thực trạng quỹ đầu tư tại Việt Nam pps

17 2.6K 109
thực trạng quỹ đầu tư tại Việt Nam pps

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ TÀI: QUỸ ĐẦU TƯ VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM Giáo viên: Nguyễn Thanh Phương Lớp: Thị trường chứng khoán sáng thứ 3 ca 1 phòng H410 Nhóm sinh viên: Phạm Xuân Dũng NHCK11 Nhóm trưởng - 01689967547 Nguyễn Thị Thanh Hoa NHCK11 Hoàng Sơn Nam NHCK11 Ngô Xuân Trường NHCK11 Phạm Tuấn Tú NHCK11 Nguyễn Đức Dũng NHCK11 Vũ Minh Thương NHCK11 Nguyễn Thị Hương NHBK11 MỤC LỤC Nội dung Trang I. TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ 3 Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 1 1. Khái niệm 3 2. Các lợi ích của việc đầu tư qua quỹ 3 2.1 Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro 3 2.2 Quản lí đầu tư chuyên nghiệp 3 2.3 Chi phí hoạt động thấp 3 3. Các bên tham gia 4 3.1. Công ty quản lý quỹ 4 3.2. Ngân hàng giám sát 4 3.3. Người đầu tư 4 4. Phân loại quỹ đầu tư 4 4.1. Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn 4 4.1.1 Qũy đầu tư dạng đóng (Closed – end funds) 4 4.1.2 Qũy đầu tư dạng mở (Open end funds) 5 4.2. Căn cứ vào cơ cầu tổ chức – điều hành 5 4.1.1 Qũy đầu tư dạng công ty 5 4.2.2 Qũy đầu tư dạng tín thác 6 4.3. Căn cứ vào nguồn vốn huy động 6 4.3.1 Quỹ đầu tư tập thể (Qũy công chúng) 6 4.3.2. Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên ) 7 II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM: 7 1. Nửa đầu những thập kỷ 90 7 2. Giai đoạn 2002 – 2005 7 3. Giai đoạn 2006 – 2007 9 4. Giai đoạn 2008 – 2009 11 5. Giai đoạn 2010 đến nay …………………………………………………………… 14 6. Nhận xét chung 16 III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ HÌNH THÀNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ………………………………………… 17 1. Về phía nhà nước………………………………………………………………17 2. Về phía quỹ đầu tư…………………………………………………………… 19 ****** I. TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ 1. Khái niệm Qũy đầu tư là một tổ chức đầu tư chuyên nghiệp do các nhà đầu tư cùng góp vốn. Từ những khoản tiền tiết kiệm, nhàn rỗi phân tán trong dân chúng được tập trung lại thành các nguồn vốn lớn cho các nhà chuyên nghiệp sử dụng trong lĩnh vực đầu tư kiếm lời và phân chia cổ tức cho các cổ đông góp vốn. 2. Các lợi ích của việc đầu tư qua quỹ Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 2 Khi các nhà đầu tư cảm thấy không đủ kiến thức, kinh nghiệm và thời gian để trực tiếp hoạt động trên thị trường chứng khoán, họ tìm đến những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp để ủy thác số tiền đầu tư của mình. Như vậy, so với hình thức đầu tư trực tiếp của từng cá nhân, hình thức đầu tư thông qua quỹ đầu tư có những lợi thế nhất định. 2.1 Đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro Với một số tiền nhỏ, nhà đầu tư muốn phân tán rủi ro rất khó khăn do gặp phải vấn đề giá trị của các chứng khoán đầu tư hay độ lớn của các dự án. Do đó, việc quỹ đầu tư hình thành trên cơ sở tập hợp những số tiền nhỏ thành một khoản lớn sẽ giúp các nhà đầu tư tốt hơn. Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư duy trì được sự tăng trưởng tốt ngay cả khi có một vài loại cổ phiếu trong danh mục bị giảm giá, còn các cổ phiếu khác lại tăng giá hơn mức mong đợi, tạo ra sự cân bàng cho danh mục đầu tư. 2.2 Quản lí đầu tư chuyên nghiệp Các quỹ đầu tư phát triển được quản lí bởi các chuyên gia có kỹ năng và giàu có kinh nghiệm được lựa chon và sàng lọc, làm tăng cường tính chuyên nghiệp của việc đầu tư. Một quỹ đầu tư với đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn, có khả năng phân tích và chuyên sâu và các lĩnh vực đầu tư sẽ có lợi thế hơn so với những cá nhân riêng lẻ, không chuyên nghiệp. 2.3 Chi phí hoạt động thấp Tiết kiệm chi phí đầu tư, việc đầu tư thông qua quỹ đầu tư sẽ tạo đăng kí tiết kiệm được các chi phí tính trên từng đồng vôn đầu tư và thường đucợ hưởng các ưu đãi về chi phí giao dịch. 3. Các bên tham gia Các bên tham gia hoạt động của quỹ đầu tư là công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và người đầu tư. Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 3 Nhà đầu tư 4. Phân loại quỹ đầu tư 4.1. Căn cứ vào quy mô, cách thức và tính chất góp vốn 4.1.1 Qũy đầu tư dạng đóng (Closed – end funds) Đây là quỹ đầu tư mà theo điều lệ quy định thường chỉ tạo vốn qua một lần bán chứng khoán cho công chúng. Quỹ đầu tư dạng đóng có thể phát hành cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu. Quỹ không được phát hành thêm bất kì một loại cổ phiếu nào để huy động thêm vốn và cũng không mua lại các cổ phiếu đã phát hành. Những người tham gia góp vốn đầu tư không được phép rút vốn bằng cách bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho chính quỹ đầu tư. Tuy nhiên, chính việc cấm rút vốn làm cho cấu trúc của quỹ rất chặt chẽ, nên các chứng chỉ quỹ đầu tư dạng đóng thường được niêm yết giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán, vì vậy người đầu tư có thể rút vốn bằng cách bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư trên Sở giao dịch chứng khoán. Với tính chất cơ cấu vốn ổn định cho phép quỹ đầu tư dạng đóng có thể đăng kí đầu tư vào các dự án lớn và các chứng khoán có tính thanh khoản cao. Quy mô vốn của loại quỹ này chỉ có thể tăng lên từ các khoản lợi nhuận thu được của quỹ mà thôi. Ví dụ: VIF là quỹ đầu tư thành viên dạng đóng của 20 tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam cùng với hai thành viên sáng lập là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (góp 96 tỷ đồng) và Vietnam Partners LLC (góp 80 tỷ đồng), có quy mô huy động tối đa là 1.600 tỷ đồng, hoạt động trong thời gian tám năm 4.1.2 Qũy đầu tư dạng mở (Open end funds) Quỹ đầu tư dạng mở còn được gọi là quỹ tương hỗ (Mutuai funds). Khác với quỹ đầu tư dạng đóng, các quỹ này luôn phát hành thêm những cổ phiếu mới để tăng vốn và cũng sẵn sàng chuộc lại những cổ phiếu đã phát hành. Các cổ phiếu của quỹ được bán trực tiếp cho công chúng không thông qua thị trường chứng khoán. Tất cả các cổ phiếu phát hành của quỹ này đều là cổ phiếu thường, so với quỹ đầu tư dạng đóng, quỹ đầu tư dạng mở có lợi thế rõ ràng về khả năng huy động, mở rộng quy mô vốn, do đó nó linh hoạt hơn trong việc lựa chon các dự án đầu tư. Nhà đầu tư có thể rút vốn khỏi quỹ bất cứ lúc nào vì vậy cơ cấu vốn của Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 4 Ngân hàng giám sát quỹ không ổn định cho nên quỹ thường xuyên phải duy trì một tỷ lệ khá lớn những tài sản có tính thanh khoản cao như trái phiếu… ít có khả năng đầu tư vào các dự án lớn có tiềm năng nhưng tiềm ẩn độ rủi ro cao Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như Châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại Việt Nam. 4.2. Căn cứ vào cơ cầu tổ chức – điều hành Quỹ đầu tư được tổ chức dưới 2 hình thức là quỹ đầu tư dạng công ty (Corporate funds) và quỹ đầu tư dạng tín thác (Trust funds) 4.1.1 Quỹ đầu tư dạng công ty Theo mô hình công ty, quỹ đầu tư được xem là một pháp nhân đầy đủ, những người góp vốn trở thành các cổ đông và có quyền biểu quyết và có quyền bầu ra Hội đồng quản trị quỹ. Đây là tổ chức cao nhất trong quỹ đứng ra thuê công ty quản lý quỹ, ngân hàng bảo quản tài sản quỹ và giám sát việc tuân thủ hoạt động của 2 tổ chức này. Trong đó, ngân hàng giám sát đóng vai trò bảo quản các tài sản quỹ, nhận hoặc giao chứng khoán cho quỹ khi thực hiện lệnh giao dịch. Còn công ty quản lý quỹ có trách nhiệm cử người điều hành và sử dụng vốn của quỹ để đầu tư vào các chứng khoán hay các tài sản sinh lời khác. Mô hình quỹ đầu tư tổ chức dưới dạng công ty thường được sử dụng ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, tiêu biểu là thị trường Mỹ và Anh. 4.2.2 Qũy đầu tư dạng tín thác Theo mô hình thác, quỹ đầu tư không được xem là một pháp nhân đầy đủ, mà chỉ là quỹ chung vốn giữa những người đầu tư để thuê chuyên gia quản lý quỹ chuyên nghiệp đầu tư sinh lời. Theo mô hình này, vai trò của công ty quản lý quỹ khá nổi bật. Đó là tổ chức đứng ra thành lập và sử dụng vốn thu được vào nơi có hiệu quả nhất. Còn ngân hàng giám sát đóng vai trò là người bảo quản an toàn vốn và tài sản của người đầu tư, giám sát các hoạt động của công ty quản lý quỹ trong việc tuân thủ điều lệ quỹ đầu tư. Mô hình quỹ đầu tư tổ chức dưới dạng tín thác thường được sử dụng ở các thị trường chứng khoán mới nổi (emerging market) đặc biệt là các thị trường chứng khoán đang phát triển ở Châu Á. 4.3. Căn cứ vào nguồn vốn huy động 4.3.1 Quỹ đầu tư tập thể (Qũy công chúng) Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 5 Quỹ đầu tư tập thể là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Những người đầu tư vào quỹ có thể là các cá nhân hoạc tổ chức kinh tế, nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ, ít am hiểu về thị trường chứng khoán. Quỹ đầu tư tập thể cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro, chi phí đầu tư thấp với hiệu quả đầu tư cao do tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư mang lại. Tại VN hiện nay có 4 quỹ công chúng đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán là: VF1, VF4, BF1, PF1 Quỹ Vốn điều lệ (tỷ đồng) Ngày thành lập Thời gian hoạt động VFMVF1 1.000 04/2004 10 năm VFMVF4 8.000 01/2008 10 năm PRUBF1 500 11/2003 07 năm MAFPF1 250 07/2007 07 năm Nguồn: ủy ban chứng khoán nhà nước. 4.3.2. Quỹ đầu tư tư nhân (Quỹ thành viên ) Khác với quỹ đầu tư tập thể, quỹ đầu tư tư nhân huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một số nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các thể nhân hoặc các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường đầu tư lượng vốn tương đối lớn và đổi lại họ đòi hỏi các yêu cầu về quản lý quỹ rất cao. Họ sẵn sàng chấp thuận khả năng thanh khoản thấp hơn so với các nhà đầu tư nhỏ – nhũng người đầu tư vào các quỹ tập thể – và vì thế họ khống chế việc đầu tư trong các quỹ tư nhân. Một đặc điểm khác của các quỹ tư nhân đó là các nhà quản lí quỹ thường tham gia kiểm soát hoạt động của các công ty nhận đầu tư. Việc kiểm soát này có thể dưới hình thức là thành viên Hội đồng quản trị, cung cấp tư vấn hoặc có ảnh hưởng đáng kể tới các thành viên của Hội đồng quản trị của công ty nhận đầu tư. Ví dụ: VIF, Thunderbird, Auxesia, Leopard, CB Solutions, Foreya Partners, American Indochina… II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA QUỸ ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 1. Nửa đầu những thập kỷ 90 Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 6 Những quỹ đầu tư đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu những năm 1990, có tám quỹ đầu tư tiến hành hoạt động tại Việt Nam với tổng lượng vốn huy động khoảng 700 triệu USD. Những khó khăn trong nỗ lực tìm kiếm cơ hội bỏ vốn cùng tác động của khủng hoảng tài chính-tiền tệ năm 1997 đã khiến các quỹ nản lòng và lần lượt rút lui. Thời điểm sau năm 1997 chỉ còn lại hai quỹ đầu tư là Vietnam Enterprise Investment Fund (VIEL) do công ty Dragon Capital quản lý và Vietnam Frontier Fund (VFF) thuộc tập đoàn Finasa. Bản thân VFF, với qui mô 50 triệu USD, rốt cuộc cũng ra khỏi Việt Nam sau 10 năm hoạt động. Chỉ khi thị trường chứng khoán có những dấu hiệu tăng trưởng tích cực, quỹ này mới trở lại với qui mô khiêm tốn hơn 15 triệu USD, năm 2005. 2. Giai đoạn 2002 – 2005 Giai đoạn từ 2002 đến 2005, hoạt động của các quỹ đầu tư tương đối trầm lặng. Với tâm lý khá e ngại và còn băn khoăn về sự thành công của mô hình này, các nhà đầu tư mới chỉ dám bỏ các khoản đầu tư nhỏ nhằm thăm dò thị trường. Mặc dù vậy vẫn ghi nhận sự xuất hiện thêm nhiều quỹ mới thuộc các công ty Mekong Capital, VinaCapital, IDG, VietFund hay PXP Asset Management. Danh mục quỹ đầu tư thành lập giai đoạn 2002 – 2005: Quỹ Công ty Thành lập Hoạt động MekongEnterprise Fund Mekong Capital 2002 Vốn cổ phẩn riêng lẻ IDG Vietnam Ventures Fund IDG Venture 2004 Đầu tư công nghệ và mạo hiểm IndochinaLand Holdings Indochina Capital 2005 Bất động sản PXP Vietnam Fund PXP Vietnam Asset Management 2003 Cổ phiếu niêm yết, doanh nghiệp cổ phần hóa… VietnamOpportunity Fund Vina Capital 2003 Vietnam Securities Investment Fund(VF1) Viet Fund Management 2004 Vietnam Emerging Equity PXP Vietnam Asset 2005 Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 7 Fund Management Vietnam Equity Fund Finansa 2005 Nguồn www.saga.vn Tín hiệu tăng trưởng khả quan của nền kinh tế Việt Nam được cộng đồng tài chính quốc tế đánh giá cao. Những tên tuổi tài chính hàng đầu như Merill Lynch, Goldman Sachs, JP Morgan Chase đều dành mối quan tâm lớn hơn cho thị trường Việt Nam với nhiều hoạt động khảo sát. Liên tiếp các báo cáo nghiên cứu của các tổ chức này có chung đánh giá cổ vũ dòng vốn đầu tư tiếp tục chảy vào Việt Nam trong nhiều năm tới. Tuy vậy cho đến tận năm 2005, vốn đầu tư gián tiếp (FII) mới chỉ đạt khoảng 1% so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), so với các nước khác trong khu vực, con số đầu tư gián tiếp của Việt Nam tương đối mờ nhạt 3. Giai đoạn 2006 – 2007 Năm 2006 Việt nam gia nhập WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trên 8%, thị trường chứng khoán tăng vượt bậc đạt đỉnh cao nhất từ khi thị trường chứng khoán Việt nam ra đời đã đánh dấu một thời kì vàng son của các quỹ đầu tư. Lúc này việc huy động vốn vào Việt Nam khá dễ dàng khi thị trường chứng khoán Việt Nam đang bùng nổ, biến đổi tích cực và mạnh mẽ. Theo thống kê của giới tài chính, phải có tới khoảng 100 quỹ đầu tư lớn nhỏ các loại đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam, có khoảng 20 quỹ mới được thành lập. UBCKNN cũng cấp giấy phép hoạt động cho 17 công ty quản lý quỹ. Trong số này, nổi bật có Công ty liên doanh Quản lý quỹ đầu tư BIDV-Vietnam Partners với quỹ VIF có qui mô vốn tối đa 1.600 tỷ đồng và một loạt công ty thành lập vào nửa cuối năm 2007 với qui mô vốn lớn: Công ty cổ phần Quản lý quỹ đầu tư FPT (vốn điều lệ lớn nhất thị trường- 110 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI (vốn điều lệ 30 tỷ đồng), Công ty TNHH Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á (vốn điều lệ- 30 tỷ đồng) Còn phải kể tới hoạt động của các công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam như Nomura Internetional (Hongkong), Blackhorse Asset Management Pte Ltd. (Singapore) hay Mirae Asset Maps Investment Management Co., Ltd. (Hàn Quốc). Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 8 Thời điểm giữa năm 2006, VinaCapital khai trương quỹ đầu tư bất động sản Vinaland với dự kiến huy động 50 triệu USD nhưng đã nhận được 65 triệu USD từ các nhà đầu tư. Thành công trong lần phát hành và niêm yết trên thị trường chứng khoán London của Indochina Capital Vietnam Holding Limited thể hiện tính sẵn sàng của các dòng vốn cho thị trường Việt Nam và thực sự là một bất ngờ. Trong lần phát hành này, Indochina Capital dự kiến thu hút từ 300-350 triệu USD, kết quả: quỹ này huy động được 500 triệu USD Không chỉ có nguồn vốn từ bên ngoài, con số gần 20 công ty quản lý quỹ trong nước mới thành lập hứa hẹn nhiều quỹ đầu tư tiếp tục ra đời trong năm 2008. Tiếp sau “sự vụ” phát hành tăng vốn VF1, các quỹ VF2 và VF 3 đang hình thành, VietFund Management đang tích cực giới thiệu và chuẩn bị VF4, VF5 và thậm chí thì có thể còn có VF10 trong tương lai. Công ty quản lý quỹ được sáng lập bởi các tên tuổi lớn như SSI, FPT, Sabeco hẳn sẽ không chịu kém trong cuộc đua mở quỹ và huy động vốn. Công ty quản lý quỹ Cấp phép Quỹ Vốn điều lệ Cty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam 15/07/2003 100 tỷ VF1 500 tỷ VF2 33,35 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Thành Việt 10/11/2004 88 tỷ SFA1 Cty TNHH quản lý quỹ đầu tư Prudential Việt Nam 26/5/2005 23 tỷ PRUBF1 500 tỷ Cty TNHH quản lý quỹ Manulife Việt Nam 14/6/2005 26 tỷ ManulifeF 214 tỷ Cty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt 08/11/2005 25 tỷ Cty liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Vietcombank 02/12/2005 8 tỷ VPF1 200 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hà Nội 16/11/2007 25 tỷ Cty Cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bản Việt 25/10/2006 94 tỷ Cty liên doanh quản lý quỹ đầu tư BIDV – VIETNAM PARTNERS 06/01/2006 32 tỷ VIF 1600 tỷ Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 9 Cty TNHH liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoánAGRIBANK – VGFM 21/12/2006 16 tỷ Cty Cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Long 22/12/2006 40 tỷ Cty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Bông Sen 27/12/2006 5 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Bình 28/12/2006 30 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư Anpha 28/12/2006 10 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Phương Đông 28/12/2006 6,8 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Phúc 28/12/2006 8,1 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Hải Phòng 29/12/2006 11 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng khoán An Phú 29/12/2006 8 tỷ Cty TNHH quản lý quỹ SSI 03/8/2007 30 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ đầu tư FPT 25/7/2007 110 tỷ Cty TNHH quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Đông Á 24/9/2007 30 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ Lộc Việt 06/11/2007 25 tỷ Cty cổ phần quản lý quỹ Sabeco 16/11/2007 25 tỷ Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Con số các quỹ đầu tư và qui mô vốn (dù mới chỉ là vốn điều lệ) cho thấy một thực tế: huy động vốn, trước giờ vẫn được xem như mấu chốt của các khó khăn, hóa ra không thực sự là vấn đề. Mà vấn đề ở đây là tìm kiếm những địa chỉ tin cậy và khả thi thương mại để đầu tư, đảm bảo cam kết lợi nhuận với các cổ đông. Mức lãi suất thấp và lạm phát trong giai đoạn này cũng là một nhân tố thúc đẩy các nhà đầu tư ở các nước phát triển tìm kiếm cơ hội từ những nền kinh tế đang trỗi dậy như Việt Nam. 4. Giai đoạn 2008 – 2009 : Chấn động của cuộc khủng hoảng tài chính trong năm 2008 đẩy nhiều quỹ đầu tư đứng trước nguy cơ phá sản, hoạt động kinh doanh trở nên khó khăn. Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 10 [...]... Đà Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 13 Nẵng; khu biệt thự The Garland ở quận 9, Đại Phước ở quận 2 (TP.HCM) và hơn 50% trong số đó đã có người mua Trong khi quỹ chứng khoán và bất động sản lao đao thì các quỹ cổ phần tư nhân lại có một năm sôi động với các thông tin thoái vốn lẫn đầu tư mới, đặc biệt là Mekong Capital, quỹ cổ phần tư nhân đầu tiên của Việt Nam 2 quỹ. .. khỏi quỹ nếu như những nhà quản lý chuyên nghiệp xuất sắc đó không làm ở Quỹ nữa Do đó việc đào tạo một cách bài bản cho đội ngũ cán bộ của Quỹ Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 16 để nâng cao trình độ của họ là yếu tố mang tính chất quyết định tới sự tồn tại cũng như hiệu quả hoạt động của Quỹ Các biện pháp nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý quỹ đầu tư: ... Vietnam Growth Fund Limited (VGF) Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam 39.3 31.9 27.2 Trang 11 Vietnam Dragon Fund (VDF) 25.8 Vietnam Equity Fund Finansa Fund Management Golden Bridge Financial Group’s Vina Blue Ocean Fund Golden Bridge Financial Fund Hanoi Fund Hanoi Fund Management Indochina Capital Vietnam Holdings Indochina Capital 45.6 JF Vietnam Opportunities Fund JF Vietnam... chuyên nghiệp thấp tại phần đông các doanh nghiệp Việt Nam Nhiều chuẩn mực vận hành thông thường vẫn còn xa lạ tại các đơn vị sản xuất kinh doanh Các yêu cầu cung cấp thông tin và đòi hỏi khá khắt khe về qui trình vận hành từ phía người có vốn phần nào thúc ép doanh Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 14 nghiệp thay đổi và hoàn thiện Tuy vậy, năng lực thực sự cần được duy... nhau và chưa có sự bổ sung điều chỉnh đối với một hình thức đầu tư mới - đầu tư qua quỹ Do vậy, một yêu cầu đang được đặt ra là cần phải tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các bộ luật này để tạo Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 15 nên một hệ thống pháp luật đồng bộ, tạo sự công bằng cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng như nhằm giải quyết một cách nhanh chóng khi có... phía quỹ đầu tư 2.1 Chú trọng và đẩy mạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý quỹ đầu tư chuyên nghiệp King nghiệm của nhiều nước trên thế giới cho thấy,một yếu tố có tính chất quyết định đến sự thành công của Quỹ đầu tư đó là trình độ năng lực của các nhà quản lý quỹ Những nhà đầu tư riêng lẻ thường chọn những quỹ để đầu tư dựa trên cơ sở xem xét tài năng của các nhà quản lý chuyên nghiệp của quỹ, ... vào “mùa” nào Quỹ Công ty quản lý quỹ Tăng trưởng 2009 Vietnam Property Holding (VPH) Vietnam Property Fund ( VPF) Vietnam Infrastructure Limited ( VNI) VinaCapital’s VinaLand Saigon Asset Management Dragon Capital VinaCapital ( %) 12.9 9.5 3.1 -14.4 Nguồn: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tổng hợp của tác giả 5 Giai đoạn 2010 đến nay Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 12... trị tài sản dự án phức tạp và ổn định hơn Trong báo cáo vận hành, các quỹ đầu tư thường đưa ra con số về NAV (Giá trị tài sản ròng) tại thời điểm gần nhất Thường xuyên theo dõi biến động các chỉ số này trong báo cáo định kỳ giúp cổ đông theo sát hiệu quả vận hành của quỹ *** Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 17 ... kinh tế Việt nam tuy có khởi sắc nhưng cũng còn rất nhiều khó khăn, nhìn chung các Quỹ đầu tư giai đoạn này khá là trầm lắng Tụt hạng nhiều nhất là nhóm 3 quỹ chứng khoán của Công ty Quản lý Quỹ PXP gồm Vietnam Lotus Fund (VLF), Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) và PXP Vietnam Fund (PVF), vốn dẫn đầu tăng trưởng NAV trong năm 2009 Bên cạnh PXP, 2 tên tuổi lớn trong làng quản lý quỹ tại Việt Nam là... Chứng khoán Rothchild (Anh), nhiều quỹ đầu tư tại Việt Nam đã lỗ lớn trong năm 2008; giá trị tài sản ròng (NAV) nhiều quỹ giảm từ 60% - 70% Sang tới năm 2009, các công ty quản lý quỹ đầu tư đã đa dạng hóa các lĩnh vực đầu tư, để giảm thiểu những rủi ro gặp phải trên thị trường, nhưng vẫn tập trung phần lớn vào thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản Các quỹ đầu tư chứng khoán có mức tăng trưởng . tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 6 Những quỹ đầu tư đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào khoảng đầu những năm 1990, có tám quỹ đầu tư tiến hành hoạt động tại Việt Nam với. quỹ đầu tư là công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và người đầu tư. Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 3 Nhà đầu tư 4. Phân loại quỹ đầu tư 4.1. Căn. 1600 tỷ Quỹ đầu tư và thực trạng phát triển quỹ đầu tư tại Việt Nam Trang 9 Cty TNHH liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoánAGRIBANK – VGFM 21/12/2006 16 tỷ Cty Cổ phần quản lý quỹ đầu tư chứng

Ngày đăng: 12/07/2014, 03:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan