu xóm xuất con lợn tạ hai được giá; nhà bà Đởn bị mất con gà rù; hay cụ Thủy yếu lắm rồi, e không qua nổi đận này; hay như nhà Bạn mới có ổ lợn con đẹp thật, coi vô dặn trước không nó lại xuất. si không còn nữa. Thay vào đó là một hố sâu và rộng, trống huơ trống hoác. Về nhà hỏi bố, bố bảo: “Có người dưới thành phố lên hỏi mua, nghe đâu mang về trồng trong nhà hàng hay quán xá gì đó,

Ngày đăng: 13/07/2014, 12:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan