Điều tra đánh giá diện tích trồng quất ở Hưng Yên

14 1.3K 0
Điều tra đánh giá diện tích trồng quất ở Hưng Yên

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Hưng Yên nói chung và các địa phương trong huyện Văn Giang, Yên Mỹ nói riêng đã có sự đổi thay quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Từ chỗ nông dân thụ động gieo trồng những loại cây có giá trị kinh tế thấp đã chuyển sang thâm canh những loại cây hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao trong đó có nghề trồng hoa – cây cảnh với diện tích 600 ha mà nổi bật lên là nghề trồng quất chơi vào dịp tết. Tuy nhiên, thực tế ở một số địa phương, nghề trồng quất gặp phải một số khó khăn đó là sự gia tăng của các đối tượng sâu bệnh hại, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, chất lượng cây không đẹp làm cho thị trường tiêu thụ chưa ổn định, giá cả lúc lên cao lúc xuống thấp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người nông dân

ĐỀ CƯƠNG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI MÔ HÌNH KHẢO NGHIỆM CÁC LOẠI THUỐC CỦA CÔNG TY TRÊN CÂY QUẤT CẢNH I.ĐẶT VẤN ĐỀ Những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Hưng Yên nói chung và các địa phương trong huyện Văn Giang, Yên Mỹ nói riêng đã có sự đổi thay quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Từ chỗ nông dân thụ động gieo trồng những loại cây có giá trị kinh tế thấp đã chuyển sang thâm canh những loại cây hoa màu mang lại hiệu quả kinh tế cao trong đó có nghề trồng hoa – cây cảnh với diện tích 600 ha mà nổi bật lên là nghề trồng quất chơi vào dịp tết. Tuy nhiên, thực tế ở một số địa phương, nghề trồng quất gặp phải một số khó khăn đó là sự gia tăng của các đối tượng sâu bệnh hại, dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, chất lượng cây không đẹp làm cho thị trường tiêu thụ chưa ổn định, giá cả lúc lên cao lúc xuống thấp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người nông dân Thực trạng tiêu thụ thuốc tại đại lý Ba Oánh: Doanh thu mỗi năm của cửa hàng Ba Oánh khoảng 20.000.000.000 vnđ/năm, trong đó lượng hàng tiêu thụ cho công ty CP Nông Dược VN đạt khoảng 600.000.000 vnđ/năm tương đương 0,03% thị phần bao gồm các sản phẩm như: Sacophos, Goltoc, sachray, Linacin. Các sản phẩm này chủ yếu được sử dụng trên các loại rau màu hoặc có sử dụng trên cây có múi nhưng với số lượng rất thấp, không đáng kể. Với mục đích nâng cao thị phần sử dụng thuốc của công ty CP Nông Dược VN tại cửa hàng Ba Oánh đặc biệt là nâng cao doanh thu thị phần thuốc trên cây có múi (cam, quất) trên vùng Văn Giang, Yên Mỹ, chúng tôi đã tiến hành triển khai mô hình khảo nghiệm các loại thuốc của công ty đối với các đối tượng sâu bệnh hại trên cây quất cảnh tại vùng Văn Giang, Yên Mỹ - Hưng Yên. II.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1.Mục đích - Đánh giá hiệu lực của các loại thuốc phòng trừ các đối tượng dịch hại trên cây quất cảnh dựa trên kết quả khảo nghiệm - Xác định được nồng độ thích hợp để sử dụng các loại thuốc phun phòng trừ sâu bệnh - Nâng cao thị phần sử dụng thuốc của công ty CP Nông Dược VN tại đại lý Ba Oánh 2.Yêu cầu - Thực hiện đúng thao tác làm khảo nghiệm -Áp dụng triệt để nguyên tắc bốn đúng trong quá trình làm khảo nghiệm: Đúng nồng độ, liều lượng, đúng lúc, đúng phương pháp, đúng thuốc. III.NỘI DUNG A.CÂY QUẤT VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC 1.Chu trình của 1 cây quất khi đến tay người tiêu dùng Để trồng được một cây quất thương phẩm dạng trung bình (chiều cao cây 1m, đường kính tán 0,6m) thì cần thời gian là 3 năm kể từ khi chiết cành. Trong đó được chia ra làm 2 giai đoạn: 1.1. Giai đoạn 1: Trồng cây dự bị (thời gian 2 năm). 1.1.1. Chuẩn bị cây giống: Giống quất trồng dự bị được chiết từ cây lớn (quất không trồng bằng hạt vì lâu ra quả hơn nhiều). Những gia đình trồng quất thường có 2-3 cây quất lớn (trồng lâu năm) để chiết ra được nhiều cây con, những hộ chưa có cây để chiết thì có thể đặt hàng tại những nhà vườn có cây chiết. Giá trung bình khoảng 10-15.000 đồng/cây. Nên chiết cây vào tháng 12 âm lịch (để trồng vào mùa xuân) cây sẽ phát triển tốt hơn. Sau 2 tháng rễ bắt đầu phát triển, lúc này ta có thể cắt tách cây đem trồng. Chọn cành để triết làm giống: chọn cành to bằng ngón tay út, không sâu bệnh, cành lá phát triển đều, da đang ở dạng màu xanh đậm. Mục đích là để tạo cho cây có bộ rễ phát triển mạnh làm tiền đề để có 1 cây khỏe mạnh. Cách chiết: Tiến hành khoanh vỏ dài 2cm, cạo hết lớp tượng tầng (lớp nhầy) xung quanh cành để tránh tái sinh vỏ, để cho khô (khoảng 1 -2 ngày) sau đó dùng xơ dừa ẩm bó lại bằng bao nilon trong, cột chặt 2 đầu không để thoát hơi nước ra ngoài tránh bị khô. Như vậy sau 1,5 đến 2 tháng cây sẽ ra rễ, khi nhìn bên ngoài thấy rễ trắng mọc ra là có thể cắt và đem trồng. 1.1.2. Chuẩn bị đất trồng Hố trồng cần bón lót 1-2kg phân vi sinh hoặc 3-5kg phân chuồng hoai mục. Khoảng cách trồng cây cách cây 50cm, hàng cách hàng 1m. Tùy thuộc vào khu vực đất cao hay trũng để có thể lên líp hay không. Nếu đất trũng thì cần phải lên líp để tránh tình trạng ngập úng vào mùa mưa 1.1.3. Chăm sóc Để cây phát triển tốt trong giai đoạn đầu cần chăm sóc và quản lý tốt như: bón phân, tưới nước, làm cỏ, phòng trừ sâu bệnh. Hàng năm sửa tán 3-4 lần, mục đích là làm cho tán phát triển đều và theo hình chóp nón. Khi sửa tán xong thường xuyên xử lý thuốc BVTV để phòng trừ sâu bệnh mà đặc biệt là sâu vẽ bùa hại lá. Bón phân 3 lần/năm loại phân là DAP, NPK và phân vi sinh. Bón rải theo gốc, cách gốc 15cm kết hợp vun gốc lấp phân. Lượng phân 120g – 150g NPK 20-20-15 + kg phân vi sinh/gốc/năm. Vào mùa khô tưới mỗi ngày 1 lần. Tưới ướt đều mặt đất. Vào mùa mưa phải có rãnh thoát nước. Mỗi lần cây ra hoa và trái non phải vặt bỏ hết hoa và quả (mục đích là để nuôi thân và cành). 1.2. Giai đoạn 2: chuẩn bị cây trồng thương phẩm (7 tháng) Cây quất sau trồng dự bị 2 – 3 năm là có thể cho quả để phục vụ tết. Sau khi đảo quất cần có kỹ thuật xử lý, chăm sóc cho cây ra quả đúng dịp tết. Thời kỳ làm quả bán tết là cuối tháng 4 đầu tháng 5 âm lịch. Lúc này phải bứng cây chuyển chỗ, mục đích là làm đứt rễ, kích thích sinh trưởng phát triển trái. Sau 1 tháng cây sẽ phân hóa mầm hoa và tạo quả. 20 ngày sau trồng bón phân hữu cơ hoặc phân vi sinh (hạn chế sử dụng phân hóa học). Cụ thể mỗi tháng nên bón 2 lần phân, 250 gốc bón 10 kg hạt đậu nành tươi, xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố để ngâm tưới + 5kg DAP. Mỗi tuần phun xịt 1 lần thuốc phòng trừ sâu bệnh hại hoa và quả non. Đặc biệt là thuốc chống ghẻ quả và kết hợp phân bón lá dưỡng trái. Khi trái bằng đầu ngón tay thì sử dụng phân bón lá để tạo trái to, bóng và đẹp. Đồng thời kích thích cho cây tiếp tục ra trái và phóng đọt non sẽ làm cho cây vừa có trái già, trái xanh, trái non, hoa và đọt. 2. Một số sâu bệnh hại phổ biến trên cây quất cảnh đang được quan tâm 2.1.Nhện đỏ, rầy chổng cánh, rệp sáp, sâu vẽ bùa 2.1.1.Nhện đỏ 2.2.Bệnh vàng lá gân xanh, xỉ mủ, loét, ghẻ sẹo 3.Tập quán nhu cầu sử dụng thuốc trên cây quất và hiệu quả kinh tế dựa trên kết quả điều tra cơ bản 3.1.Tình hình sản xuất kinh doanh trên cây quất cảnh 1. Mật độ 2. Giá thành Mật độ Cây/ha Giá Đồng/cây Thấp 250 cây/sào=6.925 cây/ha Thấp 120.000 TB 270 cây/sào=7.479 cây/ha TB 195.000 Cao 290cây/sào=8.033 cây/ha Cao 270.000 3.2. Chi phí đầu tư/ ha Nội dung Chi phí Đồng/ha - Tiền thuê đất Dao động từ 5 đến 6 hoặc 7 triệu/năm tùy từng chân ruộng cao hay thấp 138.500.000 - Chi phí làm đất Thuê máy làm đất: 150-200.000đ/sào tương đương 4.155.000đ/ha 4.155.000 - Chi phí giống -Cây giống nuôi 1 năm: 60.000đ/cây, cây xấu: 40.000đ/cây, cây đẹp: 70.000-80.000đ/cây. -Mỗi cành chiết : 5000đ/cành -Cành chiết đem nhân nuôi thành luống: 10-15.000đ/cành 448.740.000 - Chi phí nước tưới -Từ tháng 8 âm lịch trở đi mới bắt đầu sử dụng nước tưới, chi phí khoảng 10.000đ/sào/năm 270.700 - Màng phủ nông nghiệp 500 – 700 đồng/gốc 3.739.500 - Khác 0 0 - Chi phí về phân bón Hữu cơ -Bón lần 1 lúc cày lật ải đất: Bón đỗ tương 1tạ/sào, 1.700.000đ/tạ tương đương 47.090.000đ/ha -Bón lần 2 vào tháng 8 âm: Đỗ tương 50kg/sào tương đương 23.545.000đ/ha 70.635.000 Phân hóa học -Bón lần 1 lúc cày ải đất: Bón lân 1tạ/sào, 320.000đ/tạ tương đương 8.864.000đ/ha -Bón lần 2: Đầu trâu 20kg/sào bón đến cuối năm, 15.000đ/kg tương đương 8.310.000đ/ha 17.174.000 - Chi phí về nhân công Chăm sóc -Tỉa quả: 100.000đ/ngày/người tương đương khoảng 10-15cây tương đương 49.860.000đ/ha -Gò cây: 250.000đ/ngày/người tương đương 186.975.000đ/ha +Cây cao 1,5m, đường kính tán:60-70cm thì 1 người gò được 15 cây/ngày +Cây cao 1,6-1,7m, đường kính tán 60-80cm thì 1 người gò được 10 186.975.000 cây/ngày +Những cây quất tuổi cây 5-6 năm thì 1 người gò được5-6 cây/ngày Thu hoạch Thuê nhân công đào cây và vận chuyển lên xe: 12.000đ/bầu cây tương đương 89.748.000đ/ha 89.748.000 Thuốc sâu và thuốc bệnh -Sâu vẽ bùa định kỳ 2 tháng phun 1 lần theo các đợt lộc (khoảng 4 đợt lộc/năm): 25.000đ/sào tương đương 692.500đ/ha/lần phun tức/lần phun tức 2.770.000đ/ha/năm - Nhện đỏ phun mạnh trong các tháng 1,2,3,4,9,10,11,12 định kỳ 10 ngày 1 lần, mỗi lần chi phí 75-80.000đ/sào tương đương 49.860.000đ/ha/năm -Rệp sáp phun mạnh trong các tháng 3,4,5,6,7, định kỳ 2lần/tháng chi phí khoảng 25.000đ/sào/lần phun tương đương 6.925.000đ/ha/năm 59.555.000 Thuốc bệnh -Đặt cây: Tưới Ridomil tránh thối hỏng rễ, tạo môi trường cho bộ rễ hoạt động mạnh. 39-40.000/gói tưới được 100 cây, tương đương 2.916.810đ/ha/lần tưới. Từ lúc đặt cây tưới 3 lần, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày rồi tủ nilon tương đương 8.750.430đ/ha/năm -Sau đặt cây: Phun Ridomil phòng thối lá, xỉ mủ theo định kỳ 10-15 ngày/lần phun ở các tháng 6,7,8,9,10,11 mỗi lần phun 1 gói(39- 40.000đ/)/sào (3-4 bình 16L) tương đương 1.080.300đ/ha/tháng tức 6.481.800đ/ha/năm - Thời gian gần thu hoạch: Tháng 12,1,2 phun score chống sương mai, thối quả, ghẻ sẹo, dám quả: 20 ml (2 mắt: 13.000đ/mắt)/bình 16L, 3bình(78.000đ)/sào/lần tương đương 12.963.600đ/ha/năm 28.195.830đ Thuốc khác -Đặt cây: Tưới kích rễ 100.000đ/1chai1L tưới được 100 cây tương đương 7.479.000đ/ha/lần tưới. Từ lúc đặt cây tưới 3 lần cùng với Ridomil, mỗi lần cách nhau 7-10 ngày rồi tủ nilon tương đương 22.437.000đ/ha 22.437.000 Phun thuốc Nhân công Các hộ nông dân thường tự phun thuốc, nếu cần mượn thêm người thì chi phí 300-400.000đ/ngày(15 bình 16L) tương đương 2.216.000đ/ha 2.216.000 Thuê máy 0 Xăng dầu 0 Nước 0 Khác 0 1.072.341.030 Tổng chi phí 3.3. Lợi nhuận sản xuất kinh doanh/ ha (=doanh thu - chi phí) Doanh thu (triệu đồng) Chi phí (triệu đồng) Lợi nhuận (triệu đồng) Đánh giá NS thấp x Giá thấp 831 1.072 -241 Không mang lại hiệu quả kinh tế NS thấp x Giá TB 1.350 1.072 278 NS thấp x Giá cao 1.870 1.072 798 NS TB x Giá thấp 897 1.072 -175 Không mang lại hiệu quả kinh tế NS TB x Giá TB 1.458 1.072 386 NS TB x Giá cao 2.019 1.072 947 NS cao x Giá thấp 964 1.072 -108 Không mang lại hiệu quả kinh tế NS cao x Giá TB 1.566 1.072 494 NS cao x Giá cao 2.169 1.072 1.097 - Lợi nhuận tại thời điểm hiện tại 15.000.000đ/sào/lứa cây 2-2,5 năm tuổi với giá bình thường, nếu được giá có thể lãi 25-30 triệu/sào. 3.4. Tập quán sử dụng thuốc (hiện tại) GĐ sinh trưởng Tháng Dịch hại Thuốc phổ biến (1 loại) Tiền thuốc/ha (đ) Tiền công/ha (đ) Tổng chi phí/ha (đ) 4,6,8,10 Sâu vẽ bùa Secron 500EC 2.770.000 2.770.000 1,2,3,4,9,10,11,12 Nhện đỏ Pesieu 500SC 49.860.000 49.860.000 Quanh năm Ghẻ sẹo, thối lá, thối rễ, xỉ mủ, lở cổ rễ Ridomin 15.232.230 15.232.230 12,1,2 Sương mai, thán thư, thối quả, ghẻ sẹo, dám quả Score 250EC 12.963.600 12.963.600 Tổng cộng 80.825.000 4. Dự kiến đưa thuốc của công ty/ đối tượng dịch hại. GĐ sinh trưởng Tháng Dịch hại Thuốc công ty (1 loại) Tiền thuốc/ha (đ) Tiền nhân công/ha (đ) Tổng chi phí/ha (đ) 10,11,12,1,2 Sương mai, thán thư, thối quả, ghẻ sẹo, dám quả, xỉ mủ, (Kacie 250 EC hoặc Tilgent) và Linacin 40SL 10,11,12,1,2 Nhện đỏ Sacophos 550EC và Tomuki 50EC 4,6,8,10,12 Sâu vẽ bùa Sacophos 550EC Tổng cộng Ghi chú: Số liệu tiền thuốc dùng/ ha là số liệu trung bình ước tính Dự kiến đưa thuốc Sacophos 550 EC,Kacie 250EC, Linacin 40SL,Tilgent B.QUY TRÌNH KHẢO NGHIỆM THUỐC CỦA CÔNG TY TRÊN CÂY QUẤT CẢNH 1. Các công thức tiến hành khảo nghiệm Tên công thức Loại thuốc phun khảo nghiệm ĐC Thuốc mà hộ nông dân đang dùng trên ruộng nhà họ CT1 Kacie 250EC + Linacin 40SL CT2 Tilgent + Linacin 40SL CT3 Sacophos 550EC + Tomuki CT4 Tomuki 2.Cách bố trí các công thức khảo nghiệm - Mỗi 1 công thức khảo nghiệm sẽ có 1 công thức đối chứng là chính công thức thuốc của hộ dân đang sử dụng - Mỗi 1 công thức khảo nghiệm sẽ tiến hành phun trên 3 cây: +Đối với công thức 1: Tiến hành phun trên 2 hộ dân +Đối với công thức 2: Tiến hành phun trên 2 hộ dân +Đối với công thức3: Tiến hành phun trên 1 hộ với 2 lần nhắc lại +Đối với công thức 4: Tiến hành phun trên 1 hộ với 2 lần nhắc lại 3. Các quy trình 3.1. Quy trình khảo nghiệm thuốc Kacie 250EC và Linacin 40SL trên cây quất cảnh phòng trừ dịch hại - Nồng độ, liều lượng: 13,5 ml Kacie + 30 ml Linacin/16L - Thời điểm: Khi bắt đầu có độ dãn của núm quả ( màu của núm quả bắt đầu có sự chuyển hóa từ xanh sang hung vàng, thường là tháng 10) - Cách phun: Phun ướt đẫm trên toàn bộ bề mặt lá, quả,cành 3.2. Quy trình trình diễn thuốc Tilgent và Linacin 40SL trên cây quất cảnh phòng trừ dịch hại -Nồng độ, liều lượng: 13,5 ml Tilgent + 30ml Linacin/16L - Thời điểm: Khi bắt đầu có độ dãn của núm quả ( màu của núm quả bắt đầu có sự chuyển hóa từ xanh sang hung vàng, thường là tháng 10) - Cách phun: Phun ướt đẫm trên toàn bộ bề mặt lá, quả,cành 3.3.Quy trình trình diễn thuốc Sacophos và Tomuki trên cây quất cảnh trừ dịch hại sâu vẽ bùa, nhện đỏ -Nồng độ, liều lượng: +Sacophos: 15ml/16L +Tomuki: 30ml/16L -Thời điểm: Bắt đầu xuất hiện đợt lộc non thì phun Sacophos phòng trừ sâu vẽ bùa và nhện, sau 7 ngày thì phun Tomuki phòng trừ nhện. - Cách phun: Phun ướt đẫm trên toàn bộ bề mặt lá, quả,cành 3.4. Quy trình trình diễn thuốcTomuki trên cây quất cảnh phòng trừ nhện đỏ [...]... huyện Yên Mỹ, các xã Mễ Sở, Liên Nghĩa huyện Văn Giang 4.5 Quy mô - Mỗi điểm phun khảo nghiệm 3 cây - Tổng số điểm triển khai: 7-10 điểm 4.6 Phương pháp điều tra Thời gian điều tra: Điều tra trước phun 1 ngày, sau phun 1 ngày đối với sâu và 3 ngày đối với bệnh Yếu tố điều tra: Chọn đại diện các yếu tố theo giống, loài cây, tuổi cây, thời kỳ sinh trưởng (ra lộc, ra hoa, mang qủa); Khu vực điều tra: Trên... triển khai khảo nghiệm Điểm điều tra: Tiến hành điều tra trên toàn bộ 3 cây được phun khảo nghiệm, mỗi cây chọn 4 cành ở tầng giữa tán theo bốn hướng (các điểm điều tra cố định trong suốt quá trình làm khảo nghiệm) Đếm số lá, cành bị hại do sâu bệnh rồi tính ra tỉ lệ bị hại Tiến hành điều tra dịch hại trên lá, quả: Nhện đỏ, bệnh loét, bệnh sẹo, bệnh thán thư, xỉ mủ tiến hành điều tra 10 lá/cành (% lá bị... 20% diện tích lộc, lá, quả bị hại; Cấp 5: từ >20% đến 40% diện tích lộc, lá, quả bị hại; Cấp 7: từ >40% đến 80% diện tích lộc, lá, quả bị hại; Cấp 9: từ >80% diện tích lộc, lá, quả bị hại - Đối với các dịch hại là sinh vật chích hút có kích thước cơ thể nhỏ ( nhện các loại…) Cấp 1: Bi hại nhẹ, xuất hiện rải rác đến . Chuẩn bị cây giống: Giống quất trồng dự bị được chiết từ cây lớn (quất không trồng bằng hạt vì lâu ra quả hơn nhiều). Những gia đình trồng quất thường có 2-3 cây quất lớn (trồng lâu năm) để. phương pháp, đúng thuốc. III.NỘI DUNG A.CÂY QUẤT VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THUỐC 1.Chu trình của 1 cây quất khi đến tay người tiêu dùng Để trồng được một cây quất thương phẩm dạng trung bình (chiều cao. cây cảnh với diện tích 600 ha mà nổi bật lên là nghề trồng quất chơi vào dịp tết. Tuy nhiên, thực tế ở một số địa phương, nghề trồng quất gặp phải một số khó khăn đó là sự gia tăng của các đối

Ngày đăng: 12/07/2014, 10:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan