So sánh tác dụng của hai phương pháp gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol có và không kiểm soát nồng độ đích (tóm tắt)

59 2.4K 5
So sánh tác dụng của hai phương pháp gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol có và không kiểm soát nồng độ đích (tóm tắt)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 NGUYỄN QUỐC KHÁNH SO SÁNH TÁC DỤNG CỦA HAI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ TĨNH MẠCH HOÀN TOÀN BẰNG PROPOFOL CÓ VÀ KHÔNG KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ ĐÍCH Chuyên ngành: GÂY MÊ HỒI SỨC Mã số: 62.72.01.22 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC HÀ NỘI – 2013 Công trình được hoàn thành tại: VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 Người hướng dẫn khoa học: 1. GS. TS. Lê Xuân Thục 2. PGS. TS. Lê Thị Việt Hoa Phản biện 1: PGS. TS. Công Quyết Thắng Phản biện 2: TS. Nguyễn Đức Thiềng Phản biện 3: TS. Nguyễn Thị Quý Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Viện, tại Viện nghiên cứu Khoa học Y dược lâm sàng 108 vào hồi: giờ phút, ngày tháng 10 năm 2013. Có thể tìm hiểu luận án tại: 1. Thư viện Quốc gia Việt Nam 2. Thư viện Viện NCKH Y Dược lâm sàng 108 3. Viện Thông tin Y học Trung ương 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Gây mê tĩnh mạch hoàn toàn (GMTMHT) là một phương pháp gây mê toàn thân, không sử dụng các thuốc mê thể khí. Phương pháp này đã được chứng minh có nhiều ưu điểm, do đó các nhà gây mê đang có xu hướng sử dụng GMTMHT nhiều hơn trong thực hành lâm sàng [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found]. Propofol cho phép dễ dàng kiểm soát độ mê, thời gian tiềm tàng ngắn, chất lượng thức tỉnh tốt, tỷ lệ nôn và buồn nôn sau gây mê thấp, rút ngắn thời gian nằm viện [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found]. Tại Việt Nam, propofol đã được sử dụng từ những năm 90 của thế kỷ trước với các mục đích an thần trong các thủ thuật hoặc gây mê trên nhiều đối tượng bệnh nhân (BN) khác nhau [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found]. Ở Việt nam, propofol thường được dùng để gây mê tĩnh mạch bằng cách tiêm từng liều cách quãng (bolus) hoặc là dùng giỏ giọt liên tục hoặc là dùng bơm tiêm điện thông thường tùy theo điều kiện của từng cơ sở y tế. Việc lựa chọn và điều chỉnh liều thuốc, tốc độ tiêm thuốc, khoảng cách giữa các lần tiêm hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm lâm sàng của các bác sĩ gây mê, do đó chất lượng gây mê chưa thực sự ổn định và đồng đều. Những hiểu biết về dược động học của thuốc mê tĩnh mạch kết hợp với những tiến bộ của công nghệ thông tin trong điều khiển học đã cho ra đời kỹ thuật gây mê kiểm soát nồng độ đích (Target Controlled Infusion - TCI). Kỹ thuật này đã mang lại nhiều tiện ích trong kiểm soát khởi mê và duy trì mê cho những thuốc mê tĩnh mạch so với các kỹ thuật thông thường khác. Gần đây, sử dụng gây mê bằng propofol với kỹ thuật kiểm soát nồng độ đích mới được giới thiệu và bước đầu ứng dụng trong thực hành gây mê tại Việt Nam. Những nghiên cứu về gây mê kiểm soát nồng độ đích đã công bố trong nước còn hạn chế. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài này được thực hiện với các mục tiêu sau: 2 1. So sánh hiệu quả gây mê bằng propofol có kiểm soát nồng độ đích với không kiểm soát nồng độ đích trên các bệnh nhân phẫu thuật bụng theo kế hoạch. 2. So sánh ảnh hưởng huyết động và hô hấp giữa gây mê có kiểm soát nồng độ đích và không kiểm soát nồng độ đích 3. Xác định các giá trị nồng độ đích của propofol trong quá trình mê của nhóm gây mê kiểm soát nồng độ đích. Đóng góp mới của luận án: 1. Nghiên cứu so sánh gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol kiểm soát nồng độ đích cho thấy kỹ thuật này có khả năng duy trì độ mê và huyết động ổn định, hồi tỉnh nhanh hơn so với không kiểm soát nồng độ đích trên các bệnh nhân phẫu thuật bụng. 2. Xác định được nồng độ đích của propofol gây mất ý thức, đủ điều kiện đặt nội khí quản, khi định hướng đúng, nồng độ duy trì mê cao nhất, thấp nhất trên các bệnh nhân phẫu thuật bụng, góp thêm kinh nghiệm cho gây mê kiểm soát nồng độ đích của propofol tại Việt Nam. Bố cục của luận án: luận án gồm 116 trang, trong đó có 28 bảng, 8 biểu đồ, 4 hình, 5 ảnh và 2 sơ đồ. Phần đặt vấn đề 2 trang; chương 1: tổng quan (33 trang); chương 2: đối tượng và phương pháp nghiên cứu (23 trang); chương 3: kết quả nghiên cứu (23 trang); chương 4: bàn luận (32 trang); kết luận (2 trang); kiến nghị (1 trang), danh mục các công trình nghiên cứu dã công bố liên quan tới luận án (1 trang); tài liệu tham khảo (137 tài liệu, gồm 12 tài liệu tiếng Việt, 125 tài liệu tiếng Anh); 2 phụ lục. Chương 1 1. TỔNG QUAN 1.1. GÂY MÊ TĨNH MẠCH 1.1.1. Định nghĩa Gây mê tĩnh mạch là đưa thuốc mê vào cơ thể bệnh nhân qua đường tĩnh mạch dẫn đến tình trạng mê có phục hồi trên lâm sàng, bao gồm mất tri giác, giãn cơ, giảm đau, không biết và ổn định thần kinh nội tiết [Error: Reference source not found]. Gây mê tĩnh mạch hoàn toàn là phương pháp chỉ sử dụng các thuốc mê tĩnh mạch, không có thuốc mê bốc hơi. 1.1.2. Ưu điểm Gây mê tĩnh mạch có những ưu điểm chính sau: có thể kiểm soát an thần trước và giúp khởi mê nhanh chóng; ít gây ô nhiễm môi trường phòng mổ; đường cung cấp thuốc không cản trở việc tiếp cận 3 đường thở, không làm tăng ion fluor, an toàn với các chất hấp thu CO 2 , duy trì phản xạ co mạch trong trường hợp giảm oxy máu, giảm tỷ lệ sốt cao ác tính, ít gây nôn, buồn nôn sau phẫu thuật; chất lượng thức tỉnh tốt và có khả năng tiếp tục duy trì an thần, giảm đau sau phẫu thuật[Error: Reference source not found]. 1.1.3. Các hình thức gây mê tĩnh mạch 1.1.3.1. Gây mê tĩnh mạch đơn thuần Là hình thức chỉ sử dụng một thuốc mê tĩnh mạch duy nhất. 1.1.3.2. Gây mê phân ly Đây là phương thức gây mê tĩnh mạch đơn thuần với ketamin. 1.1.3.3. Gây mê cân bằng Gây mê cân bằng là một kỹ thuật gây mê toàn thân phổ biến nhất, đó là phối hợp các thuốc để đảm bảo bốn yếu tố: mất tri giác, giảm đau, giãn cơ và bảo vệ thần kinh thực vật [Error: Reference source not found]. 1.2. GÂY MÊ KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ ĐÍCH 1.2.1. Cơ sở lý thuyết và lịch sử phát triển Nhờ các phân tích toán học, người ta thấy dược động học của các thuốc mê tĩnh mạch khi được mô tả theo mô hình 3 khoang là thích hợp nhất [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found], [Error: Reference source not found]. Với mô hình 3 khoang, sau khi tiêm thuốc vào khoang trung tâm, tiếp theo sẽ phân bố nhanh vào các tổ chức được tưới máu nhiều. Cuối cùng là giai đoạn phân bố chậm vào các tổ chức được tưới máu kém hơn. Do tính chất lý hóa khác nhau, nên mỗi thuốc có một mô hình dược động học riêng biệt. Sử dụng các thông số dược động học để tính toán tốc độ truyền nhằm duy trì nồng độ thuốc ổn định trong thực hành gây mê rất phức tạp và khó vận dụng trên lâm sàng cho các bác sĩ gây mê [Error: Reference source not found]. Ứng dụng công nghệ vi xử lý giúp tính toán theo mô hình dược động học giúp chúng ta có thể sử dụng các thuốc mê tĩnh mạch trong thực tế lâm sàng một cách khoa học và đơn giản. Năm 1986, bơm tiêm điện được điều khiển bằng máy tính dành cho các thuốc mê tĩnh mạch đã ra đời ở Đức. Năm 1992, Kenny và White đã phát triển một hệ thống điều khiển bằng máy tính cho phép các nhà gây mê có thể tính nồng độ propofol ở bất kỳ thời điểm nào [Error: Reference source not found]. Diprifusor ® là thiết bị đầu tiên dành riêng cho propofol với kỹ thuật kiểm soát nồng độ đích được đưa vào sử dụng từ năm 1996. 4 Hệ thống TCI bao gồm một phần mềm được lập trình dựa trên các thông số trong mô hình dược động học của thuốc để điều khiển tự động một bơm tiêm điện. Thay thế cho việc cài đặt tốc độ tiêm truyền với giá trị mg/kg/h hoặc ml/h trên các bơm tiêm điện thông thường, các bác sĩ gây mê nhập vào các số liệu sau: - Cân nặng, chiều cao, tuổi, giới của bệnh nhân. - Nồng độ thuốc cần đạt trong máu hoặc não (tính bằng µg/ml) Hệ thống hoạt động như sau: người gây mê quyết định lựa chọn nồng độ đích của thuốc mê, phần mềm tự tính toán điều khiển bơm tiêm truyền số lượng thuốc với tốc độ thích hợp, liên tục theo thời gian thực để đạt được và duy trì nồng độ đích theo mức mong muốn của bác sĩ. 1.2.2. Ưu điểm của TCI - Dễ dàng điều chỉnh và kiểm soát độ mê theo yêu cầu - Hiển thị nồng độ thuốc trong máu - Hiển thị thời gian ước tính bệnh nhân sẽ tỉnh - Bù lại thuốc khi quá trình tiêm truyền bị gián đoạn - Giảm thời gian tính toán - Kiểm soát các thông số chức năng tim mạch và hô hấp 1.2.3. Nghiên cứu so sánh TCI với các hình thức gây mê tĩnh mạch khác 1.2.3.1. Ở nước ngoài Phần lớn những nghiên cứu sử dụng kỹ thuật kiểm soát nồng độ đích cho propofol là sử dụng mô hình dược động học của Marsh hoặc Schnider, cài đặt nồng độ thuốc trong huyết tương để so sánh với các công thức truyền liều chỉnh tay. Tới năm 2008, đã có 1340 báo cáo nghiên cứu về kiểm soát nồng độ đích được công bố. Trong đó có 16 công trình nghiên cứu so sánh giữa gây mê kiểm soát nồng độ đích bằng propofol sử dụng mô hình dược động học của Marsh với tiêm truyền chỉnh tay. Tuy nhiên 15/16 công trình sử dụng kiểu cài đặt theo nồng độ thuốc trong huyết tương (plasma concentration) [Error: Reference source not found]. Chỉ có Triem J.G., tác giả duy nhất cài đặt nồng độ thuốc trong não, nhưng khi khởi mê propofol được tiêm với tốc độ 800ml/h cho tới khi bệnh nhân mất ý thức rồi mới bắt đầu kiểm soát theo nồng độ đích [Error: Reference source not found]. Nhìn chung các nghiên cứu lâm sàng đều cho thấy TCI là một kỹ thuật an toàn và hiệu quả, có nhiều ưu điểm so với kỹ thuật không kiểm soát nồng độ đích. Ví dụ như: Thời gian khởi mê dài hơn nhưng liều thấp hơn, tỷ lệ ngừng thở khi gây mê giảm hơn, huyết động ổn định và bệnh nhân cử động ít hơn, điểm chất lượng gây mê cũng cao hơn so với kỹ thuật không kiểm soát nồng độ đích. 5 1.2.3.2. Tại Việt Nam Các nghiên cứu vê gây mê kiểm soát nồng độ đích ở Việt Nam bắt đầu từ năm 2010. Ngô Văn Chấn và cộng sự (2010) nghiên cứu gây mê kiểm soát nồng độ đích trên các BN nội soi lồng ngực cho kết luận: kỹ thuật cho phép khởi mê nhanh, đặt nội phế quản êm dịu, duy trì mê ổn định, kiểm soát tốt độ sâu gây mê, dự đoán được thời gian hồi tỉnh, chất lượng hồi tỉnh cao, ít tai biến và biến chứng trong và sau mổ [Error: Reference source not found]. Cùng năm 2010, Châu Thị Mỹ An và cộng sự nghiên cứu gây mê tĩnh mạch bằng propofol kiểm soát nồng độ đích huyết tương có thể áp dụng tốt cho phẫu thuật vùng bụng với nồng độ tương đối thấp (1,5 – 5,2 μg/ml) và chất lượng gây mê tốt. Tác giả kết luận gây mê tĩnh mạch bằng propofol có kiểm soát nồng độ đích có liều khởi mê thấp hơn, mất ý thức nhanh hơn, khởi mê êm dịu, thay đổi huyết động ít hơn, đặt NKQ tốt hơn, ít cử động trong mổ hơn, ít điều chỉnh liều trong mổ, thời gian hồi tỉnh ngắn và êm dịu hơn so với nhóm không kiểm soát nồng độ đích [Error: Reference source not found]. Năm 2010, Đặng Văn Chính và cộng sự nghiên cứu sử dụng TCI tại Bệnh viện Thanh nhàn cho kết luận: “Liều Diprivan khi khởi mê trung bình 5,95 ± 0,77ml. Thời gian tiêm Diprivan khi khởi mê 111,97 ± 4,2 giây. Tổng liều Diprivan dùng trong ca mổ trung bình 43,97±14,6 ml. Thời gian hồi tỉnh trung bình 13,6±2,5 phút. Trong mổ mạch và huyết áp ổn định” [Error: Reference source not found]. Năm 2011, Hoàng Văn Bách và cộng sự nghiên cứu khởi mê bằng propofol kiểm soát nồng độ đích có hướng dẫn của Entropy. Kết quả cho thấy nồng độ đích não 4 µg/ml cho phép khởi mê tốt và an toàn, mức mê liên quan chặt chẽ với Entropy [Error: Reference source not found]. Nhóm tác giả này cũng nghiên cứu so sánh gây mê hô hấp bằng servofluran với gây mê tĩnh mạch bằng propofol truyền kiểm soát nông độ đích dưới sự điều khiển của điện não số hóa Entropy, và kết luận: “Gây mê tĩnh mạch propofol_TCI có thời gian khởi mê nhanh hơn và ít bị ho, nôn và buồn nôn hơn so với nhóm gây mê hô hấp nhưng có thời gian thoát mê và rút NKQ chậm hơn nhóm gây mê hô hấp” [Error: Reference source not found]. 1.3. THUỐC MÊ TĨNH MẠCH PROPOFOL 1.3.1. Các mô hình dược động học của propofol Một số mô hình dược động học được các tác giả như Marsh [Error: Reference source not found], Schnider [Error: Reference source not found], Tackley [Error: Reference source not found], Gepts [Error: Reference source not found], Shafer [Error: Reference source not found], Kirkpatrick [Error: Reference source not found] đề xuất. Mỗi mô hình có các thông số dược động học khác nhau. Mô hình của Marsh phản ánh phù hợp nhất giai đoạn sớm và động học của quá trình thải trừ, và đã được chọn để tích hợp trong thiết bị Diprifusor  , bản thương mại đầu tiên sử dụng kỹ thuật kiểm soát nồng độ đích cho propofol. 6 1.3.2. Sử dụng lâm sàng Một số công thức truyền liều chỉnh tay với propofol đã được áp dụng như sau: - Sau khởi mê, duy trì tốc độ 100-200μg/kg/phút theo yêu cầu và đáp ứng với các kích thích trong phẫu thuật [Error: Reference source not found]. - Gill và cộng sự [Error: Reference source not found] truyền tốc độ 600ml/h để khởi mê, sau đó duy trì truyền liên tục 6mg/kg/h hoặc truyền theo kiểu bậc thang 10mg/kg/h trong 10 phút, 8 mg/kg/h trong 10 phút tiếp theo, sau đó là 6mg/kg/h. - Với kỹ thuật kiểm soát nồng độ đích khuyến cáo như sau [Error: Reference source not found]: Bệnh nhân < 55 tuổi, ASA I-II, nồng độ đích khởi mê 4-8µg/ml. Nếu được tiền mê: 4µg/ml, không tiền mê: 6µg/ml. Thời gian khởi mê từ 60-120 giây. Liều thấp hơn ở những bệnh nhân > 55 tuổi và tình trạng ASA III-IV. Duy trì mê: 3,5 -5,5 µg/ml. Chương 2: 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Là các bệnh nhân (BN) được phẫu thuật mở vùng bụng theo kế hoạch, dưới gây mê bằng propofol kết hợp sử dụng thuốc giãn cơ, đặt NKQ và thông khí nhân tạo tại Bệnh viện 354, từ 10/2007 đến 10/2011. 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn - Các BN được phẫu thuật mổ mở vùng bụng gồm: cắt đoạn dạ dày, cắt đại tràng, sỏi đường mật trong và ngoài gan. - Tuổi từ 16 - 65. - Sức khoẻ trước mổ xếp loại ASA I – II, theo tiêu chuẩn Hội Gây mê Hoa Kỳ (American Society of Anesthesiologists). - BN hoặc người thân ký bản cam kết hoàn toàn tự nguyện tham gia nghiên cứu. 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ - Tình trạng trước mổ ASA III trở lên. - Phẫu thuật nội soi ổ bụng. - Các BN có rối loạn tim mạch chưa được điều trị. - Các BN mắc các bệnh hô hấp - Các BN có tăng áp lực nội sọ, tăng nhãn áp. - Tiền sử dị ứng với propofol. - Tiền sử bệnh tâm thần hay nghiện rượu. - Dư cân và béo phì (chỉ số khối BMI > 25). 2.1.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu - Các BN đặt NKQ khó. - Các BN trong mổ có chảy máu nhiều gây thay đổi huyết động mạnh, phải truyền ≥ 250 ml máu hoặc các sản phẩm từ máu. 7 - Các BN có biến chứng do gây mê hoặc phẫu thuật và diễn biến nặng trong mổ, cần phải hồi sức tích cực sau mổ. - Thời gian mổ < 60 phút. - Bệnh nhân hoặc người thân của họ xin rút ra khỏi nghiên cứu. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu - Tiến cứu, thử nghiệm lâm sàng, mù đơn, có đối chứng. 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu - Cỡ mẫu tính theo công thức: n = Trong đó n: Số đối tượng cần nghiên cứu p: Tỷ lệ thành công của nghiên cứu trước. d: sai số tuyệt đối (10%) Z 1- α /2 = 1,96 (tra bảng tính sẵn với độ tin cậy 95%) Nghiên cứu của Tzaba [Error: Reference source not found] khi khởi mê kiểm soát nồng độ đích với liều propofol đầu tiên 4 µg/ml có kết hợp tiền mê bằng midazolam tỷ lệ đặt NKQ tốt là 87%, nên chọn p = 0,87. Thay các giá trị vào ta có: n = 1,96 2 = 44 Như vậy, mỗi nhóm nghiên cứu cần tối thiểu 44 BN. Các BN được chia thành hai nhóm: - Nhóm 1: có kiểm soát nồng độ đích (n = 65). - Nhóm 2: không kiểm soát nồng độ đích (n = 65) 2.2.3. Các tiêu chí nghiên cứu 2.2.3.1. Đặc điểm bệnh nhân và phẫu thuật 2.2.3.2. So sánh hiệu quả gây mê giữa hai phương pháp (Mục tiêu 1) • Xác định và so sánh các chỉ tiêu về thời gian: - Thời gian mất ý thức - Thời gian đủ điều kiện đặt NKQ - Thời gian tỉnh - Thời gian đủ điều kiện rút NKQ - Thời gian lưu hồi tỉnh • Xác định và so sánh lượng propofol tiêu thụ của hai nhóm - Tổng liều propofol khởi mê (đơn vị tính: mg), p(1-p) d 2 0,87(1-0,87) 0,1 2 [...]... mổ ít hơn so với nhóm không kiểm so t nồng độ đích - Cả hai nhóm có chất lượng thức tỉnh sau mê tốt, ít tác dụng phụ 2 Ảnh hưởng huyết động và hô hấp - Nhóm kiểm so t nồng độ đích có huyết động ổn định hơn so với nhóm không kiểm so t nồng độ đích, nhất là trong giai đoạn khởi mê - Nhóm không kiểm so t nồng độ đích có số bệnh nhân nhịp chậm khi khởi mê nhiều hơn nhóm có kiểm so t nồng độ đích, p < 0,001... BN có giảm HATB khi khởi mê ở nhóm không kiểm so t nồng độ đích nhiều hơn nhóm có kiểm so t nồng độ đích, với p < 0,05 - Mức thay đổi HATB lớn nhất của nhóm không kiểm so t nồng độ đích nhiều hơn nhóm kiểm so t nồng độ đích - Tỷ lệ ngừng thở khi khởi mê của hai nhóm không khác nhau Không gặp suy hô hấp sau mổ ở cả hai nhóm nghiên cứu 3 Các giá trị nồng độ đích của propofol Nồng độ propofol của nhóm có. .. So sánh hiệu quả gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol có kiểm so t và không kiểm so t nồng độ đích ,Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 4(4), tr.121-125 2 Nguyễn Quốc Khánh (2010), “Khởi mê bằng propofol: kiểm so t nồng độ đích não hay huyết tương?”, Tạp chí Y Dược lâm sàng 108, 5(6),tr 80-84 3 Nguyễn Quốc Khánh (2013), “Đánh giá sự thay đổi huyết động khi gây mê tĩnh mạch bằng propofol có kiểm so t nồng. .. tăng tác dụng của propofol Nghiên cứu của Iwakiri và cộng sự cho thấy nồng độ propofol khi bệnh nhân tỉnh lại là 1,8 ± 0,7 µg/ml Chênh lệch nồng độ propofol khi tỉnh so với khi mất ý thức trung bình của từng cá thể là 0,17 ± 0,32 µg/ml, trong đó có tới 95% nằm trong khoảng từ 0,09 – 0,25 µg/ml 25 KẾT LUẬN So sánh gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol có kiểm so t nồng độ đích với không kiểm so t nồng. .. so t nồng độ đích để gây mê cho các phẫu thuật bụng chúng tôi rút ra các kết luận sau: 1 Hiệu quả gây mê - Thời gian mất ý thức và thời gian đặt NKQ của nhóm kiểm so t nồng độ đích dài hơn so với nhóm không kiểm so t nồng độ đích, với p < 0,001 Nhưng thời gian tỉnh, thời gian rút NKQ và thời gian đạt từ 10/14 điểm thang Aldrete sửa đổi ngắn hơn so với nhóm không kiểm so t nồng độ đích - Liều propofol. .. cứu so sánh kiểm so t nồng độ đích và không kiểm so t nồng độ đích trên những BN soi thanh quản và phế quản cho thấy: tỷ lệ còn cử động khi đặt máy soi ít hơn ở nhóm kiểm so t nồng độ đích so với nhóm chỉnh tay (14,8% so với 44,4%), ổn định huyết động hơn: giá trị thay đổi HATB lớn nhất ít hơn (chỉ là 10% so với 20%), tỷ lệ ngừng thở cũng thấp hơn [Error: Reference source not found] Nghiên cứu của. .. propofol để khởi mê ở nhóm có kiểm so t nồng độ đích ít hơn nhóm không kiểm so t nồng độ đích (1,4 ± 0,00 mg/kg so với 2,18 ± 0,08 mg/kg, với p < 0,001), nhưng lượng propofol trung bình cho gây mê phẫu thuật của nhóm 1 nhiều hơn nhóm 2 (9,04 ± 0,29 mg/kg/giờ so với 7,28 ± 0,38 mg/kg/giờ, với p < 0,05) - Nhóm kiểm so t nồng độ đích duy trì mê ổn định hơn, cần điều chỉnh độ mê trong mổ và tỷ lệ bệnh nhân... liều propofol trung bình khi khởi mê Trong nghiên cứu của Châu Thị Mỹ An và cộng sự thời gian mất ý thức ở nhóm kiểm so t nồng độ đích huyết tương ngắn hơn nhóm không kiểm so t nồng độ đích (75,5 ± 47,5 so với 89,1 ± 36,9 giây) [Error: Reference source not found] Nghiên cứu gây mê propofol kiểm so t nồng độ đích cho phẫu thuật nội soi lồng ngực, Ngô Văn Chấn và cộng sự thấy thời gian mất tri giác và. .. ứng tăng tần số mạch và HATB sau đó và gợi ý là liều khởi mê chưa đủ Với những BN này chúng tôi đã điều chỉnh tăng nồng độ đích với nhóm 1, sử dụng liều bổ sung với nhóm 2, để điều chỉnh cho điểm PRTS ≤ 2 Như vậy, ảnh hưởng bất lợi trên hô hấp của cả hai phương thức gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol là không đáng ngại và hoàn toàn kiểm so t được một cách chủ động Năm 2002, Passot và cộng sự, khi... chúng tôi tương tự của tác giả này 4.4 CÁC GIÁ TRỊ NỒNG ĐỘ ĐÍCH 4.4.1 Nồng độ đích khi khởi mê của propofol Ở nhóm 1, nồng độ đích não của propofol để gây mất ý thức là 1,57 ± 0,18 µg/ml, khi đặt NKQ là 3,59 ± 0,47 µg/ml Căn cứ vào giá trị các nồng độ này khi khởi mê của mỗi bệnh nhân, bác sỹ gây mê có thể định hướng khoảng nồng độ duy trì mê cho bệnh nhân ấy trong giai đoạn sau Nếu liều gây mất ý thức . giữa gây mê có kiểm so t nồng độ đích và không kiểm so t nồng độ đích 3. Xác định các giá trị nồng độ đích của propofol trong quá trình mê của nhóm gây mê kiểm so t nồng độ đích. Đóng góp mới của. cứu so sánh gây mê tĩnh mạch hoàn toàn bằng propofol kiểm so t nồng độ đích cho thấy kỹ thuật này có khả năng duy trì độ mê và huyết động ổn định, hồi tỉnh nhanh hơn so với không kiểm so t nồng. VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG VIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Y DƯỢC LÂM SÀNG 108 NGUYỄN QUỐC KHÁNH SO SÁNH TÁC DỤNG CỦA HAI PHƯƠNG PHÁP GÂY MÊ TĨNH MẠCH HOÀN TOÀN BẰNG PROPOFOL CÓ VÀ KHÔNG KIỂM SO T NỒNG

Ngày đăng: 12/07/2014, 13:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • Chương 1

  • 1. TỔNG QUAN

    • 1.1. GÂY MÊ TĨNH MẠCH

      • 1.1.1. Định nghĩa

      • 1.1.2. Ưu điểm

      • 1.1.3. Các hình thức gây mê tĩnh mạch

        • 1.1.3.1. Gây mê tĩnh mạch đơn thuần

        • 1.1.3.2. Gây mê phân ly

        • 1.1.3.3. Gây mê cân bằng

        • 1.2. GÂY MÊ KIỂM SOÁT NỒNG ĐỘ ĐÍCH

          • 1.2.1. Cơ sở lý thuyết và lịch sử phát triển

          • 1.2.2. Ưu điểm của TCI

          • 1.2.3. Nghiên cứu so sánh TCI với các hình thức gây mê tĩnh mạch khác

            • 1.2.3.1. Ở nước ngoài

            • 1.2.3.2. Tại Việt Nam

            • 1.3. THUỐC MÊ TĨNH MẠCH PROPOFOL

              • 1.3.1. Các mô hình dược động học của propofol

              • 1.3.2. Sử dụng lâm sàng

              • Chương 2:

              • 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

                • 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

                  • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

                  • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ

                  • 2.1.3. Tiêu chuẩn đưa ra khỏi nghiên cứu

                  • 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

                    • 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu

                    • 2.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

                    • 2.2.3. Các tiêu chí nghiên cứu

                      • 2.2.3.1. Đặc điểm bệnh nhân và phẫu thuật

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan