SKKN Rèn kĩ năng dạy bài hát

10 362 0
SKKN Rèn kĩ năng dạy bài hát

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KINH NGHIỆM DẠY MÔN ÂM NHẠC LỚP 5 (Rèn luyện kỹ năng dạy bài hát) PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I. lý do chọn đề tài: Âm nhạc Việt Nam, một biểu tượng sâu sắc và độc đáo của đất nước và con người Việt Nam, từ ngàn xưa đã có một sức sống mãnh liệt. Nó đã góp phần khẳng định bản sắc dân tộc và là một trong những nguồn sản sinh và nuôi dương tâm hồn và ý trí của những thế hệ Việt Nam trong đấu tranh dựng nước và giữ nước. Âm nhạc là một nhu cầu trong đời sống tinh thần của trẻ. Trẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Bằng ngôn ngữ đặc thù của mình như; giai điệu, nhịp điệu, tính chất chặt chẽ về tiết tấu, sự hài hoà về âm thanh giúp học sinh mở rộng tầm hiểu biết phong phú thêm về kinh nghiệm sống, mang lại cảm giác xúc động về thẩm mỹ mới mẻ, mạnh mẽ. giúp cho việc phát triển trí tuệ óc tưởng tượng và có tác dụng giáo dục tình cảm, đạo đức cho trẻ em. Việc triển khai môn học Âm nhạc ở trường Tiểu học có ý nghĩa nhân văn rất lớn, phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em. Qua các bài học, các em được nghe hát, nghe nhạc, được tập hát, được biết một số kiến thức phổ thông về Âm nhạc, tất cả những cái đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu để góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách, làm cho các nội dung học tập ở nhà trường có tính toàn diện, làm thăng bằng, hài hoà các hoạt động của trẻ em. Âm nhạc tiểu học là một môn học nhằm cung cấp những kiến thức ban đầu nhưng hầu hết quan trọng nhất là về âm nhạc cho học sinh, bên cạnh đó còn bồi dưỡng lòng say mê, yêu thích môn học này, hứng cho các em những tình cảm trong sáng, có đạo đức lối sống lành mạnh, yêu cuộc sống yêu quê hương. PHÒNG GD&ĐT CHIÊM HOÁ TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 TÂN AN CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 1 Muốn đạt được những yêu cầu trên. Bản thân người giáo viên dạy bộ môn năng khiếu nói chung và bộ môn âm nhạc nói riêng phải cho học sinh hiểu được khái niệm về âm nhạc. Từ đó giáo viên cho học sinh làm quen với các âm thanh của các nốt. Dựa trên những nốt nhạc đó các nhạc sỹ đã sáng tác nên những giai điệu ấy chính là những tác phẩm và những tác phẩm yêu cầu học sinh, yêu cầu chúng ta phải hiểu được nội dung sắc thái tình cảm của bài hát. Căn cứ vào tình hình thực tiễn của nhà trường, với mong muốn tìm ra những biện pháp giáo dục học sinh một cách nhẹ nhàng thoái mái và yêu thích môn học, tôi chọn đề tài “Rèn luyện kỹ năng dạy bài hát cho học sinh” II. mục đích nghiên cứu: Hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có trình độ văn hoá âm nhạc nhất định, góp phần giáo dục toàn diện và hài hoà nhân cách của các em. Tạo cho học sinh hứng thú, niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, hướng tới điều thiện, cái đẹp, góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học Khích lệ học sinh hăng hái tham gia vào các hoạt động âm nhạc, làm cho đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh, tạo điều kiện để các em bộc lộ và phát triển năng khiếu. III. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu: 1. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt mục đích nêu trên, bản thân đã xác định được những nhiệm vụ cần nghiên cứu sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài: - Tìm hiểu luật giáo dục 1998. 2 - Tìm hiểu, tham khảo các tài liệu, phương tiện truyền thông có liên quan đến bộ môn Âm nhạc. - Tìm hiểu tâm lý học sinh tiểu học. - Tìm hiểu thực trạng học tập môn Âm nhạc của học sinh, tình hình thực tế của các lớp trong trường. - Tìm ra các biện pháp nhằm giúp học sinh mạnh dạn hơn, yêu thích môn âm nhạc ở tiểu học. 2. Phương pháp nghiên cứu: Để làm được điều mà đã nêu trên thì ngay từ đầu năm đã lập ra những việc cần làm trong năm học, tìm ra những biện pháp nhằm tạo mọi điều kiện cho các em có được sự ham thích, niềm đam mê âm nhạc qua các phương pháp sau: - Phương pháp trực quan. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, giáo trình. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Tổng kết kinh nghiệm qua thực tế giảng dạy các lớp được phân công. PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. Cơ sở lý luận: Nhà trường bậc tiểu học với nhiệm vụ giáo dục âm nhạc cho học sinh nhằm thực hiện công bằng quyền của tất cả trẻ em không chỉ ở thành phố, thị xã mà còn ở các vùng nông thôn xa xôi, miền núi hẻo lánh đều được hưởng một nội dung giáo dục hoàn chỉnh trong đó có quyền được học âm nhạc, tiếp thu những kiến thức cơ bản về nghệ thuật âm nhạc của Việt Nam và thế giới. Rèn luyện các kĩ năng thực hành âm nhạc cơ bản hình thành một trình độ văn hóa âm nhạc tối thiểu cho học sinh, giúp cho các em làm quen một số kĩ năng đơn giản về ca hát và thói quen tập hát đúng, tạo cho các em lòng yêu thích âm nhạc, hứng thú, có niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc. 3 Giáo dục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích tiềm năng nghệ thuật, làm cho đời sống tinh thần của trẻ thêm phong phú. góp phần giáo dục tính tập thể, tính kỉ luật, tính chính xác, khoa học và từ đó giáo dục các em biết yêu quê hương đất nước yêu trường lớp bạn bè. Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh, hướng tới cái tốt cái đẹp. Góp phần làm thư giãn đầu óc trẻ em, làm cân bằng các nội dung học tập khác ở tiểu học, trình độ thưởng thức âm nhạc phổ thông, nhu cầu và khả năng hoạt động âm nhạc một cách chủ động qua 3 phần trong nội dung chương trình môn âm nhạc lớp 5 là “Tập hát”, “Phát triển khả năng nghe nhạc”, “ Tập đọc nhạc”. Trong 3 phần trên thì phần “Dạy bài hát” là một phần cũng còn nhiều vướng mắc, đây là một phần cũng được coi là khó đối với các em học sinh tiểu học vì các em còn nhỏ trí nhớ chưa bền, hơn nữa âm nhạc là một bộ môn rất mới chưa có truyền thống trong chương tình giáo dục của nhà trường. Vì vậy làm thế nào để giảng dạy bộ môn đạt được hiệu quả để giúp các em có được thói quen “tập hát đúng” để tự các em hát những bài hát phổ thông yêu thích mà không bị phụ thuộc vào một ai biết nhạc từ đó các em sẽ càng yêu thích âm nhạc, càng say mê ca hát và học tập tốt tất cả các môn học khác. II. Cơ sở thực tiễn: Năm học 2009 - 2010 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường, tôi trực tiếp giảng dạy bộ môn Âm nhạc. Trong một thời gian giảng dạy tôi nhận thấy sự hiểu biết và nhận thức, giọng hát của học sinh chưa đồng đều, có những em có giọng hát, hát đúng giọng, có những em hay hát lạc giọng, chưa mạnh dạn tham gia biểu diễn các bài hát hoặc biểu diễn chưa tự nhiên, chưa mạnh dạn nhận xét về tư thế biểu diễn của bạn mình hoặc về giai điệu tiết tấu các bài hát, các tác phẩm âm nhạc được nghe. Qua khảo sát chất lượng đầu năm học của học sinh qua giờ dạy cho thấy số học sinh chưa đạt kĩ năng còn chiếm tỷ lệ cao, cụ thể như sau: Thời gian khảo sát ngày 21 tháng 9 năm 2009. * Tổng số học sinh: 45 em. 4 + Hoàn thành tốt A + : 4/45 em = 8,8 %. + Hoàn thành A: 36/45 em = 80%. + Chưa hoàn thành B: 5/45= 11,2%. Để khắc phục những hạn chế đó bản thân tôi tự học hỏi, tìm tòi nghiên cứu tìm hiểu giải pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy, tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp với thời lượng với điều kiện giảng dạy và khả năng học tập của từng lớp, từng đối tượng học sinh. III. Một số biện pháp thực hiện. Để thực hiện dạy được bài hát có hiệu quả tôi đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi các phương pháp để rèn cho học sinh các kĩ năng cơ bản để có thể hát đúng theo yêu cầu, đó là một hệ thống kĩ năng trong khi học một bài hát mới. + Kĩ năng nghe hát và cảm nhận về tính chất sắc thái, nhịp độ, trường độ, cao độ của bài hát. + Kĩ năng nghe giai điệu bài hát và tập hát đúng giọng. + Kĩ năng tập lấy hơi, hát luyến, hát láy theo từng câu hát trong bài, biết thể hiện sắc thái trong bài hát. + Kĩ năng hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca. + Kĩ năng biểu diễn bài hát và múa phụ họa cho bài hát. Phải thể hiện trong cùng một lúc các kĩ năng trên là một yêu cầu khó đối với học sinh vì thời lượng tiết học rất ngắn, các tiết học lại phân bố quá thưa, khả năng âm nhạc của các em lại không đồng đều. Nếu như hướng dẫn các em theo phương pháp truyền khẩu (giáo viên hát mẫu từng câu ngắn, học sinh hát theo) học sinh có thể hát được ngay và thuộc bài, nhưng chỉ học một cách thụ động, mau quyên và không hiểu cặn kẽ vì sao lại hát được như vậy. Để khắc phục những hạn chế trên tôi đã thực hiện việc dạy tách biệt các kĩ năng trên để phù hợp với tâm sinh lí và khả năng của học sinh ở bậc tiểu học. Dạy tách biệt các kĩ năng học hát cũng giống một phần nào cách dạy tách biệt các kĩ năng trong môn Tiếng Việt như hát theo từng câu, 5 hát ghép nối các câu lại và hát cả bài. Rồi căn cứ vào sự thành thạo của học sinh đối với từng kĩ năng mà phối hợp một cách hoàn chỉnh theo câu, tạo một thói quen khi hát cho học sinh. Tôi xin đưa ra một ví dụ về các bước dạy một bài hát: H c hát: Bài c m ọ Ướ ơ Nh c Trung Qu cạ ố L i Vi t: An Hòaờ ệ I. Mục tiêu: - HS hát đúng giai điệu và lời ca thể hiện đúng những tiếng hát luyến và ngân dài 2 phách, 4 phách. - HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi (gõ phách mạnh và phách mạnh vừa của nhịp 4 ). - Góp phần giáo dục HS thêm yêu cuộc sống bình yên và biết đem niềm vui đến với mọi người. II. Đồ dùng dạy học: 1. Giáo viên : - Đàn phím điện tử, nhạc cụ gõ. - Tranh minh họa bài hát. - Máy nghe, đĩa nhạc các bài hát lớp 5. 2. Học sinh : Sách, vở, nhạc cụ gõ. III. Hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động 1: Dạy hát bài: Ước mơ. - Treo tranh tranh minh họa và kết hợp giới thiệu về ND bài hát: - Là bài hát nước ngoài duy nhất trong chương trình Âm nhạc lớp 5 bài Ước mơ, nhạc Trung Quốc, lời Việt An Hòa. Bài hát có giai điệu du dương , tha thiết, diễn tả ước mơ của các bạn nhỏ, đó là mong muốn nhiều điều tốt đẹp đến với mọi người. - Mở đĩa cho nghe bài hát mẫu. - Quan sát tranh và nhận xét về bức tranh. - HS lắng nghe. - Lắng nghe cảm nhận và trả lời: 6 - Đặt câu hỏi về tính chất và nhịp độ của bài hát. - Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca từng câu kết hợp gõ đệm theo tiết tấu. - Đàn cao độ hướng dẫn học sinh khởi động giọng bằng các nguyên âm (o, a, u, i) hoặc quy định cho đọc theo các nốt nhạc:( Đô -rê – mi- son). - Đàn giai điệu hướng dẫn học sinh tập hát từng câu theo lối móc xích và song hành cho đến hết bài hát. Chú ý HD hát đủ các tiếng có luyến và ngân dài 2 phách, 4 phách trong bài. - Nhận xét hướng dẫn, sửa sai. - Tổ chức hướng dẫn học sinh luyện tập hát cả bài thể hiện đúng những tiếng hát luyến và tiếng ngân dài 4 phách. hát ôn theo dãy, nhóm, cá nhân. - Nhận xét, sửa sai. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm. - Thực hiện mẫu, hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo nhịp chia đôi (gõ phách mạnh và phách mạnh vừa của nhịp 4). Gió vờn cánh hoa bay dưới trời. > > > > - Chỉ định học sinh khá thực hiện - Tổ chức cho học sinh thực hiện hát theo dãy, nhóm, cá nhân. - Nhận xét hướng dẫn, sửa sai. - Tổ chức cho từng nhóm, cá nhân trình bày bài hát và gõ đệm theo nhịp chia đôi. - Nhận xét hướng dẫn, sửa sai. - Qua ND bài hát giáo dục HS biết yêu và bảo vệ thiên nhiên, yêu hoà bình phản đối chiến tranh, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, chăm ngoan trong học tập. + Bài hát có tính chất tha thiết, nhịp độ vừa phải. - Đọc đồng thanh kết hợp gõ tiết tấu. + Đọc và gõ đệm theo nhóm. + Đọc nối tiếp và gõ đệm theo nhóm. + Đọc cá nhân. - Luyện giọng theo hướng dẫn. + Luyện đọc theo nhóm, cá nhân. - Tập hát theo đàn và hướng dẫn của GV. + Hát tập thể. + Hát theo nhóm, cá nhân. - Thực hiện theo hướng dẫn và yêu cầu. - Lắng nghe nhận xét lẫn nhau - Theo dõi tập hát kết hợp gõ đệm theo hướng dẫn. - Hát gõ đệm theo nhịp chia đôi. - Thực hiện - HS thực hiện hát. + Hát tập thể. + Hát theo nhóm, cá nhân. - Nhận xét lẫn nhau. - Thực hiện trình bày bài hát: + Hát theo nhóm, cá nhân. - Lắng nghe nhận xét lẫn nhau - Nghe và ghi nhớ. 7 IV. Kết luận. 1. Chất lượng. Từ chất lượng cuối năm so với đầu năm học phần “ Dạy bài hát ” bằng một số biện pháp và kinh nghiệm trong giảng dạy tôi nhận thấy. Chất lượng của môn âm nhạc nói chung và phần “dạy bài hát” nói riêng đã được nâng lên rõ rệt các em có ý thức học tập tốt hơn, các em đã tự tin và yêu thích âm nhạc hơn, đã kích thích được sự hứng thú học tập của học sinh, các em đã được rèn luyện tính chủ động, bạo dạn trong giờ học, nhờ thế tôi cũng được nhiều giờ dạy thành công. Kết quả khảo sát chất lượng cuối năm * Tổng số học sinh: 45 em. + Hoàn thành tốt A + : 10/45 em = 22,2 %. + Hoàn thành A: 35/45 em = 77,8%. + Chưa hoàn thành B: 0. 2. Bài học kinh nghiệm. Qua thành công của phần “ dạy bài hát” lớp 5 trong năm học 2009 – 2010 bản thân tôi đa rút ra được bài học kinh nghiệm sau: Muốn giảng dạy thành công bộ môn âm nhạc nói chung và phần “ dạy bài hát” nói riêng trước hết người giáo viên phải thực sự yêu nghề, có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và nhiệt tình, linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy. Phương pháp giảng dạy phải luôn được cải tiến, sáng tạo, tích hợp, áp dụng linh hoạt cho phù hợp với thời lượng tiết học, với trình độ và khả năng từng lớp và từng đối tượng học sinh. Trong giờ dạy phải tạo được sự hứng thú học tập bộ môn của học sinh trong từng tiết học, tìm cách khơi dạy và củng cố lòng tin học tập bộ môn của các em. Tránh dùng những lời lẽ, cử chỉ gây tâm lí tự ti vào khả năng ca hát của học sinh. Giáo viên phải chủ động học hỏi để nâng cao kiến thức cũng như chuyên môn cho bản thân đồng thời chủ động trong tất cả kiến thức, kĩ năng, thái độ truyền thụ 8 đến học sinh. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa nhà trường, gia đình, xã hội, giúp phụ huynh học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc học tập của con em mình để phụ huynh tạo điều kiện cho con em mình học tập tốt hơn. Sau một năm áp dụng đề tài các em học sinh đã có nhiều tiến bộ trong học tập bộ môn, các em mạnh dạn tự tin hơn trong các hoạt động ca hát không chỉ trong giờ học mà cả trong các buổi hoạt động tập thể, các buổi giao lưu văn nghệ của trường, lớp. Từ đó hoạt động ca hát của các em ngày càng phong phú hơn. Trên đây là một số kinh nghiệm dạy môn âm nhạc lớp 5 phần “ dạy bài hát” của tôi. Tôi đã áp dụng ở năm học 2009 – 2010 đã thành công. Rất mong được sự giúp đỡ của Hội đồng thẩm định sáng kiến kinh nghiệm của trường và của ngành để tôi có thể vận dụng để giảng dạy trong năm học tiếp theo. Tôi xin trân thành cảm ơn./. Tân An, ngày 28 tháng 5 n m 2010ă Người viết Hoàng Văn Tùy 9 10 . một bài hát mới. + Kĩ năng nghe hát và cảm nhận về tính chất sắc thái, nhịp độ, trường độ, cao độ của bài hát. + Kĩ năng nghe giai điệu bài hát và tập hát đúng giọng. + Kĩ năng tập lấy hơi, hát. luyến, hát láy theo từng câu hát trong bài, biết thể hiện sắc thái trong bài hát. + Kĩ năng hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp và theo tiết tấu lời ca. + Kĩ năng biểu diễn bài hát và múa. việc dạy tách biệt các kĩ năng trên để phù hợp với tâm sinh lí và khả năng của học sinh ở bậc tiểu học. Dạy tách biệt các kĩ năng học hát cũng giống một phần nào cách dạy tách biệt các kĩ năng

Ngày đăng: 12/07/2014, 20:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan