Địa Lý Nam Trung Bộ - Dung Quất phần 7 docx

117 239 0
Địa Lý Nam Trung Bộ - Dung Quất phần 7 docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ñòa chí Quaûng Ngaõi Trang 110 VĂN HỌC I. VĂN H ỌC DÂN GIAN Căn cứ vào thực tế văn học dân gian ở Quảng Ngãi, mục này của sách xin tách văn học dân gian của từng dân tộc sinh sống trên ñịa bàn ñể khảo xét riêng. Trong mỗi dân tộc sẽ ñược phân ra hai phần chính: phần giới thiệu về truyện kể dân gian và phần giới thiệu về các loại hình văn vần. Ở ñây, những người biên soạn có chú trọng ñến tên gọi vốn có, sát với thể loại, mà không áp ñặt những tên gọi khác. Xin lưu ý thêm rằng ngay cả các tên gọi thể loại này phần nào cũng do các nhà nghiên cứu ñặt và trở nên quen thuộc. 1. VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƯỜI VIỆT 1.1. TRUYỆN KỂ Bên cạnh những truyện kể rất phổ biến với mọi người Việt Nam ở khắp ñất nước, như Thánh Gióng, Mỵ Châu - Trọng Thủy, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Chử ðồng Tử - Tiên Dung, Thạch Sanh, Tấm Cám , người Việt ở Quảng Ngãi cũng có những sáng tác dân gian, gắn liền với vùng ñất mà họ ñã từng gắn bó trong suốt nhiều thế kỷ. Nhìn dưới góc ñộ ñề tài, truyện kể dân gian của người Việt ở Quảng Ngãi phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau: về các hiện tượng tự nhiên, về lịch sử vùng ñất, về những di tích - thắng cảnh, về các nhân vật lịch sử và cả về những con người bình dị trên quê hương núi Ấn - sông Trà. Về cách giải thích hiện tượng tự nhiên, người Việt ở Quảng Ngãi lưu truyền nhiều truyện kể dân gian liên quan ñến nhiều ngọn núi, nhiều con sông, như chuyện ông Khổng Lồ gánh ñất lấp biển làm ñổ hai ñầu ñất, một ñầu thành núi Ấn, một ñầu thành núi Bút; chuyện về những dấu chân khổng lồ ở Sa Kỳ, ở Gò Yàng, chuyện về các dấu chân thiêng của Cao Biền, chuyện về Hòn Son, Hòn Chữ ở Sa Huỳnh Gắn liền với các di tích văn hóa - lịch sử, danh lam thắng cảnh có các chuyện về Cao Biền yểm núi Long ðầu và sự tích vua Nam Chiếu bên bờ sông Trà, chuyện về chuông Thần, giếng Phật trên chùa Thiên Ấn, chuyện về giếng Vua ở làng Thanh Thủy (Bình Sơn), chuyện về giếng Ông Miềng ở ñảo Lý Sơn; chuyện về Ông Rau ở núi Long Phụng, chuyện về 4 ông tu tiên ở chùa Hang Lý Sơn, chuyện về hòn Ông, hòn Bà ở vùng cửa biển Sa Cần, chuyện về Kha Hổ mà nay còn miếu thờ Thần Hổ ở Trà Bồng. CHƯƠNG XXVI Ñòa chí Quaûng Ngaõi Trang 111 Gắn liền với các nhân vật lịch sử, những tấm gương tiết liệt, những nhân cách cao ñẹp của kẻ sĩ, anh hùng, có các chuyện, như chuyện về Bùi Tá Hán hiển Thánh mà nay vẫn còn truyền tụng hai câu thơ "Nhân mã bất tri hà xứ khứ/ Huyết y trường dữ thử bi lưu", chuyện về Nguyễn Tấn tiếp các già làng người dân tộc ở ðá Vách, chuyện về ñánh giặc Tàu Ô của ông Nguyễn Văn Tuất, chuyện về Bà Roi tuẫn tiết (Lý Sơn) và nhiều giai thoại về các chí sĩ yêu nước Lê Trung ðình, Lê ðình Cẩn, Nguyễn Thụy, Nguyễn Bá Loan, về ông Giải nguyên Thuận Phước, về Cử nhân Phạm Hoành, về chàng nho sĩ họ Phạm ở làng Chánh Lộ Gắn liền với hình ảnh người bình dân, có rất nhiều chuyện kể khác nhau, thường là những truyện cười, những giai thoại có chủ ñề chính là phê phán các thói hư tật xấu, ca ngợi người tài trí, ñức ñộ, dũng cảm, như: chuyện thằng Bòi ñi thi, chuyện hò hay lấy ñược vợ, chuyện mặt rỗ ñối giỏi cũng ñược vào cung, chuyện chàng hợm bị một vố ñau… (1) . Nội dung chính của kho tàng truyện kể người Việt ở Quảng Ngãi thường thể hiện cái nhìn suy nguyên về các sự vật, hiện tượng, thể hiện niềm tự hào ñối với quê hương xứ sở qua việc thiêng hóa vùng ñất, thiêng hóa con người, qua ñó cũng bộc lộ tâm hồn và tính nết con người Quảng Ngãi trong việc ứng xử với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Trong các truyện kể nêu trên có một số câu chuyện mang môtíp quen thuộc trong truyện kể dân gian của nhiều vùng trong nước. Tuy nhiên, những câu chuyện có môtíp phổ biến ấy cũng ñã có nhiều ñổi khác, ñã có những sắc thái riêng của vùng ñất và con người Quảng Ngãi. ðó là một sự tái tạo theo nhãn quan riêng của người dân ở vùng ñất này trong quá trình sinh sống ở một môi trường mới, mà ở ñó ñiều kiện tự nhiên, ñiều kiện lịch sử - xã hội ñã có ít nhiều khác biệt so với vùng quê gốc, có sự giao lưu với Văn hóa Chămpa cổ, với văn hóa của người Hoa và với văn hóa của các dân tộc thiểu số miền núi. 1.2. VĂN VẦN DÂN GIAN Cùng với truyện kể dân gian, trong cộng ñồng cư dân Việt ở Quảng Ngãi còn có một khối lượng lớn ca dao, hát hò, hát hố, tục ngữ, vè, câu ñố thể hiện dưới hình thức văn vần. Ngoài những câu, những bài mang tính phổ thông của toàn quốc, của vùng, miền, người Việt ở Quảng Ngãi còn có những câu, những bài mang nét riêng của vùng ñất. Có thể tạm chia văn vần dân gian của người Việt ở Quảng Ngãi làm hai mảng ñề tài chính: mảng ñề tài phản ánh ứng xử với môi trường tự nhiên và mảng ñề tài phản ánh ứng xử với môi trường xã hội. Trong quan hệ ứng xử ñối với môi trường tự nhiên, người Việt ở Quảng Ngãi có những kinh nghiệm ñược truyền từ ñời này sang ñời khác bằng những câu ca, những câu nói có vần (trong ñó chủ yếu là tục ngữ, vè), mà trong ñó chứa ñựng những kinh nghiệm về lịch thời tiết, lịch con nước, lịch ñánh bắt cá, cách chế biến thức ăn từ ruộng ñồng, sông biển, ao hồ; về nhật trình ñi biển, lịch làm ruộng; những cảm quan về ñất ñai sông núi miền ñất Ấn - Trà Ví dụ như, khi nói về lịch thời tiết, văn vần dân gian của người Việt ở Quảng Ngãi có những câu như: ðời ông cho chí ñời cha/Mây phủ Sơn Trà (2) không gió thì mưa, hoặc Chiều chiều mây Ñòa chí Quaûng Ngaõi Trang 112 phủ Sơn Trà/ Sóng xô cửa ðại trời ñà chuyển mưa; hay Mống ñông vồng tây, chẳng mưa dây cũng gió giật ; khi nói về kinh nghiệm ñi biển có những câu, như: Tháng Giêng ñộng dài, tháng Hai ñộng tố/ Tháng Ba nồm rộ, tháng Bốn nam non/ Trông lên tới ñỉnh Hòn Son/ Son còn ñỏ rực anh còn ra khơi, hay: Thuyền ngược ta khấn gió nồm/ Thuyền xuôi ta khấn mưa nguồn gió may ; khi ñể nhớ về các loài chim, người Việt ở Quảng Ngãi có bài vè về chim; khi ñể nhớ tên các loại cá, người ta có bài vè về cá; khi ñể nhớ ñặc ñiểm của mỗi chặng ñường quanh ven biển từ Bắc vào Nam, ngư dân ven biển ở mảnh ñất này phải thuộc lòng bài vè Các lái, bài ði vô lẫn bài ði ra, vv.; nói về những loại ñặc sản, thổ sản có những câu như: Chim mía Xuân Phổ/Cá bống sông Trà/ Kẹo gương Thu Xà/ Mạch nha Mộ ðức, hay: Con gái còn son không bằng tô don Vạn Tượng, vv. Những câu văn vần về ñề tài này hết sức phong phú, ña dạng, về nhiều khía cạnh khác nhau trong quá trình người Việt ứng xử với môi trường tự nhiên ở vùng ñất Quảng Ngãi. Nếu như tục ngữ, vè ñược dùng như một thế mạnh ñể phản ánh quan hệ của con người với môi trường tự nhiên thì ca dao là một thế mạnh ñược con người dùng ñể phản ánh quan hệ ứng xử của con người với môi trường xã hội. Ca dao thường phản ánh những vấn ñề về tình yêu, hôn nhân, quan hệ gia ñình, làng xóm, quan hệ với lịch sử - xã hội Chẳng hạn nói về tình yêu: Trách người phơi lúa giống thưa/ Chèo thuyền trong lộng khéo lừa duyên em, hoặc: Trời mưa lâu cho ñá nọ mọc rêu/ ðứa nào ở bạc con dế kêu thấu trời; hay: Bao giờ núi Hó hết tranh/ Sông Trà hết nước thời mình mới xa ðó là tình yêu, còn về quan hệ gia ñình, cũng không hiếm những câu như: Mẹ ơi ñừng ñánh con ñau/ ðể con bắt ốc hái rau mẹ nhờ/ Mẹ ơi ñứng ñánh con khờ/ ðể con thả lờ bắt cá mẹ ăn, hoặc: Nước mắm ngon thượng thủ/ Dằm ñu ñủ lờ ñờ/ Em than bổn phận em khờ/ Làm dâu nhà mẹ cũng nhờ tiếng anh. Phản ánh công cuộc chống thực dân, ñế quốc, người Việt ở mảnh ñất này ñã sáng tác nên những câu ca như: Bình ðông có tiếng ñánh Tây/ Có gan ñánh Mỹ phá vây mấy lần, hay: Sông Trà Khúc ai mà tát cạn?/ Rừng Trà Bồng ai ñẵn hết cây?/ Anh mà ñi lính với thằng Tây/ Em ñành phải dứt cái dây nghĩa tình, vv. Cùng với các truyện kể dân gian, những câu, những bài văn vần dân gian của người Việt ở Quảng Ngãi có những sắc thái riêng, mang dấu ấn của vùng ñất, của con người sống trên vùng ñất này. Sự tái tạo và sáng tạo theo nhãn quan riêng ñã làm cho ca dao của người Việt ở Quảng Ngãi rất phong phú, ña dạng, trong nội dung, trong hình thức biểu ñạt - một sự biểu ñạt chân chất, hồn nhiên, thẳng thắn, hơi cục mịch mà thật sâu nặng tình cảm như chính con người Quảng Ngãi, ví dụ như: Có thương thì thương cho chắc, cho chặt, cho bn/ ðừng thương lỡ dở bắt ñền uổng công, hoặc: Thuốc ngon chợ Huyện/ Giấy quyến Sa Huỳnh/ Nẩu xa thì mược (mặc) nẩu/ (Chứ) hai ñứa mình ñửng (ñừng) xa ; và dù có cục mịch, thô tháp thì cũng thật ý tứ, kín ñáo: Anh thương em, ñừng cho ai biết, ñừng cho ai hay, ñừng cho ai biểu, ai bày/ Thâm thâm dìu dịu mỗi ngày mỗi thương/ Nước mía trong cũng thắng thành ñường/ Anh thương em thì anh biết chứ thói thường biết ñâu! 2. VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƯỜI HRÊ Ñòa chí Quaûng Ngaõi Trang 113 2.1. TRUYỆN KỂ Trong sinh hoạt các làng Hrê khá phổ biến loại hình truyện kể. Truyện kể dân gian của người Hrê ở Quảng Ngãi có nhiều thể loại: cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, sử thi, ngụ ngôn , phản ánh các ñề tài: về các hiện tượng tự nhiên, như các ngọn núi, con sông, con suối, các hòn ñá, cây cỏ, thiên tai ; về các nhân vật anh hùng huyền thoại của bộ lạc, của plây, của tộc người, hoặc của một vùng; về sự hình thành cộng ñồng cư dân và quan hệ gia ñình, làng xóm; về nghề nghiệp, như trồng lúa, dưa ; về các phong tục, tập quán, tín ngưỡng (3) . Về các hiện tượng tự nhiên, có các truyện như truyện giải thích về xuất xứ núi Cao Muôn, về sông Liêng, sông Tô, sông Rvá, về hang Dơi, về chàng A Lênh và con gái nhà Trời Về sự hình thành cộng ñồng cư dân, có các truyện như sự tích nguồn sông Rhe - nơi khởi nguồn của người Hrê, sự tích sông Rvá - nơi khởi khuồn của nhóm Hrê bên sông Rvá, về thanh gươm Tà Nọ Về nghề trồng lúa, có các truyện kể như truyện về Vu giơ ra mà trong ñó có hình tượng người con gái Y Dật tìm ra hạt lúa, truyện ðăm Vầu với việc tìm ra quả dưa gang Về các loài vật, có rất nhiều truyện kể ñề cập ñến ñề tài này, dưới dạng ngụ ngôn, như các truyện về cọp, về con dúi, con trút, con rùa Và ñặc biệt là truyện kể về các anh hùng huyền thoại, là các ñăm - chàng trai thông minh, khỏe mạnh, dũng cảm và cô con gái thứ Mười (nàng Y Dật). Trong các loại truyện kể này, thường là có phối hợp giữa hát và kể, có câu dài câu ngắn, có khi một truyện kể ñược kể trong khoảng 1 giờ, cũng có truyện kể dài ñến 3 - 4 ñêm. Vì thế có thể xem những truyện kể loại này ít nhiều mang tính sử thi, hoặc vốn là sử thi mà nay chỉ tìm thấy những mảnh vỡ, hay chỉ còn có cốt truyện là chính. Tiêu biểu có các truyện kể về chàng Y Dật, Vu Chư, ðăm Ta Yoong, Kơ Vông, Gơ Lóc 2.2. NHỮNG LỜI HÁT Trong sinh hoạt cá nhân cũng như cộng ñồng, người Hrê thường dùng nhiều ñiệu hát, nếu sắp xếp theo chu kỳ vòng ñời người, thì có: hát ru (vadhô con), ñồng dao (ka ếch), hát giao duyên (ta/ca lêu), tự tình (ca choi/chơi), hát cúng (ta jeo), hát khóc (ta ôi) (4) . ðó là cách phân loại theo chức năng, mà trong ñó, xét về nội dung và ñề tài phản ánh, chúng ñã hàm chứa những thế ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Nếu chỉ tách phần lời ñể xem xét, chúng là những tác phẩm văn học ñích thực, bởi trong ñó chứa ñựng những giá trị nhân văn, ñạo ñức, giáo dục, thẩm mỹ; ngôn từ trong sáng, tinh tế, giàu hình ảnh. Dưới ñây là trích ñoạn một bài ca choi nói về nỗi khổ của một người Hrê: Tôi leo lên ñỉnh ñồi ñeo gùi rách quai Tôi vào rừng sâu mang lưỡi rựa không cán Tôi ñeo con bên hông không có ai nhìn Tôi ñeo con trên lưng không có ai ngó Ñòa chí Quaûng Ngaõi Trang 114 Ôi, tới gò kia tôi ñứng khóc Tới núi kia tôi ngồi buồn Nga Ri Vê dịch Ở một bài ca choi khác, một người con gái thở than: ðời em sinh ra như cây mọc bên ñường Như lá khô trên rừng trôi xuống sông Nói về cô gái ñẹp, người Hrê bày tỏ bằng lời qua ñiệu ta lêu: Em ñẹp bằng nào ðẹp như gầu ha tu Như tua hoa ñu ñủ Như trái chai chín ñỏ Trái gang non xanh ðẹp như hoa ka rê Như trăng non mới mọc Như cây mía tím ñỏ mọng ðẹp như củ mì pa zia Như cá niêng bé nhỏ (5) Nga Ri Vê dịch 3. VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƯỜI COR 3.1. TRUYỆN KỂ Kể chuyện là một sinh hoạt phổ biến trong các làng nóc người Cor. Truyện kể dân gian của người Cor cũng gồm các thể loại, như cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn ; với các ñề tài về các hiện tượng tự nhiên, về những nhân vật anh hùng huyền thoại, những số phận côi cút, nghèo khổ, về phong tục tập quán, tín ngưỡng, về những loài vật Trong cộng ñồng người Cor còn lưu giữ nhiều truyện kể gắn liền với những giải thích về các ngọn núi, con sông trên ñịa bàn cư trú của mình, như sự tích núi Răng Ñòa chí Quaûng Ngaõi Trang 115 Cưa, sự tích Eo Chim, sự tích Hòn Vua Truyện kể về những con người côi cút, nghèo khổ nhưng biết chiến thắng số phận và trở thành những con người ñược cộng ñồng tôn vinh, như các truyện kể về chàng câu cá (Ta poóc), chàng Khô Nội, hai anh em mồ côi, chàng Rít, chuyện giết con quỷ 7 miệng Về sự hình thành cộng ñồng cư dân và những mối quan hệ láng giềng, có các truyện kể về người ñàn bà và con chó, truyền thuyết về ñảo Lý Sơn, sự tích người Cor và người Kinh, chuyện về ñiện Trường Bà Truyện kể dân gian Cor còn có khá nhiều những câu chuyện về loài vật mà trong ñó hàm chứa những chủ ñề khác nhau: có chuyện giải thích nguồn gốc xuất hiện của các loài vật, như các chuyện giải thích vì sao mắt lươn thì híp và mắt cá gáy thì ñỏ, sự tích chim chèo bẻo; có chuyện mượn loài vật ñể nói những quan hệ nhiều chiều trong ñời sống xã hội, như các chuyện kể về ốc và cọp, cối và cọp, chuyện kể về diều hâu, chim chích, con thỏ, con rùa ðể giải thích các phong tục tập quán, các loại hình văn hóa tín ngưỡng có các truyện kể, như sự tích ăn trâu, sự tích cây nêu, sự tích nhà sàn, truyện kể về thần Lúa, truyện kể về hai vị thần Oplik và Oplok dạy cho con người biết ca hát Cũng như người Hrê, trong truyện kể dân gian của người Cor, hình ảnh người anh hùng của bộ lạc, của làng, của vùng, của cả tộc người hiện rõ trong nhiều câu truyện, như các truyện kể về Eo Chim, về Taman Xơri, về Hòn Vua, về nàng Y Dật (6) . 3.2. NHỮNG LỜI HÁT Người Cor ở Quảng Ngãi hiện vẫn sử dụng các làn ñiệu dân ca truyền thống của họ, ñó là các ñiệu xà ru - xà lía (tự sự, ứng khẩu), a giới (ñối ñáp), a lat (hát mừng), ca lu, ca rua (hát cúng) Xét dưới góc ñộ diễn xướng dân gian thì ñó là những làn ñiệu có giá trị về nghệ thuật âm nhạc. Mặt khác, cũng như các làn ñiệu dân ca của người Hrê, người Ca Dong, xét dưới góc ñộ phần lời của bài hát thì ñó là những tác phẩm văn học có giá trị. Nội dung chính của các làn ñiệu dân ca Cor chủ yếu cũng ñể phô diễn tâm tình, trước thiên nhiên, thần linh, con người và những lĩnh vực khác nhau của ñời sống xã hội. Tùy theo mỗi thể loại mà nội dung các bài dân ca khác nhau. Dưới ñây là vài ñoạn trích phần lời một vài bài xà ru: Anh từ ñâu ra? Tôi từ buồng cau ra Em từ ñâu ra? Em từ cây chuối non, từ hoa huệ Em như bông hoa rừng Anh như là cây lau Ñòa chí Quaûng Ngaõi Trang 116 Ta lấy nhau ñẹp ñôi vợ chồng (7) . 4. VĂN HỌC DÂN GIAN CỦA NGƯỜI CA DONG 4.1. TRUYỆN KỂ Trong truyện kể dân gian phổ biến ở các làng người Ca Dong có nhiều thể loại cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn hướng về các ñề tài: giải thích các sự vật hiện tượng có trong tự nhiên, trong ñời sống xã hội, về các nhân vật anh hùng huyền thoại, về phong tục tập quán, tín ngưỡng, những người nghèo khổ, bất hạnh, sự hình thành cộng ñồng cư dân tương tự như truyện kể của người Hrê và truyện kể của người Cor ñã giới thiệu sơ lược ở trước. ðể giải thích các hiện tượng tự nhiên, người Ca Dong có các câu chuyện về người Khổng Lồ, về cây thần Brin, về Oong Grăng Téc Pia, hay sự tích cây cau, cây ñùng ñình và dòng sông Rinh ðể giải thích nguyên nhân vì sao con người lại trồng ñược lúa có câu chuyện về sự tích cây lúa và dây bầu, nàng Y Dật và hạt lúa ðể nói về sự hình thành cộng ñồng cư dân, về mối quan hệ giữa các nhóm tộc người có các câu chuyện về sự tích vùng Huy Măng, sự tích người Ca Dong với tục cúng con trút, Kon Tung Về ñời sống lứa ñôi và những khát vọng vươn tới cái ñẹp có các chuyện kể về chuyện tình nàng Y Dật, về chàng Grăng Hoa, chàng Yang Ing ðể giải thích các loại hình các phong tục tập quán, tín ngưỡng còn ñang tồn tại trong cộng ñồng Ca Dong có các chuyện kể về chim hang, về con trút, và rải rác trong nhiều câu chuyện khác, như chuyện Yang Ing, Kiếc Roi Năm, Oong Grăng Téc Pia Về tình cảm anh em, nghĩa vợ chồng, tình cha mẹ có các câu chuyện về hai anh em Mua và Gao, về chàng Sóc, về chàng Grăng ñi tìm người ñẹp, sự tích con ve sầu Và nổi lên trong các truyện kể này, là hình ảnh các chàng Grăng tài ba, các ñăm thông minh, mưu trí, dũng cảm, và nàng Y Dật xinh ñẹp, dịu dàng, chăm chỉ. Tiêu biểu cho loại truyện có ñề tài này là các truyện kể về chàng Grăng ñi tìm người ñẹp, Oong Grăng Hoa, chuyện tình Y Dật, Kiếc Roi Năm Ngoài ra, cũng như truyện kể dân gian của người Hrê, người Cor, trong kho tàng truyện kể dân gian của người Ca Dong ở Quảng Ngãi còn rất nhiều câu chuyện liên quan ñến loài vật, dưới hình thức là truyện ngụ ngôn, như chuyện ốc và cọp, chuyện rùa và cọp, chuyện chó và mang, cọp, cheo và nai (8) . 4.2. NHỮNG LỜI HÁT Cũng như các dân tộc khác, trong sinh hoạt ñời sống, người Ca Dong thường sử dụng các làn ñiệu dân ca ñể bày tỏ tình cảm của mình trước thiên nhiên, trước các ñấng thần linh mà họ ngưỡng vọng, trước sự ñổi thay của quê hương, ñất nước, làng xóm, trước những biến ñộng của lịch sử, hoặc ñể ñể tỏ tình, ñể ru con ngủ Người Ca Dong có các làn ñiệu dân ca: Ta lêu (giao duyên), ra nghế (ñối ñáp), a hội (tự tình), plét (tùy hứng) Dưới ñây xin trích một vài lời hát của các làn ñiệu dân ca này: Ñòa chí Quaûng Ngaõi Trang 117 Thương nhau ñi năm cái rẫy cũng gần Không thương nhau thì nhà trên nhà dưới cũng xa (Ta lêu) Anh em ơi ta cùng nhau ñi bắt cá Mắt ta tinh tường mũi lao ta phóng xuống nước Cá gáy trốn ñâu thoát, cá niêng chạy ñường nào Mũi lao ta có mắt, cánh tay ta rắn chắc… (Plét) (9) * * * Nhìn chung, các dân tộc trong tỉnh Quảng Ngãi có một di sản văn học dân gian rất phong phú, ña dạng và ñặc sắc, chứa ñựng nhiều giá trị về nội dung lẫn nghệ thuật, vừa có những ñiểm tương ñồng, nhưng lại vừa có những ñiểm khác biệt so với các tộc người khác, hoặc cùng trong một tộc người nhưng ở những vùng miền khác. Văn học dân gian của người Việt ở Quảng Ngãi có nhiều ñiểm tương ñồng với văn học dân gian của người Việt ở các vùng miền khác nhau, ñặc biệt là với văn học dân gian vùng Nam Trung Bộ; văn học dân gian các dân tộc Hrê, Cor, Ca Dong vừa có nhiều ñiểm tương ñồng với nhau lại vừa có những ñiểm tương ñồng với văn học dân gian của các cư dân vùng Trường Sơn - Tây Nguyên, ñặc biệt là các truyện kể dân gian (như môtíp người con gái thứ Mười là nàng Y Dật, về các ñăm, các grăng ). Những tương ñồng ấy có căn nguyên từ ñặc ñiểm về nguồn gốc cư dân, về lịch sử xã hội, về môi trường tự nhiên, hệ sinh thái. Sự khác nhau trong các truyện kể, trong những bài ca dao, dân ca, chủ yếu là ở những chi tiết, cách diễn giải, những yếu tố vùng, miền. II. VĂN HỌC THÀNH VĂN Văn học thành văn hay văn học viết là một khái niệm ñể chỉ các hiện tượng văn học khác với văn học dân gian. Nếu văn học dân gian là văn học truyền miệng thì văn học thành văn lưu truyền bằng chữ viết. Nếu tác giả của văn học dân gian là quần chúng, thì tác giả của văn học thành văn là một cá nhân xác thực, cụ thể. Còn rất nhiều ñiểm khác nữa ñể khu biệt văn học thành văn với văn học dân gian. Văn học thành văn ở Quảng Ngãi chắc chắn xuất hiện muộn hơn nhiều không chỉ so với văn học dân gian, mà còn so với lịch sử khai phá vùng ñất. Mãi ñến giữa thế kỷ XVIII, tức gần 280 năm sau khi thừa tuyên Quảng Nam ñược thành lập, người ta mới thấy ở Quảng Ngãi xuất hiện những bài thơ ñầu tiên của Nguyễn Cư Ñòa chí Quaûng Ngaõi Trang 118 Trinh vịnh mười cảnh ñẹp ở Quảng Ngãi. Nhưng Nguyễn Cư Trinh không phải là người Quảng Ngãi. Năm mươi năm sau, vào những năm cuối thế kỷ XVIII ñầu thế kỷ XIX, mới thấy các bài thơ của một tác giả người Quảng Ngãi là Nguyễn Hữu Thể (thân phụ Phó bảng Nguyễn Bá Nghi), người làng Lạc Phố, huyện Mộ ðức, với một số sáng tác. Sự xuất hiện muộn của văn học thành văn có thể do cư dân Quảng Ngãi phải tập trung khai phá, lập làng trong ñiều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và do hoàn cảnh lịch sử có nhiều cuộc chiến tranh liên miên (giữa Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn, Nguyễn - Tây Sơn, Tây Sơn - Nguyễn), do việc phát triển giáo dục còn nhiều hạn chế… Cũng có thể có những tác giả, tác phẩm nào ñó chưa ñược phát hiện ra. Từ thế kỷ XIX, tức từ ñầu thời kỳ nhà Nguyễn trở về sau, văn học thành văn ở Quảng Ngãi có bước phát triển ñều ñặn với nhiều tác phẩm của các tác giả Quảng Ngãi. ðây là những ñóng góp ñáng ghi nhận vào văn học sử Việt Nam. Sau ñây là khảo lược văn học thành văn ở Quảng Ngãi theo tiến trình lịch sử qua các thời kỳ. 1. VĂN HỌC TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX TRỞ VỀ TRƯỚC Như trên ñã nói, văn học thành văn ở Quảng Ngãi chỉ chính thức xuất hiện từ ñầu thế kỷ XIX trở về sau, tuy nhiên cũng cần biết sơ qua về các sáng tác trước ñó, qua tác phẩm của Nguyễn Cư Trinh và Nguyễn Hữu Thể. Nguyễn Cư Trinh (1716 - 1767), hiệu ðạm Am, người huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, ñỗ Hương tiến, làm quan dưới thời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Năm 1750, ông làm Tuần vũ Quảng Ngãi. Về tác phẩm, ông ñể lại: ðạm Am thi tập, 10 bài thơ họa Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tích. Trong Phủ biên tạp lục, ông còn có bài Tiểu dẫn thơ gửi ñáp Mạc Thiên Tích. Thời gian làm quan ở Quảng Ngãi, tương truyền ông có 10 bài thơ vịnh cảnh ñẹp xứ này (Cẩm Thành thập cảnh), nhưng 10 bài ấy có thật của Nguyễn Cư Trinh hay của người ñời sau thì còn phải tìm hiểu thêm. Cũng thời gian làm quan ở Quảng Ngãi, ông có viết bài Sãi vãi bằng quốc âm, dài 680 câu. Nội dung chủ yếu của Sãi vãi là ñề cao ñạo Nho và ñả kích các khuynh hướng mê tín, không lành mạnh. Trong bài văn biền ngẫu này, khi nói ñến tộc người "ðá Vách" ở miền Tây tỉnh Quảng Ngãi nổi lên ñấu tranh ñòi quyền sống, ông ñứng về phía triều ñình ñể ñánh giá họ. Tuy nhiên, Nguyễn Cư Trinh cũng bộc bạch lòng thương cảm của mình ñối với ñời sống khó khăn của họ do thiên tai và quan lại ñịa phương gây nên. ðọc bài "Long Hồ ñại phong kỷ hoài", thấy ông "ðau lòng cho hàng nghìn ngôi nhà ở Châu ðịnh Viễn" của nhân dân bị gió to cuốn trôi. Ông cũng chia sẻ với tình cảnh làm ruộng của nông dân không ñủ trưng thu cho quan lại thời bấy giờ. Nguyễn Cư Trinh là ông quan trung quân, nhưng biết thương dân ở nơi mình cai quản. Nguyễn Cư Trinh ñược coi là người có những sáng tác văn học ñầu tiên về Quảng Ngãi. Ñòa chí Quaûng Ngaõi Trang 119 Nguyễn Hữu Thể (1771 - 1841), người làng Lạc Phố, sống, hoạt ñộng và sáng tác trong thời Tây Sơn và ñầu thời nhà Nguyễn. Theo ghi chép của Nguyễn Bá Nghi mà dòng họ còn lưu giữ ñược, người ta biết Nguyễn Hữu Thể ñược thân phụ là ông Nguyễn Hữu ðức tiến nạp cho vua Thái ðức Nguyễn Nhạc từ năm 15, 16 tuổi. Sau ñó, Nguyễn Hữu Thể làm bộ tướng của Trần Quang Diệu hãm thành Quy Nhơn (1800), theo Trần Quang Diệu ñi ñường thượng ñạo ra tới Quỳ Hợp (Nghệ An) thì bị quân Nguyễn bắt ñược, may nhờ các vết thương tấy máu mà sống sót trở về quê làm Tri thủ (Lý trưởng) làng Lạc Phố. Nguyễn Hữu Thể rất say sưa sáng tác văn học, viết về nhiều nỗi nhọc nhằn của người dân quê. Niềm ñam mê văn học ấy ở ông ñược truyền cho con là Nguyễn Bá Nghi. Qua ghi chép của Nguyễn Bá Nghi, thơ Nguyễn Hữu Thể "sành về mặt thơ Nôm". Chẳng hạn ông viết một bài thơ Nôm kể ñến nỗi khổ của những chức vụ cấp thấp ở tổng, xã như sau: Sai, tô, gỗ, lính, ñá, ñường, cầu Việc nọ chưa rồi, việc khác câu Dãi nắng vàng hoe ñầu bản phủ ðánh ñòn ñen kịt ñít tri châu (10) . Hoặc khi người thợ guồng xe nước ở Long Phụng mất, theo ý nguyện của gia ñình, Nguyễn Hữu Thể ñã làm bài văn tế có ñoạn như sau: Nhớ linh xưa: vai vác bồ cào, tay cầm ñòn xóc Nhằm năm nhằm bảy, lên rừng già ñốn lạt bắt dây Tháng Giêng tháng Hai xuống ñồng nội chẻ tre buộc ñốc Gốc lên ngọn xuống, ñóng một hàng ngay tựa chỉ giăng Lá héo chạc khô, gánh hai bó lần bằng bồ cốc. Ngôn ngữ, ý tứ như trên khá ñiêu luyện, thâm sâu, khiến người ta có thể nghĩ rằng văn học thành văn ở Quảng Ngãi có thể ñã xuất hiện khá nhiều ñương thời hoặc trước ñó, nhưng do thời gian, loạn lạc, chiến tranh, lại không ñược in ấn nên bị thất tán, mai một. Nhưng ngoại trừ những sáng tác như trên, người ta vẫn chưa thấy sáng tác văn học nào ñáng kể, như văn học thành văn thế kỷ XIX sẽ khảo lược dưới ñây. 1.1. VĂN HỌC THÀNH VĂN THỜI NHÀ NGUYỄN (1802 - 1884) Sau khi ñánh bại nhà Tây Sơn, từ ñầu thế kỷ XIX ñến hơn nửa thế kỷ, nhà Nguyễn cai trị nước ta mà không có nạn ngoại xâm. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam bắt ñầu từ năm 1858, 1859 (khi tấn công ðà Nẵng, Gia ðịnh) nhưng chỉ thực sự ñô hộ trên toàn cõi nước ta từ năm 1885 trở về sau. ðối với Quảng Ngãi, thì từ [...]... lý con chu n chu n, lý năm canh, lý thương nhau, lý m ng xuân Trong các v tu ng c , các ñi u lý thư ng ñư c các nhân v t thu c t ng l p dư i s d ng ñ bày t thái ñ oán trách ñ i v i t ng l p trên (như các bài lý năm canh, lý thương nhau ) Trong hát b tr o, thư ng s d ng các bài lý tang tít, lý năm canh Trong múa hát s c bùa thư ng s d ng các bài lý, như lý m ng xuân, lý v r ng, lý năm canh (trong ph... c dân gian ít ngư i Vi t Nam T 1981, ông m r ng thêm chuyên môn sang Văn h c ðông Nam Á Công trình chính: Giáo trình ñ i h c Văn h c dân gian các dân t c ít ngư i Vi t Nam (1983), Dân ca Tây Nguyên (1 976 - 1986) Ngoài ra, ông còn nhi u công trình khác như Chàng ðăm Thí (1 972 ), Truy n c Cà Tu (1 978 ), Truy n c Cơ Ho (1984 - 1988), R i - Dân ca Tày (1 972 ), B n cây hoa Chămpa (1 970 ), Tráng sĩ Hông Kính... năm 19 87, Gi i thư ng H i Nhà văn năm 1991 Công trình chính: ði tìm cái ñ p (1984), Lý lu n văn chương sơ gi n (1986), Lý lu n văn chương (vi t chung, 1986, 19 97) , Lý lu n và văn h c (1990 - 2005), M h c ñ i cương (1994) Trư ng Lưu (Mai ðình Th ; sinh 1929), quê T nh Long, Sơn T nh, nguyên Vi n trư ng Vi n Văn hóa (B Văn hoá - Thông tin) ðã xu t b n 10 công trình (sách) nghiên c u văn hóa - văn ngh... Các lo i lý Lý là m t th lo i dùng trong sinh ho t ca hát dân gian ñư c nhi u ngư i ưa thích C u trúc c a giai ñi u lý r t ch t ch , hoàn ch nh t giai ñi u, l i ca, nh p Lý thư ng ñư c dùng trong các lo i hình dân ca nghi l , như hát s c bùa, hát b tr o, hò ñưa linh, ho c các lo i hình sân kh u truy n th ng, như các v tu ng c Qu ng Ngãi, có các ñi u lý ph bi n như: lý v r ng, lý tang tít, lý con chu... 1 975 , Qu ng Ngãi cũng xu t hi n m t s tác gi vi t nghiên c u - phê bình, nhưng chưa nhi u Tiêu bi u trong s này là Nguy n ð c Quy n Nguy n ð c Quy n (19 37 - 1999), ngư i Nghĩa Dõng, thành ph Qu ng Ngãi, là nhà giáo - nhà phê bình văn h c Ông ñã xu t b n g n 20 ñ u sách Công trình chính: D y và h c thơ ca dân gian (vi t chung, 1986), Nh ng v ñ p thơ (19 87) , Bình gi ng thơ (19 97) , V ñ p ca dao (19 97) ,... ng văn ngh Lênin (1 979 ), Tìm hi u m t nguyên lý văn chương (1983), V quan ni m văn chương c Vi t Nam (1985), Tinh hoa lý lu n văn h c c ñi n Trung Qu c (1989) và hàng ch c t p nghiên c u, lý lu n, phê bình văn h c khác Ông ñã ñư c t ng 2 Gi i thư ng Nhà nư c, m t gi i thư ng v Khoa h c và m t gi i thư ng v Văn h c ngh thu t ñ t I Ñòa chí Quaû ng Ngaõi Trang 138 Võ Quang Nhơn (1929 - 1995), quê Qu ng... Nam, Lê Xuân Lít… Tiêu bi u có: Phương L u (sinh 1936), tên th t là Bùi Văn Ba, sinh t i Nghĩa Thương, huy n Tư Nghĩa Năm 1991, ông là ngư i ñ u tiên b o v lu n án Ti n sĩ (nay là Ti n sĩ khoa h c) v khoa h c xã h i trong nư c Cũng năm này, ông ñư c phong h c hàm giáo sư và hi n là Giám ñ c Trung tâm Trung Qu c h c c a Trư ng ð i h c Sư ph m Hà N i Công trình chính: L T n, nhà lý lu n văn h c (1 977 ),... Lê Trung ðình, Nguy n Duy Cung là nh ng ñi m sáng trong l ch s và trong văn h c Vi t Nam, ñư c các nhà nghiên c u ñánh giá r t cao, như Phó Giáo sư Nguy n L c trong giáo trình Văn h c Vi t Nam (n a cu i th k XVIII - h t th k XIX), Giáo sư Phan Ng c trong công trình B n s c văn hóa Vi t Nam Văn h c th i C n vương ch ng Pháp n i b t sau ñây: Qu ng Ngãi còn ph i k các gương m t Nguy n T Tân (1848 - 1885),... v y, ñã góp vào văn h c cách m ng vô s n Vi t Nam nh ng viên g ch thu ban ñ u 3.2 NH NG TÁC GI M I VÀ TÁC PH M THU C PHONG TRÀO THƠ Trong phong trào Thơ m i Vi t Nam (1932 - 1942), Qu ng Ngãi góp vào thi ñàn ba khuôn m t thơ, thông qua s ch n l a c a Hoài Thanh - Hoài Chân, nhưng s lư ng tác gia vi t theo thi pháp thơ m i có nhi u hơn Nguy n V (1910 - 1 971 ), sinh Tân Phong, huy n ð c Ph , s ng Hà N... Báo chí trư ng ð i h c Khoa h c xã h i và nhân văn, Hi u trư ng Trư ng ð i h c Dân l p Văn hi n Thành ph H Chí Minh Công trình chính: Văn h c Vi t Nam n a cu i th k XVIII - n a ñ u th k XIX (2 t p, 1 976 , 1 978 , 1992), Văn h c Vi t Nam n a cu i th k XIX (1 976 , 1992), H Xuân Hương (1984), Văn h c Tây Sơn (1985) Lê Ng c Trà (sinh 1945), quê Sơn T nh, Qu ng Ngãi Ông ñư c ñào t o Liên Xô, b o v lu n án Phó . tập trung khai phá, lập làng trong ñiều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và do hoàn cảnh lịch sử có nhiều cuộc chiến tranh liên miên (giữa Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn, Nguyễn - Tây Sơn, Tây Sơn - Nguyễn),. Hữu Thể. Nguyễn Cư Trinh ( 171 6 - 176 7), hiệu ðạm Am, người huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên, ñỗ Hương tiến, làm quan dưới thời chúa Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Năm 175 0, ông làm Tuần vũ Quảng. biến với mọi người Việt Nam ở khắp ñất nước, như Thánh Gióng, Mỵ Châu - Trọng Thủy, Sơn Tinh - Thủy Tinh, Chử ðồng Tử - Tiên Dung, Thạch Sanh, Tấm Cám , người Việt ở Quảng Ngãi cũng có những sáng

Ngày đăng: 12/07/2014, 02:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phan_1

    • Trang bia

    • Loi noi dâu

    • Pham lê

    • Tông luân

    • Phân I:Ðia ly HC,tu nhien&dân cu

      • Ðia ly hanh chinh

      • Ðia hinh

      • Ðia chat, khoang san, tho nhuong

      • Khi hau, thuy van

      • Ðông vât, thuc vât

      • Dân cu, dân tôc

      • Phu luc anh

      • Phan_2

        • Phân II:Truyên thông xây dung&bao vê Tô Quôc

          • Tiên su dên 1885

          • 1885-1945

          • 1945-1975

          • 1975-2005

          • Nhân vât lich su tiêu biêu

          • Phu luc anh

          • Phan_3

            • Phân III: Kinh tê

              • Nông nghiep - Thuy loi

              • Lâm nghiep

              • Ngu nghiep

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan