Xuống cấp do nghệ sĩ và nhà quản lý? pdf

5 281 0
Xuống cấp do nghệ sĩ và nhà quản lý? pdf

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Xuống cấp do nghệ sĩ và nhà quản lý? Cuộc tọa đàm báo cáo kết quả điều tra xã hội học về cải lương đã biến thành diễn đàn trải nỗi lòng tâm huyết của các nghệ sĩ về thực trạng cải lương đang hấp hối. Tuồng tích xa rời đặc trưng trữ tình, tự sự; thầy đờn, thầy tuồng bị xem nhẹ; nghệ sĩ thiếu tài, thiếu tâm và hơn tất cả là đang thiếu cơ chế quản lý hữu hiệu. Hiệu trưởng Trường CĐ Văn hóa nghệ thuật TP.HCM Huỳnh Văn Thắng cho rằng cải lương vẫn có công chúng nhưng người ta không xem nữa vì tác phẩm cải lương, sản phẩm cải lương nhiều năm trở lại đây chất lượng kém. Đặc trưng của tuồng tích cải lương là tự sự, trữ tình đang mất dần. Xa rời đặc trưng NSƯT-đạo diễn Trần Minh Ngọc đồng tình cho rằng cải lương đang bị kịch hóa. Kịch bản cải lương bây giờ như kịch thêm bài ca. Không có kịch bản mới hay, cứ dựng hoài tuồng cũ. Vở diễn cải lương không đồng bộ, hài hòa từ dàn dựng đến ca diễn, cảnh trí… Theo ông, chất lượng cải lương không đáp ứng yêu cầu của xã hội bây giờ. NSND-đạo diễn Huỳnh Nga cũng rất tâm huyết: “Tôi ngồi xem cải lương bây giờ mà còn thấy nản”. NSƯT-nhạc sĩ Thanh Hải bổ sung: “Khán giả bây giờ nghệ thuật chuẩn thì mới đi xem. Cải lương hiện nay khán giả trẻ bảo rằng nghe thì được chứ xem thì không chịu nổi”. Soạn giả Lê Duy Hạnh, Chủ tịch Hội Sân khấu TP.HCM, bổ sung: “Cải lương dở là do ông thầy tuồng và ông thầy đờn không được xem trọng. Tuồng tích cải lương bây giờ bị cắt sửa lung tung. Những soạn giả khác nói chỉ còn tuồng của tôi là người ta không dám đụng. Chuyện hát nhép theo đĩa thâu sẵn làm vô hiệu hóa ông thầy đờn. Mà hai ông thầy tuồng và đờn như hai cái bờ giữ dòng nước cải lương. Hai bờ đã sạt lở thì chỉ còn nước lũ hay nước cạn mà thôi!”. Vở cải lương Ngao Sò Ốc Hến với suất diễn cuối cùng ở rạp Hưng Đạo. Ảnh: HÒA BÌNH Thầy tuồng, thầy đờn bị xem nhẹ Nói chuyện cải lương dở dẫn đến không có khán giả, dẫn đến nghệ thuật, đời sống sân khấu sa sút, nghệ sĩ bị phê phán gay gắt, ông Thắng đặt vấn đề: “Cần phải xem lại cái tài và cái tâm của nghệ sĩ bây giờ”. Đạo diễn Trần Minh Ngọc tán đồng: “Chính nghệ sĩ là nguyên nhân lớn khiến cải lương suy sụp. Bây giờ, muốn tập hợp được đủ diễn viên để tập một vở tuồng là rất khó. Nghệ sĩ thích thì diễn, không thích thì bỏ, không có trách nhiệm gì!”. Đạo diễn Huỳnh Nga đồng tình: “Đúng, nói nghệ sĩ chịu trách nhiệm chính với tình trạng cải lương hiện nay là không oan. Nghệ sĩ là bộ mặt của cải lương. Khán giả gần hay xa cải lương là do nghệ sĩ. Nhưng ngồi xem, đi dựng vở diễn, biết và nghe nghệ sĩ bây giờ, nhiều khi tôi muốn bỏ nghề. Hỏi mấy bài bản cải lương thông dụng, một anh nghệ sĩ nói không biết, chỉ nghe băng cassette rồi ca theo. Nghệ sĩ hồi xưa học cả đời. Nghệ sĩ Thanh Nga là con bầu gánh, đi học ca bị thầy rầy, về méc má, ông thầy giận nói chị cưng con tôi trả con cho chị, đã tôi là thầy thì phải la, phải dạy. Hồi trước, mấy ông thầy đờn hay né đám diễn viên mới vô nghề, sợ nó mời đi uống cà phê rồi nhờ dợt ca hoài. Hồi đó, buổi sáng thấy ai ca trật, tôi la, buổi chiều là thấy khác. Bây giờ thấy trật, nói hoài mà lần này sang lần khác cũng vậy thôi, bởi nghệ sĩ có tập dợt gì đâu. Đã vậy, nghệ sĩ còn yêu sách sửa tuồng, sửa bài ca theo ý mình. Có người vừa lên xe người khác chở vừa học kịch bản. Nghệ sĩ như vậy thì tâm hồn đâu, thời gian đâu mà để vào vai diễn!”. Quản lý không hữu hiệu Các diễn giả bày tỏ sự bất lực đối với cơ chế quản lý nghệ sĩ hiện nay. Ngày xưa các đoàn hát tư nhân quản nghệ sĩ bằng hợp đồng, bây giờ chẳng có gì ràng buộc. Mà như nhạc sĩ Thanh Hải nói: “Bất cứ ngành nghề nào nếu không quản lý được con người thì đều không thể tốt được”. Đạo diễn Trần Minh Ngọc báo động về đội ngũ sáng tác tương lai. Nhạc sĩ Thanh Hải đánh động về chất lượng thanh sắc của diễn viên qua tuyển chọn, đào tạo. NSND Huỳnh Nga bảo rằng 35 năm qua, TP chưa có được cái nhà hát mới nào cho cải lương và sân khấu nói chung (nhà hát Bến Thành, Hòa Bình do cấp quận xây). Vấn đề quản lý cải lương không chỉ nằm ở cái rạp mà còn nằm ở nhiều vấn đề nhiều rối rắm, khó giải quyết. . Xuống cấp do nghệ sĩ và nhà quản lý? Cuộc tọa đàm báo cáo kết quả điều tra xã hội học về cải lương đã biến thành diễn đàn trải nỗi lòng tâm huyết của các nghệ sĩ về thực trạng. và nghe nghệ sĩ bây giờ, nhiều khi tôi muốn bỏ nghề. Hỏi mấy bài bản cải lương thông dụng, một anh nghệ sĩ nói không biết, chỉ nghe băng cassette rồi ca theo. Nghệ sĩ hồi xưa học cả đời. Nghệ. thời gian đâu mà để vào vai diễn!”. Quản lý không hữu hiệu Các diễn giả bày tỏ sự bất lực đối với cơ chế quản lý nghệ sĩ hiện nay. Ngày xưa các đoàn hát tư nhân quản nghệ sĩ bằng hợp đồng, bây

Ngày đăng: 12/07/2014, 19:20

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan