BÀI THUYẾT TRÌNH CHUYÊN ĐỀ VIỆT NAM VÀ APEC pptx

9 2.3K 20
BÀI THUYẾT TRÌNH CHUYÊN ĐỀ VIỆT NAM VÀ APEC pptx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

BÀI THUYẾT TRÌNH CHUYÊN ĐỀ VIỆT NAM VÀ APEC GVHD : TRẦN MINH THIỆN NHÓM TH : 04 _ LỚP : 05 KTDN2 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình kinh tế hoá toàn cầu, đứng trước thách thức của thời đại mới, thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Việt Nam đang từng bước tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế với các nước và gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới. Kết quả của quá trình này trên thực tế đã đẩy mạnh được các hoạt động kinh tế quốc tế của Việt Nam, nâng cao hiệu quả kinh tế của nền sản xuất trong nước. NỘI DUNG I Tính tất yếu khi Việt Nam gia nhập Apec : 1 : Tính cấp thiết khi Việt Nam gia nhập Apec : - Tham gia chương trình tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư của APEC với mốc hoàn thành là năm 2020. - Tham gia các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ chương trình hợp tác kinh tế kỹ thuật. - Xây dựng kế hoạch hành động riêng về tự do hoá, thuận lợi hoá thưong mại và đầu tư cho 15 lĩnh vực để đạt mục tiêu tự do hoá vào năm 2020. - Đưa ra một số cam kết tự nguyện khác. Những công việc mà Việt Nam cần thực hiện để tham gia có hiệu quả vào tổ chức APEC . - Hệ thống pháp luật về thuế quan: Thực hiện cải cách hệ thống thuế đặc biệt là thuế xuất , nhập khẩu; hoàn thiện danh mục biểu thuế phù hợp với danh mục hài hoà HS sáu chữ số; thực hiện Hiệp Định xác định trị giá Hải Quan theo WTO; quy định về việc tiếp tục cắt giảm thuế quan nhằm đạt được mục tiêu tự do hoá thương mại của APEC vào 2020. - Tăng cường quan hệ với các nước trong khu vực nhằm phá vỡ thế bao vây cấm vận và tụt hậu về kinh tế. 2 : Mục tiêu gia nhập APEC của Việt Nam : - Thực hiện chủ trương tăng cường hội nhập kinh tế để mở đường cho thương mại phát triển: + Mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa Việt Nam gia nhập thị trường các nước, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. + Phát huy lợi thế so sánh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ thương mại, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững. + Tham gia hợp tác có chọn lọc các hoạt động thiết thực để góp phần giảm bớt rào cản cho hàng xuất khẩu của ta, giảm chi phí kinh doanh cho các doanh nghiệp. - Tham gia APEC để tận dụng sự ủng hộ của các thành viên khu vực trong quá trình đàm phán gia nhập WTO . - Tham gia APEC nhằm tạo điều kiện cho cán bộ làm công tác hoạch định chính sách và tham gia đàm phán quốc tế cũng như cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội cọ xát, tập dượt trong diễn đàm khu vực trước khi chính thức ra nhập ASEAN và WTO. - Tham gia APEC để tăng cường thế lực của việt Nam trên trường quốc tế, đặc biệt là củng cố vị thế và mối quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và các nước trong khu vực. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khoa học công nghệ tiên tiến từ các nước . II. Tổ chức APEC : 1 : Khái niệm về APEC : APEC là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “ Asia - Pacific Economic Cooperation” có nghĩa là “ Hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương ”- sau này có tên gọi ngắn gọn là APEC của một tổ chức hợp tác các nền kinh tế trong khu vực Châu Á- Thái Bình Dương hoạt động dựa trên nguyên tắc cùng có lợi, đồng thuận và tự nguyện. 2 : APEC ra đời khi nào ? - Tháng 11 năm 1989, dựa trên sáng kiến của Ô-xtrây-li-a, nhóm đối thoại không chính thức cấp bộ trưởng (ngoại giao và kinh tế) của một số nền kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương gồm 12 thành viên ban đầu được nhóm họp tại Can-bê-ra, Ô-xtrây-li-a. Các sáng lập viên đó là: Ô-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Hàn Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ma- lai-xi-a, Niu Di-lân, Nhật Bản, Phi-líp-pin, Xin-ga-po, Thái Lan và Mỹ. Sau đó, APEC lần lượt kết nạp thêm Trung Quốc, Hồng Công ( nay thuộc Trung Quốc), Đài Bắc, Mê-hi- cô, Pa-pua Niu Ghi-nê, Chi-lê, Pê-ru, Nga và Việt Nam. - Hiện nay, APEC đã có 21 nền kinh tế thành viên với khoảng 2,5 tỷ dân. Theo thống kê của APEC thì hiện thời GDP của khu vực APEC vào khoảng 19 nghìn tỷ USD và chiếm 47% vốn trao đổi giao lưu thương mại thế giới. Như vậy, APEC ra đời từ nhu cầu khách quan về hợp tác kinh tế và phát triển bền vững trong khu vực. III. Mối quan hệ của Việt Nam với Apec : 1 :: Quá trình Việt Nam gia nhập APEC. - Ngày 15-06-1996, Việt Nam đã chính thức gửi đơn xin gia nhập APEC do bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký. Tiếp đó Việt Nam đã xây dựng và gửi bản ghi nhớ về chế độ kinh tế Việt Nam (Aide – Memorie) cho ban thư ký APEC để tạo điều kiện thuận lợi cho các nước APEC trong quá trình nghiên cứu và xét duyệt việc gia nhập của Việt Nam, đồng thời cũng tiến hành chuẩn bị những yếu tố cần thiết để có thể tham gia đầy đủ vào các chương trình hợp tác của APEC sau khi là thành viên. - Tại hội nghị thượng đỉnh và hội nghị cấp Bộ trưởng vào ngày 24, 25 tháng 11 năm 1997 tại Vancourver (Canada), APEC đã tuyên bố chấp nhận kết nạp Việt Nam, Peru và Nga vào tháng 11 năm 1998. - Với sự nỗ lực phấn đấu của Việt Nam và sự đồng tình ủng hộ của các nước trong khu vực, tại hội nghị ngoại trưởng APEC ngày 14,15/11/1998 ( kualalumpur, Malaysia) Việt Nam được kết nạp vào làm thành viên chính thức của APEC. 2 : Tác động của APEC đối với Việt Nam. * Về chính trị : là thành viên của APEC, Việt Nam có uy tín lớn hơn và tiếng nói có trọng lượng hơn trên trường quốc tế. Các hội nghị bộ trưởng thương mại và ngoại giao hàng năm và đặc biệt là hội nghị cấp cao của các nền kinh tế ( từ năm 1993 ) là cơ hội quý báu để thực hiện các cuộc gặp song cấp cao và để tham gia vào việc quyết định các vấn đề quan trọng trong khu vực. * Về kinh tế: APEC hiện là khu vực đầu tư trực tiếp lớn nhất vào Việt Nam, với 65,6% tổng số vốn đầu tư. Trong 14 nước và lãnh thổ đầu tư lớn nhất ( trên 1 tỷ USD ) - Chỉ 10 nước và vùng lãnh thổ trên đã có 39,5 tỷ USD, chiếm 95,6% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của APECvà chiếm 62,7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp của tất cả các nước vào Việt Nam. - APEC cũng là khu vực có lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA ) lớn nhất cho Việt Nam, trong đó Nhật Bản là nước có số vốn lớn nhất trong tất cả các nước và các tổ chức trên thế giới. Hạ tầng cơ sở của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể một phần quan trọng là nhờ vào nguồn vốn này. - Xuất khẩu : của Việt Nam vào các nước APEC cũng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khu vực trên thế giới. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì xuất khẩu vào các thành viên APEC đã chiếm 58%. Năm 2003, chiếm tới 72,8%. Trong các nhóm hàng Việt Nam xuất khẩu vào APEC thì hàng thô hay mới sơ chế chiếm khoảng 52,7% ( trong đó dầu thô chiếm 26,8%, lương thực thực phẩm và động vật sống chiếm 21,5% ); hàng đã chế biến hay tinh chế chiếm khoảng 46,5% - Nhập khẩu : của Việt Nam từ APEC chiếm tỷ trọng lớn nhất so với các khu vực :năm 1995 là 6493,6 triệu USD, chiếm 79,6%; năm 2000 là 12998 triệu USD, chiếm 83,1%; năm 2001 là 13185,9 triệu USD, chiếm 81,3%; năm 2002 là 15 792,7 triệu USD, chiếm 80%; năm 2003 là 20 057,1 triệu USD, chiếm 79,4% ; năm 2004 ước 25,3 tỷ USD, chiếm 79,2%. Trong các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ APEC thì hàng thôhay hàng mới sơ chế chiếm 20,9%, hàng đã qua chế biến hay tinh chế chiếm 78,9%,trong đó máy móc, phương tiện vận tải và phu tùng chiếm 31%, hàng chế biến chủ yếu chiếm 27,1%, hóa chất và sản phẩm liên quan chiếm 13,7%, hàng chế biến khác chiếm 7% - Chín nước và vùng lãnh thổ mà Việt Nam nhập khẩu trên 1tỷ USD đều là thành viên APEC, đó là: Trung Quốc: 4 456,5 triệu USD; Đài Loan 3 698,0 triệu USD; Singapore: 3 618,5 triệu USD; Nhật Bản: 3 552,6 triệu USD; Hàn Quốc: 3328,4 triệu USD; Thái Lan: 1858,1 triêu USD; Malaysia: 1214,7 triệu USD; Mỹ 1127,4 triệu USD; Hồng Kông: 1074,7triệu USD. Chỉ 9 thị trường này đã xuất khẩu sang Việt Nam 23 928,9triệu USD, chiếm 90,3% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. - Du lịch: Trong 2 927,9 nghìn lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong năm 2004 thì APEC đã có trên 2,2 triệu lượt khách, chiếm 75,7%. Trong 14 nước và vùng lãnh thổ có tổng số khách đông (trên 50 nghìn lượt người) của thế giới thì APEC đã có 10, đó là Trung Quốc:778,4nghìn: Nhật Bản 267,2 nghìn; Đài Loan:256,9 nghìn; Hàn Quốc:233 nghìn ; Australia:128,7 nghìn; Malaysia: 55,7 nghìn; Canada:53,8 nghìn; Thái Lan:53,7 nghìn; Singapore:50,9 nghìn. - 10 năm tham gia APEC, Việt Nam đã tích cực chủ động tham gia các chương trình hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư vào quá trình tự do hoá thương mại của APEC Đặc biệt, việc tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 14 năm 2006 là bằng chứng cho thấy những đóng góp to lớn của Việt Nam đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khẳng định năng lực và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. 2.1: Thuận lợi khi tham gia APEC. Việc Việt Nam gia nhập APEC sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho Việt Nam: - Giúp tăng cường vị thế chính trị của đất nước, tạo thêm 1 diễn đàn phục vụ mục đích đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ. Tham gia APEC là tham gia cơ chế tiếp xúc đối thoại thường xuyên, không chính thức, đặc biệt ở cấp cao với tất cả các nước lớn ở Châu Á – Thái Bình Dương. - APEC là một diễn đàn quy tụ nhiều đối tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam, chiếm 75% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ), 50% nguồn viện trợ phát triển ( ODA ), 73% xuất khẩu và 79% nhập khẩu của Việt Nam. Các nước thuộc APEC có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam: Trên 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, hơn 70% tổng số vốn đầu tư của nước ngoàilà thực hiện với khu vực này. Các nước thành viên APEC cũng là những nơi cung cấp trên 50% viện trợ phát triển chính thức ( ODA ) cho Việt Nam. Cho nên khi Việt Nam gia nhập APEC sẽ tạo nên những điều kiện mới cho hoạt động thương mại và đầu tư phát triển Tham gia APEC sẽ mở ra nhiều cơ hội trao đổi và giải quyết mọi vấn đề, cả kinh tế, chính trị và an ninh. Ngoài ra APEC là 1 kênh quan trọng để thúc đẩy hợp tác song phương với các nền kinh tế trong khu vực. Các hội nghị do APEC tổ chức hàng năm là dịp Việt Nam tiến hành tiếp xúc song phương ở các cấp, đặc biệt ở cấp cao nhất nhằm củng cố quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các đối tác trong khu vực, trong đó có nhiều đối tác hàng đầu. - Đồng thời khi tham gia vào APEC, Việt Nam nhanh chóng nắm bắt kịp các thông tin, cập nhật đầy đủ chiều hướng phát triển của Thế giới để góp phần định hướng và điều chỉnh chính sách trong nước cho phù hợp. Là thành viên của APEC Việt Nam có quyền bình đẳng đóng góp vào luật chơi chung của cả khu vực. - Bên cạnh đó, các chương trình hợp tác kinh tế - kỹ thuật tập trung vào 1 số vấn đề liên quan tới hợp tác trao đổi kinh nghiệm về phát triển nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, phát triển hạ tầng, tiếp nhận thông tin, phát triển thị trường… Nhờ đó mà Việt Nam có thể tiếp cận tốt hơn với nhiều nguồn vốn hơn, với công nghệ kỹ thuật hiện đại và kiến thức quản lý. Đây là chương trình rất có lợi cho các nước đang phát triển, được đánh giá cao. - Nâng cao khả năng quản lý kinh doanh, mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư, thâm nhập thị trường. Các đối tác kinh tế của Việt Nam chủ yếu là trong APEC và đây là thị trường còn rất nhiều tiềm năng cần được khai thác hoặc khai thông. Tham gia APEC tạo thêm điều kiện để Việt Nam đấu tranh theo nguyên tắc không phân biệt đối xử để hưởng Quy chế Tối huệ quốc ( MFN ) và Đối xử quốc gia ( NT ) trong quan hệ kinh tế với các nước. - Ngoài ra, các dự án hợp tác của Qũy APEC, tuy không lớn nhưng cũng góp phần thúc đẩy quá trình cải cách trong nước và nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập của ta trên nhiều lĩnh vực. 2.2 : Thách thức khi gia nhập APEC. a. Thách thức đối với Chính Phủ. - Nhận thức về APEC trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của phần lớn đội ngũ cán bộ, giới học giả, cộng đông doanh nghiệp cũng như quần chúng nhân dân còn nhiều hạn chế. Vấn đề này 1 phần do công tác, tuyên truyền, phổ biến về APEC mới chỉ được thực hiện ở mức độ nhất định cả về nội dung, hình thức và đối tượng. Hơn nữa, như đã đề cập ở trên, tác động của tiến trình APEC là tự nguyện và không ràng buộc nên nhiều khi APEC vẫn chưa được chú trọng đúng mức. - Hệ thống pháp luật về thương mại, đầu tư của Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa thực sự phù hợp với thông lệ quốc tế và còn phải mất khá nhiều thời gian, công sức để thực hiện. Cho tới nay, hệ thống chính sách thương mại và các chính sách vĩ mô có liên quan của Việt Nam vẫn còn nhiều chồng chéo, chưa đông bộ, chưa thực sự khuyến khích quá trình mở rộng quan hệ buôn bán, đầu tư, hợp tác kinh tế kỹ thuật của Việt Nam trong APEC. Một số biện pháp chính sách tạo lợi thế cho kinh tế thương mại được các tổ chức quốc tế thừa nhận thì ta lại chưa có hoặc đang trong quá trình xây dựng. - Hạn chế về nguồn nhân lực. Hiện nay, chúng ta đang thiếu đội ngũ cán bộ giỏi, có chuyên môn cao và bề dày kinh nghiệm trong hợp tác kinh tế. Trình độ cán bộ tham gia trực tiếp vào công tác hội nhập cũng như thực hiện các cam kết quốc tế còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực. Một trong những nguyên nhân cơ bảnđến tình trạng này là từ trước tới nay Việt Nam chưa cómột chính sách quy hoạch đồng bộ và ưu tiên thích đáng. Vấn đề thực thi chính sách còn nhiều bất cập cũng có 1 phần nguyên nhân ở trình độ chuyên môn và năng lực thực thi pháp luật. Cụ thể hơn, sự hiểu biết hạn chế về cơ chế thị trường và sự vận hành của nó cũng như những quy định của thương mại quốc tế đang gây cản trở cho việc tham gia 1 cách xây dựng và chủ động trong hợp tác APEC. - Khó khăn mang tính khách quan trong hợp tác APEC là tính bị động của các nền kinh tế nhỏ và đang phát triển. Những nền kinh tế này, chủ yếu do hạn chế về tiềm lực kinh tế, có lợi ích hạn chế và có xu hướng bị phụ thuộc vào các nền kinh tế lớn hơn. Vấn đề chính ở đây là trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động thì tiềm lực kinh tế thấp sẽ hạn chế rất nhiều cơ hội và lợi ích của các nước đang phát triển như Việt Nam. b. Thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp. - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn yếu, năng lực sản xuất, năng lực công nghệ, năng lực vốn và kinh nghiệm quản lý đều kém sức cạnh tranh cũng theo đó chưa thể so sánh được với các doanh nghiệp cùng ngành nghề trong APEC. - Đa số các doanh nghiệp Việt Nam chưa có nhận thức sâu về các chương trình hợp tác APEC. Nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra thờ ơ, không quan tâm tới vai trò và lợi ích mà APEC mang lại cho bản thân doanh nghiệp. Về phía Chính phủ, Việt Nam cũng chưa khai thác triệt để các cơ hội trong APEC để phục vụ cho các doanh nghiệp và ngoài khu vực. Những nỗ lực ban đầu là đáng kể nhưng là chưa đủ so với tiềm năng tạo nên cơ hội cho quá trình hợp tác APEC. - Quan hệ của bản thân các doanh nghiệp Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực cũng còn nhiều hạn chế. Cho tới nay, Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới đã hơn 20 năm nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa tạo lập được những mối quan hệ mang tính bền vững với các doanh nghiệp trong và ngoài khu vực. Cách thức kinh doanh vẫn mang tính nhỏ lẻ, rời rạc. Việc tham gia dự các Hội chợ thương mại, đầu tư trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng chưa được tổ chức 1 cách bài bản, hệ thống và liên tục. - Sự yếu kém trong liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước, bản thân các doanh nghiệp nội địa vẫn chưa thực sự chủ động kết hợp lẫn nhau nhằm chia sẻ kinh nghiệm quản lý, kinh nghiệm kinh doanh thông qua tổ chức diễn đàn, hội nghị, hội thảo trao đổi kinh nghiệm, cập nhật thông tin về các đối tác cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới để có phương pháp và cách tiếp cận hợp lí trong quá trình nâng cao tính cạnh tranh của Hiệp hội các doanh nghiệp trong nước trong các ngành kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, việc tận dụng 1 cách hiệu quả những lợi ích và giảm thiểu những thách thức tiềm năng chính là chìa khóa cơ bản cho Việt Nam nói chung và cộng đồng doanh nghiệp nói riêng đạt được những thành công nhất định trong quá trình tham gia APEC. Tuy nhiên, lợi ích lúc nào cũng có nhưng việc hiểu, tận dụng và nắm bắt các cơ hội đó như thế nào mới là điều quan trọng và điều này lại phụ thuộc chủ yếu vào ý thức và sự vận động nội tại của bản thân các doanh nghiệp với sự hỗ trợ về mặt cơ chế và chính sách từ phía Chính Phủ. 2.2. Những đóng góp của Việt Nam đối với APEC - Với tư cách là thành viên,chúng ta tham gia đầy đủ và có trách nhiệm vào nhiều chương trình hợp tác APEC. Nổi bật là chúng ta đã tham gia đầy đủ và tích cực vào một số chương trình hành động tập thể ( CAPs ) trong các lĩnh vực Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn ( SCSC), thủ tục Hải quan, Kinh tế kỹ thuật (ECOTECH), chương trình Thẻ đi lại của doanh nhân APEC ( ABTc ) và chương trình hành động quốc gia của APEC ( IAPs ). Đây là những chương trình hữu hiệu trong việc thúc đẩy thuận lợi hóa thương mại và đầu tư trong khu vực. Trong những năm gần, các lĩnh vực hợp tác trong APEC ngày càng mở rộng. Ngoài những nội dung kinh tế thương mại truyền thống, ta còn tham gia vào các lĩnh vực hợp tác mới của APEC như an ninh con người, y tế, giáo dục, du lịch… -Với tư cách là một nền kinh tế đang phát triển có một số kinh nghiệm phát triển nhất định, ta đã đóng góp hiệu quả vào một số lĩnh vựcnhư thủy sản, nông nghiệp, phòng chống dịch cúm gia cầm, dịch bệnh…thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm và thông tin với các nền kinh tế khác, nhất là với các nền kinh tế đang phát triển của APEC. Đồng thời chúng ta cũng học hỏi được nhiều kinh nghiệm hay của các nền kinh tế phát triển hơn trong APEC. - Ngoài lĩnh vực hợp tác cụ thể, ta cũng tham gia vào một số công tác điều hành chung của APEC như tích cực tham gia vào các Ủy ban chủ chốt như: Ủy ban Thương mại và Đầu tư, Ủy ban Kinh tế, Ủy ban chỉ đạo của các quan chức cao cấp ( SOM ) về hợp tác kinh tế kỹ thuật; các tiểu ban quan trọng về tiêu chuẩn hợp chuẩn, thủ tục hải quan và các nhóm công tác quan trọng như: đi lại của doanh nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ, y tế và đối phó với tình trạng khẩn cấp, Nhóm công tác về khủng bố… - Trong năm 2008, ta đã chủ động đề xuất nhiều sáng kiến hợp tác mới trong APEC chủ yếu dưới hình thức hỗ trợ xây dụng năng lực, như dự án “phát triển cơ sở hạ tầng APEC”, dự án “Mô hình về trách nhiệm xã hội của giới kinh doanh du lịch trong APEC” và đăng cai tổ chức các hội thảo như “Đối thoại giữa các nền kinh tế, cộng đồng doanh nghiệp và các đối tác khu vực và quốc tế quan trọng của APEC về đối phó với tình trạng khẩn cấp”, hội thảo về “Chính sách quản lý xã hội với người di cư nhằm hạn chế sự lây nhiễm của HIV/AIDS”, hội thảo Đối tác Công –Tư… - Có thể nói đóng góp nổi bật và thiết thực nhất của Việt Nam đối với APEC là việc Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công Năm APEC 2006, trong đó một số kết quả của hội nghị đã là những dấu ấn quan trọng trong tiến trình hợp tác APEC như Chương trình Hành động Hà Nội về thúc đẩy thực hiện mục tiêu Bogo và các cam kết cải cách APEC. Đặc biệt, việc tổ chức thành công Hội nghị cấp cao APEC 14 năm 2006 là bằng chứng cho thấy những đóng góp to lớn của Việt nam với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. III. Phương hướng thúc đẩy hợp tác có hiệu quả trong hợp tác với APEC. Để tận dụng những cơ hội và vượt qua thách thức, Chính phủ đã quán triệt một số quan điểm hợp tác với APEC trong thời gian tới như: - Chủ động và tích cực tham gia vào các lĩnh vực mà ta có thế mạnh và lợi ích, nghiêm túc thực hiện các cam kết trong APEC và tranh thủ tối đa từ các dự án hợp tác và kinh nghiệm phát triển kinh tế trong APEC. - Giữ vững độc lập, tự chủ, chủ quyền và bảo đảm lợi ích tối đa của Việt Nam trong hoạt động APEC; kết hợp hài hòa giữa lợi ích của ta với lợi ích chung của APEC; giữa lợi ích của ta trong APEC với lợi ích trong các tổ chức và diễn đàn khu vực và quốc tế khác mà ta tham gia. - Kết hợp chặt chẽ và hiệu quả hoạt động đa phương với song phương, tận dụng sự hợp tác đa phương trong APEC để thúc đẩy quan hệ song phương của Việt Nam với các nền kinh tế trong và ngoài APEC; đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác song phương với các thành viên để củng cố, nâng cao hiệu quả hợp tác đa phương trong APEC. - Cần có sự chỉ đạo tập trung và thống nhất của Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các bộ, ngành để bảo đảm sự tham gia hiệu quả và nhất quán của ta trong các hoạt động của APEC; đồng thời tăng cường đầu tư thích đáng về nguồn lực và nhân lực để phát huy hiệu quả hợp tác trong APEC. KẾT LUẬN APEC từ lâu đã là 1 diễn đàn kinh tế lớn, có uy tín và tầm ảnh hưởng rộng khắp. Việc trở thành 1 phần của APEC đem lại cho Việt Nam chúng ta thêm nhiều cơ hội và cả những thách thức. Cơ hội để khẳng định thương hiệu Việt Nam và thách thức trên bước đường chinh phục các thị trường tiềm năng trên thế giới. Việt Nam chúng ta đang dần dần hòa mình trên bước đường hội nhập. Thương hiệu Việt Nam đang dần hình thành 1 chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Vậy chúng ta còn cần gì nữa? Liệu tất cả đã đủ chưa? Câu trả lời sẽ là “ chưa! ”. Vì chúng ta không chỉ dừng lại ở đó. Chúng ta cần phải nỗ lực để tiến xa hơn nữa. Hôm nay chúng ta bước vào diễn đàn APEC, chúng ta chính thức trở thành 1 thành viên của WTO, vậy còn ngày mai ? Ngày mai của Việt Nam đang nằm trong tay chính chúng ta - những người trẻ Việt Nam. Hi vọng những thông tin mà nhóm chúng tôi đã ghi nhận trong bài thuyết trình này sẽ mang lại cho quý thầy cô và các bạn những thông tin bổ ích xoay quanh các vấn đề đã và đang diễn ra trong diễn đàn APEC cùng cái nhìn của bạn bè thế giới về 1 Việt Nam trong vai trò thành viên của APEC. Xin chân thành cảm ơn !!! . Việt Nam với Apec : 1 :: Quá trình Việt Nam gia nhập APEC. - Ngày 15-06-1996, Việt Nam đã chính thức gửi đơn xin gia nhập APEC do bộ trưởng Bộ ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm ký. Tiếp đó Việt Nam. BÀI THUYẾT TRÌNH CHUYÊN ĐỀ VIỆT NAM VÀ APEC GVHD : TRẦN MINH THIỆN NHÓM TH : 04 _ LỚP : 05 KTDN2 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình kinh tế hoá toàn cầu, đứng trước. trưởng vào ngày 24, 25 tháng 11 năm 1997 tại Vancourver (Canada), APEC đã tuyên bố chấp nhận kết nạp Việt Nam, Peru và Nga vào tháng 11 năm 1998. - Với sự nỗ lực phấn đấu của Việt Nam và sự đồng

Ngày đăng: 13/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan