Một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ trong chăm sóc trẻ - Phần 4 pps

9 314 0
Một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ trong chăm sóc trẻ - Phần 4 pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ trong chăm sóc trẻ - Phần 4 1. Điều trị bệnh rụng tóc cho bé Nếu trẻ bị rụng tóc hình vành khăn hãy cho trẻ uống Aquadetrim 2giọt/ngày và tắm nắng 15 phút buổi sáng. Kính chào bác sỹ! Bé nhà em được 6 tháng nặng 8kg dài 70cm. Cách đây 2 tháng bé bị rụng tóc hình vành khăn. Em đã cho bé uống Aquadetrim 2giọt/ngày và phơi nắng 15 phút buổi sáng. Hiện tóc cháu hết rụng nhưng vẫn chưa mọc lại chỗ rụng. Chỏm đầu cháu một bên hơi bị dô ra. Em đã cho cháu uống bổ sung 5ml canxi corbier/ngày và 1/2 gói kẽm zinc-kid/ngày. Như vậy có đúng không ạ? Tư vấn: Em điều trị cho bé như vậy là hoàn toàn đúng, nên tiếp tục cho bé uống như vậy trong 1 tháng nữa, sau đó ngừng canxi, nhưng vitamin D3 (Aqudertrim) vẫn tiếp tục uống đến khi bé 2 tuổi, trừ khi bé được tắm nắng nhiều thì ngừng lại. 2. Bé ho có đờm, thở khò khè Con em được 8 tháng tuổi. Lúc 7 tháng bé bị sốt siêu vi, nằm bệnh viện Nhi Đồng một tuần. Ra viện 3 ngày, bé lại sổ mũi, ho. Uống thuốc một tuần không hết, bé ho có đàm, ọc sữa (bé bỏ bú sữa mẹ lúc 3 tháng rưỡi). Một tuần sau bé lại sốt, em lại đưa bé đến bệnh viện khám. > Trẻ viêm tai, viêm họng vì mẹ xịt rửa mũi không đúng cách / Phòng bệnh mùa lạnh cho trẻ / Dinh dưỡng cho trẻ bị viêm đường hô hấp Nhưng hiện nay bé vẫn ho có đàm, rất khó chịu, khi thở cũng kéo đàm. Xin hỏi, em nên đưa bé đi khám ở đâu, bệnh này có chữa hết không? - Trả lời: Em bé 8 tháng tuổi nếu ho có đàm, thở khò khè (như bạn gọi là “thở cũng kéo đàm”), nhiều khả năng đã bị viêm tiểu phế quản – một loại viêm phế quản đặc biệt chỉ xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi như trường hợp con bạn. Thông thường, thời gian trung bình để hết hoàn toàn các triệu chứng là 11-14 ngày, trung bình 12 ngày. Tuy nhiên, gần 40% các trường hợp vẫn còn có triệu chứng kéo dài sau 2 tuần, gần 20% vào tuần thứ 3, gần 10% vào tuần thứ 4. Trong trường hợp con bạn, nếu “bệnh gần như đã hết” và không có dấu hiệu đặc biệt gì khác, bạn cần cho cháu uống nhiều nước (sẽ giúp loãng đàm, làm dịu cơn ho rất hiệu quả), tránh khói thuốc lá, giữ ấm trẻ đúng mức. Ngoài ra, có thể cho cháu dùng thêm các loại thuốc ho an toàn làm từ thảo dược. Riêng triệu chứng ọc sữa không phải do đàm như nhiều người nghĩ. Nhiều khả năng cháu bị trào ngược dạ dày – thực quản, trong đó ọc sữa là biểu hiện thường gặp nhất của bệnh (cần lưu ý là chất ọc thường cũng nhớt chứ không phải là đàm thật sự). Đây là bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ và việc chẩn đoán, điều trị thường không quá khó khăn. Nếu không điều trị, trào ngược dạ dày – thực quản có thể góp phần làm bệnh viêm tiểu phế quản kéo dài hơn. Vì vậy, bạn có thể cho cháu đến BV Nhi Đồng 1 hoặc 2 để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. 3. Hen phế quản làm trẻ khó đọc được chữ Những trẻ em bắt đầu tuổi đến trường mà bị bệnh hen phế quản thì có nhiều khó khăn trong kỹ năng đọc, đây là kết quả nghiên cứu vừa được các chuyên gia New Zealand công bố. > Trẻ nhỏ dùng paracetamol có thể tăng nguy cơ hen suyễn và dị ứng / Nhận biết bệnh hen suyễn ở trẻ / Tìm hiểu về bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ Nghiên cứu trên 298 trẻ em trong năm đầu tiên đến trường học, bắt đầu năm học cho đến cuối năm, trong đó có khoản hơn phân nữa số em bị hen phế quản. Khi so sánh hai nhóm có và không có bị hen phế quản, các chuyên gia nhận thấy nhóm hen phế quản giảm khả năng nhận thức về chuyện đọc chữ. Người ta cũng tìm kiếm được một số yếu tố và cố gắng giải thích lý do, trong đó nhóm trẻ bị hen thì thu nhập của gia đình cũng ít hơn, học thức cũng ít hơn và thường vắng học nhiều hơn nhưng đây không phải là lý do chính. Các nhà khoa học của Đại học Canterbury (New Zealand) thì cho rằng, việc hen phế quản gây khó khăn cho trẻ trong hít thở không khí đã đóng vai trò chính, vì trẻ có xu hướng đọc rất nhỏ thậm chí là thì thầm nên không thể đọc chữ tốt được. Trẻ bị hen không kiểm soát được hơi thở và rất khó nói lớn tiếng nên kỹ năng đọc yếu hơn nhưng ngược lại thì môn toán không bị ảnh hưởng vì nó không liên quan đọc to. Các chuyên gia cũng khuyến cáo phụ huynh của những trẻ bị hen phải nhận thức được tình trạng bệnh tật gây khó khăn cho con em họ trong kỹ năng đọc chữ và họ phải dành thời gian hỗ trợ cho trẻ. Trẻ cần đọc thêm ở nhà và tăng cường giao tiếp với thầy cô, bạn bè. Vấn đề quan trọng được đặt ra là liệu việc kiểm soát tốt cơn hen có xóa được sự suy giảm về kỹ năng đọc chữ của trẻ hay không? Câu trả lời là có và cần thiết phải theo dõi sát, kiểm soát tốt các cơn hen ở trẻ trong năm đầu đi học. 4. Nhận biết trẻ bị bệnh ly Bác sỹ Lê Thị Hải - Viện dinh dưỡng QG cho biết: “Nếu trẻ em đi ngoài ra phân máu và dịch nhầy thì không phải do dị ứng thức ăn mà phần lớn đó là biểu hiện bệnh lỵ” > Càng bị tiêu chảy, càng nên cho con ăn đủ chất / Trẻ nhập viện do bệnh tiêu chảy tăng cao / Trẻ viêm ruột thừa dễ nhầm bệnh khác Chào bác sỹ! Em có 1 bé gái 8,5 tháng nặng 8,1kg dài 70cm, mọc được 4 răng, đứng vững và đang tập đi, nói bi bô được vài từ như vậy bé có gầy không? Lúc được 6 tháng bé bị đi phân ra máu và hay nôn trớ em cho bé đi bệnh viện nhi đồng khám thì BS cho xét nghiệm phân và chỉ có ít khuẩn E.coli BS nói bị Kiết lỵ và cho thuốc điều trị cộng một số loại men tiêu hóa và uống sữa Lactofree nhưng uống mãi vẫn không khỏi, 1,5 tháng sau em lại cho bé đi xét nghiệm phân lại và cũng chỉ có ít khuẩn E.Coli thôi hỏi BS thì BS nói theo dõi triệu chứng lỵ và lại cho thuốc uống tiếp nhưng uống mãi cũng vẫn đi phân ra dịch nhầy máu. (Ảnh minh họa) Em đọc một số thông tin ở trên mạng thì được biết bé bị dị ứng với đạm sữa bò cũng có biểu hiện như vậy nên em đổi sữa ProSobee làm từ đạm đậu nành và không đường Lacto bé uống rất tốt và đi phân tốt thỉnh thoảng chỉ có tí dịch nhầy màu trắng thôi. vậy BS cho em hỏi như vậy là bé bị dị ứng đạm sữa bò đúng không, nếu bị dị ứng thì bao lâu bé mới uống lại sữa bò được, và các chế phẩm từ bò là bé hoàn tòan khôntg ăn được đúng không, em lo lắng lắm vì như thế bé sẽ không đủ dinh dưỡng và em có cần phải ho bé đi bệnh viện để khám nữa không? Đối với bé bị dị ứng sữa bò thì có phát triển bình thường như những bé không bị dị ứng không? Mong nhận được sự tư vấn của BS. Em đã gửi câu hỏi cho BS cách đây một tuần rồi nhưng chưa nhận được sự trả lời nên em gửi lại mong BS giúp em! Tư vấn: Nếu trẻ bị dị ứng với đạm bò thì chỉ đi ngoài phân lỏng thôi, chứ không thể có máu được, và đặc biệt trẻ hay bị nôn, bị đỏ mẩn quanh miệng khi uống sữa. Còn đi ngoài phân máu, dịch nhầy thì phần lớn là bị lỵ. Nhưng nếu ăn sữa đậu nành mà cháu hết đi ngoài thì cứ tiếp tục cho ăn, không sao cả, vì sữa đậu nành vẫn cung cấp đầy đủ chất đạm và các chất dinh dưỡng khác cho bé. Cũng có thể khi bé lớn lên hiện tượng dị ứng sẽ hết đi, chứ không phải là dị ứng mãi, ngoài ra chất đạm còn còn được cung cấp từ thịt, cá, tôm, cua, trứng… chứ đâu có phải chỉ từ sữa bò. 5. 10 lời khuyên khi cho bé uống thuốc Khi nói đến việc dùng thuốc, đừng nghĩ ‘các bé là người lớn thu nhỏ’. Vì thế, điều quan trọng là làm sao để biết lượng thuốc bé uống là đủ, là đúng bệnh và an toàn. Vài lời khuyên sau đây giúp ích cho bạn trong việc dùng thuốc khi bé ốm: 1. Đọc và làm theo chỉ dẫn mỗi lần cho bé uống thuốc: Chú ý đặc biệt đến hướng dẫn sử dụng và cảnh báo. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng mới hoặc tác dụng phụ không mong muốn từ bé nhà bạn (hoặc thuốc không phát huy tác dụng), cần hỏi ý kiến bác sĩ nhũ nhi ngay lập tức. Cần kiểm tra ngày hết hạn của tất cả các loại thuốc trước khi cho bé uống. 2. Không bao giờ đoán về số lượng thuốc cần dùng: Nửa liều thuốc của người lớn có thể nhiều hơn so với nhu cầu của bé nhà bạn hoặc là chưa đủ liều. Cần đọc kỹ và tuân theo chỉ dẫn trên bao bì. 3. Biết chữ viết tắt cho thìa (tablespoon – tbsp, thường là thìa đi kèm với hộp thuốc) và thìa cafe (teaspoon – tsp). Không nên nhầm lẫn giữa chúng. Bạn cũng nên hiểu chữ viết tắt cho miligam (mg), mililit (mL) và ounce (oz). 4. Tránh tự đổi định lượng: Nếu hướng dẫn ghi là 2 thìa nhưng bạn lại dùng mL để ước lượng thì có thể bạn đang ước lượng sai. 5. Không bao giờ đi ngược lại lời khuyên của bác sĩ. 6. Tránh dùng gấp đôi liều: Thảo luận với bác sĩ khi cho bé dùng hai liều thuốc cùng một lúc để tránh quá liều hoặc gây tương tác không mong muốn. 7. Thực hiện theo khuyến nghị về trọng lượng và độ tuổi: Nếu hướng dẫn ghi không dùng cho bé dưới một độ tuổi (hoặc trọng lượng) nhất định thì bạn nên làm theo. Nếu còn băn khoăn, hãy hỏi bác sĩ. 8. Luôn đậy nắp sau mỗi lần dùng thuốc và bảo quản thuốc đúng cách: Hãy đặc biệt cẩn thận với thuốc chứa vitamin vì chúng có thể gây ngộ độc nặng cho bé dưới 3 tuổi. 9. Nhớ cảnh báo “Để thuốc xa tầm tay trẻ em”: Ngày nay, nhiều loại thuốc được thêm hương vị để giấu vị đắng của thuốc. Đó là lý do cần giữ tất cả các loại thuốc ngoài tầm nhìn và tầm tay của bé. 10. Luôn kiểm tra gói thuốc để tránh dấu hiệu giả mạo: Không bao giờ mua hoặc sử dụng thuốc khi gói thuốc bị rách, có vết cắt hoặc có dấu hiệu hư hỏng. Thông báo điều nghi ngờ với bác sĩ hoặc dược sĩ. . Một số kinh nghiệm và mẹo nhỏ trong chăm sóc trẻ - Phần 4 1. Điều trị bệnh rụng tóc cho bé Nếu trẻ bị rụng tóc hình vành khăn hãy cho trẻ uống Aquadetrim 2giọt/ngày và tắm nắng. triệu chứng là 1 1-1 4 ngày, trung bình 12 ngày. Tuy nhiên, gần 40 % các trường hợp vẫn còn có triệu chứng kéo dài sau 2 tuần, gần 20% vào tuần thứ 3, gần 10% vào tuần thứ 4. Trong trường hợp. hen suyễn ở trẻ / Tìm hiểu về bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ Nghiên cứu trên 298 trẻ em trong năm đầu tiên đến trường học, bắt đầu năm học cho đến cuối năm, trong đó có khoản hơn phân nữa số em bị hen

Ngày đăng: 13/07/2014, 00:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan