Tổng kết thi TN-THPT 2009-2010

6 147 0
Tổng kết thi TN-THPT 2009-2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT LÂM ĐỒNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HỘI ĐỒNG CHẤM THI TN THPT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 09 /HĐCT Đà Lạt, ngày 17 tháng 6 năm 2010 BÁO CÁO TỔNG KẾT CHẤM THI VÀ XÉT TỐT NGHIỆP THPT Thực hiện Quyết định số 195/QĐ-SGDĐT ngày 19/5/2010 của Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng, Hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT đã làm việc từ ngày 5/6/2010 đến ngày 17/6/2010 và báo cáo tổng kết như sau: A. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ THAM GIA CÔNG TÁC CHẤM THI VÀ XÉT TỐT NGHIỆP - Tổng cộng có 426 người tham gia công tác chấm thi và xét tốt nghiệp, trong đó lãnh đạo và thư ký 18 người, giám khảo 359 người, công an, phục vụ và bảo vệ 10 người, tổ tin học 9 người, tổ phách 21 người, tổ xử lý bài thi trắc nghiệm 9 người. - Ngoài ra còn có đoàn thanh tra ủy quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo gồm 11 người đến từ Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Đà Nẵng. B. TIẾN TRÌNH TRIỂN KHAI CÔNG TÁC CHẤM THI VÀ XÉT TỐT NGHIỆP 1. Ngày 5/6/2010: - Tiếp nhận bài thi và hồ sơ thi tại 35 hội đồng coi thi trên toàn tỉnh, phối hợp với tổ công tác để tổ chức chuyển giao bài thi tự luận cho Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa. - Họp lãnh đạo hội đồng cùng thư ký, tổ phách, tổ tin học và tổ xử lý bài thi trắc nghiệm. - Tiếp nhận bài thi tự luận của Sở Giáo dục và Đào tạo Đắc Lắc 2. Ngày 6/6/2010: - Họp lãnh đạo hội đồng với các tổ trưởng, tổ phó chấm thi. Tổ chức nghiên cứu đề thi, hướng dẫn chấm, xây dựng phiếu chấm cá nhân. - Làm việc với đoàn thanh tra ủy quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo. - Tổ phách, tổ tin học, tổ xử lý bài thi trắc nghiệm triển khai công việc. 3. Ngày 7/5/2010: - Lúc 14 giờ khai mạc hội đồng chấm thi, học tập quy chế, nghiên cứu đề thi và đáp án. 4. Ngày 8/6/2010: Tổ chức chấm chung tối thiểu 15 bài, trên cơ sở đó tổ chức chấm đại trà. 5 Ngày 10/6/2010: Hoàn tất việc quét bài thi trắc nghiệm khách quan 6. Ngày 14/6/2010: Hoàn tất việc chấm bài thi trắc nghiệm khách quan của Lâm Đồng và bài thi tự luận cho Đắc Lắc. 7. Ngày 15/6/2010: Tổ chức ráp phách kiểm dò ngẫu nhiên 20% bài thi. Tổ chức tổng kết công tác chấm thi theo tổ chuyên môn. 8. Ngày 16/6/2010 : Chuyển giao kết quả chấm thi tự luận cho Sở Giáo dục và Đào tạo Đắc Lắc. Tiếp nhận và xử lý kết quả chấm thi từ Sở Giáo dục và Đào tạo Khánh Hòa. Tổ chức hòa mã và công bố kết quả tạm thời lên mạng. 9. Ngày 17/6/2010 : Tổng kết công tác chấm thi và xét tốt nghiệp. 1 C. KẾT QUẢ CHẤM THI BÀI THI TỰ LUẬN CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẮC LẮC 1. Số lượng bài đã chấm THPT: Văn: 15453 bài, Lịch sử :15439 bài, Địa lý: 15439 bài, Toán: 15428 bài. GDTX: Văn: 1532 bài, Lịch sử: 1577 bài, Địa lý: 1547 bài, Toán: 1563 bài. 2. Kết quả: Môn Trung học phổ thông Giáo dục thường xuyên Số bài >=5 Tỷ lệ % Số bài >=5 Tỷ lệ % Văn 8677 56,2 397 25,9 Lịch sử 8055 52,2 750 47,6 Địa lý 8232 53,3 502 32,4 Toán 10199 66,1 413 26,4 Trong đó, bài thi từ điểm 9 trở lên : Lịch sử THPT 48 bài – 0,3%, Địa lý THPT có 1 bài – 0,01%, Toán THPT 2243 bài – 14,5%, Lịch sử GDTX 12 bài – 0,76%, Toán GDTX 16 bài – 1,15% Tổng số bài thi bị điểm liệt là 63 bài, THPT 41 bài và GDTX 22 bài, trong đó nhiều nhất là môn Toán với 34 bài ( THPT 21 bài, GDTX 13 bài), tiếp theo là môn Lịch sử với 23 bài ( THPT 18 bài, GDTX 5 bài). D. KẾT QUẢ CHẤM THI VÀ XÉT TỐT NGHIỆP CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG 1. Kết quả xét đặc cách: có 4 trường hợp. a. Có 3 trường hợp xét đặc cách không phải chờ kết quả thi: - Thí sinh Hoàng thị Huyền SBD 100392 Phòng thi 17 Hội đồng THPT Lâm Hả - Thí sinh Đỗ Hoàng Dung SBD 080101 phòng thi số 5 Hội đồng THPT Đức Trọng - Thí sinh Lê Tài SBD 080679 phòng thi số 42 Hội đồng THPT Nguyễn Trãi. b. Có 1 trường hợp xét đặc cách nhưng phải chờ kết quả các môn đã thi: - Thí sinh Nguyễn ThịThanh Thu SBD 101100, phòng thi số 42 Hội đồng THPT Lê Quý Đôn Lâm Hà. Kết quả các môn đã thi : + Môn Văn: 5 điểm + Môn Địa lý: 5 điểm Như vậy thí sinh này đủ điều kiện xét đặc cách. c. Tất cả 4 thí sinh này đều được công nhận tốt nghiệp THPT xếp loại Trung bình. 2. Kết quả chấm thi: a. Số bài đã chấm: - THPT: Văn 13506 bài, Lịch sử 13504 bài, Địa lý 13504 bài, Toán 13502 bài, Hóa học 13506 bài, Tiếng anh 13459 bài, Tiếng Pháp 16 bài, Vật lý 26 bài GDTX: Văn 1532 bài, Lịch sử 1577 bài, Địa lý 1547 bài, Toán 1563 bài, Hóa học 1045 bài, Vật lý 1081 bài. b. Kết quả: Môn Trung học phổ thông Giáo dục thường xuyên Số bài >=5 Tỷ lệ % Số bài >=5 Tỷ lệ % Văn 9237 68,39 359 34,29 Lịch sử 9952 73,76 504 48,14 Địa lý 10599 78,48 385 36,77 Toán 11664 86,36 485 46,32 Hóa học 12592 93,23 551 52,78 Vật lý 24 92,31 358 33,12 Tiếng Anh 7308 54,3 Tiếng Pháp 16 100 2 Trong đó, bài thi từ điểm 9 trở lên : Lịch sử THPT 114 bài – 0,84%, Địa lý THPT có 1 bài – 0,01%, Toán THPT 4031 bài – 29,85%, Văn THPT có 1 bài – 0,01%, Hóa học có 5310 bài – 39,31%, Tiếng anh có 522 bài – 3,87%, Tiếng Pháp có 9 bài – 56,25%. Lịch sử GDTX 6 bài – 0,38 %, Toán GDTX 32 bài – 2 %, Hóa GDTX có 55 bài – 5,26%, Vật lý GDTX có 12 bài – 1,1%. Tổng số bài thi bị điểm liệt là 15 bài, THPT 7 bài và GDTX 8 bài, trong đó nhiều nhất là môn toán với 11 bài ( THPT 3 bài, GDTX 8 bài). Theo từng bộ môn, đơn vị có tỷ lệ điểm từ 5 trở lên cao nhất và thấp nhất lần lượt là: Môn Cao nhất Thấp nhất Văn THPT Chuyên Thăng Long 94,5% Nguyễn Khuyến 14,63% Lịch sử THPT Chuyên Thăng Long 96,22% Hoàng Hoa Thám 31,73% Địa lý THPT Chuyên Thăng Long 97,59% Phù Đổng 25% Toán THPT Trần Phú 99,69% ĐaSar 21,25% Hóa THPT Chuyên Thăng Long 100% Đasar 46,25% Anh THPT Chuyên Thăng Long 98,28% Lê Quý Đôn LH 8,72% Văn GDTX TT Đức Trọng 53,44% TT ĐaHoai 20% Lịch sử GDTX TT Bảo lâm 62,39% TT Di Linh 10,94% Địa lý GDTX TT Bảo lâm 68,81% Cao đẳng nghề Đà lạt 17,35% Toán GDTX TTGDTX tỉnh 63,3% TT Đạ Hoại 0% Hóa GDTX TT Bảo Lâm 72,48% TT Đạ Hoai 26,67% Vật lý GDTX TT Bảo Lâm 45,87% TT Đạ Hoai 6,67% 3. Kết quả tốt nghiệp: Tỷ lệ tốt nghiệp toàn tỉnh (không tính thí sinh tự do): - THPT : 12398/13337 – 92,95%. Trong đó xếp loại giỏi 53 TS – 3,9%. Xếp loại khá 798 TS – 5,98% Có 3 trường tốt nghiệp THPT 100%: Bùi Thị Xuân, Đạ Tẻh và Chuyên Thăng Long. Các trường có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất là THPT Đạ Sar – 48,75%. Đạ Tông 52,63%, Nguyễn Khuyến 56%, Lê Quý Đơn Lâm Hà 58,82%, trong đó Nguyễn Khuyến là trường mà năm đầu tiên có học sinh thi tốt nghiệp. Trường THPT Lộc Bắc - một trường mới thành lập ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc vẫn có tỷ lệ tốt nghiệp cao như năm học trước với 91,66% học sinh đỗ tốt nghiệp. Thí sinh dỗ thủ khoa là Phùng Xuân Kiên SBD 010286 học sinh trường THPT chuyên Thăng Long, với điểm các bài thi như sau: Văn 7,5, Hóa 10, Địa lý 8,5 Lịch sử 9,5, Toán 10, Tiếng anh 10, tổng điểm 55, 5, xếp loại tốt nghiệp Giỏi. * Nếu cả thí sinh tự do : tỷ lệ tốt nghiệp là 92,52%. - GDTX : 370/687 – 53,85%. Trong đó xếp loại khá 12 TS – 1,74% Đơn vị có tỷ lệ tốt nghiệp cao nhât là TTGDTX Bảo Lâm 80,45%, thấp nhất là TT Đạ Hoại 11,11%, Cao Đẳng nghề Đà lạt 15,27%. Thí sinh đổ thủ khoa là Trần Thị Thảo – SBD 190490 học viên TTGDTX Đà Lạt với điểm các bài thi như sau : Văn 6,5, Hóa 10, Địa lý 7,5, Lịch sử 8,0, Toán 8,5 Vật lý 9,5 tổng điểm 50, xếp loại tốt nghiệp Khá. * Nếu cả thí sinh tự do: Tỷ lệ tốt nghiệp là 43,28% E. NHẬN ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Về hoạt động chung của hội đồng: 3 - Đại đa số các thành viên trong hội đồng chấm thi có tinh thần trách nhiệm cao, có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bộ phận, trong điều kiện số lượng bài phải chấm cho tỉnh bạn là rất lớn (gần 69.000 bài). Trong công tác chỉ đạo, điều hành có nhiều cải tiến, đảm bảo hiệu quả, chính xác và kịp tiến độ thời gian theo yêu cầu. - Việc triển khai học tập, tổ chức thực hiện quy chế nghiêm túc và kịp thời, hạn chế được nhiều sai sót trong nghiệp vụ chấm thi và xét tốt nghiệp. Giám khảo thể hiện lương tâm và trách nhiệm trong việc rà soát các bài bị điểm liệt ở các bộ môn. - Sự phối hợp giữa Hội đồng chấm thi và Đoàn thanh tra uỷ quyền là đồng bộ, chặt chẽ và hiệu quả. - Sở Giáo dục và Đào tạo đã thường xuyên, quan tâm chỉ đạo kịp thời, các phòng ban sở đã nêu cao tinh thần và trách nhiệm trong chỉ đạo tác nghiệp thi, cơ sở vật chất và kinh phí. Trường THPT chuyên Thăng Long đã cố gắng tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ hội đồng chấm. Tuy nhiên bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế như sau: Có 17 giáo viên không tham gia chấm thi – tỷ lệ 4,7%, ( Toán 3 GV, Sử 4 GV, Văn 10 GV), trong đó DTNT tỉnh 2 GV, TT Đà lạt 1GV, THCS –THPT Nguyễn Du Đà Lạt 1GV. THPT Nguyễn Du Bảo Lộc 3 GV, THPT Nguyễn Viết Xuân 1GV, THPT Lê Hồng Phong 1GV, THCS – THPT Lộc phát 1GV, THCS _THPT Đạm ri 1GV, THPT Đạ Hoai 2 GV, THCS_THPT Bùi Thị Xuân 2 GV, THCS-THPT Tây Sơn 1 GV, PTDL Herman Gmeiner 1GV. Trong thời gian đầu, một số ít giám khảo vận dụng đáp án còn chặt. 2. Về đề thi và đáp án: Môn Địa lý: Đề thi tương đối sát hợp với chương trình và trình độ thực tế của học sinh, có phần tái hiện kiến thức, rèn luyện kỹ năng tư duy địa lý, khắc phục tình trạng học sinh học tủ, học vẹt. Hướng dẫn chấm có biểu điểm chi tiết. Tuy nhiên phần ý chi tiết nhưng thể hiện còn chung chung, chưa thể hiện kiến thức đặc trưng địa lý theo chuẩn kiến thực và kỹ năng. Trong đáp án còn sử dụng nhiều cụm từ không thể hiện trong sách giáo khoa và chuẩn kiến thức. Môn Toán: Đề thi phù hợp với trình độ học sinh, có tác dụng phân loại học sinh, chính xác theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, có tác dụng đánh giá kiểm tra học sinh, Đáp án khá rõ ràng, phần hình học không gian nên có thang điểm chi tiết hơn để cho học sinh trung bình yếu có điểm các ý đúng.Không nên gộp 2 ý trong một khung điểm 0,25 hay 0,5. Môn Văn: Để thi phù hợp, sát chương trình, sát trình độ học sinh, chính xác, có tác dụng tốt trong kiểm tra đánh giá. Câu 2 ( nghị luận xã hội ) hay, có tác dụng giào dục cao. Đáp án chính xác, phân chia biểu điểm hợp lý rõ ràng, dễ chấm. Môn Lịch sử: Đề thi sát chương trình, có phần nhận thức, so với các năm trước thì đề thi năm nay có sự nâng cao về nhận thức lịch sử. Tuy nhiên phàn chung chỉ tập trung váo phần kháng chiến chống pháp từ 1929 đến 1947 nên chưa kiểm tra đánh giá học sinh một cách toàn diện. Đáp án câu 1 phần chung chưa bám sát với tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng nên học sinh dễ bị mất điểm. 3. Về công tác quản lý, giảng dạy và học tập: Nhìn chung tất cả các Lãnh đạo nhà trường, giáo viên lớp 12 đều đã có nhiều cố gằng trong việc chuẩn bị kiến thức và kỹ năng làm bài thi cho học sinh, vể thời gian, về nội dung cũng như kế hoạch ôn tập, nhất là trong giai đoạn cận kề kỳ thi. Điều này đã làm giảm áp lực thi cử lên học sinh, không nặng nề và căng thẳng như nhiều tỉnh, thành khác mà báo chí đã nêu. Giáo viên giảng dạy sát chương trình, rèn luyện tốt các kỹ năng cần thiết cho học sinh. Đa số học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của chương trình bộ môn. 4 Tuy nhiên vẫn còn có một số hạn chế, một số ban giám hiệu quyết tâm chưa cao trong việc đẩy mạnh chất lượng các bộ môn còn yếu của học sinh, trong chỉ đạo cho học sinh học nghề phổ thông, một số tổ bộ môn chưa xây dựng được kế hoạch và nội dung ôn tập thống nhất của trường, và phù hợp với đặc điềm tình hình, đối tượng học sinh. Việc chuẩn bị về kỹ thuật thi trắc nghiệm khách quan chưa thật kỹ lưỡng.Trong một số hội đồng coi thi, giám thị còn phát đề TNKQ sai thứ tự, thiếu chữ ký giám thi (20 trường hợp), thí sinh còn tô sai mã đề, số báo danh (112 trường hợp) tô cả hai phần tự chọn (07 trường hợp). 06 thí sinh hệ giáo dục thường xuyên của hội đồng thi THCS Quang Trung – Đà Lạt dùng bút chì để vẽ đồ thị, 31 trường hợp giám thị và học sinh sai sót trong việc ghi, ký vào phách bài thi. Nhìn chung kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT tỉnh Lâm Đồng đã phản ảnh đúng sự nổ lực trong quản lý chỉ đạo dạy và học của tỉnh Lâm Đồng theo hướng trung thực và thực chất, đúng chất lượng, vì một nền giáo dục phát triển (Lâm Đồng có thể có tỷ lệ tốt nghiệp cao hơn nếu tăng tỷ lệ thí sinh thi môn thay thế, vừa qua chỉ có 24 học sinh - tỷ lệ 0,14% thí sinh thi môn Vật lý thay cho Tiếng Anh, một tỷ lệ cực kỳ thấp so với các tỉnh bạn). F. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo Lâm Đồng: - Chỉ đạo các đơn vị tổ chức kiểm điểm xử lý các giáo viên tuỳ tiện không tham gia chấm thi. - Chú ý cân đối giữa tỷ lệ giáo viên điều động chấm thi với biên chế giáo viên bộ môn tại đơn vị, tránh tình trạng trường ít giáo viên lại điều nhiều, trường nhiều giáo viên lại điều ít. Mặt khác cần quản lý chặt giáo viên tại cơ sở đừng để tình trạng ém quân. 2. Với UBND tỉnh Lâm Đồng: Chỉ đạo các ngành chức năng duy trì tốt điện và nước máy trong thời gian coi và chấm thi. 3. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo: - Nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy nhất là về thi cử phải đảm bảo tính ổn định lâu dài, tránh tình trạng thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho cơ sở. - Trong chấm chung các bài thi tự luận chỉ cần 10 bài là đủ, không nhất thiết phải 15 bài như năm nay gây nhàm chán không tập trung cho giám khảo. - Trong việc ra đề thi và đáp án chấm cần bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng cũng như sách giáo khoa để tránh thiệt thòi cho học sinh. - Vì một nền giáo dục phát triển bền vững, hướng đến tương lai và tiếp cận với thế giới, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên đưa môn Tiếng Anh là môn thi bắt buộc cho tất cả các học sinh ở mọi vùng miền, không nên tổ chức thi môn thay thế cho môn Tiếng Anh. Nơi nhận CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM THI - Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ; (Đã ký) - UBND tỉnh; Huỳnh Văn Bảy - Cục KTKĐCLGD; - Lãnh đạo Sở; - Các phòng ban Sở; - Các trường THPT, DTNT, THCS –THPT; - Các TTGDTX.TTKTTHHN; - Lưu: HĐCT,VP Sở. 5 6 . bài thi. Tổ chức tổng kết công tác chấm thi theo tổ chuyên môn. 8. Ngày 16/6/2010 : Chuyển giao kết quả chấm thi tự luận cho Sở Giáo dục và Đào tạo Đắc Lắc. Tiếp nhận và xử lý kết quả chấm thi. tạo Khánh Hòa. Tổ chức hòa mã và công bố kết quả tạm thời lên mạng. 9. Ngày 17/6/2010 : Tổng kết công tác chấm thi và xét tốt nghiệp. 1 C. KẾT QUẢ CHẤM THI BÀI THI TỰ LUẬN CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. Hội đồng chấm thi tốt nghiệp THPT đã làm việc từ ngày 5/6/2010 đến ngày 17/6/2010 và báo cáo tổng kết như sau: A. TÌNH HÌNH NHÂN SỰ THAM GIA CÔNG TÁC CHẤM THI VÀ XÉT TỐT NGHIỆP - Tổng cộng có

Ngày đăng: 12/07/2014, 00:01

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan