Gợi ý đề thi đại học môn Ngữ Văn - 2010

10 451 0
Gợi ý đề thi đại học môn Ngữ Văn - 2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Gợi ý đề thi đại học môn Ngữ văn (GD&TĐ) – Đợt 2 kỳ thi ĐH vừa diễn ra sáng nay (9.7), mời các thí sinh và phụ huynh xem gợi ý đề thi môn Ngữ văn của 2 khối C và D. >>Đề thi Văn hay, vừa sức GỢI Ý ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI C I. Phần chung cho tất cả thí sinh ( 5,0 điểm) Câu I. ( 2,0 điểm) Yêu cầu học sinh làm rõ được sự đa dạng và thống nhất trong phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh: 1. PCNT Hồ Chí Minh độc đáo, đa dạng trong các thể loại văn học, linh hoạt với các đối tượng tiếp nhận, các mục đích sáng tác. 1.1. Văn chính luận: Thường ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng đầy sức thuyết phục, giàu tính luận chiến, đa dạng về bút pháp. VCL của Bác rất giàu hình ảnh, thấm đượm cảm xúc, văn phong linh hoạt khi ôn tồn, thấu tình đạt lí, khi đanh thép, mạnh mẽ, hùng hồn. 1.2. Truyện kí: Tùy theo từng đối tượng tiếp nhận, Bác lựa chọn những bút pháp, giọng điệu và văn phong thích hợp. Nhìn chung, truyện kí NAQ có phong cách rất hiện đại, thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc sảo, tác phẩm thường tạo ra tiếng cười trào phúng nhẹ nhàng, hóm hỉnh nhưng thâm thuý sâu cay. Bên cạnh đó, Bác vẫn có những tác phẩm thắm thiết chất trữ tình làm xúc động lòng người. Chất trí tuệ và tính hiện đại là nét đặc sắc của truyện ngắn NAQ. 1.3. Thơ ca: a. Thơ tuyên truyền cách mạng: thường được viết theo hình thức bài ca, lời lẽ giản dị, mộc mạc, dễ hiểu, dễ nhớ, mang đậm màu sắc dân gian. Loại thơ này cũng rất đa dạng về hình thức: thơ chúc Tết mừng xuân theo tục lệ cổ truyền của dân tộc; thơ châm ngôn: Khuyên thanh niên; những bài ca, bài vè như Ca binh lính, Ca thiếu nhi; thơ tuyên truyền cách mạng: Hòn đá to, Nhóm lửa b. Thơ ca nghệ thuật: hầu hết là thơ tứ tuyệt cổ điển, viết bằng chữ Hán, mang đặc điểm của thơ cổ phương Đông với sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và bút pháp hiện đại. - Màu sắc cổ điển: thể hiện ở thể loại, ngôn ngữ; thi liệu, thi tứ quen thuộc trong cổ thi, những đề tài truyền thống như thiên nhiên, tình bạn, thế sự ; các bút pháp nghệ thuật cổ điển như bút pháp chấm phá chỉ gợi mà ít tả, chỉ vài nét phác đơn sơ mà ghi lấy linh hồn tạo vật; bút pháp tả cảnh ngụ tình đã khiến phong cảnh trở thành tâm cảnh, khiến thiên nhiên luôn thấm đượm cảm xúc con người; thơ Bác luôn đầy ắp thiên nhiên, nhân vật trữ tình luôn gắn bó, hòa nhập với thiên nhiên, mang phong thái ung dung tự tại, tiên phong đạo cốt. - Bút pháp hiện đại: Chất hiện đại trong thơ Bác thể hiện ngay ở tính dân chủ, đưa thơ ca trở về gần gũi với cuộc đời; nhân vật trữ tình luôn ở vị trí trung tâm của bức tranh thiên nhiên, không chịu sự chi phối của thiên nhiên mà thậm chí còn có tác động tích cực trở lại thiên nhiên. Chủ thể trữ tình mang phong thái ung dung tự tại, hoà nhập với thiên nhiên nhưng không phải ẩn sĩ lánh đời mà là chiến sĩ cứu đời, yêu đời. Hình tượng nghệ thuật trong thơ HCM không tĩnh tại mà luôn vận động mạnh mẽ hướng về ánh sáng, sự sống, tương lai. 2. Nhìn chung, PCNT của HCM đa dạng, phong phú mà thống nhất. Sự thống nhất thể hiện trong toàn bộ sáng tác thơ văn của Bác trên cơ sở nhất quán về quan điểm sáng tác. Cách viết của Bác luôn ngắn gọn, trong sáng, giản dị, luôn chủ động trong việc sử dụng linh hoạt các thể loại, ngôn ngữ, bút pháp và thủ pháp nghệ thuật nhằm đạt tới mục đích thiết thực cho từng tác phẩm. Sáng tác của Bác luôn kết hợp sâu sắc giữa chính trị và văn học, tư tưởng và nghệ thuật, truyền thống và hiện đại.Với một di sản văn học đồ sộ và quí giá, Người đã góp phần đặt nền móng và mở đường cho văn học cách mạng VN./. Câu II ( 3,0 điểm) a. Yêu cầu về kĩ năng: Biết cách làm bài nghị luận xã hội. Kết cấu bài chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. b. Yêu cầu về kiến thức: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần thể hiện những suy nghĩ chân thành, thiết thực, chặt chẽ và thuyết phục. Có thể làm rõ vấn đề theo một số ý sau đây từ quan niệm: “ Như một thứ a-xít vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể làm ăn mòn cả một xã hội.” - Làm rõ được khái niệm về trách nhiệm và thói vô trách nhiệm: nếu trách nhiệm là điều mỗi cá nhân phải làm, phải gánh vác, phải nhận lấy về mình thì thói vô trách nhiệm chính là thói xấu của những con người chối bỏ điều lẽ ra mình phải làm, phải gánh vác, phải nhận lấy về mình. - Tinh thần trách nhiệm luôn đồng thời thể hiện trong cả ý thức và hành động của mỗi cá nhân đối với những công việc, những điều họ phải làm, phải gánh vác, phải nhận lấy về mình. - Nêu biểu hiện của tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay( trong gia đình, ngoài xã hội, với chính bản thân mình…). Tập trung phê phán và nêu rõ tác hại của thói vô trách nhiệm trong xã hội hiện nay. - Lí giải ý kiến của đề bài: tại sao thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể làm ăn mòn cả một xã hội” ? xã hội tồn tại và phát triển chính là nhờ công sức xây dựng, bảo vệ của mỗi cá nhân, nếu con người không có ý thức trách nhiệm xây dựng hay bảo vệ cộng đồng xã hội mình đang sống thì xã hội ấy không thể tồn tại và phát triển; xã hội là một tập hợp của những cá nhân, nếu mỗi cá nhân không có trách nhiệm với chính cuộc đời mình thì xã hội cũng sẽ dần đi tới diệt vong. - Bài học rút ra cho bản thân. II. Phần riêng ( 5 điểm) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn ( 5 điểm) 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Hai đoạn thơ trích trong hai thi phẩm xuất sắc của Thơ Mới: ĐTVD của HMT và TG của HC. - Gợi cảm hứng từ những bức tranh thiên nhiên đẹp và buồn, hai đoạn thơ đã góp phần thể hiện tiếng lòng của những thi nhân lãng mạn thời kì trước 1945. 2. Trình bày cảm nhận về hai đoạn thơ: 2.1.Khổ 2 bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn mặc Tử: - Hai câu đầu dường như cũng là một bức tranh phong cảnh với gió mây sông nước trong đó hiện lên một không gian hoang vắng, chia lìa, một thời gian như ngưng trệ, cảnh vật hờ hững, lạnh lẽo với con người. Bức tranh phong cảnh trở thành bức tranh tâm cảnh, thiên nhiên như đã không còn là đối tượng miêu tả mà trở thành phương tiện biểu hiện cõi lòng nguội lạnh buồn bã của con người. Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay - Không tìm thấy sự đồng cảm ấm áp trong cõi thực với gió mây, sông nước, lòng khao khát yêu đời, nhớ đời đã đưa thi sĩ lãng mạn đến với thế giới của cõi mơ với liên tiếp những câu hỏi khắc khoải: Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay Hai câu thơ đựng trong đó ít nhất hai câu hỏi da diết, đau đáu về một cõi mơ đẹp huyền ảo, ngập tràn sắc trăng cứu rỗi vốn luôn xuất hiện trong thế giới nghệ thuật của HMT. Cách diễn đạt phiếm chỉ trong câu hỏi thứ nhất “thuyền ai đậu bến sông trăng đó?” tạo ra cảm giác như nhà thơ đang cố vọng hỏi một ai đó đang ở thế giới khác- ngoài thế giới tăm tối, kạnh lẽo đang vây bọc mình, một câu hỏi chới với những khát khao và tuyệt vọng. Chữ kịp trong câu hỏi thứ 2 lại thấm thía một nỗi tiếc nuối, xót xa khi biết là không bao giờ kịp nữa trong cái quĩ thời gian ngắn ngủi, HMT vẫn cố hỏi khiến câu hỏi vừa gấp gáp, bồn chồn trong niềm khát khao trở về, gặp gỡ, giao cảm ,vừa chua xót, bất lực vì biết rằng hỏi chỉ để hỏi, để tiếc, để như tự mình dày vò mình hơn khi phải cách xa đời. Toàn bộ khổ 2 là thế giới của cõi mơ với cảm giác chia lìa, xa xôi cùng niềm khát khao tuyệt vọng được trở về với cõi thực, với cuộc đời mà nhà thơ nhớ và yêu da diết. 2.2. Khổ 4 bài thơ Tràng giang của Huy Cận: từ không gian của thiên nhiên đến không gian của tâm tưởng, khổ thơ đã thể hiện tiếng lòng của một thi nhân luôn bị chi phối bởi cảm hứng vũ trụ với những khắc khoải về không gian và nỗi sầu nhân thế; đó là sự đối lập giữa thiên nhiên bao la, hoang vắng, buồn bã và những kiếp người nhỏ bé, cô đơn. - Hai câu thơ đầu là hình ảnh của bầu trời trong sắc hoàng hôn đẹp trong sáng, tráng lệ nhưng vẫn buồn vì những từ điệp lớp lớp, động từ đùn gợi cảnh mây tuôn chồng chất, không gian cao và rộng đến rợn ngợp trong sự đối lập với một cánh chim nhỏ bé. * Nếu trên mặt tràng giang là hình ảnh của một cành củi khô lạc loài, gày guộc, bến cô liêu vắng buồn hiu hắt, những cụm bèo trôi nổi, dập dềnh thì giữa cảnh hùng vĩ của vũ trụ lại hiện ra một cánh chim thật bé bỏng, đơn côi. * Hai câu thơ đã lấy động tả tĩnh, lấy sự chuyển động của mây trời và cánh chim chiều để gợi ra cái tĩnh vắng đượm buồn của thiên nhiên; lấy cái hữu hạn của cánh chim lẻ bầy nhỏ nhoi để nhân lên cái vô hạn không cùng của vũ trụ - Hai câu sau là hình ảnh sóng nước trong liên tưởng buồn bã tới sóng lòng của một thi nhân không chỉ rợn ngợp giữa mênh mông tràng giang mà còn không nguôi nỗi hoài nhớ quê hương. Nỗi buồn của thi nhân lãng mạn trước cảnh sông nước tràng giang đã kín đáo hòa quyện với lòng yêu quê hương đất nước. 2.3. Cả hai đoạn thơ đều lấy cảm hứng từ những bức tranh thiên nhiên đẹp và buồn, đều thấp thoáng xuất hiện hình ảnh hai dòng sông, nhưng có thể thấy cả hai dòng sông đều trôi chảy trong tâm tưởng, trong nỗi buồn cao cả của những thi nhân tha thiết yêu đời, yêu cuộc sống, khao khát giao cảm với cuộc đời. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao ( 5 điểm) 1. Giới thiệu chung: - Hai đoạn văn miêu tả dòng sông Đà và sông Hương trong tùy bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường. - Qua việc miêu tả một cách tài hoa, tinh tế vẻ đẹp trữ tình, gợi cảm của hai dòng sông, các tác giả đã bộc lộ tình yêu tha thiết với thiên nhiên, đất nước. 2. Trình bày cảm nhận về hai đọan văn: 2.1. Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp trữ tình của dòng sông Đà khúc hạ nguồn: - Câu văn đầu tiên miêu tả nét trữ tình của con SĐ tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời TB bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Câu văn rất dài cùng những thanh bằng đem đến cảm giác về sự liền mạch bất tận, sự yên ả, êm đềm cho dòng sông. Nghệ thuật so sánh khiến SĐ vừa mang nét mềm mại, đằm thắm, nhưng vẫn thể hiện được sự hùng vĩ của dòng sông. Trong câu văn miêu tả rất tài hoa của NT, có thể thấy SĐ đã nhận thêm vào dòng chảy của mình nét thơ mộng, huyền ảo của mây trời, sự tươi tắn rực rỡ của hoa ban hoa gạo tháng hai, và đặc biệt là cái ấm áp thật gần gũi thân yêu của làn khói núi Mèo đốt nương xuân. Cách miêu tả của NT dẫn tới sự khẳng định: vẻ đẹp của SĐ làm say mê trái tim nghệ sĩ trước hết vì nó là vẻ đẹp của đất nước TQ bao la, sau nữa vì nó gắn bó gần gũi thân thiết với cuộc sống con người. Nhà văn của những vẻ đẹp vang bóng một thời nay đã có sự thay đổi cơ bản trong quan niệm thẩm mĩ: Cái đẹp không còn cô đơn lạc lõng,xa xôi, cái đẹp hiện ra ấm áp giữa cuộc đời bình dị, cái đẹp hiện diện ngay trong cuộc sống đời thường. - Sự say mê đã được NT thể hiện trong những câu văn trào dâng xúc cảm, những cấu trúc điệp: “ tôi đã nhìn say sưa…tôi đã xuyên qua …”, niềm say mê cũng khiến NT quan sát dòng sông một cách công phu và tinh tế. Màu sắc dòng sông được miêu tả trong những thời điểm khác nhau, với những sắc thái khác nhau, khi là dòng xanh ngọc bích trong sáng, quí giá và êm nhẹ của mùa xuân; khi lừ lừ chín đỏ vào mùa thu- những từ ngữ tượng hình đã gợi tả dòng chảy nặng nề, điềm đạm và chậm rãi của con sông đầy nặng phù sa thượng nguồn. 2.2. Đoạn văn miêu tả vẻ đẹp trữ tình đằm thắm quyến rũ của dòng sông Hương: - Những câu văn dài nối tiếp nhau làm lên dòng chảy miên man vừa mạnh mẽ với những dư vang của Trường Sơn còn phảng phất, vừa duyên dáng với những khúc lượn vòng mềm mại. Hành trình tìm kiếm của dòng sông để đến với vẻ đẹp bình lặng dịu dàng, trí tuệ cho thấy sự mạnh mẽ của niềm khát khao, của bản lĩnh kiên cường giấu mình trong vẻ dịu dàng duyên dáng. - Dòng sông trôi chảy giữa những bến bờ của ngoại vi thành Huế, góp nhặt sắc núi Ngọc Trản để làm màu xanh thẳm; hiền dịu giữa những Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo để trở nên mềm như tấm lụa; lấy ánh phản quang của những ngọn đồi sớm xanh, trưa vàng, chiều tím để kiêu sa, rực rỡ… 2.3. Cả hai đoạn thơ đều được viết bởi những ngòi bút tài hoa, các tác giả đã tận dụng cao nhất khả năng biểu cảm của ngôn từ, nhịp điệu, đoạn văn có cả chất họa gợi ra hình ảnh hai dòng sông, cả chất nhạc gợi âm thanh dòng chảy, qua đó, các tác giả cũng bộc lộ rõ nhất tình yêu mê đắm với thiên nhiên sông nước. Xem lại đề sau khi thi (ảnh: gdtd.vn) GỢI Ý ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI D I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Yêu cầu học sinh nêu được những ý chính sau đây: - Việc nhặt vợ của Tràng trong truyện nagứn Vợ nhặt của Kim Lân đã khiến tất cả mọi người phải ngạc nhiên: từ những người dân xóm ngụ cư, bà cụ Tứ, cho đến chính bản thân Tràng. - Sự ngạc nhiên của mọi người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với cả nội dung và nghệ thuật truyện ngắn. Về nội dung, tâm trạng ngạc nhiên của mọi người trước một việc lẽ ra là đương nhiên, là hạnh phúc, niềm vui…đã đem đến cho truyện ngắn nỗi chua xót cho thân phận con người trong nạn đói thê thảm- đó cũng là yếu tố làm đậm thêm giá trị nhân đạo cho tác phẩm. Và chính tâm trạng ngạc nhiên của mọi người trước việc Tràng nhặt vợ cũng là yếu tố làm tăng thêm sự trớ trêu cho tình huống nghệ thuật của tác phẩm. Câu II (3,0 điểm) Có thể trình bày những vấn đề sau đây về ý kiến: “Đạo đức giả là căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng” - Khái niệm về thói đạo đức giả: căn bệnh của những kẻ giả dối luôn giấu sự xấu xa, ích kỉ của mình trong cái vỏ ngoài tốt đẹp. - Có thể nêu một vài biểu hiện về thói đạo đức giả trong cuộc sống hàng ngày của xã hội. ( những lời nói, việc làm, thậm chí những chương trình từ thiện rất to tát…nhiều khi chỉ là bộ mặt hào nhoáng để che đi những mục đích xấu xa, tính cơ hội bên trong). - Tại sao Đạo đức giả là căn bệnh chết người? Phải nêu được tác hại ghê gớm của thói xấu này với xã hội, với cuộc sống hàng ngày của con người, và với chính những kẻ đạo đức giả. ( lòng tin của con người bị hủy hoại; thật giả lẫn lộn; bản thân những kẻ đạo đức giả cũng không thanh thản, không còn lòng tự trọng, và họ không bao giờ có được tình cảm chân thành của mọi người xung quanh…) - Làm thế nào để nhận ra bản chất thật của những kẻ đạo đức giả? Phải có cái nhìn sâu sắc, thấu đáo ở nhiều góc độ, nhiều phương diện, nhiều mối quan hệ, đặt trong những thời gian, hoàn cảnh khác nhau đề suy xét, đánh giá. - Cần có thái độ như thế nào với thói đạo đức giả? Kiên quyết và khéo léo phơi bày bộ mặt thật của những kẻ đạo đức giả, từ đó có thể loại trừ phần nào tác hại của căn bệnh này với đời sống cộng đồng. - Rút ra bài học cho bản thân một cách sâu sắc và chân thành. II. Phần riêng (5 điểm) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5 điểm) Cần làm rõ những ý sau đây trong yêu cầu cảm nhận đoạn thơ đầu bài Đàn ghi ta của Lor-ca của Thanh Thảo. 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích: - Thanh Thảo là một trong số những nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ TT là tiếng nói của người trí thức nhiều trăn trở, suy tư về các vấn đề xã hội và thời đại. Những trăn trở, suy tư ấy đã tìm đến sự thể hiện trong những bài thơ thể hiện xu hướng cách tân thơ Việt trong cả nội dung và hình thức biểu đạt. - Bài thơ Đàn ghi ta của Lor- ca rút trong tập Khối vuông ru- bích (1985). Đây là một sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của TT: giàu suy tư, cảm xúc mãnh liệt, phóng túng và nhuốm màu sắc siêu thực, tượng trưng được học tập từ chính phong cách thơ hiện đại của Lor- ca. - Đoạn thơ bình giảng là 18 câu đầu của bài thơ, thể hiện hình ảnh Lor- ca, người nghệ sĩ vĩ đại của đất nước TBN trong cuộc sống và cái chết bi tráng. 2. Những cảm nhận chính về đoạn thơ: 2.1/ 6 câu đầu: niềm cảm phục và nỗi xót xa trước hình ảnh Lor-ca, con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật TBN. - Phân tích mối quan hệ giữa tiếng đàn bọt nước và tấm áo choàng đỏ gắt- mối quan hệ nhân quả giữa sứ mệnh cao quí của người chiến sĩ kiên cường với định mệnh nghiệt ngã, sinh mệnh mong manh của người nghệ sĩ tài hoa mà bất hạnh. - Phân tích hình ảnh Lor-ca trong một không gian mênh mang và thời gian thăm thẳm ở 3 câu thơ đi lang thang về miền đơn độc-với vầng trăng chếnh choáng-trên yên ngựa mỏi mòn để làm rõ niềm cảm phục và nỗi xót xa cho sự dũng cảm và cô đơn của người khai phá. - 6 câu thơ vừa là những nét chấm phá chịu ảnh hưởng khá rõ của trường phái ấn tượng với những màu sắc, đường nét, mảng khối vừa gợi những giai điệu âm thanh của tiếng đàn ghi ta da diết, qua đó làm hiện lên dù chỉ là những nét gián đoạn trong hình dung của độc giả về hình ảnh người công dân yêu tự do Lor- ca chiến đấu ngoan cường cho khát vọng dân chủ và người nghệ sĩ Lor- ca dũng cảm, đơn độc trong công cuộc cách tân đối với nền nghệ thuật già nua TBN. 2.2/ 12 câu còn lại: nỗi xót thương, bi phẫn trước cái chết bi tráng của Lor-ca - Bốn câu đầu tạo ra hai cảnh tương phản, gợi cái chết đến quá bất ngờ với Lor- ca, thể hiện nỗi đau xót kinh hoàng với những người dân TBN và nhân loại yêu hoà bình, dân chủ:Tây Ban Nha-hát nghêu ngao- bỗng kinh hoàng-áo choàng bê bết đỏ. + Niềm mến yêu và cảm phục trước vẻ đẹp tâm hồn của Lor-ca khi nghệ thuật hoán dụ trong hai câu thơ Tây Ban Nha-hát nghêu ngao đã nới rộng thêm rất nhiều tầng ý nghĩa cho tiếng hát của người nghệ sĩ vĩ đại đất nước TBN. + Từ láy nghêu ngao vừa gợi hình vừa gợi cảm, đã xóa đi sắc thái trang trọng của âm nhạc thính phòng, làm đậm thêm chất dân gian cho âm nhạc Lor- ca; câu thơ gợi hình ảnh chàng ca sĩ hát rong lang thang trên lưng ngựa với tiếng đàn vang ngân tha thiết, hồn nhiên, thơ trẻ hát cho cuộc đời, cho đất nước, cho chính cõi lòng mình, với bóng hình cô đơn in đậm trên những nẻo đường của TQ thân yêu. - Hai câu thơ trên càng đem đến cảm giác phiêu du, thanh thản bao nhiêu, hai câu dưới càng gợi sự tàn nhẫn, phũ phàng bấy nhiêu- chàng ca sĩ hát rong yêu cuộc đời, bầu trời và dòng sông, chàng ca sĩ có tâm hồn cao quí và thánh thiện, sao lại có một kết cục quá bi thảm khi đang hát nghêu ngao, bỗng kinh hoàng- áo choàng bê bết đỏ. Đây là hình ảnh phũ phàng gợi tả cảnh Lor- ca bị hành hình, một cảnh tượng đau thương đẫm máu- người chiến sĩ kiên cường trên đấu trường TBN đã bị sát hại dã man, màu đỏ đau đớn của máu phủ lên màu đỏ bất khuất của tấm áo người võ sĩ cô đơn, dũng cảm. - Nỗi đau xót và niềm mến thương với Lor-ca khi đến với cái chết đột ngột và kinh hoàng, Lor- ca vẫn mang phong thái lãng mạn của người nghệ sĩ, vẫn như đang mộng du với bầu trời, đồng cỏ, dòng sông, với những nẻo đường bát ngát ánh trăng :Lor- ca bị điệu về bãi bắn-Chàng đi như người mộng du - Nỗi đau đớn, niềm ngưỡng mộ được đẩy lên tới cao độ trong 6 câu thơ cuối. Đây là đoạn thơ thể hiện đặc sắc bút pháp gợi với những hình ảnh ước lệ rất cô đúc của thơ tượng trưng, khơi gợi sự liên tưởng đồng sáng tạo của người đọc. Cụm từ tiếng ghi ta liên tiếp điệp lại trong đoạn thơ đã tạo ra một tiết tấu dồn dập, tựa như những va đập mãnh liệt của âm thanh vừa say đắm vừa bi thiết, cho thấy sự ám ảnh day dứt trước hành trình cách tân nghệ thuật dang dở của Lor ca, tạo cảm giác như sau cái chết bi tráng của Lorca, tiếng đàn ghi ta đau đớn vỡ ra thành máu và nước mắt, thành màu sắc, hình khối, đường nét Cả đoạn thơ không chỉ là âm thanh mà còn là hình ảnh tiếng đàn tràn đầy sắc màu, vừa ấm nồng sức sống, vừa quyến rũ, mê hoặc, vừa bi thảm, đau đớn Với chủ thể là tiếng ghi ta, âm thanh gắn liền với tình yêu, nỗi đau và những khát vọng đẹp đẽ của Lor- ca, âm thanh mang sinh mệnh và định mệnh của Lor-ca, những hình ảnh trong đoạn thơ đã đưa đến những cảm nhận mạnh mẽ, ấn tượng và thật xúc động về cuộc đời, sự nghiệp và cái chết của Lor- ca. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5 điểm) 1. Giới thiệu: - Khẳng định vai trò của các chi tiết nghệ thuật với giá trị của các tác phẩm văn xuôi trong việc giúp nhà văn thể hiện dụng ý nghệ thuật hoặc gửi gắm những tư tưởng nhân sinh sâu sắc. - Giới thiệu xuất xứ các chi tiết “bát cháo hành” nhân vật TN mang đến cho Chí Phèo và chi tiết “ m nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ. Đây là hai chi tiết quan trọng góp phần giúp Nam Cao thể hiện chủ đề hai tác phẩm Đời thừa và Chí Phèo. 2. Thí sinh có thể trình bày những cảm nhận riêng của mình nhưng phải làm rõ được vai trò của chi tiết nghệ thuật với chủ đề tác phẩm. 2.1/ Chi tiết “ bát cháo hành” nhân vật TN mang đến cho Chí Phèo: - Nêu được hoàn cảnh đặc biệt của chi tiết: sau bao năm tháng CP chìm đắm trong những cơn say triền miên, u tối, bị hủy hoại nhân hình để trở thành con vật lạ, bị hủy hoại nhân tính để trở thành con quỉ dữ, bị gạt ra khỏi xã hội bằng phẳng thân thiện của những người lươg thiện; khi gặp Thị Nở, lần đầu tiên CP được người ta cho ăn mà lại không phải cướp bóc, dọa nạt. - Khẳng định tấm lòng nhân hậu của TN qua chi tiết bát cháo hành, chính tình người của TN đã thức tỉnh tính người của CP, kéo CP ra khỏi cơn say triền miên u tối của đời mình, thức tỉnh khao khát được hoàn lương, được trở về với cuộc đời lương thiện, trở lại là anh Chí hiền lành của dân làng ngày xưa. Từ đó làm rõ sức mạnh kì diệu của tình yêu thương với con người. - Cũng có thể nói thêm về sự xót thương cho số phận con người qua chi tiết này: chỉ một bát cháo hành cũng khiến con người xúc động mãnh liệt, chỉ một bát cháo hành cũng có thể giúp con người hòan lương; và cũng vì bát cháo hành mà CP nhận ra bi kịch cùng đường tuỵêt lộ đau đớn của mình… 2.2/ Chi tiết “ ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ. - Nêu được hoàn cảnh đặc biệt của chi tiết: Hộ là một văn sĩ nghèo có khát vọng văn chương, có lương tri nghề nghiệp, nhưng cũng là người chồng, người cha đề cao lẽ sống tình thương nên đã hi sinh nghệ thuật cho tình thương. Nhưng hi sinh nghệ thuật mà lại không thể từ bỏ niềm đam mê và ý thức cao quí về nghề nghiệp nên anh đã rơi vào bi kịch đau khổ triền miên, Hộ tìm đến rượu, rượu làm Hộ càng thấm thía nỗi khổ sở cay đắng của mình và lại lấy đi của Hộ lí trí tỉnh táo, Hộ trút nỗi uất hận lên đầu vợ con, những người mà trong lúc phẫn chí, anh đã coi là nguồn gốc trực tiếp gây ra bi kịch cho cuộc đời mình. Khi say, Hộ lải nhải mắng vợ, mắt gườm gườm, thậm chí có lúc anh còn đánh Từ, đuổi Từ ra khỏi nhà. Vì nỗi đau khổ của mình, Hộ đã đem đến cho những con người anh yêu thương bao nhiêu đau khổ nặng nề và dai dẳng bởi những hành vi phũ phàng, thô bạo của anh. Khi tỉnh rượu, bao giờ Hộ cũng thấy “ ấm nước đầy và nước hãy còn ấm” mà Từ luôn dành sẵn cho mình. - Chi tiết này vừa cho thấy tấm lòng nhân hậu, vị tha giàu đức hi sinh của người vợ, cũng vừa làm tăng thêm nghịch lí chua xót cho bi kịch của Hộ: anh đã làm khổ những người anh yêu thương và luôn yêu thương anh. Đó là tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng, thầm lặng của một nhà văn nghèo khao khát sống một cuộc sống có ý nghĩa, ôm ấp một hoài bão lớn về sự nghiệp văn chương hữu ích cho xã hội, nhưng đã bị áo cơm ghì sát đất mà phải sống cuộc sống vô nghĩa, vô ích, sống kiếp đời thừa. Thậm chí vì những đau khổ bế tắc trong bi kịch văn chương, con người nhân hậu ấy còn rơi vào bi kịch thứ hai khi có thái độ phũ phàng, thô bạo với vợ con, vi phạm vào lẽ sống tình thương của mình. - Thông qua một chi tiết, Nam Cao vừa phơi bày cuộc sống cơ cực, bế tắc của con người trong xã hội VN trước CM, vừa ca tụng lòng thương, tình bác ái. Xót thương con người trong những bi kịch tinh thần đau đớn, ca tụng lòng thương, tình bác ái cũng như đề cao ý thức cá nhân của con người, đó chính là biểu hiện cụ thể nhất cho tư tưởng nhân đạo trong truyện ngắn ĐT./. . Gợi ý đề thi đại học môn Ngữ văn (GD&TĐ) – Đợt 2 kỳ thi ĐH vừa diễn ra sáng nay (9.7), mời các thí sinh và phụ huynh xem gợi ý đề thi môn Ngữ văn của 2 khối C và D. >> ;Đề thi Văn. mê đắm với thi n nhiên sông nước. Xem lại đề sau khi thi (ảnh: gdtd.vn) GỢI Ý ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN KHỐI D I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm) Câu I. (2,0 điểm) Yêu cầu học sinh nêu. màu sắc cổ điển và bút pháp hiện đại. - Màu sắc cổ điển: thể hiện ở thể loại, ngôn ngữ; thi liệu, thi tứ quen thuộc trong cổ thi, những đề tài truyền thống như thi n nhiên, tình bạn, thế sự ;

Ngày đăng: 13/07/2014, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan