TRÒ CHƠI VÀ GIAO TIẾP CỦA TRẺ MẪU GIÁO (phần 1) docx

5 478 1
TRÒ CHƠI VÀ GIAO TIẾP CỦA TRẺ MẪU GIÁO (phần 1) docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TRÒ CHƠI VÀ GIAO TIẾP CỦA TRẺ MẪU GIÁO (phần 1) A.V.Daparogiet, Đ.B. Enconhin và các cộng sự của họ đã dành nhiều sự quan tậm nghiên cứu giao tiếp của trẻ và vai trò của giao tiếp trong sự phát triển tâm lí. Như vậy, cách tiếp cận không theo truyền thống của E.E Kraxova nhằm giải quyết vấn đề bức xúc của sự chuẩn bị cho trẻ học tập ở trường phổ thông đã chỉ ra rằng cùng với các sơ đồ trí tuệ có các hình thức hợp tác với người lớn và với bạn cùng tuổi. Tác giả đã chứng minh một cách thực tế ý nghĩa của trò chơi có chủ đề đối với sự hình thành thói quen và các hình thức mới của giao tiếp. E.E. Kraxova đã chú ý đến sự cần thiết của trò chơi có luật đối với sự hoàn thiện các quá trình tâm lí và sự phát triển lĩnh vực tình cảm ý chí của học sinh phổ thông tương lai. Trò chơi sắm vai theo chủ đề là hoạt động chủ đạo ở lứa tuổi mẫu giáo, mà giao tiếp trở thành một phần và là điều kiện của trò chơi. Ở lứa tuổi này thế giới bên trong của đứa trẻ được hình thành ổn định nhưng chưa trọn vẹn, tạo nền tảng ban đầu và tạo khả năng tiếp tục phát triển và hoàn thiện nhân cách của đứa trẻ. Trò chơi sắm vai và các dạng khác nhau của hoạt động có sản phẩm ( cắt, xé dán, nặn, vẽ v.v…) và các hình thức đầu tiên của hoạt động lao động và học tập tạo điều kiện cho sự hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ. Nhờ trò chơi nhân cách của đứa trẻ được hoàn thiện: 1. Lĩnh vực nhu cầu động cơ được phát triển: xuất hiện sự sắp xếp thứ bậc phụ thuộc của các động cơ, nơi mà các động cơ xã hội có ý nghĩa quan trọng đối với đứa trẻ hơn là động cơ cá nhân ( xuất hiện sự phụ thuộc của các động cơ) 2. Phòng ngừa tính vị kĩ trung tâm về nhận thức và tình cảm. Đứa trẻ nhận đóng vai nào đó, nó chú ý đến đặc điểm hành vi, quan điểm của vai ấy. Đứa trẻ cố gắng thống nhất hành động của mình ( vai mình đóng) với hành động của vai chơi khác ( do bạn cùng chơi đóng). Điều đó giúp trẻ định hướng trong các mối quan hệ lẫn nhau giữa mọi người, tạo điều kiện phát triển tính tự ý thức, tự đánh giá của trẻ mẫu giáo. 3. Phát triển tính chủ định trong hành vi. Đứa trẻ hướng tới các chuẩn mực của vai đóng. Khi tái hiện lại các tình huống điển hình của các mối quan hệ qua lại của mọi người trong xã hội, đứa trẻ buộc ý muốn riêng của mình phục tùng mục đích chung, hành động của mình theo các chuẩn mực xã hội. Điếu đó giúp trẻ lĩnh hội được các chuẩn mực đạo đức và quy tắc hành vi. 4. Phát triển các hành động tư duy. Ý đồ của biểu tượng được hình thành, năng lực và khả năng sáng tạo của đứa trẻ phát triển. Sự hình thành trò chơi sắm vai của trẻ mẫu giáo cho phép tái hiện lại phạm vi thực tiễn rộng lớn hơn dưới hình thức dưới hình thức hành động trực quan tích cực. Trong trò chơi đứa trẻ và các bạn cùng chơi bằng các hành động và cử động với các đồ chơi tái tạo lại một cách tích cực lao động và sinh hoạt của người lớn xung quanh, táo tạo những biến cố và mối quan hệ của họ trong cuộc sống… Theo quan điểm của D. B. Enconhin thì trò chơi mang tính xã hội cả về nội dung, nguồn gốc và sự phát sinh, có nghĩa là nó nảy sinh từ điều kiện sống của đứa trẻ trong xã hội. Điều kiện xã hội của trò chơi sắm vai theo chủ đề được thực hiện theo hai kế hoạch: 1. Tính xã hội của các động cơ; 2. Tính xã hội của cấu trúc. Đứa trẻ mẫu giáo không thể tham gia một cách thực tế vào hoạt động sản xuất của người lớn và vì vậy nó nảy sinh nhu cầu tái tạo lại thế giới của người lớn trong hình thức vui chơi. Đứa trẻ muốn tự lái ô tô, tự nấu ăn, tụ bán hàng … và nó tự thực hiện điều đó trong chính hoạt động vui chơi. . TRÒ CHƠI VÀ GIAO TIẾP CỦA TRẺ MẪU GIÁO (phần 1) A.V.Daparogiet, Đ.B. Enconhin và các cộng sự của họ đã dành nhiều sự quan tậm nghiên cứu giao tiếp của trẻ và vai trò của giao tiếp trong. tuổi mẫu giáo, mà giao tiếp trở thành một phần và là điều kiện của trò chơi. Ở lứa tuổi này thế giới bên trong của đứa trẻ được hình thành ổn định nhưng chưa trọn vẹn, tạo nền tảng ban đầu và. năng tiếp tục phát triển và hoàn thiện nhân cách của đứa trẻ. Trò chơi sắm vai và các dạng khác nhau của hoạt động có sản phẩm ( cắt, xé dán, nặn, vẽ v.v…) và các hình thức đầu tiên của hoạt

Ngày đăng: 12/07/2014, 22:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan