Tai lieu on thi vao lop 10 nam 2009-2010

16 478 0
Tai lieu on thi vao lop 10 nam 2009-2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trương TH Canh Liên (Bán trú THCS) Tài Liệu ôn thi vào 10 Đề 1 Em hãy phân tích tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam xương” – Rút trong t/p “ Truyền kì mạn lục” – của T/giả Nguyễn Dữ. yêu cầu cần đạt. A – Phần mở bài. - “ Chuyện người con gái Nam xương” – Rút trong t/p “ Truyền kì mạn lục” – là áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của T/giả Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI, một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “ Thiên cổ tuỳ bút”. - Truyện kể về một câu chuyện truyền kì có nhiều yếu tố hoang đường lưu truyền trong nhân gian về bi kịch một gia đình ở Nam Xương cạnh dòng sông Hoàng Giang vào cuối thế kỉ XIV, đầu thế kỉ XV, một thời loạn lạc đầy biến động . Nhân vật chính của chuyện là Vũ Nương – người con gái bạc mệnh đáng thương – có bao phẩm chất tốt đẹp tiêu biểu cho đức hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. B – Phần thân bài. 1 – Tên của nàng là Vũ Thị Thiết, quê ở Nam Xương, phủ Lí Nhân, tỉnh Hà Nam ngày nay.Xuất thân trong một gia đình “ kẻ khó”, nhưng Vũ Nương vừa có nhan sắc vừa có đức hạnh: “ tính đã thuỳ mị, nết na, lại thêm có tư dung tốt đẹp”. Nàng là một cô gái danh giá nên Trương Sinh, con nhà hào phú “ mến vì dung hạnh” đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. - Trong đạo vợ chồng, Vũ Nương là một người phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính “ đa nghi”, nàng đã “ giữ gìn khuân phép” không để vợ chồng phải xảy ra cảnh “ bất hoà”. - Sống giữa thời loạn lạc, Trương Sinh phải tòng quân đi chinh chiến ở biên ải xa xôi. Buổi tiễn chồng ra trận, Vũ Nương đã rót chén rượu đầy chúc chồng được hai chữ “ bình yên”, nàng chẳng mong chồng được đeo ấn hầu phong, mặc áo gấm trở về quê cũ…Ước mong của nàng thật bình dị, vì nàng đã coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. những năm tháng xa cách, Vũ Nương thương chồng thương xiết kể: “… mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nõi buồn chân trời góc bể không thể nào găn cản được”. - Tâm trạng nhớ thương đau buồn ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của những người chinh phụ trong mọi thời loạn lạc xưa nay - trong chinh phụ ngâm - Đoàn Thị Điểm cũng đã từng viết: … “ Nhớ chàng đằng đẵng đường lên bằng trời, Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong…”. ( “ Chinh phụ ngâm”- Đoàn Thị Điểm-)  Thể hiện tâm trạng ấy, Nguyễn Dữ vừa cảm thôngvới nỗi đau khổ của Vũ Nương, vừa ca ngợi tấm lòng thuỷ chungthương nhớ đợi chờ chồng của nàng. - Vũ Nương là một phụ nữ đảm đang, giàu tình thương. Chồng ra trận mới được một tuần thì nàng sinh ra một đứa con trai đặt tên là Đản. Mẹ chồng già yếu, ốm đau, nàng “ hết sức thuốc thang”, “ ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”. Vừa phụng dưỡng mẹ già, vừa nuôi dạy con thơ. Lúc mẹ chồng qua đời, nàng đã “ hết lời thương xót”, việc ma chay tế lễ được lo liệu, tổ chức rất chu đáo “ như đối với cha mẹ đẻ của mình”.  Qua đó, ta thấy trong con người Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thuỷ chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong kiến ngày xưa. GV: Võ Thanh Hà Năm học: 2009 - 2010 1 Trương TH Canh Liên (Bán trú THCS) Tài Liệu ôn thi vào 10 2 – Sau ba năm, “ việc quân kết thúc”, Trương Sinh từ miền chinh chiến xa trở về. Thế nhưng, Vũ Nương không được hưởng hạnh phúc trong cảnh vợ chồng xum họp. Chỉ vì chiếc bóng qua miệng đứa con thơ mới tập nói, mà Trương Sinh “ đinh ninh là vợ hư”, đã “ mắng nhiếc” và “ đánh đuổi đi”. Vốn là kẻ vô học lại hồ đồ vũ phu, Trương Sinh đã bỏ ngoài tai mọi lời “ bày tỏ” của vợ, mọi sự “ biện bạch” của họ hàng làng xóm. Vũ Nương đã bị chồng đẩy vào bi kịch, bị vu oan là người vợ “ mất nết hư thân”. Vũ Nương phải nhảy xuống sông Hoàng Giang tự tử để tỏ rõ là người phụ nữ “ đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng”, mãi mãi soi tỏ với đời “ vào nước xin làm ngọc Mị Nương, cỏ Ngu Mĩ”. => Bi kịch Vũ Nương là bi kịch, nhưng nguyên nhân sâu xa là do chiến tranh loạn lạc gây ra. - Chỉ một thời gian ngắn, sau khi Vũ Nương tự tử, một đêm khuya dưới ngọn đèn, chợt đứa con chỉ lên vách nói rằng: “ Cha Đản lại đến kia kìa!”. Lúc bấy giờ Trương Sinh “ mới tỉnh ngộ thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc chót đã qua rồi!”. => Người đọc xưa nay chỉ biết thở dài, cùng Nguyễn Dữ thương xót cho người con gái Nam Xương và bao phụ nữ bạc mệnh khác trong cõi đời. 3 – Phần cuối của truyện mang đậm tính chất hoang đường. Nào là Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh đến xin tha mạng,…hình ảnh Vũ Nương ngồi kiệu hoa, phía sau có 50 chiếc xe có cờ tán, võng lọng rực rỡ đầy sông, lúc ẩn lúc hiện…Nhưng đã tô đậm thêm nỗi đau của người phụ nữ “ bạc mệnh…duyên phận hẩm hiu”, và có giá trị tố cáo lễ giáo vô nhân đạo. Câu nói của Vũ Nương sau khi chết ở giữa dòng sông vọng vào: “ Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” đã làm cho giá trị nhân đạo của truyện càng trở nên bi thiết. Nõi oan tình của Vũ Nương đã được minh oan và giải toả, nhưng âm – dương đã đôi đường cách trở, nàng chẳng thể trở lại dương gian, chẳng bao giờ còn được làm mẹ, làm vợ nữa. Bé Đản mãi mãi là đứa con mồ côi mẹ. C – Phần kết bài. - Tóm lại, Vũ Nương là người con gáidung hạnh mà bạc mệnh. Nguyễn Dữ đã kể lại cuộc đời oan khổ của nàng với bao tình xót thương sâu sắc. - Tuy mang yếu tố hoang đường , nhưng tác phẩm “ Chuyện người con gái Nam Xương” giàu giá trị nhân đạo. Vũ Nương là một điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. ************************@************************** Đề 2. Em hãy phân tích tác phẩm “ Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” , trích “ Vũ trung tuỳ bút” của tác giả Phạm Đình Hổ. yêu cầu cần đạt. A – Phần mở bài. - Phạm Đình Hổ (1768 – 1839), là người có bút pháp nghệ thuật tinh tế tài hoa, một phong thái thư nhàn cao nhã, ông tiêu biểu cho cốt cách kẻ sĩ Bắc Hà cuối thời Lê – Trịnh và thời kì đầu nhà Nguyễn. - “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” là một trang tuỳ bút đặc sắc, rút trong “ Vũ trung tuỳ bút” của Phạm Đình Hổ. Tác phẩm tập trung đi sâu vào phản ánh cảnh ăn chơi xa hoa của Chúa Trịnh Sâm, cảnh bán hàng của bọn nội thần nội thị, cảnh tấu nhạc của bọn nhạc công cung đình tại chùa Trấn Quốc nơi Hồ Tây giữa TK XVIII, sự nhũng nhiễu của bọn hoạn quan khắp chốn dân gian… B – Phần thân bài. GV: Võ Thanh Hà Năm học: 2009 - 2010 2 Trương TH Canh Liên (Bán trú THCS) Tài Liệu ôn thi vào 10 - “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” đã sảy ra vào 2 năm Giáp Ngọ – ất mùi (1774 – 1775), đó là lúc Đàng Ngoài “vô sự”, là những năm tháng hoàng kim của Chúa Trịnh Sâm – Khi Đặng Thị Huệ được Chúa sùng ái trở thành nguyên phi – Trịnh Sâm sống xa hoa “ thích đi chơi ngắm cảnh đẹp, thường ngự ở các li cung trên Tây Hồ, núi Tử Trầm, núi Dũng Thuý…”. - Cảnh đón tiếp với các nghi lễ thật tưng bừng độc đáo. Có “ binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ”. Có tổ chức hội chợ, do quan nội thần cải trang “ đầu bịt khăn, mặc áo đàn bà, bày bách hoá chung quanh hồ để bán”. Thuyền ngự đi đến đâu thì các quan hô tụng đại thần tuỳ ý nghé vài bờ để mua bán các thứ… Gác chuông chùa Trấn Quốc trở thành nơi hoà nhạc của bọn nhạc công cung đình. Đền đài cung điện được xây dựng “ liên tục” nhằm thoả mãn cuộc sống ăn chơi của bọn vua chúa và bọn quan lại. Bao nhiêu tiền của, vàng bạc, châu báu, nước mắt, mồ hôi của nhân dân bị bòn vét đến kiệt cùng. => Phạm Đình Hổ đã được mắt thấy, tai nghe những “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” nên cách kể , cách tả của ông ở đây hết sức sống động. - Để được sống trong xa hoa, hưởng lạc cuộc đời vàng son đế vương, từ Chúa đến quan đều trở thành bọn cướp ngày ra sức hoành hành, trấn lột khắp chốn cùng quê. Chúa thì “ sức thu lấy” những “ loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian…, không thiếu một thứ gì”. có những cây cảnh “ cành lá rườm rà…như cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài đến vài trượng” ở bên bắc “phải dùng dến một cơ binh mới mang về nổi” cũng được chúa trở qua sông đem về. Trong phủ chúa “ điểm xuyết” bao núi non bộ trông lạ mắt như “ bến bể đầu non”. Vườn ngự uyển trong những đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm “ ồn ào như trận mưa xa, bão táp, vỡ tổ tan đàn”. - Bọn hoạn quan trong phủ Chúa vừa trắng trợn vừa xảo quyệt, như dân gian đã khinh bỉ chửi vào mặt “ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”. Chúng dùng thủ đoạn “ nhờ gió bẻ măng, ra ngoài doạ dẫm”. Chỉ bằng hai chữ “ phụng thủ” biên ngay vào chậu hoa cây cảnh, chim tốt khiếu haycủa bất cứ nhà nào là chúng cướp được. Chúng còn lập mưu “đêm đến” cho tay chân sai lính lẻn vào “ lấy phăng đi, rồi buộc tội đem dấu vật cung phụng để doạ dẫm lấy tiền”. Chúng ngang ngược “ phá nhà, huỷ tường” của dân để khiêng hòn đá hoặc cây cối gì mà chúng cướp được. Đối với nhà giàu thì chúng lập mưu vu cho là “dấu vật cung phụng”để hành hạ, để làm tiền, nhiều người phải “ bỏ của ra kêu van chí chết”, có gia đình “ phải đập bỏ núi non bộ, hoặc phá bỏ cây cảnh để tránh khỏi tai vạ”. - Gia đình tác giả thuộc hàng quan lại, quý tộc thời Lê – Trịnh. Trước sự nhũng nhiễu hoành hành, mẹ của Phạm Đình Hổ là bà Cung Nhân phải sai người nhà chặt cây lê “ cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xoá thơm lừng” đây là chi tiết rất sống, rất thực là chuyện có thực của chính gia đình tác giả => tạo niềm tin cho người đọc, vừa phê phán bộ mặt tham lam, ghê tởm của bọn quan lại thời Lê – Trịnh, vạch trần sự thối tha trong phủ Chúa. => Cuộc sống cực kì xa hoa và tàn ác ấy chính là nguyên nhân cho sự sụp đổ ngai vàng sảy ra đối với nhà Chúa Lê – Trịnh sau này - Đó là vào năm 1782, Trịnh Sâm qua đời, loạn kiêu binh bùng nổ, kinh thành Thăng Lonh bị đốt phá tan hoang => 1786 , Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh đã tan trong nháy mắt. Đó là quy luật cuộc đời vô cùng cay nghiệt nhưng cũng hết sức sòng phẳng như Nguyễn Du đã từng nói trong tác phẩm “Văn chiêu hồn”. “ Thịnh mãn lắm, oán thù càng lắm, Trăm loài ma mồ nấm chung quanh. Nghìn vàng không đổi được mình Lầu ca viện hát, tan tành còn đâu? ”. GV: Võ Thanh Hà Năm học: 2009 - 2010 3 Trương TH Canh Liên (Bán trú THCS) Tài Liệu ôn thi vào 10 C – Phần kết bài. - Trang tuỳ bút “ Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh” của Phạm Đình Hổ là tác phẩm có giá trị lịch sử sâu sắc, nó đã làm hiện lên cảnh vật và con người, cuộc sống ăn chơi xa hoa của vua chúa, hành động ăn cướp, làm tiền trắng trợn của bọn quan lại trong phủ Chúa. - Tác phẩm thể hiện một ngòi bút rất trầm tĩnh và hết sức sâu sắc. Mọi cảm hứng, suy nghĩ của tác giả về nhân tình thế sự đã được gửi gắm qua những chi tiết, tình tiết, mẩu chuyện rất sống, rất chọn lọc, đậm đà và sâu sắc. ***************************@**************************** Đề 3. Em hãy phân tích và trình bày suy nghĩ của bản thân về “Hồi thứ XIV” – Trích trong tác phẩm “ Hoàng Lê nhất thống chí” – của Ngô gia văn phái để làm nổi bật lên hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ. yêu cầu cần đạt. A – phần mở bài. - Cho đến nay, trong lịch sử VHVN chưa có tác phẩm văn học nào tái hiện lại một cách chân thực và sinh động một giai đoạn lịch sử nước nhà như cuốn tiểu thuyết lịch sử “Hoàng Lê nhất thống chí” – của Ngô gia văn phái. Tác phẩm đã khái quát lại một giai đoạn lịch sử với bao biến cố dữ dội, đẫm máu từ khi Trịnh Sâm lên ngôi Chúa đến khi Gia Long chiếm Bắc Hà ( 1868 – 1802) như: loạn kiêu binh, triều Lê – Trịnh sụp đổ, Nguyễn Huệ đại phá quânThanh, Gia Long lật đổ triều đại Tây Sơn,… - Sự sụp đổ không thể cưỡng nổi của triều đại Lê – Trịnh và khí thế sấm sét của phong trào nông dân Tây Sơn là hai nội dung lớn được phản ánh qua “Hoàng Lê nhất thống chí”. Đặc biệt là “Hồi thứ XIV” đã thể hiện một cách hào hùng sức mạnh quật khởi của dân tộc trước thù trong giặc ngoài và khắc hoạ hình tượng Nguyễn Huệ – người anh hùng dân tộc - đã làm nên chiến công Đống Đa bất tử. B – phần thân bài. 1 - Mở đầu tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” tác giả Ngô gia văn phái đã viết: “ Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận, Bỏ Thăng Long, Chiêu Thống trốn ra ngoài”. => Hai câu thơ trên đã đưa người đọc trở lại những giờ phút khó khăn nhưng cũng rất hào hùng của dân tộc vào cuối năm Mậu Thân ( 1788), đầu năm Kỉ Dậu ( 1789) khi Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta. Vị cứu tinh của dân tộc thủa ấy là Nguyễn Huệ – người anh hùng áo vải Tây Sơn – Trong đoạn trích, hình tượng Nguyễn Huệ hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp của người anh hùng như: + Hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Trong mọi tình huống, Nguyễn Huệ luôn luôn thhể hiện là một con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết. Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long, chiếm cả một vùng đất đai rộng lớn, Nguyễn Huệ vẫn không hề nao núng, “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi sau đó, chỉ trong vòng một tháng ( từ 24/11 -> 30/chạp), Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn : “ tế cáo trời đất” lên ngôi Hoàng đế, “đốc xuất đại binh” ra bắc, gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn” Nguyễn Thiếp, tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh ở Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ, GV: Võ Thanh Hà Năm học: 2009 - 2010 4 Trương TH Canh Liên (Bán trú THCS) Tài Liệu ôn thi vào 10 định kế hoạch hành quân, đánh giặc và lên kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng. + Trí tuệ sáng suốt, sâu sắc và nhạy bén. - > Trí tuệ ấy được biểu hiện trong việc xét đoán và dùng người. Khi đến Tam Điệp, gặp Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân “đều mang gươm trên lưng và xin chịu tội”, Nguyễn Huệ đã xử trí vừa có lí vừa có tình. Ông rất hiểu sở trường , sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc. - > Trí tuệ ấy còn được biểu hiện trong việc phân tích tình hình thời cuộc và tương quan ta - địch. Trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An, vua Quang Trung khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc; nêu bật dã tâm của giặc “bụng dạ ắt khác… giết hại nhân dân, vơ vét của cải”; nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa; kêu gọi quân lính “đồng tâm hiệp lực”; ra kỉ luật nghiêm minh;… Lời phủ dụ như một bài hịch nhắn gọn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác dụng kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc. + ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa, trông rộng. Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành lại một tấc đất nào, vậy mà Quang Trung vẫn tuyên bố chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng với một nước “lớn gấp mười nước mình” để có thể “ dẹp chuyện binh đao”, “cho ta được yên ổn để nuôi dưỡng lực lượng”. + Tài dụng binh như thần. Đến tận hôm nay, chúng ta vẫn còn kinh ngạc vì cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do Quang Trung chỉ huy. Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân ( Huế), ngày 29 đã tới Nghệ An, vượt khoảng 350km qua núi, qua đèo. Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh, chỉ trong vòng một ngày. Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp ( cách khoảng 150km). và đêm 30 tháng chạp đã “lập tức lên đường”, tiến quân ra Thăng Long. Mà tất cả đều là đi bộ. (Có sách nói vua Quang Trung còn dùng cả võng khiêng, cứ hai người khiêng thì một người được nằm nghỉ, luân phiên nhau suốt đêm ngày). Mặt khác, từ Tam Điệp ra Thăng Long (khoảng hơn 150km), vừa hành quân, vừa đánh giặc mà vua Quang Trung chỉ định trong vòng 7 ngày, (mồng 7 tháng giêng) sẽ vào ăn tết ở Thăng Long. Nhưng trên thực tế, đã thực hiện sớm 2 ngày – trưa mồng 5 đã vào Thăng Long – Hành quân liên tục như vậy, thường quân đội sẽ mệt mỏi, rã rời, nhưng nghĩa quân Tây Sơn thì cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề. đó là do tài tổ chức của người cầm quân: hơn một van quân mới tuyển đặt ở trung quân và quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng đã bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu. + Lẫm liệt trong chiến trận. Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân không chỉ trên danh nghĩa, Ông là tổng chỉ huy chiến dịch thực sự: hoạch dịnh phương lược tiến đánh, tổ chức quân sĩ, tự mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha tên dạn, bày mưu tính kế…Mặt khác, đội quân của vua Quang Trung không phải là toàn lính thiện chiến, lại vừa trải qua những ngày hành quân cấp tốc, không có thì giờ nghỉ ngơi, thế nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung, đội quân ấy đã đánh những trận thật hào hùng, thắng áp đảo kẻ thù ( bắt hết quân do thám của địch ở Phú Xuyên, giữ dược bí mật để tạo thế bất ngờ, vây kín làng Hà Hồi, “quân lính luân phiên nhau rạ ran” làm cho lính trong đồn “ai nấy rụng rời sợ hãi” xin hàng; công phá đồn Ngọc Hồi, lấy ván ghép phủ rơm dấp nước để làm mộc che, dàn trận tiến đánh, khi giáp la cà thì “quăng ván xuống đất, ai nấy cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau nhất tề xông tới”…). Khí GV: Võ Thanh Hà Năm học: 2009 - 2010 5 Trương TH Canh Liên (Bán trú THCS) Tài Liệu ôn thi vào 10 thế của đội quân này làm cho kẻ thù phải khiếp vía, thật là “ tướng ở trên trời rơi xuống, quân ở dưới đất chui lên”. Hình ảnh người anh hùng cũng dược khắc hoạ một cách lẫm liệt, đặc biệt là trong trận đánh đồn Ngọc Hồi, giữa cảnh “khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì”, nổi bật lên là hình ảnh nhà vua “ cưỡi voi đi đốc thúc”. (Có sách ghi khi Quang Trung vào đến Thăng Long, tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng). 2 – Nghệ thuật: - Cách trần thuật của đoạn văn thật đặc sắc, không chỉ nhằm ghi lại những sự kiện lịch sử diễn biến gấp gáp, khẩn chương qua từng mốc thời gian,mà còn chú ý miêu tả cụ thể từng hành động, lời nói của nhân vật chính, từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đội quân ( một bên thì xộc xệch, trễ nải, nhát gan, một bên thì xông xáo dũng mãnh, tổ chức nghiêm minh). Qua đó, hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét, có tính cách quả cảm, mạnh mẽ, có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, có tài dụng binh như thần,là người tổ chức và là linh hồn của những chiến công vĩ đại. - Dường như có sự mâu thuẫn giữa nhan đế tác phẩm với nội dung tác phẩm. Nhan đề mang ý nghĩa ca ngợi nhà Lê, nhưng nội dungtác phẩm lại vạch rõ sự thối nát, mục ruỗng của triều đình nhà Lê, và ca ngợi người anh hùng áo vải Tây Sơn Nguyễn Huệ. Điều đó nói lên quan điểm phản ánh hiện thực của các tác giả là tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc. dù có cảm tình với nhà Lê, họ không thể bỏ qua sự thực một ông vua nhà Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà. Dù không theo Tây Sơn, họ không thể không thấy chiến công lừng lẫy của vua Quang Trunglà niềm tự hào lớn lao của dân tộc. Bởi thế mà hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ hiện lên một cách oai phong lẫm liệt và hết sức chân thực trong tác phẩm. C – Phần kết bài. - Tóm lại, với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, cá tác giả “Hoàng Lê nhất thống chí” đã tái hiện chân thực, sinh động hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ qua những chiến công thần tốc đại phá quân Thanh và tự hào hơn về truyền thống yêu nước của dân tộc ta, đồng thời càng hiểu thấu tim đen của quân xâm lược phương Bắc và âm mưu của Thiên triều cũng như bộ mặt dơ bẩn của bọn Việt gian bán nước. - Học sinh nêu bài học cho bản thân. ************************@************************ Đề 4. 1- Câu 1: Hãy tóm tắt và nêu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều – Nguyễn Du. 2- Câu 2: Em hãy phân tích đoạn trích: a- Cảnh ngày xuân. b- Kiều ở lầu Ngưng Bích. c- Mã Giám Sinh mua Kiều. d- Thuý Kiều báo ân báo oán. ( Trích: “Truyện Kiều” – Nguyễn Du). yêu cầu cần đạt. I – C âu I: a – Tóm tắt. * Gặp gỡ và đính ước. GV: Võ Thanh Hà Năm học: 2009 - 2010 6 Trương TH Canh Liên (Bán trú THCS) Tài Liệu ôn thi vào 10 Dưới thời Gia Tĩnh Triều Minh, ông bà Vương Viên ngoại ở Bắc Kinh sinh được 3 người con , 2 gái, 1 trai. “Một con trai thứ rốt lòng, Vương Quan là chữ nối dòng nho gia. Đầu lòng hai ả tố nga, Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân”. Hai chị em Kiều có nhan sắc “mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”, và đã đến “tuần cập kê”. Mùa xuân năm ấy 3 chị em đi thanh minh (tảo mộ). Lúc ra về khi bóng chiều đã ngả, họ gặp chàng văn nhân Kim Trọng “vào trong phong nhã, ra ngoài hào hoa”. Sau cuộc kì ngộ ấy, Kiều và Kim Trọng yêu nhau, hai người thề nguyền “Trăm năm tạc một chữ đồng đến xương”. Kim Trọng nhận được thư nhà, chàng phải vội về Liễu Dương “hộ tang” chú. * Gia biến và lưu lạc. Sau đó, gia đình Kiều gặp tai biến, bị thằng bán tơ vu oan. Cha và em Kiều bị bắt , bị tra tấn rã man. Bọn sai nha, lũ đầu trâu mặt ngựa ập đến đập phá nhà cửa tan hoang, cướp bóc tài sản “sạch sành sanh vét cho đầy túi tham”. Kiều phải bán mình cho Mã Giám Sinh để đút lót cho bọn quan lại để cứu cha và em. Nàng đã trao duyên cho Thuý Vân. Mã Giám Sinh đưa nàng về Lâm Tri. Kiều biết mình bị đẩy vào lầu xanh bèn rút dao tự vẫn nhưng không chết. Nàng được Đạm Tiên báo mộng là phải đến sông Tiền Đường sau này mới hết kiếp đoạn trường. Mụ Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích, mụ thuê Sở Khanh đánh lừa Kiều, đưa Kiều đi trốn. Kiều bị Tú Bà đánh đập, ép nàng phải sống cuộc đời ô nhục. Tại lầu xanh Kiều gặp Thúc Sinh, một khách làng chơi giàu có. Thúc Sinh chuộc Kiều ra và lấy Kiều làm lẽ. Hoạn Thư, Vợ cả Thúc Sinh lập mưu bắt cóc Kiều đưa về Vô Tích để đánh ghen. Kiều bỏ trồn , nương tựa cửa chùa Giác Duyên… Kiều lại rơi vào tay Bạc Bà, Bạc Hạnh, bị đẩy vào lầu xanh lần thứ hai. Kiều gặp Từ Hải (người anh hùng nổi dậy chống lại triều đình), Từ Hải chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh và cưới nàng làm vợ “Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng”. Một năm sau, Từ Hải đã. có mười vạn tinh binh, rạch đôi sơn hà, lập nên một triều đình “ Năm năm hùng cứ một phương hải tần” và đã giúp kiều báo ân báo oán. * Đoàn viên. Sau nửa năm về Liễu Dương hộ tang chú, Kim Trọng trở lại Bắc Kinh, tìm đến vườn Thuý. Kim Trọng kết duyên với Thuý Vân. Kim Trọng và Vương Quan thi đỗ, được bổ đi làm quan. Cả gia đình đến sông Tiền Đường lập đàn giải oan cho Kiều. Bất ngờ vãi Giác Duyên đi qua và cho biết Kiều còn sống, đang tu ở chùa. Kiều gặp lại cha mẹ, hai em và chàng Kim sau 15 năm trời lưu lạc. Trong bữa tiệc đoàn viên, cả nhà ép Kiều phải lấy Kim Trọng, nhưng rồi hai ngươiù đã đem tình vợ chồng đổi thành tình bạn bè: “Duyên đôi lứa cũng là duyên ban bầy”. 2 – Giá trị. Nguyễn Du đã dựa vào tác phẩm “Kim Vân Kiều truyện” để tạo nên “Đoạn trường tân thanh” – Truyện Kiều – kiệt tác số một của thi ca cổ điển Việt Nam. a – Nội dung. - Giá trị hiện thực: + Bức tranh về XHPK bất công, tàn bạo trà đạp lên quyền sống của con người. + Số phận bất hạnh của người con gái đức hạnh, tài hoa trong xã hội cũ. - Giá trị nhân đạo: + Lên án chế độ phong kiến vô nhân đạo. + Cảm thương trước số phận của con người. GV: Võ Thanh Hà Năm học: 2009 - 2010 7 Trương TH Canh Liên (Bán trú THCS) Tài Liệu ôn thi vào 10 + Khẳng định, đề cao tài năng, nhân phẩm ,ước mơ và khát vọng chân chính của con người. Hoặc như Hoài Thanh đã từng đánh giá “Đó là một bản án, một tiếng kêu thương, một ước mơ và một cái nhìn bế tắc”. b – Giá trị nghệ thuật. “Truyện Kiều” đạt đến đỉnh cao “mẫu mực cổ điển”. Chất tự sự và trữ tình kết hợp hài hoà. Với 3254 câu thơ lục bát toàn bích; lời thơ đẹp, hình tượng thơ mĩ lệ, nhạc điệu, vần điệu trau chuốt, tinh luyện, mượt mà. Nghệ thuật tả cảnh, tả người, tả tình rất biến hoá, đa dạng, phong phú, lúc thì bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, lúc thì bằng bút pháp hiện thực. Ngoại hình và tâm lí nhân vật được khắc hoạ một cách sâu sắc, tinh tế, cá thể hoá cao độ. Thi liệu, văn liệu Trung Hoa, thành ngữ, tục ngữ, ca dao Việt Nam được vận dụng rất linh hoạt tài tình. => “Truyện Kiều” đã trở thành “tếng thương”, “lời ru của mẹ hiền”, vô cùng thân thiết với con người Việt Nam chúng ta. ***********************@********************* II- Câu II. A – Câu 1. Cảnh ngày xuân. yêu cầu cần đạt. * Phần mở bài. - Nêu vài nét về giá trị Nghệ thuật. ( Phần 2b – Câu I). - Trang thơ của Nguyễn Du đang mở rộng trước mắt chúng ta. Sau bức chân dung giai nhân là bức hoạ về cảnh xuân trong tiết Thanh minh và cảnh du xuân của trai tài gái sắc, của chị em Thuý Kiều. Đoạn thơ “Cảnh ngày xuân” gồm có 18 câu, trích trong tác phẩm “ Truyện Kiều” là một đoạn trích tiêu biểu cho bút pháp tả cảnh và tả tình của Đại thi hào Nguyễn Du. * Phần thân bài. 1 – Bốn câu thơ đầu: Mở ra một không gian nghệ thuật hữu sắc, hữu hương,hữu tình và hết sức nên thơ. - Giữa không gian bao la mênh mông là những cánh én bay qua bay lại như “đưa thoi”. Hai chữ “đưa thoi” rất gợi hình, gợi cảm. Cánh én như con thoi vút qua vút lại , chao liệng. => Câu thơ gợi ta nhớ tới hai câu tục ngữ, thành ngữ trong kho tàng ca dao – dân ca. “ thời gian thấm thoắt thoi đưa, như ngựa chạy, như nước chảy qua cầu” => Bước đi của thời gian, của mùa xuân. - Sau cánh én “đưa thoi” là ánh xuân, là “thiều quang” khi “chín chục đã ngoài sáu mươi”. Cách tính thời gian và miêu tả cảnh đẹp mùa xuân của Nguyễn Du thật hay và đầy thi vị. (cái hay, cái ý vị ấy nó là nét chung của các thi nhân xưa và nay. VD: - Xuân hướng lão, trong thơ của Nguyễn Trãi; - Xuân hồng ,trong thơ Xuân Diệu…) Mặc dù mùa xuân đã sang tháng ba, nhưng cái ấm áp của khí xuân, ánh xuân, cái mênh mông bao la của đất trời vẫn hiện lên một cách ý vị, lạ kì. (“thiều quang”- > gợi lên màu hồng). - Tiếp theo là sắc “xanh” mơn mởn, ngọt ngào của cỏ non trải dài, trải rộng như tấm thảm đến “tận chân trời”. Là sắc “trắng” tinh khôi, thanh khiết của hoa lê mới hé lộ, khoe sắc khoe hương của “một vài bông hoa”. => Nguyễn Du đã vận dụng một cách sáng tạo cổ thi Trung Hoa “Phương thảo liên thiên bích – Lê chi sổ điểm hoa” vào trong thơ của mình: GV: Võ Thanh Hà Năm học: 2009 - 2010 8 Trương TH Canh Liên (Bán trú THCS) Tài Liệu ôn thi vào 10 => Hai chữ “trắng điểm” là nhãn tự , là cách chấm phá điểm xuyết của thi pháp cổ gợi lên vẻ đẹp thanh xuân trinh trắng của thiên nhiên cỏ hoa. => Đoạn thơ đã thể hiện một bút pháp nghệ thuật phối sắc tài tình: trên cái nền “xanh” của cỏ non là một vài bông lê “trắng điểm”.Giữa điểm và diện: giữa nền xanh và sắc trắng của cảnh vật mùa xuân là những cánh én “đưa thoi”, Là màu hồng của ánh thiều quang, là khát vọng mùa xuân ngây ngất, đắm say lòng người. => “Cảnh ngày xuân” là bức tranh xuân hoa lệ, là vần thơ tuyệt bút của Nguyễn Du để lại cho đời, điểm tô cho cuộc sống của mỗi chúng ta. 2 – Tám câu thơ tiếp theo. Tác giả tập trung vào tả cảnh trẩy hội mùa xuân “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh” trong tiết tháng ba. Điệp ngữ “lễ là …hội là…” -> gợi lên những cảnh lễ hội dân gian cứ liên tiếp diễn ra bao đời nay; -> cảnh trẩy hội đông vui, tưng bừng, náo nhiệt. - Các từ ngữ “ nô nức”, “dập dìu” và các ẩn dụ so sánh “ như nước”, “như nêm”-> đã gợi tả lễ hội mùa xuân tưng bừng náo nhiệt. - Trong đám tài tử, giai nhân “gần xa” ấy, có 3 chị em Kiều. Câu thơ “Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân” mới đọc qua tưởng như chỉ là thông báo. Nhưng sâu xa hơn, nó ẩn chứa bao nỗi niềm chờ trông mong đợi. Có bao bóng hồng xuất hiện trong đám tài tử, giai nhân ấy -> một bức tranh ru xuân tưng bừng, tươi trẻ. - Thơ là nghệ thuật của ngôn từ. Các từ ghép: “yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần, (danh từ); gần xa, nô nức, sắm sửa, dập dìu (tính từ, động từ) được thi hào Nguyễn Du sử dụng chọn lọc tinh tế, làm sống dậy không khí lễ hội mùa xuân – một nét đẹp lâu đời của nền văn hoá phương Đông cũng như nếp sống phong lưu của chị em Thuý Kiều. - Đời sống tâm linh, phong tục dân gian cổ truyền trong lễ tảo mộ, được Nguyễn Du nói đến với nhiều cảm thông chia sẻ. “Ngổn ngang…… ……………giấy bay”. => Cõi âm và cõi dương, người đang sống và kẻ đã khuất, hiện tại và quá khứ đang cùng hiện lên trên những gò đống “ngổn ngang” trong lễ tảo mộ. Cái tâm thánh thiện, niềm tin dân gian phác thực đầy ắp nghĩa tình. Các tài tử, giai nhân và 3 chị em Thuý Kiều không chỉ nguyện cầu cho những vong linh mà còn gửi gắm bao niềm tin, bao mơ ước về tương lai hạnh phúc cho tuổi xuân khi mùa xuân về => Đây chính là giá trị nhân bản sâu sắc của Nguyên Du trong những vần thơ này. 3 – Sáu câu thơ cuối. Ghi lại cảnhchị em Kiều đi tảo mộ đang dần bước trở về nhà. Nhịp thơ châm rãi => nhịp sống như ngừng trôi. Một cái nhìn man mác bâng khuâng. - Tất cả mọi cảnh vật đều nhỏ bé => gợi lên cảm giácvề một không gian êm đềm vắng lặng. Tâm tình của chị em Kiều như lắng lại trong bóng tà dương. - Các từ láy tượng hình: “thanh thanh, nao nao, nho nhỏ” gợi lên sự nhạt nhoà của cảnh vật và sự rung động của tâm hồn giai nhân khi hội tan, ngày tàn. Nỗi niềm man mác, bâng khuâng của cảnh vật như thấm sâu, lan toả như thấm sâu trong tâm hồn giai nhân đa tình, đa cảm. - Cảnh vật và thời gian được miêu tả bằng bút pháp ước lệ tượng trưng nhưng rất sống động, gần gũi, thân quen. Đó chính là màu sắc của đồng quê, của phong cảnh quê hương đất nước.=> Tính dân tộc đâm đà trong thơ Nguyễn Du. * Phần kết bài. GV: Võ Thanh Hà Năm học: 2009 - 2010 9 Trương TH Canh Liên (Bán trú THCS) Tài Liệu ôn thi vào 10 - Đoạn thơ rất thành công trong nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên.=> Nguyễn Du không những là một nhà thơ lỗi lạc mà còn là một hoạ sĩ tài tình. Bức tranh xuân ít màu nhưng rất linh hoạt => Bức tranh như có linh hồn, làm rung cảm người đọc một cách nhẹ nhàng. B – Câu 2. Phân tích đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” để làm nổi bật lên tâm trạng của Kiều. yêu cầu cần đạt. • Phần mở bài. - Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” được trích từ câu…. đến câu…. (gồm 22 câu). Sau bao nhiêu biến cố thăng trầm của cuộc đời: (gia đình bị tai bay vạ gió, cha và em bị tù tội, gia sản bị bọn sai nha cướp sạch, phải bán mình chuộc cha và em, trao duyên cho em, rơi vào tay Mã Giám Sinh và bị thất thân với hắn, bị Tú Bà ép phải làm gái lầu xanh) Kiều đau đớn, tủi nhục đã dứt nợ hồng nhan nhưng không chết. Sợ mất cả chì lẫn chài, Tú Bà đã đưa Kiều ra ở lầu Ngưng Bích với hứa hẹn sẽ giúp Kiều “Tìm nơi xứng đáng làm con cái nhà’.(nhưng thực chất là Kiều bị giam lỏng). - Lầu Ngưng Bích là một điểm dừng chân trên con đường lưu lạc đầy máu và nước mắt, cay đắng và tủi nhục của Thuý Kiều. Đoạn thơ là bức tranh tâm tình, xúc động, biểu hiện tâm trạng của Thuý Kiều nó không chỉ gợi sự đồng cảm, thương xót sâu sắc cho người đọc mà còn biểu lộ tình cảm xót thương của tác giả Nguyễn Du đối với kiếp người bạc mệnh. • Phần thân bài. Hai mươi dòng thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, man mác một nỗi buồn vô tận khởi phát từ lòng người, lan truyền vào cảnh vật, rồi từ cảnh vật lại xoáy sâu vào lòng người. 1 – Sáu câu thơ đầu gợi tả hoàn cảnh cô đơn, đáng thương của Thuý Kiều ở lầu Ngưng Bích. Sáu câu thơ đầu đoạn là một không gian nghệ thuật và một tâm trạng nghệ thuật. Ngay ở câu thơ đầu, ta đã thấy hoàn cảnh của Thúy Kiều : Lầu Ngưng Bích là nơi khoá kín tuổi xuân, giam lỏng cuộc đời Thuý Kiều. Đã biết bao nhiêu đêm, nàng cô đơn, thao thức nơi ngôi lầu ấy. Nguyễn Du đã tả tâm trạng của Kiều vào một đêm trăng. Ngồi trên lầu cao nhìn ra xa, Kiều thấy “non xa” và “tấm trăng gần”. Cảnh đẹp, nhưng thật buồn, vì ở nơi ấy, nàng trơ trọi giữa không gian và thời gian mênh mông, hoang vắng, Nàng chỉ biết “Bốn bề bát ngát xa trông” và thấy “cát vàng cồn nọ”, “bụi hồng dặm kia”.  Phép đối “ cồn nọ – dặm kia” mở rộng không gian ra nhiều phía, càng tô đậm thêm tâm trạng cô đơn của Kiều đang bị giam lỏng ở ngôi lầu cao trơ trọi. Ngày lại qua ngày, Kiều chỉ biết làm bạn với “mây sớm đền khuya”-> nỗi lòng người con gái lưu lạc càng trở nên đau khổ, tủi nhục và ngao ngán vô cùng.  Bốn chữ “như chia tấm lòng” diễn tả một nỗi lòng, nỗi niềm tan nát đau thương. Đúng nhưNguyễn Du đã tưng viết “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. 2 – Tám câu thơ tiếp theo diễn tả tâm trạng thương nhớ người thân của Kiều. - Người đầu tiên Kiều nhớ đến là Kim Trọng “Tưởng người… cho phai”. Đây là nỗi nhớ thể hiện đúng lô gíc tâm lí của Thuý Kiều, bởi lẽ từ khi bán mình chuộc cha nàng luôn mang trong lòng nỗi ám ảnh mặc cảm vì đã phụ tình chàng Kim. Nàng nhớ lời thề dưới đêm trăng tình tự “dưới nguyệt chén đồng”, thương người yêu đau khổ “rày trông mai chờ” và “bơ vơ” cô đơn, sầu tủi. GV: Võ Thanh Hà Năm học: 2009 - 2010 10 [...]... khi mẹ địu con giã gạo GV: Võ Thanh Hà 14 Năm học: 2009 - 2 010 Trương TH Canh Liên (Bán trú THCS) Tài Liệu ôn thi vào 10 - Hàng loạt hình ảnh hoàn dụ “mồ hôi, má, vai, lưng, tim” được sử dụng rất “đắt” để thể hiện trái tim yêu thương mênh mông của người mẹ nghèo Lưng mẹ là chiếc nôi để con lớn lên, tiếng ru con “nghiêng” theo nhịp chày làm cho giấc ngủ của em Cu -Tai cũng “nghiêng” theo Con như đang... theo Nói về cảnh đánh cá trong một đêm trăng trên vịnh Hạ Long Mỗi khổ thơ là một nét vẽ về biển trời trăng sao, trong đó con người hiện lên trong dáng vẻ khoẻ mạnh, trẻ trung và yêu đời - Đoàn thuyền có gió làm lái, có trăng làm buồm phóng như bay trên mặt biển Cuộc đánh cá thực sự là một trận đánh , mỗi thủy thủ là một chiến sĩ -> Thi n nhiên cùng góp sức với con người trên con đường lao động và khám... nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ B – Phần thân bài Bà mẹ được nói đến trong tác phẩm là bà mẹ người Tà-ôi, một người có tình thương mênh mông: thương con, thương làng đói,thương bộ đội, thương đất nước Bài thơ có 3 khúc ca được sáng tạo theo âm điệu dân ca, điệu ru con của đồng bào Tà-ôi trên miền núi Trị Thi n Mở đầu mỗi khúc ca là một điệp khúc ngọt ngào tha thi t “Em cu tai ngủ trên lưng... dạt của người con gái => Trong cảnh “Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu… xanh xanh” -> tác giả mượn màu sắc u buồn của không gian cảnh vật để diễn tả nỗi buồn trong cảnh ngộ của Thuý Kiều => ở cảnh cuối cùng “ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh… ghế ngồi” -> thi n nhiên hiện ra thật dữ dội, cảnh tượng ấy hé lộ một dự cảm đáng sợ cho tương lai – Rồi đây thân phận của Kiều chỉ là cánh hoa bé nhỏ mong manh giữa sóng... phận bất hạnh của người con gái tài sắc ấy Cảnh và tình cứ đan xen bổ xung ý nghĩa cho nhau => Làm nổi bật lên chủ đề của đoạn trích ************************@************************** C – Câu 3 Phân tích đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều” GV: Võ Thanh Hà 11 Năm học: 2009 - 2 010 Trương TH Canh Liên (Bán trú THCS) Tài Liệu ôn thi vào 10 yêu cầu cần đạt • Phần mở bài - Giới thi u vị trí đoạn trích (Gồm... mĩ đuổi ta phải dồi con suối’’ dồn đồng bào Tà -ôi vào chỗ chết , mẹ địu con khi đang “chuyển lán’’và “đạp rừng’’ Cả gia đình mẹ cùng ra trận , mang tầm vóc anh hùng : Khúc ca thứ 3 là khúc ca chiến đấu “giặc đến nhà đàn bà cũng đánh’’là truyền thống AH của người VN.ở đây , người mẹ địu con ra trận ,đi tiếp tế tải đạn vì sự nghiệp giải phóng miền nam , thống nhất đất nước’’ 4 Trong bài thơ NKĐ 3lần... học: 2009 - 2 010 Trương TH Canh Liên (Bán trú THCS) Tài Liệu ôn thi vào 10 nhau ra tiền phương Trên đầu họ, trong tâm hồn họ “trời xanh thêm”, chứa chan hi vọng, lạc quan 3 - Khổ cuối bài thơ “Không có kính… có một trái tim” => 3 cái “không có” và chỉ một cái “có” càng tô đậm thêm sự khốc liệt của chiến tranh => Sau cái “thùng xe có xước”, người chiến sĩ lái xe tự hào khẳng định “Chỉ cần trong xe có một...Trương TH Canh Liên (Bán trú THCS) Tài Liệu ôn thi vào 10 => Những từ ngữ, hình ảnh chỉ thời gian và không gian như: “dưới nguyệt chén đồng, tin sương, rày trông mai chờ, bên trời góc bể, tấm son gột rửa…” đã bộc lộmột cách sâu sắc cảm động tình cảm nhớ thương người yêu trong mối tình đầu, nay vì cảnh ngộ gia đình mà phải chia lìa đớn đau => Các động từ và tính... tác ở chiến khu miền tây Thừa Thi n Sau được in trong tập “Đất nước và khát vọng” (1984) Bài thơ ra đời vào những năm tháng quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Mĩ Giai đoạn này, cuộc sống của cán bộ và nhân dân ta trên các chiến khu rất gian nan, thi u thốn, vừa phải bám đất, bám rẫy tăng gia sản xuất, vừa chiến đấu bảo vệ căn cứ Tác phẩm tập trung thể hiện tình yêu con và ước vọng của người mẹ Tà-ôi... sợ, hãi hùng Mỗi cảnh một ngụ ý, tâm trạng mặc cảm về thân phận con người tăng dần từ: lẻ loi -> cô độc -> trôi nổi -> dập vùi -> héo tàn…=> bút pháp ước lệ khá quen thuộc của Nguyễn Du • Phần kết bài Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một trong những đoạn thơ hay nhất trong tác phẩm Truyện Kiều thể hiện nổi bật bút pháp tài hoa trong việc tả cảnh, tả tình của tác giả Nguyễn Du Ngòi bút của ông . cổ thi Trung Hoa “Phương thảo liên thi n bích – Lê chi sổ điểm hoa” vào trong thơ của mình: GV: Võ Thanh Hà Năm học: 2009 - 2 010 8 Trương TH Canh Liên (Bán trú THCS) Tài Liệu ôn thi vào 10 =>. người con gái Nam xương” – Rút trong t/p “ Truyền kì mạn lục” – là áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của T/giả Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI, một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “ Thi n cổ. trong con người Vũ Nương cùng xuất hiện 3 con người tốt đẹp: nàng dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang thuỷ chung, người mẹ hiền đôn hậu. Đó là hình ảnh người phụ nữ lí tưởng trong xã hội phong

Ngày đăng: 12/07/2014, 01:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan