Mở chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam pdf

3 567 0
Mở chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Mở chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam 27. Ông Nguyễn Thiện Việt (California, Mỹ) Tôi là giám đốc một công ty ở nước ngoài, muốn về quê hương mở chi nhánh hoạt động. Xin hỏi pháp luật Việt Nam quy định vấn đề này thế nào? Công ty Luật Đại Việt trả lời: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, chi nhánh của các chủ thể hoạt động kinh doanh nước ngoài mở tại Việt Nam chỉ được giới hạn trong phạm vi chủ thể đó là thương nhân được quy định tại Luật thương mại 2005. Theo koản 7, Điều 3, Luật Thương mại 2005, thì “chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập và hoạt động thương mại tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.” Cụ thể, khoản 1, Điều 1, Nghị định số 72/2006/NĐ-CP quy định phạm vi cụ thể trường hợp là “Chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam trong trường hợp thương nhân đó chuyên hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá.” Khoản 2, Điều 2, Nghị định số 72/2006/NĐ-CP quy định quyền được mở chi nhánh như sau: “Thương nhân nước ngoài được thành lập Chi nhánh của mình tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) theo các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định tại Điều 16, Điều 19, Điều 20, Điều 22 của Luật Thương mại và quy định của Nghị định này.” Về điều kiện mở chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam, khoản 2, Điều 4, Nghị định số 72/2006/NĐ-CP quy định “Thương nhân nước ngoài được cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau: a) Là thương nhân được pháp luật nước nơi thương nhân đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp; b) Đã hoạt động không dưới 05 năm, kể từ khi thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp.” Theo khoản 2, Điều 5, Nghị định số 72/2006/NĐ-CP, Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh gồm: “a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh theo mẫu của Bộ Thương mại do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký; b) Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh, trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu Chi nhánh; c) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận. Trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của thương nhân nước ngoài thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm; d) Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị tương đương chứng minh sự tồn tại và các hoạt động thực sự của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất.” Các giấy tờ quy định tại điểm b, c, d khoản 2 Điều 5, Nghị định số 72/2006/NĐ- CP nêu trên phải dịch ra tiếng Việt, được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở Mỹ chứng nhận và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam. Theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 72/2006/NĐ-CP thì sau khi có đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, thương nhân nước ngoài nộp hồ sơ tại Bộ Công thương. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Chi nhánh và gửi bản sao Giấy phép tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Thương mại, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Ngay sau khi hết thời hạn quy định nêu nêu trên (không tính thời gian phải chỉnh sửa hồ sơ) mà không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Bộ Công thương phải thông báo băng văn bản cho thương nhân nước ngoài về lý do không cấp giấy phép. Ngoài những quy định nêu trên, bạn có thể tham khảo thêm các nội dung về việc thành lập Chi nhánh của công ty bạn ở Việt Nam được quy định tại Luật Thương mại, Nghị định số 72/2006/NĐ-CP và Thông tư số 11/2006/TT-BTM ngày 28 tháng 9 năm 2006 để hiểu rõ hơn các vấn đề mà bạn quan tâm. CÔNG TY LUẬT ĐẠI VIỆT (Địa chỉ: Số 335 Kim Mã - Ba Đình - Hà Nội Điện thoại: 04.3747 8888 - Email: info@luatdaiviet.vn Website: www.luatdaiviet.vn) . Mở chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam 27. Ông Nguyễn Thiện Việt (California, Mỹ) Tôi là giám đốc một công ty ở nước ngoài, muốn về quê hương mở chi nhánh hoạt động. Xin. được mở chi nhánh như sau: “Thương nhân nước ngoài được thành lập Chi nhánh của mình tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là Chi nhánh) theo các cam kết của Việt Nam trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam. luật Việt Nam quy định vấn đề này thế nào? Công ty Luật Đại Việt trả lời: Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, chi nhánh của các chủ thể hoạt động kinh doanh nước ngoài mở tại Việt Nam

Ngày đăng: 13/07/2014, 01:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan