Luận văn " kế toán tài sản cố định " ppt

46 377 0
Luận văn " kế toán tài sản cố định " ppt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

-1- Luận văn " kế toán tài sản cố định " -2- MỤC LỤC Luận văn " kế toán tài sản cố định " 1 MỤC LỤC 2 Bộ chứng từ gốc 33 Thẻ TSCĐ 33 Sổ TSCĐ 33 Chứng từ ghi sổ 33 Sổ cái 33 Sổ đăng ký 33 Cộng 38 Cộng 39 Cộng 39 -3- LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường hiện nay xu thế cạnh tranh là tất yếu. Bất kỳ một DN nào dù lớn hay nhỏ cũng cần quan tâm đến nhu cầu thị trường đang và cần sản phẩm gì? Vì vậy các DN cần quan tâm và phấn đấu sản xuất sản phẩm để thõa mãn nhu cầu thị trường và sản phẩm đó phải có chất lượng cao nhất với giá thành thấp để thu lợi nhuận nhiều nhất. Muốn vậy DN phải tổ chức và quản lý hoạt động SXKD. Quá trình sxkd của DN sẽ bị gián đoạn và không thể thực hiện được nếu thiếu TSCĐ vì nó là một trong ba yếu tố sxkd cơ bản ( TSCĐ; NVL, CCDC; Lao động sống) cấu thành nên sản phẩm, đóng một vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động SXKD của DN. Các loại TSCĐ đều có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, tham gia nhiều chu kỳ SXKD, nó có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tính giá thành sản phẩm và xác định kết quả kinh doanh của DN. Bởi vậy, đòi hỏi công tác tổ chức hạch toán kế toán TSCĐ tại DN phải hết sức khoa học. Cụ thể, TSCĐ phải được phân loại và đánh giá một cách đúng đắn; việc theo dõi tình hình biến động và sửa chữa TSCĐ phải được ghi chép đầy đủ, chính xác, kịp thời; Việc tính khấu hao phải phù hợp với đặc điểm riêng của DN. Vì vậy, một thực tế đặt ra là tất cả các DN hiện nay muốn tồn tại, phát triển và đứng vững trên thị trường đòi hỏi mỗi đơn vị phải tổ chức tốt các nguồn lực sản xuất của mình và sử dụng chúng một cách có hiệu quả nhất. Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH XD-TH An Bình, với những kiến thức thu nhận được tại trường và sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của cô giáo Lê Thị Mỹ Kim cùng các anh chị phòng kế toán cũng như Ban lãnh đạo Công ty em nhận thấy công tác kế toán TSCĐ có tầm quan trọng lớn với mỗi DN SXKD. Bởi vậy em đã chọn đề tài “ kế toán TSCĐ” làm đề tài cho báo cáo thực tập tổng hợp của mình. Báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm 3 phần: -4-  Phần I : Giới thiệu khái quát chung về công ty TNHH XD-TH An Bình.  Phần II : Tình hình thực tế công tác hạch toán kế toán TSCĐ tại Công ty.  Phần III : Đánh giá chung và lựa chọn hướng đề tài tốt nghiệp. PHẦN I : GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH XD-TH An Bình: 1.1.1. Lịch sử hình thành công ty: 1.1.1.1. Khái quát chung về công ty:  Trụ sở giao dịch: Công ty TNHH XD-TH An Bình.  Địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh: trong và ngoài tỉnh Bình Định.  Địa chỉ: QL1A_87G_Trần Phú_Thị trấn Bình Định.  Mã số thuế: 4100267660  Điện thoại: 0563.835.999 – 0563.835.389  Fax: 0563.836.231 1.1.1.2. Thời điểm thành lập công ty và các mốc quan trọng: Những năm gần đây, với nền kinh tế đang phát triển như Nước ta, trong thời kỳ mở cửa kinh tế thị trường phát triển đa dạng nhiều ngành nghề thì nhu cầu về xd cơ sở hạ tầng là rất lớn và nghành XD là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển Đất Nước. Để đáp ứng nhu cầu xd dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, cơ sở hạ tầng…phục vụ cho xã hội, góp phần phát triển kinh tế Nhà Nước thì hàng loạt các đơn vị xây lắp ra đời trong đó có DNTN XD An Bình. DNTN XD An Bình được thành lập vào năm 1993 với số vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng. Sau nhiều năm hoạt động Công ty không ngừng phấn đấu và nỗ lực đến năm 1998 DNTN XD An Bình đã phát triển và đổi thành Công ty TNHH XD-TH An Bình với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 341 GP-TLND do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Cấp Ngày 05/07/1998. -5- Đến cuối năm 2003 được sự cho phép của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định Công ty đã đăng ký thêm ngành nghề kinh doanh mới đó là ngành SXKD đá xây dựng và bêtông thương phẩm ( bao gồm bêtông nhựa và bêtông xi măng). Như vậy, qua nhiều năm hoạt động đến nay công ty TNHH XD-TH An Bình đã chuyển đổi ngành nghề kinh doanh với nhiều chức năng hơn và đã khẳng định được vị trí của mình trong ngành XD. Vốn của công ty lúc này đã lên đến hàng trăm tỷ đồng. Nhờ sự quản lý chặt chẽ của Ban giám đốc cùng công sức của các thành viên trong Công ty đóng góp mà thời gian qua Công ty đã nhận được nhiều công trình có giá trị và đã hoàn thành các công trình đó đạt chất lượng cao tạo uy tín với chủ đầu tư, từ đó uy tín của Công ty cũng dần được khẳng định một cách vững chắc. Công trình đánh dấu sự ra đời của Công ty đó là công trình xây dựng chợ Phù Mỹ với vốn của đơn vị tự đầu tư là 1 triệu USD. Sau đó là các công trình đáng kể như: Hồ thủy lợi Hà Nhe, đường ven biển Nhơn hội – Tam quan, cầu Lại Giang, cầu Trường Thi, cầu Bờ Kịnh trên tuyến đường Gò Găng – Cát tiến, đường trục khu kinh tế Nhơn Hội,… Từ một DN nhỏ với vốn đầu tư ít qua nhiều năm phấn đấu mà đến nay đã trở thành một Công ty lớn mạnh hơn nhiều. 1.1.2. Quy mô hiện tại của công ty: Quy mô hiện nay của công ty tương đối lớn, được thể hiện qua bảng sau:  Về vốn: khoảng 120 tỷ đồng.  Về lao động: tính đến nay khoảng 698 lao động, trong đó:  Trình độ đại học 32 người.  Trình độ cao đẳng 36 người.  Trình độ trung cấp 38 người  Công nhân kỹ thuật 495 người.  Lao động phổ thông: 97 người. Qua số liệu ở trên có thể xếp Công ty vào loại hình DN lớn. 1.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty và đóng góp vào ngân sách nhà nước: -6- Hiện nay Công ty không chỉ đơn thuần hoạt động xây dựng công trình mà còn kinh doanh sang lĩnh vực sản xuất đá xây dựng, sản xuất bêtông. Tất cả đều đang hoạt động mạnh vì vậy mà lợi nhuận đem về cho Công ty cũng rất lớn và đã đóng góp cho NSNN cũng không nhỏ. Cụ thể qua bảng số liệu sau: (Nguồn: Phòng kế toán) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta có thấy rằng trong liên tiếp 3 năm 2008, 2009, 2010 lợi nhuận của DN tăng đáng kể. Cụ thể năm 2010 tăng 312.350.835 đồng(tăng 48,3%) so với 2008 và tăng 190.376.974 đồng (tăng 24,7%) so với 2009. Chứng tỏ trong những năm qua DN SXKD tốt mang lại nhiều lợi nhuận và đóng góp vào NSNN. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty: 1.2.1. Chức năng: Là DN ngoài quốc doanh nên ngay từ khi thành lập DN đã chọn ngành nghề kinh doanh chính của mình là xây dựng nên chức năng chủ yếu của Công ty là xây dựng, sửa chữa các tuyến đường giao thông, thủy lợi, công nghiệp, san ũi mặt bằng, đào đất, lấp đá, …đem lại những sản phẩm có chất lượng cao nhằm tìm kiếm lợi nhuận, tạo uy tín trên Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh thu 56.053.723.830 72.988.605.510 103.934.881.680 LN kế toán trước thuế 862.164.035 1.024.795.850 1.278.631.815 Thuế TNDN phải nộp 215.541.009 256.198.963 319.657.954 LN sau thuế 646.623.026 768.596.887 958.973.861 -7- thị trường. Bên cạnh đó để phục vụ cho hoạt động xây dựng của mình Công ty đã đầu tư sang lĩnh vực sản xuất đá xây dựng, bêtông từ đó sẽ làm cho giá thành thấp đi, lợi nhuận thu về sẽ cao hơn. Như vậy Công ty TNHH XD-TH An Bình đã ngày càng đứng vững trên thị trường, góp phần phát triển địa phương và đóng góp vào NSNN. 1.2.2. Nhiệm vụ:  Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.  Đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà Nước.  Thực hiện tốt các hợp đồng đã ký kết với chủ đầu tư.  Đảm bảo chất lượng công trình.  Tuân thủ theo qui định của pháp luật về kế toán thống kê và chịu sự kiểm tra của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền liên quan.  Tuân thủ các qui định của Nhà Nước về bảo vệ tài nguyên môi trường, di tích lịch sử văn hóa, trật tự an toàn xã hội và công tác phòng cháy chữa cháy.  Hàng năm trích 5% lãi ròng để lập quỹ dự trữ bắt buộc cho đến mức bằng 10% vốn điều lệ của Công ty.  Nhiệm vụ quan trọng nhất là kinh doanh có lãi đem về lợi nhuận cho Công ty. 1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. 1.3.1. Loại hình kinh doanh và các hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà Công ty đang kinh doanh: Công ty TNHH XD-TH An Bình là Công ty xây dựng nên các mặt hàng chủ yếu mà Công ty đang kinh doanh đó là các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi,…Ngoài ra Công ty còn kinh doanh sản xuất các mặt hàng đá xây dựng, bêtông nhựa và bêtông xi măng. Các mặt hàng này chủ yếu để phục vụ cho hoạt động xây dựng của Công ty. 1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty: 1.3.2.1. Thị trường đầu vào: Là Công ty xây dựng nên chủ yếu NVL đầu vào là các sản phẩm như cát, sạn, đá, xi măng, Nhưng ở Công ty TNHH An Bình có một thế mạnh là Công ty đã tự sản -8- xuất đá xây dựng và bêtông nhựa, bêtông xi măng nên Công ty không phải mua các Công ty khác từ đó cũng tiết kiệm được kinh phí cho Công ty. Ngoài những sản phẩm mà Công ty tự cung cấp thì Công ty phải đi mua lại của các Công ty khác và các nhà cung cấp này đa phần là ở trong tỉnh như:  Về cung cấp xi măng đã có công ty TNHH Sơn Quân, Công ty Tân Hiệp Lợi,…  Về cung cấp sắt đã có công ty TNHH SX_TM Vinh Phong,  Về cung cấp tôn, xà gồ đã có DNTN TM_SX Xuân Nguyệt, Và còn nhiều sản phẩm khác nữa. Tất cả những nhà cung cấp trên đều là những nhà cung cấp lâu năm. 1.3.2.2. Thị trường đầu ra: Là Công ty xây dựng nên chủ yếu thị trường đầu ra của Công ty là các công trình xây dựng trong và ngoài tỉnh. Các công trình này đã được ghi rõ trong hợp đồng như công trình đường trục khu kinh tế Nhơn Hội,… 1.3.3.Vốn kinh doanh của doanh nghiệp: Công ty TNHH XD-TH An Bình đã được bộ giao thông vận tải tặng cờ danh hiệu đơn vị thi đua xuất sắc và được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tặng bằng khen đơn vị hoàn thành xuất sắc kế hoạch và qua nhiều năm hoạt động Công ty đã tạo được uy tín trên thị trường nên Công ty đã tạo được niềm tin của các chủ đầu tư cũng như các ngân hàng Nhà Nước. Vì vậy mà Công ty được vay vốn của Nhà Nước cũng như các nhà đầu tư khác để xây dựng các công trình. Ngoài ra, được sự tin tưởng của cán bộ công nhân viên nên Công ty cũng huy động vốn của cán bộ công nhân viên trên cơ sở tự nguyện căn cứ vào năng lực sẵn có của mình để tổ chức sản xuất cho phù hợp với hoạt động sxkd. Cơ cấu nguồn vốn của công ty được thể hiện qua bảng sau: ĐVT: Đồng -9- Bảng 1.2. Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Nhận xét: Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thấy Nợ phải trả của Công ty tăng lên đáng kể ở năm 2010 so với năm 2009, tăng 7.996.475.525 đồng,đạt 114,7%. Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng 2.121.558.743 đồng, đạt 105,4%. Sự tăng lên của hai yếu tố này làm Tổng nguồn vốn của công ty tăng lên 10.118.064.268 đồng, đạt 110,7%. Chứng tỏ trong kỳ Công ty đã tăng cường huy động vốn từ bên ngoài cũng như trong nội bộ Công ty và đạt hiệu quả cao. 1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của doanh nghiệp: 1.3.4.1. Tình hình lao động: Trong công ty chia làm hai bộ phận chính đó là:  Bộ phận lao động trực tiếp: - Chỉ huy công trình. - Kỹ thuật công trình. - Nhân viên cơ khí sửa chữa. - Nhân công thuê ngoài.  Bộ phận lao động gián tiếp: - Giám đốc, Phó giám đốc. - Kế toán trưởng, các kế toán viên và các thủ kho. - Nhân viên các phòng ban khác như phòng hành chính nhân sự, phòng vật tư, - Đội lái xe và các nhân viên tạp vụ. 1.3.4.2. Tình hình tài sản cố định: ĐVT: Đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch Tuyệt đối Tương đối (%) Nợ phải trả 54.497.279.073 62.493.754.598 7.996.475.525 114,7% Vốn chủ sở hữu 39.651.961.275 41.773.550.018 2.121.588.743 105,4 Tổng nguồn vốn 94.149.240.348 104.267.304.616 10.118.064.268 110,7% -10- Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Tuyệt đối Tương đối(%) Nguyên Giá 11.798.056.572 16.720.776.205 4.922.719.633 145,6% Hao mòn lũy kế 5.290.568.546 6.730.385.179 1.113.038.159 118.35% Giá trị còn lại 5.733.488.026 9.990.391.026 2.809.681.474 159.36% Bảng 1.3 : Tình hình TSCĐ tại Công ty Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy TSCĐ của Công ty ở năm 2010 tăng 4.922.719.633 đồng so với 2009, tương ứng đạt 145,6%. Điều này chứng tỏ trong năm Công ty đã đầu tư mua sắm MMTB mới làm cho năng lực sản xuất được tăng lên. 1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý tại doanh nghiệp: 1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh:  Hoạt động thi công cố định tại nơi xây dựng, các điều kiện sản xuất như xe máy, thiết bị thi công, người lao động…phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm.  Thời gian thi công xây dựng công trình dài nên phải tổ chức hạch toán và quản lý sao cho chất lượng công trình phải đảm bảo theo dự toán, thiết kế.  Chịu sự ảnh hưởng của các chế độ chính sách kinh tế tài chính của Nhà Nước nên giá nguyên vật liệu từ khi dự toán được phê duyệt cho đến khi thực tế thi công có sự thay đổi làm ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình. 1.4.2. Quy trình công nghệ sản xuất: Công tác chuẩn bị Thi công Hoàn thành nghiệm thu và bàn giao công trình Xây dựng lán trại, sân bãi và chuẩn bị nguồn vật tư, thiết bị, điện nước cho công trình. Chuẩn bị lực lượng Tập kết vật tư, thiết bị vào công trình. Thi công cốt thép, địa hình, cấu kiện đúc. Thi công máy thi công. Thi công kết cấu khung, đần, sàn, thân nhà. Trát ốp lát điện chống sét. Khảo sát địa hình [...]... công trình 1.5 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của công ty: 1.5.1 Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: Công ty tổ chức hạch toán kế toán theo mô hình kế toán tập trung tại phòng kế toán của công ty Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp -15- Kế toán TSCĐ Kế toán công trình Ghi chú: Kế toán chi phí Kế toán lao động tiền lương Kế toán vật tư Kế toán công nợ và thanh toán Thủ quỹ Quan hệ chỉ đạo Quan hệ... chức bộ máy kế toán tại Công ty 1.5.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng kế toán nghiệp vụ:  Kế toán trưởng: Là người lãnh đạo toàn bộ công tác kế toán của công ty, chịu trách nhiệm trước GĐ về hoạt động tài chính, có nhiệm vụ quản lý, điều hành nhân viên trong phòng kế toán, kiểm soát tình hình thu chi của công ty, làm tham mưu cho GĐ  Kế toán tổng hợp: Giúp kế toán trưởng trong công tác kế toán, tập hợp... tự ghi sổ: (1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản -17- ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái hoặc... để in Báo cáo tài chính theo quy định Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay Chứng từ kế toán Sổ quỹ Bảng tổng hợp kế toán chứng từ cùng loại Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ CHỨNG TỪ GHI SỔ Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH Ghi chú: Sổ, thẻ kế toán chi tiết... liệu tài chính phát sinh, ghi chép vào sổ sách kế toán có liên quan, chịu trách nhiệm báo cáo quyết toán tài chính, quyết toán thuế, lưu trữ, bảo quản chứng từ…  Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm về TSCĐ, tính khấu hao TSCĐ  Kế toán công trình: Thực hiện việc hạch toán vật tư, tài sản, hao phí lao động, MMTB, theo từng công trình để báo cáo kịp thời về bộ phận kế toán. .. phần mềm quản trị tài chính AcPRO 8.802 Sơ đồ trình tự ghi sổ tại Công ty như sau: Chứng từ kế toán BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI Ghi chú: PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết -Báo cáo tài chính -báo cáo kế toán quản trị Nhập số liệu hàng ngày In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu kiểm tra Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ theo hình thức kế toán máy Trình tự... có kế toán công trình để quản lý ở mỗi công trình Kế toán công trình: Chịu sự phân công, phân nhiệm trực tiếp của Kế toán trưởng về việc quản lý từng công trình cụ thể Có nhiệm vụ hạch toán vật tư, tài sản, hao phí lao động, xe, MMTB thi công, chi phí bằng tiền, công nợ công trình sau đó bao cáo về bộ phận kế toán tập trung ở văn phòng Công ty để tổng hợp số liệu báo cáo kịp thời Quyền hạn của kế toán. .. tổng hợp các tài khoản sử dụng của các phần hành kế toán khác như các TK của kế toán vật tư, kế toán TSCĐ,… Ở các công trình thì thường là nhận vật tư, TSCĐ,…do công ty chuyển đến Vì vậy mà chứng từ kế toán công trình sử dụng chủ yếu là các phiếu nhập kho khi nhận vật tư, bảng chấm công để tổng hợp lương về văn phòng công ty để công ty thanh toán lương cho công nhân,… 2.6 Phần hành kế toán TSCĐ: -32-... thanh lý tài sản cố định của Công ty (gồm các ông bà có tên sau): 1 Ông: Mạnh Văn Bình Chức vụ: Giám đốc 2 Bà: Chức vụ: Kế toán trưởng Lê Thị Mỹ Lan 3 Ông: Đặng Phùng Thanh Chức vụ: Công Đoàn -34- 4 Ông: Nguyễn Vũ Lộc Chức vụ: Trưởng phòng TC-KH 5 Bà: Chức vụ: Nhân viên kế toán Thái Lan Anh  Điều 2: Hội đồng mua bán, thanh lý tài sản có trách nhiệm tổ chức việc mua bán, nghiệm thu và thanh lý tài sản. .. tự ghi sổ kế toán tại công ty: (1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết . -1- Luận văn " kế toán tài sản cố định " -2- MỤC LỤC Luận văn " kế toán tài sản cố định " 1 MỤC LỤC 2 Bộ chứng từ gốc 33 Thẻ TSCĐ. máy kế toán của công ty: 1.5.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại công ty: Công ty tổ chức hạch toán kế toán theo mô hình kế toán tập trung tại phòng kế toán của công ty. Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp -15- Ghi. khoản PHẦN MỀM KẾ TOÁN MÁY VI TÍNH SỔ KẾ TOÁN - Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết -Báo cáo tài chính -báo cáo kế toán quản trị Chứng từ kế toán BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN CÙNG LOẠI -17- ghi Nợ, tài khoản

Ngày đăng: 12/07/2014, 08:20

Mục lục

  • Bộ chứng từ gốc

  • Chứng từ ghi sổ

  • Luận văn " kế toán tài sản cố định "

  • MỤC LỤC

    • THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

      • Ngày 04 tháng 05 năm 2010

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan